Mua sách chính trị bình dân ở đấu

Chính trị bình dânPHẠM ĐOAN TRANGCHÍNH TRỊBÌNH DÂNNhà xuất bản Giấy Vụn - Green TreesChính trị bình dânTác phẩm của Phạm Đoan TrangGiấy Vụn – Green Trees xuất bản lần thứ nhứt tại Huê Kỳ, 2017Biên tập & hiệu đính: Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Vi YênBìa & Trình bày: AK DemyISBN 978-1548466565Copyright © 2017, Giấy Vụn, Green Trees & Phạm Đoan Trang.MỤC LỤCLời nói đầu của tác giả 13Lời cảm ơn của tác giả 17Hướng dẫn sử dụng sách 19Phần I. Chính trị là gì? 21Chương I. Định nghĩa chính trị 23Bài đọc: Chính trị ảnh hưởng đến tất cả chúng ta 27Chương II. Hoạt động chính trị.35Bài đọc: Vì các vị độc tài, chúng tôi 52mới phải đi vận động quốc tế cho nhân quyềnBài đọc: Mặt trái của biểu tình 56Chương III. Về môn học “khoa học chính trị”. 61Phần II. Chính quyền và nhà nước 63Chương I. Định nghĩa chính quyền 65Chương II. Tính chính danh 69Chương III. Nhà nước 81Phần III. Dân chủ 87Chương I. Định nghĩa dân chủ 89Chương II. Các hình thức đại diện 95Chương III. Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện 103Chương IV. Lợi ích và mặt trái của dân chủ 107Phần IV. Các chủ nghĩa 113Chương I. Thế nào là một chủ nghĩa?.115Chương II. Chủ nghĩa tự do 119Chương III. Chủ nghĩa bảo tồn 129Chương IV. Chủ nghĩa xã hội và dân chủ xã hội 137Chương V. Một số chủ nghĩa khác.147Bài đọc: Phụ nữ - phượt hay không phượt? 154An Xinh TrươngBài đọc: Tinh thần yêu nước 161Nguyễn Dân [facebooker Ếch Ao]Bài đọc: Yêu nước là gì? 164Nguyễn Trần Quyên QuyênÝ thức hệ có cần thiết không? 167Phần V. Tương tác chính trị 169Chương I. Thay đổi xã hội 171Chương II. Làm truyền thông: công luận,truyền thông chính trị, và tuyên truyền.181Bài đọc: Công luận và việc làm chính sách 195Bài đọc: Tự do báo chí kiểu Việt Nam 198Chương III. Đảng và hệ thống đảng 207Chương IV. Bầu cử 223Bài đọc: ABC về bầu cử quốc hội ở Việt Nam 249Bài đọc: Hội nghị cử tri – nét quái đảntrong cơ chế bầu cử quốc hội .255Bài đọc: Tại sao đảng cố “lùa” dân đi bầu cử? 260Chương V. Tổ chức và nhóm lợi ích.265Bài đọc: Khi có quá nhiều một thứ tốt đẹp 272Bài đọc: Cái gì quyết định 274sự phát triển của phe nhóm lợi ích? Chương VI. Xã hội dân sự 279Bài đọc: Xây dựng không gian cho xã hội dân sự 294Bài đọc: Xã hội ảo… nhưng thật 299Chương VII. Phong trào xã hội 309Phần VI. Bộ máy nhà nước 317Chương I. Hiến pháp và pháp luật 319Bài đọc: Bản hiến pháp vang vọng tiếng dân 330Bài đọc: Lược sử cuộc sửa đổi hiến pháp Việt Nam 1992 336Chương II. Lập pháp 347Bài đọc: 10 Đầu việc của một đại biểu quốc hội 371Trịnh Hữu LongBài đọc: Cách đo chất lượng hoạt động của quốc hội 378Chương III. Hành pháp 385Bài đọc: Nhánh hành pháp ở Mỹ 393Chương IV. Tư pháp 399Bài đọc: Tòa án độc lập 405Chương V. Chế độ đại nghị và chế độ tổng thống 417Chương VI. Bộ máy hành chính 423Chương VII. Hệ thống chính trị CHXHCN Việt Nam 429Chương VIII. Quân đội và công an 435Bài đọc: Nghề công an trong chế độ dân chủ 444Bài đọc: Nguyên tắc “dân quản quân” và vấn đề 449tướng lĩnh nắm quyền cơ quan dân sự Việt NamNguyễn Tấn Quốc TrungPhụ lục. Kỹ thuật tuyên truyền 457Tài liệu tham khảo 473Từ điển thuật ngữ 475Đề mục tra cứu 489Executive summary 495Về tác giả 499Với tất cả tấm lòng yêu mến và kính phục, xin dành tặng cuốn sách này cho những người Việt Nam đã, đang và sẽ cống hiến, đấu tranh không mệt mỏi và sẵn sàng hy sinhvì một đất nước Việt Nam dân chủ, tự do và thịnh vượng. Kính tặng Bố và Mẹ của con. Thương tặng các anh chị của em.LỜI NÓI ĐẦU CỦA TÁC GIẢTừ khi mới bắt đầu tham gia sâu vào phong trào đấu tranh vì dânchủ-nhân quyền cho Việt Nam [năm 2011], tôi đã nghĩ đến việcphải có những cuốn sách, những lớp học, hay khóa học mang tínhnhập môn về chính trị, để truyền thụ những kiến thức căn bảnnhất về chính trị cho người dân Việt Nam, mà cụ thể là nhữngngười lúc đó đang gần gũi với tôi nhất: các nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền. Sở dĩ tôi nghĩ như thế, bởi cũng như tuyệt đại đa số người ViệtNam, tôi thiếu hụt kiến thức sơ đẳng về chính trị để có thể hiểunhững điều căn bản nhất và trả lời những câu hỏi đơn giản nhất,như “dân chủ là gì”, “bình đẳng là thế nào”, “tự do, nhân quyền cócần thiết không, nếu có thì tại sao”, và nhất là hai câu hỏi lớn: 1. Tạisao Việt Nam lại ở trong Thế giới thứ ba lâu đến thế? 2. Có cáchnào để Việt Nam thoát khỏi tình trạng này không, phải làm sao? Chắc rằng không chỉ có tôi, nhiều người Việt Nam, đặc biệtlà các bạn trẻ, hẳn đã thử lên mạng, thử google để tìm câu trả lời.Chúng tôi vấp phải một vấn đề lớn: Internet là một kho tàng kiếnthức thật, nhưng đồng thời nó cũng là một bãi rác khổng lồ mà nếuchỉ trông cậy vào nó, ta sẽ rất khó tìm được vàng, may mắn lắmthì chỉ thấy bụi vàng thôi. Nói cách khác, kiến thức mà Internet,Google và mạng xã hội đem lại rời rạc và không hệ thống; khôngthể nào chỉ dựa vào nó mà có được những kiến thức bài bản, chuẩnmực, không hoặc ít gây tranh cãi. Nói đến tranh cãi, thì những cuộc luận bàn, chém gió và némđá nhau về chính trị cũng diễn ra dường như bất tận trên Internet;14 | Phạm Đoan Trangbất tận bởi vì không ai chịu ai, mà lại không có gì làm chuẩn đểcác bên đối chiếu. Cuộc tranh cãi càng gây mệt mỏi hơn khi cósự tham gia của đội ngũ dư luận viên hùng hậu, thiếu kiến thứcnhưng thừa ngụy biện. Tôi đã chứng kiến rất nhiều cuộc cãi lộn như thế, cả trên mạnglẫn ngoài