Mặt Trời bao nhiêu độ C

[Dân trí] - Mặt Trời của chúng ta mà một quả bóng khí khổng lồ có nhiệt độ bề mặt lên đến 6.000 độ C và trong lõi còn lên đến hàng triệu độ C. Hãy thử tưởng tưởng xem nó nóng đến mức nào so với một ấm nước đang sôi chỉ có 100 độ C thôi mà có thể làm ta bị bỏng rồi. Vậy có gì nóng hơn cả Mặt Trời không?

Câu trả lời là có, trong vũ trụ có nhiều nơi còn nóng hơn cả Mặt Trời. Lý do được giải thích ngay dưới đây:

Mặt Trời nóng như vậy là vì khí ở trong lõi Mặt Trời cháy và biến một phần khí đó thành nguồn năng lượng cực kì lớn.

Mặt Trời là một ngôi sao, và những ngôi sao chúng ta nhìn thấy trong đêm cũng là những mặt trời có nhiều điểm giống với Mặt Trời của chúng ta. Một số ngôi sao đó to hơn Mặt Trời và cũng nặng hơn nữa, và tất nhiên là cũng nóng hơn rất nhiều. Có một số ngôi sao có nhiệt độ trong lõi lên đến hàng trăm triệu độ C nữa kia.

Phần còn sót lại của vụ nổ sao Thiên Hậu A.

Lí do để các ngôi sao đó không nổ tung ngay là vì chúng cực kì nặng, đến mức mà trọng lực giữ chúng còn nguyên vẹn. Tương tự như vậy, Mặt Trời của chúng ta cũng nhờ có trọng lực mà “sống” được hàng tỉ năm. May thật đấy!

Những ngôi sao nặng hơn Mặt Trời thì khí trong lõi cháy nhanh hơn và có thể bất ngờ một lúc nào đó sẽ hết năng lượng. Phần bên trong của ngôi sao thường co cụm về lõi do lực hút của trọng lực. Phần bên ngoài ban đầu cũng bị hút về phía lõi nhưng rồi bị bật ra khỏi bề mặt ngôi sao và bay vào không gian. Sự kiện đặc biệt đó được gọi là vụ nổ của ngôi sao siêu nặng. Quá trình này có thể sinh ra nhiệt độ lên đến hàng triệu độ.

Khi một ngôi sao khổng lồ nổ thì phần lõi cực đặc của nó còn lại sẽ trở thành một ngôi sao neutron [tiếng Việt còn gọi là sao nơ-tơ-rông] hoặc một lỗ đen. Phần bé nhỏ còn lại này vẫn là một vật thể cực kì nặng có khả năng hút các khí va bụi về phía nó, tạo ra một lượng nhiệt cực lớn mà đôi khi nóng đến hàng triệu độ C.

Hai sao neutron có thể hợp lại thành một, và vụ nổ khi hai sao này va chạm nhau để nhập làm một được gọi là kilonova, cũng sinh ra nhiệt độ lên đến hàng triệu độ C.

Các sao có nhiệt độ cực kì lớn như vậy lại là điều rất tốt. Sao chiếu sáng là vì chúng rất nóng, nhờ đó chúng lấp lánh trên bầu trời đêm nhìn rất đẹp, chúng đặc biệt sáng hơn khi chết đi trong các vụ nổ supernova và kilonova. Mặt Trời của chúng ta tỏa sức nóng và chiếu ánh sáng lên Trái Đất nên con người và tất cả mọi cây cối, con vật mới sống được.

Điều tuyệt vời nữa là sức nóng kinh khủng của sao cũng tạo ra những nguyên tử mới [tức là những hạt cực kì bé đã du hành từ những ngôi sao đến trái đất chúng ta từ rất lâu rồi]. Nguyên tử giống như những viên gạch để xây nhà, tất cả mọi thứ trên đời, thậm chí là cơ thể chúng ta cũng gồm các nguyên tử hợp lại. Rất nhiều các nguyên tử khác nhau sinh ra từ các ngôi sao xa tít tắp đã tìm đường đến gần chúng ta, hình thành nên Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời và cả chính bạn nữa đấy.

