Một nhân viên phòng thường đảm nhiệm bao nhiêu phòng năm 2024

- Phòng VIP đang ở: Hầu hết những người có địa vị kinh tế, xã hội sẽ chọn những căn phòng đắt tiền nhất khách sạn để tận hưởng những dịch vụ tốt nhất. Chính vì thế, việc dọn dẹp cũng nằm trong số những dịch vụ như vậy. Khi họ yêu cầu dọn phòng, chắc chắn phòng của họ sẽ được làm sạch trước tiên.

- Phòng khách có yêu cầu đột xuất: Tất nhiên, đối với những yêu cầu đột xuất, khách sạn phải phân công nhân viên một cách nhanh chóng. Đối với những căn phòng khách đang ở nhưng vô tình bị bẩn, nhân viên buồng phòng sẽ phải nhận nhiệm vụ và thực hiện việc này ngay lập tức để khách hàng có không gian nghỉ ngơi thoải mái.

- Phòng khách đã đặt để check-in sớm, phục vụ nhu cầu của khác hàng.

- Phòng khách trả theo giờ check-out quy định.

- Phòng khách đang ở và đi ra ngoài, cần làm sạch mỗi ngày một lần.

- Cuối cùng là các phòng trống còn lại để sẵn sàng đón khách.

Tại nhiều khách sạn, quy trình làm vệ sinh các phòng cũng phải được thực hiện theo thứ tự: phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp, phòng tắm và toilet để đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh và quy định thời gian hoàn thành, chất lượng dịch vụ chuẩn sao.

Những công việc họ bắt buộc phải làm trong quá trình dọn dẹp phòng là thay khăn trải giường, thu toàn bộ khăn tắm đã dùng, hút bụi trên thảm, lau đồ gỗ sạch sẽ và tẩy rửa nhà vệ sinh, chai lọ, cốc. Dù căn phòng sạch sẽ đến đâu, những nhân viên buồng phòng vẫn bắt buộc phải làm theo quy định.

Nhiều vị khách có ý thức luôn cố gắng sử dụng phòng khách sạn sạch sẽ nhất có thể nhưng những nhân viên buồng phòng vẫn phải làm những công việc thường ngày của họ, không được thiếu một công đoạn nào, đặc biệt trong các khách sạn cao cấp. Điều mà các nhân viên buồng phòng lâu năm tại các khách sạn trên thế giới cảm thấy vui, tiết lộ trên diễn đàn Quora, là khách hàng để lại tiền tip cho họ, dù ít hay nhiều.

Sở hữu mức lương hấp dẫn nhưng liệu giám sát buồng phòng có phải sở hữu một khối lượng công việc vô cùng lớn? Để hiểu rõ điều này, cùng tham khảo bảng mô tả công việc của vị trí giám sát buồng phòng được cung cấp dưới đây nhé!

Từ vị trí nhân viên buồng phòng, nếu có đủ kiến thức, kỹ năng lẫn kinh nghiệm, bạn sẽ có cơ hội được thăng tiến lên vị trí giám sát buồng phòng. Song song với mức lương cùng nhiều cơ hội hấp dẫn, vị trí này cũng phải đảm nhiệm rất nhiều những công việc quan trọng.

Giám sát buồng phòng đảm nhiệm những công việc quan trọng [Nguồn: Internet]

Bảng mô tả công việc giám sát buồng phòng

Giống như bảng mô tả công việc trưởng bộ phận buồng, công việc của giám sát buồng phòng cũng có rất nhiều hạng mục cần thực hiện:

Công việc chính

Công việc cụ thể

Phân chia và giám sát công việc nhân viên buồng phòng

- Phân công công việc, phòng khách phụ trách của nhân viên và những yêu cầu đặc biệt kèm theo.

- Lập kế hoạch vệ sinh từng khu vực theo công suất phòng.

- Phân công lịch trực rõ ràng từng ca cho nhân viên mỗi ngày.