đời thực. Và chúng chỉ càng làm tôi thấy rằng, cần phải cónhững kiến thức tối thiểu, căn bản nhất và chính xác nhất, để làmchuẩn mực chung, làm “trọng tài” cho những tranh luận. Đó là những kiến thức căn bản về chính trị và pháp luật. Trong quá trình tìm kiếm, thu thập những kiến thức ấy, tôi lạiphát hiện ra một điều nữa: Hóa ra chúng là những gì căn bản đếnnỗi người bình dân ở những nước phát triển, hay ở những nền dânchủ Tây phương, đều nắm được và hiểu cả. Chính vì tất cả họ đềuhiểu, nên hệ thống truyền thông của họ mới ít nói đến chúng. Màtruyền thông phương Tây thì lại vốn gần như là nguồn tham khảotrực tiếp, gần gũi và nhanh chóng nhất với người dân Việt Nam.Kết quả là, chúng vẫn cứ là những kiến thức xa lạ với người Việt. Tệ hơn nữa, người Việt lại có thói quen tin tưởng rằng chínhtrị là cái gì đó xấu xa, độc ác, bẩn thỉu, tốt nhất nên tránh xa nó ra. Với niềm tin sai lệch ấy, định kiến ấy, chúng ta tiếp tục xa lánhchính trị, không hiểu gì về chính trị và để mặc đất nước, xã hộicũng như cộng đồng cho một thiểu số lãnh đạo tùy ý vận hành,quyết định. Nhưng thật ra, chính trị đâu có khó hiểu đến thế. Cũng nhưnhân quyền, tự do, dân chủ chưa bao giờ là các khái niệm phứctạp, nhạy cảm hay đáng sợ. Chúng là những điều đơn giản và cănbản đến mức mọi người dân thường ở các xã hội dân chủ đều nắmđược, ít nhất là cảm nhận được chúng. Và chính nhờ thế, họ bảo vệđược nền dân chủ của nước mình. Đối với người dân Việt Nam, nhiệm vụ còn nặng nề hơn: Chúngta phải đấu tranh để mang đến dân chủ, và sau đó phải tiếp tục đấutranh để bảo vệ và củng cố nền dân chủ non trẻ đó.Chính trị bình dân | 15 Với cả hai nhiệm vụ ấy, chúng ta đều cần phải có kiến thức vềchính trị, và rất may, đó vẫn là các kiến thức căn bản mà mọi ngườidân ở các xứ sở tiến bộ về chính trị đều đã biết. Suốt từ khi mới tham gia phong trào dân chủ, tôi đã có mongmỏi là phải làm sao để xóa bỏ được sự thiếu hụt kiến thức củamình, phải làm sao hiểu được chính trị học căn bản. Sau khi maymắn nắm được một số kiến thức sơ đẳng, tôi lại cảm thấy bị thôithúc phải chia sẻ chúng với mọi người, nhất là những bạn trẻ thamgia hoạt động xã hội, đấu tranh vì dân chủ-nhân quyền cho ViệtNam. Họ mới chính là tài sản quý nhất của đất nước; tương lai ViệtNam nằm trong tay họ. Với tất cả những niềm mong mỏi, tôi viết cuốn sách “Chính trịbình dân” này. Đây không phải là một công trình nghiên cứu mangtính chất hàn lâm, học thuật, cũng không phải một tác phẩm nghệthuật với những sáng tạo và thử nghiệm. Tôi cố gắng để nó là mộtcuốn sách nhập môn, đem lại cho bạn đọc những kiến thức cựckỳ căn bản về chính trị [tất nhiên là cũng xen kẽ một vài kiến thứcsâu hơn mức căn bản]. Quan trọng hơn, tôi cố gắng để làm cho nódễ hiểu và thú vị nhất, để góp phần đánh tan cái định kiến tai hại“chính trị là xấu xa, thủ đoạn” ở bạn đọc Việt Nam. Vì chính tôi cũng thiếu hụt và hạn chế về hiểu biết, chưa từngđược trải qua cuộc sống trong một thể chế dân chủ, nên nhữngkiến thức trong sách này đương nhiên là chỉ do tôi gom góp, thunhặt từ nhiều nơi về [xem phần Tài liệu tham khảo], nhưng mộtcách có hệ thống hơn là chỉ từ Internet. Nếu sách có sai sót về nộidung, đó là do lỗi của tôi, không phải của bất cứ ai khác. Tôi mongnhận được những nhận xét, bình luận của các bạn, dù khen haychê, và xin cảm ơn tất cả. Hà Nội, ngày đầu đông, 11/2016 Phạm Đoan TrangLỜI CẢM ƠN CỦA TÁC GIẢTôi muốn dành thật nhiều lời để cảm ơn những người đã giúp tôiviết cuốn sách này, nhưng dung lượng của vài trang giấy có hạn, vàthực sự cũng khó có đủ lời để diễn tả hết giá trị của sự giúp đỡ củahọ đối với tôi. Họ ủng hộ tôi về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình viếtsách. Họ cung cấp kiến thức, tư liệu và hình ảnh, góp phần vào nộidung sách. Trên tất cả, những gì họ làm, cách họ sống, thái độ sốngcủa họ đã là nguồn cảm hứng mãnh liệt cho tôi để viết nên cuốnsách hơn 500 trang này. Cảm ơn các nhà hoạt động, các hội nhóm xã hội dân sự độc lậpđầu tiên ở Việt Nam –những cá nhân và tổ chức đã đi đầu trongviệc chọc thủng bức màn sắt của chế độ độc tài, can đảm cất lêntiếng nói, bước chân xuống đường biểu tình, chỉ để cho người dântrong một xã hội đang tê liệt vì sợ hãi, ì trệ vì chán ngán, thấy mộtsự thật: Chúng ta có quyền, và chúng ta có thể tạo nên sự thay đổi. Cảm ơn những bà con cô bác, những người anh, người chịtrong cộng đồng hải ngoại, nửa đời xa quê hương và gắn chặt vớinhững lo toan nơi xứ người, vẫn chưa bao giờ thôi hướng về ViệtNam yêu thương. Cảm ơn các bạn nước ngoài của tôi. Là những người khôngcùng quê hương, xứ sở với tôi, nhưng luôn giúp đỡ, ủng hộ, chia sẻvới tôi rất nhiều điều, các bạn đã làm cho tôi hiểu hơn bao giờ hếtvề giá trị của hai từ “nhân quyền” – nhân quyền là không kỳ thị, làphổ quát và không biên giới.18 | Phạm Đoan Trang Cảm ơn hàng trăm tù nhân lương tâm đã hy sinh tự do của họđể đẩy lùi tấm màn sắt vây hãm nhân quyền ở Việt Nam. Xin bày tỏ sự cảm phục và biết ơn tới những thế hệ đi trướctrong công cuộc đấu tranh vì dân chủ-tự do cho đất nước. Khôngcó họ, sẽ không có những “thế hệ F”, “thế hệ xanh” của các nhà hoạtđộng về sau, và tất nhiên, không có cả tôi với tư cách tác giả cuốnsách này. Và cuối cùng, một lời cảm ơn với đầy sự trân trọng và cảm mếndành cho những bạn trẻ hoạt động ở Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng,Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng,Nha