Như vậy các ngôi sao không chỉ tạo ra sức nóng, mà còn tạo ra những nguyên tử của cơ thể chúng ta và tất cả mọi thứ chúng ta nhìn thấy trên Trái Đất.

Ánh sáng và nhiệt lượng Mặt Trời tỏa ra mỗi giây vượt xa sức tưởng tượng của chúng ta. Nhiệt độ bề mặt trung bình của Mặt Trời là khoảng 5.500 độ C và nhiệt độ ở lõi cao tới 15 triệu độ C.

Trên thực tế, chúng ta vẫn chưa thể tiếp cận gần Mặt Trời và cũng hoàn toàn chưa từng đặt chân lên bề mặt của Mặt Trời, do đó dữ liệu nhiệt độ này được ước tính bằng cách phân tích bức xạ của Mặt Trời.

Nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời vào khoảng 5.537 độ C, trong khi đó nhiệt độ bên trong lõi của Mặt Trời lên đến khoảng 15 triệu độ C.

Trên Trái Đất, nhiệt độ cao 400 đến 500 độ C đã đủ sức để đốt cháy rừng, nhiệt độ hơn 1.500 độ C đủ làm nóng chảy thép, và nhiệt độ ở mức 5.500 độ C có thể làm tan chảy hầu hết mọi thứ trên hành tinh của chúng ta.

Nói chung, không có gì trên Trái Đất có thể chịu được nhiệt độ cao của bề mặt Mặt Trời. Nếu Trái Đất tiến tới quá gần Mặt Trời, đá trên bề mặt Trái Đất sẽ bị nung chảy bởi nhiệt độ cao và trở thành magma. Bất kể là chất đơn giản hay hợp chất, bất kỳ vật chất nào rơi xuống bề mặt của Mặt Trời sẽ bị biến thành plasma ngay lập tức, và các dạng phân tử và nguyên tử ban đầu sẽ không còn tồn tại. Trên thực tế, Mặt Trời là một quả cầu lửa plasma khổng lồ.

Trong suy nghĩ của nhiều người, nhiệt độ nóng chảy của kim loại rất cao và vonfram là chất có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trên hành tinh của chúng ta. Nhiệt độ nóng chảy của vonfram chỉ là 3.410 độ C.

Nhiệt độ Mặt Trời có thể nung chảy tất cả mọi thứ trên thế giới. Chúng ta đun sôi nước nhiệt độ khoảng 100 độ C. Thợ sắt nung sắt, nhiệt độ trong lò nung vượt quá 1.000 độ C. Nhiệt độ của Mặt Trời còn cao hơn nhiệt độ trong lò nung rất nhiều.

Tuy nhiên, vonfram không phải là chất có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trên Trái Đất, nó chỉ là kim loại nguyên tố có nhiệt độ nóng chảy cao nhất. Nguyên tố phi kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trên Trái Đất là than chì, nhiệt độ nóng chảy của nó cao hơn vonfram, có thể đạt tới 3.850 độ C, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với nhiệt độ trên bề mặt Mặt Trời.

Hiện nay, chất có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trên Trái Đất là một hợp kim hafni tổng hợp - tetratantalum hafnium pentacarbide [Ta4HfC5], có nhiệt độ nóng chảy cao tới 4.215 độ C. Nhưng đây vẫn là thấp hơn 1.000 độ so với nhiệt độ trên bề mặt của Mặt Trời, và nó vẫn không thể chống lại nhiệt độ cao trên bề mặt của Mặt Trời.

Tantalum hafni cacbua là một hợp chất hóa học chịu lửa có công thức chung Taₓ Hfy-x Cy, có thể được coi là dung dịch rắn của tantali cacbua và hafni cacbua.

Theo ước tính của các nhà khoa học, càng vào sâu bên trong Trái Đất, nhiệt độ càng cao, nhiệt độ ở lõi Trái Đất thậm chí cao tới 6.000 độ C, cao hơn cả nhiệt độ trên bề mặt Mặt Trời. Nhưng lõi sắt ở lõi Trái Đất vẫn có thể ở thể rắn, tại sao lại như vậy?