- Giám sát quá trình làm việc của nhân viên, sửa các lỗi sai nhân viên thường xuyên mắc phải.

- Lập kế hoạch thời gian đảm nhiệm trong phòng khách và tổng vệ sinh khi cần thiết.

- Đánh giá hiệu quả, thái độ, tác phong của nhân viên.

- Thường xuyên dặn dò, nhắc nhở nhân viên những điều cần chú ý.

- Tham gia thực hiện việc xử lý đồ thất lạc theo đúng quy trình.

Kiểm tra công việc vệ sinh phòng khách, khu vực tầng của nhân viên

- Kiểm tra kỹ vệ sinh phòng VIP, phòng khách công ty, phòng khách ở dài hạn, phòng trăng mật, và đảm bảo mọi thứ được sắp xếp theo đúng vị trí.

- Kiểm tra và đảm bảo phòng sạch sẽ trước khi khách check – in.

- Kiểm tra và đảm bảo vệ sinh khu vực hành lang, thang bộ, thang máy luôn trong tình sạch sẽ, không có các chướng ngại vật nguy hiểm.

Theo dõi tình trạng phòng

- Thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị trong phòng hoạt động bình thường không. Nếu không cần phải báo ngay cho bộ phận liên quan để sửa chữa kịp thời.

- Theo dõi các báo cáo phòng để xen có các ghi chú nào đặc biệt không: baby cot, extra bed, honey moon…. Sau đó, hướng dẫn nhân viên sắp xếp phòng theo yêu cầu.

- Cập nhật thông tin trên hệ thống phòng

Kiểm soát, theo dõi tình trạng hoạt động của các trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất

- Kiểm soát và theo dõi tình trạng hoạt động của các thiết bị, dụng cụ vệ sinh của bộ phận buồng phòng dùng hằng ngày. Nếu có hư hỏng thì liên hệ ngay với bộ phận liên quan để sửa chữa.

- Nhắc nhở nhân viên buồng phòng vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ, trang thiết bị và sắp xếp ngăn nắp trước khi rời khỏi kho.

- Theo dõi và kiểm tra thời hạn sử dụng của các loại hóa chất tẩy rửa của bộ phận.

- Chịu trách nhiệm quản lý bộ đàm, chìa khóa của nhân viên.

Huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên buồng phòng

- Cập nhật những phương pháp vệ sinh buồng phòng mới và hướng dẫn lại cho nhân viên.

Các công việc khác

- Kiểm tra các đơn đặt hàng cần cho công việc của bộ phận buồng phòng trước khi trình ký.

- Kiểm tra việc xử lý côn trùng và báo cáo ngay cho cấp trên khi có sự cố.

- Kiểm tra việc giao hoa để trang trí phòng và đảm bảo hoa được trang trí theo đúng yêu cầu.

- Xử lý các yêu cầu của khách và đảm bảo các yêu cầu được giải quyết.

- Ghi các công việc chưa thực hiện vào sổ giao ca và bàn giao cho ca tiếp quản.

- Hỗ trợ nhân viên khi cần thiết.

- Báo cáo công việc theo ngày, tháng cho cấp trên

- Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên phân công.

Giám sát buồng phòng hướng dẫn công việc cho nhân viên [Nguồn: Internet]

Trên đây là những công việc cụ thể của vị trí giám sát buồng phòng. Tuy thực hiện khá nhiều công việc nhưng giám sát buồng phòng luôn có một mức lương và cơ hội hấp dẫn. Hy vọng với những thông tin trên bổ ích với bạn! Để hiểu chi tiết về công việc của nhân viên buồng phòng - housekeeping là gì? Bạn có thể tham khảo thêm bài viết khác nhé!

Nguồn bài viết ://housekeepingvietnam.bravesites.com/entries/general/cong-viec-giam-sat-buong-phong

Chủ Đề