Trang và nhiều địa phương khác trong cả nước – những ngườiđã tạo ra một nguồn cảm hứng lớn mà một tác giả, một cuốn sáchviết về họ, cho họ, chẳng bao giờ là đủ. Không bao giờ tôi diễn tả hết được nguồn cảm hứng mà nhữngngười nêu trên đã tạo ra cho tôi, niềm biết ơn của tôi đối với họ,cũng như không bao giờ tôi có thể kể hết tên của họ trong vài hàngchữ. Vì vậy, đành chỉ xin có một lời cảm ơn chân thành nhất, dànhcho tất cả.HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCHCó thể xem đây là một cuốn sách nhập môn về chính trị học. Tácgiả đã sử dụng tài liệu tham khảo là những cuốn sách giáo khoa vềchính trị của các nước Mỹ, Anh, Ấn Độ, Philippines, đồng thời cốgắng diễn đạt bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu nhất. Đối tượng độc giả của cuốn sách là những người chưa biết gìvề chính trị, hoặc đã từng nghe, đọc sơ sơ về những khái niệm cănbản như “dân chủ”, “tự do”, “nhân quyền”, “công lý”, “bình đẳng”.Và như đã trình bày ở phần Lời nói đầu, cuốn sách này cung cấpnhững kiến thức căn bản mà tất cả người dân ở các nước dân chủđều biết; do đó, xin mạo muội khuyên rằng: Tất cả độc giả là côngdân Việt Nam cũng nên đọc nó. Phần I, “Chính trị là gì?”, nêu một số trong những định nghĩaquan trọng nhất về chính trị. Các định nghĩa đó rất hữu ích chobạn tìm hiểu về các hoạt động chính trị. Phần II, “Chính quyền và nhà nước”, giới thiệu sơ qua chođộc giả Việt Nam hai khái niệm trung tâm của chính trị học: chínhquyền và nhà nước. Phần III, “Dân chủ”, xoay quanh một trong các khái niệm gâytranh cãi nhất ở người Việt Nam mỗi khi luận bàn chuyện chínhtrị: dân chủ. Phần IV, “Các chủ nghĩa”, nói về một số chủ nghĩa, hay là ýthức hệ, phổ biến, mà người Việt Nam ít nhiều đều nghe nhắc đến:chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa bảo tồn [bảo thủ], chủ nghĩa xã hội, chủnghĩa phát xít, chủ nghĩa dân tộc… Khi nói về chủ nghĩa dân tộc,chương này cũng bổ sung thêm khái niệm lòng yêu nước.20 | Phạm Đoan Trang Phần V, “Tương tác chính trị”, xoay quanh các hoạt độngchính trị phổ biến trong mọi xã hội [kể cả Việt Nam]: làm truyềnthông, tuyên truyền, thành lập và hoạt động đảng phái, bỏ phiếu vàbầu cử, hoạt động xã hội dân sự, phong trào xã hội… Phần VI, “Bộ máy nhà nước”, giới thiệu với độc giả các môhình tổ chức bộ máy nhà nước chung nhất của thế giới. Đặc biệt,nó cung cấp thêm cho bạn kiến thức về hệ thống hành chính và hailực lượng có vai trò rất phức tạp dưới chính quyền của đảng Cộngsản Việt Nam: công an và quân đội. Đầu mỗi phần đều có một vài dòng tóm tắt nội dung chính củacả phần đó. Ngoài ra, sau mỗi chương, có thể có thêm các bài đọc với chủ đềliên quan đến nội dung của từng chương. Trong sách, tên riêng của các đảng chính trị được viết hoa. Từ“đảng” nếu không phải ở đầu câu hoặc nằm trong các đoạn trích,thì chỉ được viết thường, không viết hoa thành “Đảng” [để bạn đọckhông hiểu thành “đảng Cộng sản Việt Nam”].Phần I CHÍNH TRỊ LÀ GÌ?Trong phần đầu tiên này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số khái niệmthường gặp nhất khi nói đến chính trị: chính trị và các hoạt độngđược coi là hoạt động chính trị.Chương IĐỊNH NGHĨA CHÍNH TRỊĐã có nhiều định nghĩa của các học giả trên thế giới về chính trị.Sau đây là bốn định nghĩa 1, được xếp theo thứ tự từ hẹp đến rộng,và các diễn giải, bình luận về từng định nghĩa. 1. Chính trị là quá trình ra các chính sách công [chính sáchcông, tức là các chính sách của chính quyền]. 2. Chính trị là việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước,do các đảng phái, tổ chức chính trị, và các cá nhân là chính trịgia thực hiện. Với hai định nghĩa trên, ta thấy rằng chính trị chỉ diễn ra trongchính trường. Nói cách khác, chính trị chỉ diễn ra trong hệ thốngcác tổ chức xã hội vận hành xoay quanh bộ máy nhà nước: phònghọp nội các, văn phòng chính phủ, các cơ quan chính phủ, vănphòng quốc hội, cùng lắm thì thêm trụ sở của các cơ quan dân cửvà hành chính, mà ở Việt Nam gọi là ủy ban nhân dân và hội đồngnhân dân – tức là những cơ quan có chức năng và giữ quyền banhành chính sách. [Không bao gồm tòa án, nếu như tòa án khôngphải nơi ban hành chính sách; tương tự, không bao gồm công an,quân đội]. Và công việc chính trị, hiểu theo hai định nghĩa trên, chỉ do mộtthiểu số thực hiện, thiểu số đó là các đảng phái, tổ chức chính trị1. “Politics”, Andrew Heywood, 3rd edition, Palgrave Foundations24 | Phạm Đoan Trangvà chính trị gia. Còn chính trị gia thì là các quan chức nhà nước[có thể có cả công chức, cán bộ]. Nếu ở trong thể chế độc đảngthì chính trị chỉ do các thành viên cao cấp nhất, tinh hoa nhất củađảng ấy thực hiện. Trong khi đó, mọi người dân, tổ chức xã hội dân sự, cùng cáchoạt động xã hội, v.v. đều không thuộc về chính trị. Nói theo cáchnói của các nhà tuyên giáo của đảng Cộng sản, chính trị là chuyệncủa “Đảng và Nhà nước”, “đã có Đảng và Nhà nước lo”. Đó là cách hiểu về chính trị theo hai định nghĩa hẹp. Trong tiếng Anh, chính trị là “politics”. Từ này bắt nguồn từ một từ tiếng Hy Lạp, “polis”, nghĩa là “thành bang”, phát triển thành “politics” – “chuyện của thành bang”, “những gì liên quan tới thành bang”. 