Nhiệt độ trong lõi Trái Đất cao như vậy mà sắt vẫn có thể giữ được thể rắn là do áp suất, áp suất trong lõi Trái Đất gấp 3,5 triệu lần áp suất khí quyển trên bề mặt Trái Đất. Chính trong những điều kiện khắc nghiệt như vậy mà điểm nóng chảy của một chất sẽ trải qua một sự thay đổi mạnh mẽ.

Nhưng thật sai lầm khi so sánh điểm nóng chảy theo cách này, vì chúng ta thường nói về điểm nóng chảy của các chất dưới áp suất khí quyển tiêu chuẩn.

Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu Mặt Trời nhỏ nhân tạo trong phòng thí nghiệm, nhiệt độ cần thiết cho phản ứng có thể lên tới 100 triệu độ, vậy Mặt Trời thu nhỏ này được cất giữ trong những chất gì?

Trên thực tế, các nhà khoa học "lưu trữ" nhiên liệu phản ứng tổng hợp hạt nhân của Mặt Trời nhỏ nhân tạo thông qua một từ trường mạnh và tokamak - một thiết bị sử dụng từ trường cực mạnh để giữ plasma nóng trong một vật hình xuyến. Ở nhiệt độ cao hàng trăm triệu độ, vật chất sẽ tồn tại ở dạng plasma, các hạt mang điện sẽ chịu tác dụng của lực Lorentz trong từ trường nên đương nhiên chúng có thể bị từ trường điều khiển. 

Tokamak là một thiết bị sử dụng từ trường cực mạnh để giữ plasma nóng trong một vật hình xuyến. Tokamak là một trong số các loại thiết bị giam cầm từ tính đang được người ta nghiên cứu nhằm sản xuất năng lượng nhờ phản ứng nhiệt hạch có kiểm soát

Mặt Trời dựa vào phản ứng tổng hợp hạt nhân để phát ra ánh sáng và tạo nhiệt, nghiên cứu về các Mặt Trời nhỏ nhân tạo là một trong những bước để đạt được phản ứng tổng hợp hạt nhân có thể kiểm soát được, để thu được năng lượng gần như vĩnh cửu. Do lực mà ánh sáng có thể tác dụng lên vật chất, các nhà khoa học đã sử dụng tia laze để liên kết nhiên liệu hạt nhân.

Thông thường, cái mà chúng ta gọi là vật chất được tạo thành từ các hạt vật chất như quark, proton và nguyên tử. Theo nghĩa rộng, từ trường cũng thuộc về vật chất. Vật chất từ trường là vô hình và không thể sờ thấy, nhưng nó thực sự tồn tại, nó là một chất vô hình và thường chỉ có chúng mới có thể chịu được nhiệt độ cao vô tận.

Nhiệt độ cao của Mặt Trời chủ yếu lan truyền qua bức xạ nhiệt. Gương có thể phản xạ ánh sáng, vậy một chiếc gương có hệ số phản xạ 100% và khả năng phản xạ sóng điện từ ở tất cả các dải có thể cách nhiệt hoàn toàn. Nhưng trên thực tế, điều đó là hoàn toàn không thể vì không có tấm gương nào như vậy trên thế giới.

Nhiệt độ của Mặt Trời bao nhiêu?

5.772 KMặt Trời / Nhiệt độ bề mặtnull

Nhiệt độ bề mặt của Trái Đất là bao nhiêu?

Trái Đất.

Nhiệt độ của Mặt Trăng là bao nhiêu độ C?

Trọng trường ở bề mặt Mặt Trăng bằng khoảng 1/6 so với Trái Đất. Nhiệt độ thay đổi mạnh theo điều kiện nhận ánh sáng Mặt Trời, trung bình từ khoảng -180°C vào ban đêm đến trên 100 °C vào ban ngày tại xích đạo.

Khối lượng của Mặt Trời là bao nhiêu?

Trong thiên văn học, khối lượng Mặt Trời [ký hiệu M hay M☉] là đơn vị khối lượng, thường được dùng để xác định khối lượng của các ngôi sao hay các thiên thể lớn, ví dụ như các cụm sao, tinh vân và thiên hà. Giá trị của nó xấp xỉ bằng 1.99 × 1030 kilôgam.

Chủ Đề