1. Chính trị là những gì diễn ra trong “lĩnh vực công”, tứcnhững gì thuộc không gian chung, của cộng đồng. [Từ “công” ởđây nghĩa là “chung, của chung”]. Còn những gì diễn ra trong lĩnhvực tư, không phải của cộng đồng, thì là phi chính trị. Vậy, chính phủ, quốc hội, tòa án, quân đội, công an, các tổchức chính trị/ xã hội… là những thực thể chính trị vì chúng là“của chung”, thuộc về không gian công: Chúng chịu trách nhiệmvề cộng đồng, hoạt động bằng tiền của cộng đồng, vì lợi ích cộngđồng. Còn gia đình, doanh nghiệp tư nhân, công đoàn, câu lạcbộ… là phi chính trị, vì chúng do tư nhân thành lập, hoạt độngbằng tiền tư nhân, vì lợi ích tư, và tự quản. [Các bạn lưu ý: Từ “công đoàn” không hàm ý rằng nó là tổ chứccông, “của cộng đồng”. Từ “công” trong “công đoàn” có nghĩa làviệc, ta thấy nó trong các từ ghép như “công điểm”, “công lao”, “côngnghiệp”, v.v. Công đoàn là tổ chức tranh đấu, bảo vệ quyền lợi củangười lao động]. Với định nghĩa này, chính trị nằm ngoài lĩnh vực tư, nằm ngoàikhông gian tư nhân. Chính trị không liên quan đến các vấn đề tưnhân, các lĩnh vực thuộc tư nhân như: gia đình, công ty, quan hệgiữa các cá nhân, xã hội dân sự.Chính trị bình dân | 25 Lưu ý là xã hội dân sự, theo định nghĩa này, cũng nằm ngoàichính trị. Quan niệm đó từng là lý do làm nảy sinh tranh cãi xoayquanh các tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam [Con ĐườngViệt Nam, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Vì Một Hà Nội Xanh…]:Nhiều người cho rằng đã gọi là “xã hội dân sự” thì phải phi chínhtrị, do đó, việc các tổ chức này tiến hành các hoạt động đấu tranh vìdân chủ, nhân quyền là không đúng; cần phải tách biệt giữa chínhtrị và dân sự. Riêng dư luận viên còn lập luận: Đó là các tổ chức“mượn vỏ bọc xã hội dân sự” để chống phá nhà nước. Ở khía cạnh khác, nhiều người khác cũng nhận định, việc cácđảng phái hoặc tổ chức chính trị [đảng Việt Tân, Tập hợp Dânchủ Đa nguyên…] tham gia những hoạt động của xã hội dân sự làkhông đúng; cần phải tách biệt giữa chính trị và dân sự. Hai luồng quan điểm đối lập đó thực chất xuất phát từ cách hiểuvề khái niệm chính trị theo định nghĩa thứ ba nêu trên: tách biệtcông và tư. Chúng cũng xuất phát phần nào từ định nghĩa thứ hai:Chính trị là việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước của cácđảng phái và chính trị gia, không phải việc của xã hội dân sự. 2. Chính trị là việc gây ảnh hưởng lên những người khác,chẳng hạn và rõ rệt nhất là tác động lên chính sách. Đây là định nghĩa rộng nhất về chính trị. Với định nghĩa này,chính trị có mặt trong tất cả các hoạt động xã hội, tương tác xã hội.Chính trị hiện diện ngay trong gia đình, trong mọi nhóm người,mọi cộng đồng, mọi quốc gia. Ta thường nghe những câu nhận xét kiểu như: “Thằng đó chínhtrị lắm!”, hàm ý một người nào đó cư xử khôn khéo, lấy lòng ngườikhác lắm. Dùng từ như vậy không có gì sai, nếu ta hiểu chính trịtheo định nghĩa thứ tư: Chính trị là gây ảnh hưởng, mà muốn gâyảnh hưởng thì một trong những cách làm là phải khôn khéo, lấylòng người khác. Làm chính trị chẳng qua là vận động, thuyết phụcđể gây ảnh hưởng. Vậy nên ngay cả sếp cũng có thể “làm chính trị”26 | Phạm Đoan Trangvới nhân viên và ngược lại. Tương tự, vợ chồng cũng có thể “làmchính trị” với nhau, bố mẹ “làm chính trị” với con cái. Bạn có thể coi đấy là giả dối, nhưng nếu quan niệm “chính trị lànghệ thuật vận động” thì bạn cũng có thể nghĩ khác. Trong tiếng Việt, chiết tự chính trị là “chính” và ‘trị”, tức là “cai trị một cách chính đáng, công chính”. Điều đó nghĩa là, bản thân từ “chính trị” đã hàm ý rằng việc cai trị phải là đàng hoàng, chính đáng, công chính, chứ không hề có gì xấu xa, độc ác, bẩn thỉu. Trên đây là bốn định nghĩa về chính trị, xếp theo thứ tự từ cáchhiểu hẹp đến cách hiểu rộng. Không định nghĩa nào là tuyệt đốiđúng hoặc sai, chỉ có rộng hay hẹp mà thôi. Xin để bạn tùy ý chọnmột định nghĩa mà bạn thích. Với cách hiểu chính trị theo định nghĩa thứ tư nói trên [rộngnhất], thì các hoạt động chính trị chính là các hoạt động nhằm gâyảnh hưởng, tác động tới nhà nước và các chính sách. Đây sẽ là nộidung của chương tiếp theo. ***Bài đọc:CHÍNH TRỊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẤT CẢ CHÚNG TAĐiều đầu tiên cần khẳng định là trong một xã hội tôn trọng đanguyên, thì mọi người đều được tự do thích, theo đuổi, hoặckhông thích, không theo đuổi cái gì đó. Nghĩa là người có thể đilàm kinh doanh, kẻ thì dấn thân cho sự nghiệp khoa học, một sốkhác lại đam mê nghệ thuật. Không nhất thiết ai cũng phải lao vàocác hoạt động “vì cộng đồng” hoặc phải hăng hái đọc báo, xem tivi,nghe đài, hăng hái bàn luận về những vấn đề vĩ mô… Không phảinhất định chỉ có xả thân và cống hiến, “là con của vạn nhà, là emcủa vạn kiếp phôi pha” thì mới được xem là có “thời thanh niên sôinổi” và tươi đẹp. [Nhưng tất nhiên, cũng phải thừa nhận là giữa cácngành nghề, các nhóm công việc khác nhau, có những nghề manglại sự thú vị cao hơn cho người thực hành chúng – mà chính trị làmột trong số đó]. Song, có một khoảng cách giữa thái độ không thích, khôngquan tâm, không dây dưa [đó là quyền của bạn, và là điều đượcchấp nhận, trên tinh thần đa nguyên], và sự kém hiểu biết về chínhtrị [có thể dẫn đến sự vô cảm]. Chính trị là quá trình ra quyết định và thực thi quyết định đótrong một nhóm, một cộng đồng bất kỳ, có thể ở quy mô một xãhội, đất nước. Bạn sẽ thấy ngay rằng, mâu thuẫn, xung đột là mộtphần tất yếu của quá trình ấy; hay nói cách khác, một trong các đặcđiểm của chính trị là sự mâu thuẫn, xung đột. Chẳng quyết định28 | Phạm Đoan Trangnào, chẳng chính sách nào có thể đạt được đồng thuận. Vấn đề củatất cả mọi người là làm thế nào để giảm bớt tác hại của mâu thuẫn,xung đột ấy, dù không phải là triệt tiêu nó; nhưng đấy là chủ đề củanhững bài viết khác. Ở đây, chúng ta biết rằng chính trị thì phảimâu thuẫn. Một nhà khoa học chính trị nổi tiếng người Mỹ, ông AustinRanney [1920-2006], từng viết: “Chắc chắn, trong bất kỳ xã hộinào, cũng có rất nhiều mâu thuẫn trong những lĩnh vực ngoàichính trị, như kinh tế, học thuật, thể thao, và hôn nhân. Cái chínhlà không một xã hội nào – truyền thống hay hiện đại, tiến bộ nhiềuhay ít, dân chủ hay độc tài – lại hoàn toàn không có mâu thuẫnchính trị cả. Và trong xã hội hiện đại, mọi mâu thuẫn xoay quanhvấn đề giá trị [cái gì tốt hay xấu, tốt nhiều hay tốt ít, xấu nhiều hayxấu ít, lợi hay hại, nên hay không nên… - ND] sớm muộn đều trởthành mâu thuẫn chính trị”. Mà cuộc sống của bạn thì lại luôn đầy những xung đột, mâuthuẫn phải giải quyết. Nói cách khác, bạn luôn phải đối diện và xửlý mâu thuẫn. Thế nghĩa là dù làm gì, bạn cũng không thoát khỏi tầm ảnhhưởng của chính trị được đâu. Ngay trong lớp bạn, trường bạn, Ban Giám hiệu thay toàn bộgiảng viên từng du học ở Liên Xô bằng giảng viên học ở Mỹ về, đãlà một quyết định chính trị ảnh hưởng đến bạn rồi. Bạn vận độngthầy cô, bạn bè, để nam và nữ sinh viên đều có thể bơi chung bểtrong môn thể dục hoặc ngược lại, nhất định phải tách riêng họ ra,đã là làm chính trị rồi. Trong cơ quan, bạn khen ngợi anh A, ném đá chị B, dìm cô C,nâng chú D, để cho sếp chú ý đến bạn hơn một chút, hoặc để cácđồng nghiệp yêu quý bạn hơn, đều là làm chính trị cả. Kể cả bạnquyết định không tham gia bè phái, chỉ tập trung chuyên môn thôi,đó cũng là một quyết định có tính chất chính trị và ngay cả khi ấythì bạn cũng vẫn sẽ chịu ảnh hưởng từ sếp, từ đồng nghiệp, từ cácchính sách của cơ quan.Chính trị bình dân | 29 Chính trị bao trùm như thế. Vấn đề là điều ấy không xấu nhưbạn nghĩ. Nếu bạn vận động thành công để trường lớp, cơ quan,tổ dân phố, ra những chính sách có lợi cho bạn và những ngườibạn ưu ái, thì bạn sẽ thấy chính trị tốt quá, phải không? Và có mộtnghịch lý thú vị mà Austin Ranney chỉ ra, là trong khi người takhinh ghét chính trị gia, coi chính trị là bẩn thỉu, thì người ta cũnglại ngưỡng mộ các vị lãnh đạo nhà nước, các nguyên thủ quốc gia,lãnh tụ, và luôn thấy họ đẹp, họ đúng, họ sáng suốt... Vậy vì sao bạn không quan tâm đến chính trị? Nó ảnh hưởngđến bạn kia mà. Vâng, bạn hãy quan tâm đến nó, nhưng… đừnglên án người vô cảm. *** ĐỪNG LÊN ÁN NGƯỜI VÔ CẢM Trong hệ thống đánh giá và biểu dương, khen thưởng thànhtích của đảng Cộng sản và Nhà nước CHXHCN Việt Nam, cácbạn thường thấy có một tiêu chí là “ý thức chính trị cao”, “bản lĩnhchính trị vững vàng”, theo nghĩa là “hiểu rõ và hướng tới bảo vệlợi ích của Đảng, trung thành với Đảng – lực lượng lãnh đạo Nhànước và xã hội”. Trên thực tế, khái niệm “ý thức/ bản lĩnh chính trị” có lẽ đơngiản hơn. Người có ý thức chính trị là người hiểu rằng “chính trị làquá trình ra quyết định và thực thi quyết định đó trong một nhóm,một cộng đồng, một xã hội, một quốc gia”, nó có ảnh hưởng tới tấtcả mọi người và đấy là lý do để tất cả nên có sự quan tâm, tìm hiểuở mức cần thiết đến chính trị, đến các vấn đề chung của nhóm,cộng đồng, xã hội hay quốc gia đó. Bất cứ khi nào bạn đặt ra và/hoặc tìm cách trả lời chỉ một trongcác câu hỏi sau đây, là khi đó bạn đã có ý thức chính trị: - Tại sao một số người bạn yêu quý, bạn nể phục, lại không ở vịtrí lãnh đạo “cho thiên hạ nhờ”? [trong công ty, trong tổ chức củabạn, cũng như trong một ngành nghề nào đấy – ví dụ bạn có ông30 | Phạm Đoan Trangchú là một vị bác sĩ rất có tâm, có tài, chẳng nhẽ không thể để chúlàm Bộ trưởng Y tế thay Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến?] - Nếu bạn muốn đưa những người đó lên vị trí lãnh đạo thì bạncần làm gì? - Bạn không muốn học môn kinh tế chính trị Marx-Lenin, hoặcngược lại, muốn học kỹ hơn, đầy đủ hơn, thì phải làm thế nào? - Các ý kiến, đề xuất của bạn ở lớp, ở trường, cơ quan, công ty,NGO của bạn… có kết quả gì không? - v.v. Chỉ cần đặt ra một trong số câu hỏi như thế, là bạn đã có ý thứcchính trị rồi. Ý thức chính trị sẽ là cao nhất khi bạn tự hỏi: Mìnhmuốn sống trong một tập thể/ cộng đồng/ xã hội/ đất nước như thếnào, và mình sẽ làm gì để đạt được điều đó? SỰ VÔ CẢM ĐẾN TỪ ĐÂU? Paulo Freire [1921-1997] – nhà giáo dục nổi tiếng người Brazil,tác giả của cuốn sách sư phạm rất có ảnh hưởng ở Thế giới thứba “Pedagogy of the Oppressed” [tạm dịch: Giáo dục dành chongười bị áp bức, xuất bản lần đầu năm 1970] – cho rằng con ngườicó những nhu cầu căn bản về vật chất và tâm lý-xã hội: Phàm làngười thì ai cũng có nhu cầu ăn ngủ, có chỗ ở, được chăm sóc sứckhoẻ và chữa bệnh, được an toàn, được bảo vệ bởi pháp luật và lựclượng công quyền đáng tin cậy, được sống với người mình yêu,được thuộc về một cộng đồng, được mang bản sắc của một dântộc, được làm việc và chăm lo cho gia đình, được tôn trọng, đượcgiáo dục và được có các cơ hội để phát triển năng lực của mình.Paulo Freire tin rằng, nếu các nhu cầu căn bản đó không được đápứng, thì kết cục tất yếu là những căn bệnh tập thể, bệnh của cộngđồng sẽ xuất hiện, mà phổ biến nhất là bạo lực, sự vô cảm, ma túyvà rượu. Ông viết: “Không ai có thể đáp ứng tất cả nhu cầu của mình.Chỉ khi nào ở trong một cộng đồng, được sự hỗ trợ của nhữngChính trị bình dân | 31người khác, chúng ta mới có thể thỏa mãn các nhu cầu của chúngta. Những tôn giáo tốt đẹp, những chính quyền tốt đẹp, thì đều chútâm đến việc xây dựng một xã hội như thế”. Ông khẳng định: “Vô cảm không phải là trạng thái tự nhiên củacon người. Trạng thái tự nhiên luôn là hướng tới đáp ứng các nhucầu của mọi người khác. Chỉ khi các nỗ lực đó liên tục bị ngăn trở,người ta mới rơi vào trạng thái vô cảm”. Sự vô cảm được hình thành như vậy. Và Paulo Freire bảo rằng,nếu chính quyền thất bại trong việc tạo điều kiện cho người dân– ở bất kỳ bộ phận nào trong xã hội – thỏa mãn được nhu cầu cănbản, thì điều đó sẽ tác động ngược trở lại cả xã hội, và gây thiệt hạivề dài hạn. “Một xu chi ngày hôm nay vào nhu cầu của người dân,sẽ tiết kiệm được 10 USD phải chi ngày mai vào công an, cảnh sát,nhà tù, các chương trình phục hồi nhân phẩm”. Vô cảm là hệ quả tất yếu của một nền chính trị xấu, một nềnchính trị đã bị mất đi vẻ đẹp của nó. VÀ CÙNG VỚI SỰ VÔ CẢM LÀ… Khi người dân của một quốc gia phải sống nhiều năm trongtình trạng bị một thiểu số kiểm soát, chi phối lâu dài về chính trị,kinh tế, xã hội, văn hoá, v.v., suy nghĩ của họ dần dần bị định hình,khiến họ tin tưởng vào sự ưu việt của thiểu số đó. Họ có xu hướngnghĩ rằng thiểu số ấy luôn đúng đắn, sáng suốt, ngoài ra thì khôngcòn gương mặt nào sáng giá để lãnh đạo xã hội cả; các lực lượngkhác đều dở tệ, không có khả năng thay thế đội ngũ lãnh đạo hiệnnay. Nói chung, họ không được khuyến khích tư duy, trong khi lạiluôn được khuyến khích [và bản thân họ cũng khuyên lẫn nhau]là nên sống đơn giản, vui vẻ, còn những vấn đề “vĩ mô” thì đã cómột thiểu số lo – nhóm thiểu số này thay mặt toàn dân điều hànhđất nước, ra các chính sách có ảnh hưởng đến cả nước, trong đó cócả phần lợi ích của chính những người tự cho là mình đang sốngđơn giản, vui vẻ.32 | Phạm Đoan Trang Cùng trong quá trình ấy, bản thân nhóm thiểu số lãnh đạo cũngđược định hình tư duy để tin rằng họ là giới tinh hoa, họ cao hơncác nhóm khác, họ cao hơn dân một bậc, và tóm lại, họ là lãnh đạo.Những việc mỗi cá nhân gọi là “dân” ấy làm chỉ ảnh hưởng tới cánhân đó, nhiều hơn thì đến nồi cơm gia đình của ông/bà ta, cùnglắm là đến cơ quan, công sở của ông/bà thôi. Chứ còn những việclớn, trọng đại, có ảnh hưởng tới toàn xã hội, đòi hỏi tầm vóc chiếnlược, trí tuệ sáng suốt, phải là việc lãnh đạo đang làm đây này. Màvì làm việc lớn, quan trọng, cho nên họ nghiễm nhiên cho rằng họphải được “tạo điều kiện” hơn dân: Cái này trong tiếng Việt gọi là“có tiêu chuẩn”, ví dụ có tiêu chuẩn nhà riêng, xe riêng, thậm chíchuyên cơ. Và như vậy, cùng với trạng thái vô cảm của dân, là sự tự kiêungày càng lớn của chính quyền. Ảnh: Trịnh Hữu Long, tháng 4/2012.Chính trị bình dân | 33 Bạn hãy nhìn vào bức ảnh trên, được chụp tại Hội trường BộQuốc phòng. Đây cũng là nơi tổ chức một số kỳ họp Quốc hội vànhiều cuộc họp quan trọng khác của đảng Cộng sản Việt Nam vàNhà nước CHXHCN Việt Nam. Tấm biển “Đề nghị các đồng chíkhông để rơi đồ vật xuống tầng 1” này được đặt ở tầng 2 trongphòng hội trường; nó chứng tỏ đã từng có nhiều đồng chí đánh rơicốc chén, điện thoại di động… xuống đầu các đồng chí khác ngồiphía dưới. Hãy xem ảnh và tự hỏi, vì lý do gì mà bạn nghĩ lãnh đạo là phảiở một tầm khác, cao hơn hẳn bạn và những người dân thường? CHỮA BỆNH VÔ CẢM Như Paulo Freire đã nói, thực chất vô cảm là một dạng bệnhcủa cộng đồng [cùng với bạo lực, ma túy và rượu chè]. Nhưng ôngcũng nhấn mạnh với chúng ta rằng bệnh ấy có ở nhiều xã hội, vàchúng ta không nên tiếp tục công kích những cá nhân vô cảm –vốn cũng chỉ là “nạn nhân của áp chế và bóc lột” – vì những biểuhiện đó của họ. Ông khuyên những người có tinh thần cộng đồng, muốn đấutranh với bệnh vô cảm thì phải tạo đủ sức mạnh và niềm tin đểđi xuyên qua sự vô cảm và khuyến khích các động lực trong cộngđồng. “Hãy giúp mọi người tìm ra những niềm hy vọng mới, hãytạo ra nguồn năng lượng mới, để cùng nhau vượt qua bệnh vôcảm”. Còn bạn, nếu bạn vẫn quyết tâm “không quan tâm đến chínhtrị”, thì chỉ xin bạn nhớ: Bạn có quyền như thế, nhưng điều đókhông tốt cho cả bạn lẫn cộng đồng.Chương IIHOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊCó rất nhiều hoạt động mà bạn – người dân – có thể tiến hành đểtác động tới nhà nước và các chính sách, hay nói cách khác, có rấtnhiều hình thức hoạt động chính trị. Dưới đây là một số hoạt độngphổ biến nhất trên thế giới 1. VẬN ĐỘNG HÀNH LANG Vận động hành lang, gọi tắt là vận động, là việc tác động lên quátrình hoạch định chính sách bằng cách gặp gỡ, tiếp xúc, cung cấpthông tin, thuyết phục. Đối tượng của công việc này [trả lời câuhỏi “vận động ai?] là các quan chức hành pháp [như thủ tướng, bộtrưởng], các nghị sĩ, dân biểu – tức người của cơ quan lập pháp.Chủ thể của công việc này [trả lời câu hỏi “ai vận động?”] là các cánhân, các tổ chức, đảng phái, tức các nhóm lợi ích. Có thể vận động qua các kênh nào? Câu trả lời là: Thông qua tấtcả các kênh tiếp xúc họ với chính quyền: • Các cơ quan hành chính • Quốc hội • Tòa án • Các đảng • Các kênh truyền thông1. “Governing: An Introduction to Political Science”, Austin Ranney, 8th edition, PrenticeHall.36 | Phạm Đoan Trang • Các cơ quan, tổ chức quốc tế • v.v. Vài năm gần đây, trong ngôn ngữ chính trị của Việt Nam xuất hiện một số từ mới như “vận động hành lang”, “vận động chính sách”, dịch từ tiếng Anh “lobby” và “policy advocacy”, gọi chung là “vận động”. Đó là việc một cá nhân, hoặc một nhóm lợi ích có tổ chức, tác động lên quá trình hoạch định chính sách để chính sách được ban hành theo ý họ, bằng cách gặp gỡ trao đổi, thuyết phục, hối lộ người làm chính sách. Ví dụ bạn mời sếp đi nhậu, hoặc đến nhà sếp biếu vợ sếp mảnh khăn kết hợp với cái phong bì, để nhờ sếp hạ thấp tiêu chuẩn cho chức vụ trưởng/ phó phòng… đều là vận động cả. Trên bình diện quốc gia, người làm chính sách có thể là quan chức chính phủ, nghị sĩ, dân biểu [ở ta gọi là “đại biểu Quốc hội”], và cả tòa án. Riêng ở Việt Nam, đối tượng làm chính sách bao gồm một lực lượng tối quan trọng là lãnh đạo các cơ quan Đảng – tức các cơ quan của đảng Cộng sản Việt Nam – từ Trung ương đến địa phương. Tại sao lại gọi là “vận động hành lang”? Từ “lobby” tiếngAnh có nghĩa là “hành lang”. Theo một giả thuyết phổ biến, kháiniệm vận động hành lang bắt nguồn từ cái hành lang khách sạnWillard ở Washington D.C., nơi mà Tổng thống Mỹ Ulysees S.Grant [1822-1885, tại vị từ 1869 đến 1877] thường đứng hút xì gàvà uống brandy. Biết được thói quen đó của ông nên nhiều ngườithường tìm đến nơi này để tiếp cận, mời ông “trà thuốc” và tranhthủ thuyết phục, vận động Tổng thống. Nhưng cũng có những ýkiến phản bác giả thuyết này, cho rằng từ “vận động hành lang” đãxuất hiện rất lâu trước khi Grant làm Tổng thống Mỹ. Vận động là một hoạt động chính đáng, hợp pháp và cầnthiết. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để nó chính đáng, hợp pháp,là vận động phải đảm bảo công khai, minh bạch. Và công khai,minh bạch những nội dung gì, hình thức vận động cụ thể phảinhư thế nào, đến ngưỡng nào thì vận động trở thành hối lộ, thamnhũng và bị coi là bất hợp pháp, v.v. là do luật pháp của quốc giaquy định.Chính trị bình dân | 37 Vận động hành lang, nếu không có luật, không có sự công khaiminh bạch, thì sẽ trở thành “đi đêm”, “hối lộ”, “móc ngoặc”, “thamnhũng chính sách” như ở Việt Nam. Về phần mình, nếu bạn [hoặc nhóm lợi ích của bạn, nếu có]muốn vận động thành công thì điều kiện tiên quyết là bạn phải cókhả năng “tiếp cận đối tượng hoạch định chính sách” hoặc phảibiết sử dụng người có khả năng làm việc đó. Tóm lại là biết “đi đúngcửa, dùng đúng người” – chuyện này thì ở nước nào cũng vậy. VẬN ĐỘNG QUỐC TẾ Từ tháng 7/2013, với sự ra đời của một tổ chức nhân quyền cótên Mạng Lưới Blogger Việt Nam 1, trong các hoạt động chính trịcủa người dân Việt Nam xuất hiện một hình thức mới, về bản chấtcũng là vận động hành lang nhưng là vận động quốc tế. Đó là khicác blogger Việt Nam đến đại sứ quán của một số nước để đưa bảnTuyên bố 258, với nội dung yêu cầu Nhà nước Việt Nam xóa bỏhoặc sửa đổi Điều 258 Bộ luật Hình sự, quy định về tội “lạm dụngcác quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền,lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Những năm trước đó, kể từ sau năm 1975 khi chiến tranh kếtthúc và Việt Nam thống nhất, cũng đã có nhiều cá nhân và tổ chứctiến hành vận động quốc tế cho nhân quyền ở Việt Nam, như nhàthơ, nhà báo Võ Văn Ái, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Khối 8406… Tuynhiên, hoạt động của họ chủ yếu diễn ra ở nước ngoài, về sau nàylà trên mạng Internet, nếu ở Việt Nam thì cũng nhỏ lẻ, không cótổ chức. Có thể coi Mạng Lưới Blogger Việt Nam và phong trào“Tuyên bố 258” chống Điều 258 Bộ luật Hình sự là nỗ lực có tổchức đầu tiên của các nhà hoạt động ở trong nước nhằm vận động1. Mạng Lưới Blogger Việt Nam được tuyên bố thành lập chính thức vào Ngày Nhânquyền Quốc tế [10/12] năm 2013. Tuyên bố 258 được công bố trên Internet vào 8h tốigiờ Hà Nội, ngày 18/7/2013, và đã được Mạng Lưới Blogger Việt Nam đưa đến các đại sứquán Mỹ, Thụy Điển, Đức, Phái đoàn EU, Úc tại Hà Nội, văn phòng Cao ủy Nhân quyềnLiên Hiệp Quốc tại Bangkok [Thái Lan].38 | Phạm Đoan Trangcho dân chủ-nhân quyền ở Việt Nam, mà đối tượng họ hướng tớilà cộng đồng quốc tế, cho nên đây là vận động quốc tế. Tiếp nối phong trào chống Điều 258 mà Mạng Lưới BloggerViệt Nam lập nên, các tổ chức xã hội dân sự độc lập khác trong lĩnhvực nhân quyền, như Hội Phụ nữ Nhân quyền, Hội Anh Em Dânchủ, cũng bắt đầu tìm đến đại sứ quán của các nước phương Tây ởViệt Nam để vận động quốc tế. Vận động cụ thể nội dung gì? Các cá nhân và tổ chức nhânquyền ở Việt Nam, khi đi vận động quốc tế, đều có những mụcđích và nội dung riêng. Tuy nhiên, tinh thần chung của họ là thôngqua các đại sứ quán, đề nghị chính phủ các nước phương Tây gâysức ép qua con đường ngoại giao để buộc Chính phủ CHXHCNViệt Nam phải tôn trọng nhân quyền của người dân. Cũng có trường hợp mục đích và nội dung hết sức cụ thể vàmang tính cá nhân cao: cứu người. Đó là trường hợp thân nhâncác tử tù Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải, Lê Văn Mạnh tìm đếncác đại sứ quán để kêu oan cho người bị kết án tử hình oan, thậmchí có lần phải vận động xin sứ quán liên hệ gấp với phía Việt Namđể kịp ngăn chặn việc hành quyết. Tháng 1/2014, lần đầu tiên, một phái đoàn gồm đại diện củasáu tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam bắt đầu chiến dịchvận động cho nhân quyền Việt Nam tại Mỹ và châu Âu. Phái đoàngồm đại diện các tổ chức No-U Việt Nam, Mạng Lưới BloggerViệt Nam, Dân Làm Báo, Phật giáo Hòa Hảo Truyền thống, ConĐường Việt Nam, và VOICE. Đây chính là đợt vận động quốc tếđầu tiên, ở bên ngoài Việt Nam, có tổ chức và quy mô lớn, của cácnhà hoạt động dân chủ-nhân quyền Việt Nam kể từ sau năm 1975. Xin nhấn mạnh để bạn không nhầm lẫn, rằng phần trên đâyđang kể về những nỗ lực vận động quốc tế cho dân chủ, nhânquyền ở Việt Nam, của các cá nhân và tổ chức hoạt động xã hộidân sự độc lập.Chính trị bình dân | 39 Thân nhân tử tù Lê Văn Mạnh, luật sư Trần Vũ Hải, và các nhà hoạt động Mai Phương Thảo, Phạm Lê Vương Các, Trịnh Anh Tuấn tại cuộc họp với Phái đoàn Liên minh châu Âu và một loạt đại sứ quán phương Tây ở Hà Nội về vụ án Lê Văn Mạnh, ngày 10/11/2015. Ảnh: Hoàng Thành. Còn nếu nói về vận động quốc tế nói chung thì đảng Cộng sảnvà Nhà nước Việt Nam đã thực hiện từ rất lâu rồi. Việc Thụy Điểnlà nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ với Việt Nam Dânchủ Cộng hòa [năm 1969], hay Liên Hợp Quốc công nhận tư cáchthành viên của Việt Nam [1977] chẳng hạn, đều phải là kết quả củanhững nỗ lực vận động quốc tế ráo riết, mà tài liệu của tuyên giáohay gọi là “tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế và dư luận tiếnbộ trên thế giới”. HOẠT ĐỘNG ĐẢNG PHÁI Vận động là hình thức hoạt động chính trị mà một cá nhân –như bạn – cũng có thể làm. Nhưng tất nhiên, nó sẽ hiệu quả hơnnếu bạn có tổ chức. Một tiếng nói đơn lẻ khó mà có sức mạnh nhưnhiều tiếng nói cùng kết hợp một cách có tổ chức.40 | Phạm Đoan Trang Cho nên hoạt động chính trị gắn với tổ chức, đảng phái là vì thế. Hoạt động đảng phái là ít nhất một trong các hoạt động sau: - Thành lập đảng/ tổ chức chính trị mới; - Gia nhập đảng/ tổ chức chính trị hiện hành; - Các hoạt động nhằm mở rộng và phát triển đảng/ tổ chứcchính trị, ví dụ tìm kiếm và thu hút thêm thành viên mới, đào tạođể nâng cao chất lượng nhân sự; - Tranh cử với tư cách người của đảng/ tổ chức chính trị; - Đưa người của đảng/ tổ chức chính trị vào các chức vụ trongchính quyền; - Có các hoạt động để đảng của mình giành và giữ được chứcvụ trong chính quyền, đồng thời thực thi quyền lực có được từchức vụ đó. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về đảng phái và tổ chức chính trịở Phần V, “Tương tác chính trị”. Còn ở đây, bạn chỉ cần nhớ rằngđảng phái là các tổ chức làm chính trị một cách chuyên nghiệp, vàsẽ tốt hơn, hiệu quả hơn rất nhiều nếu bạn làm chính trị thông quahoạt động đảng phái, thay vì độc lập hay là lẻ loi, một mình. LÀM TRUYỀN THÔNG Truyền thông được hiểu đơn giản là “truyền tải thông tin”,nghĩa là việc một cá nhân/tổ chức truyền tải thông tin [dưới cáchình thức ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh, tín hiệu] cho một/cáccá nhân/tổ chức khác biết. Nó cũng có thể được phân loại thànhtruyền thông cá nhân – thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa người vớingười như trò chuyện hoặc sử dụng thư tín, điện thoại; và truyềnthông đại chúng – truyền tải thông tin đến một lượng lớn khán/thính/độc giả nhưng không tiếp xúc trực tiếp với họ. Báo chí, xuấtbản, truyền hình-phát thanh, điện ảnh, Internet đều là các phươngtiện truyền thông đại chúng.Chính trị bình dân | 41 Với cách hiểu theo nghĩa rộng – hoạt động chính trị là tất cảnhững gì bạn làm để tạo áp lực lên một cá nhân, một cơ quan,một tổ chức, nhằm gây ảnh hưởng, thuyết phục, khiến họ hànhđộng như ý bạn muốn – bạn có thể thấy là làm truyền thông đươngnhiên cũng là một hình thức hoạt động chính trị. Các tổ chức, nhóm, hội, đảng phái đều có thể hoặc lập đội ngũtruyền thông riêng của mình [ví dụ báo Nhân Dân là cơ quan ngônluận của đảng Cộng sản Việt Nam]; có thể gây tác động lên giớitruyền thông, thông qua truyền thông để thuyết phục dư luận theoý mình muốn. Dư luận ở đây bao gồm toàn bộ phần còn lại của xãhội: người dân, quan chức, nhà hoạch định chính sách, v.v. Năm 2012, khi các blogger, facebooker đến những điểm nóngvề đất đai như Tiên Lãng, Văn Giang, để viết bài, phỏng vấn, chụpảnh tung lên mạng, họ gọi hành động đó đơn giản là “làm truyềnthông”. Nhưng khi đó, chính là họ đang tác động để dư luận hiểucác khía cạnh khác của sự việc – nhất là những phần mà hệ thốngbáo chí quốc doanh không, chưa hoặc ngại đề cập. Công việc ấycủa họ thực chất là một hình thức “hoạt động chính trị”. Có rất nhiều hoạt động để làm truyền thông, mà viết blog chỉ làmột trong số đó. Ví dụ: - Ra báo, mở đài - Viết báo, viết sách - Tổ chức hội nghị, hội thảo - Diễn thuyết - Quảng cáo - v.v. KHIẾU KIỆN Khiếu kiện là sử dụng con đường pháp lý để buộc một cá nhân/tổ chức nào đó phải làm hoặc chấm dứt làm một việc gì đó. Cụ thể,khiếu kiện [khiếu nại và kiện] là việc một cá nhân/ tổ chức yêu42 | Phạm Đoan Trangcầu cơ quan hành chính [trong trường hợp khiếu nại] hoặc tòaán [trong trường hợp khởi kiện] buộc một cá nhân/ tổ chức khácphải làm, hoặc ngừng làm, điều gì đó. Đối chiếu với cách hiểu vềchính trị theo nghĩa rộng, ta sẽ thấy khiếu kiện cũng là hành độngchính trị. Quốc gia vô địch về việc người dân tham gia chính trị bằngcách kiện có lẽ là Mỹ. Tại đây, chuyện một công dân đâm đơn kiệnquan chức chính quyền hoặc công dân khác xâm hại quyền lợi củamình là “chuyện thường ngày ở huyện”. Hàng xóm không chămsóc vườn, để cây leo mọc tràn lan sang vườn nhà mình: kiện. Đixin việc, công ty tuyển dụng ưu tiên người ngoại hình đẹp và mìnhtrượt: kiện. Uống cốc café nóng bị bỏng: kiện. Để tăng khả năng thắng kiện thì phải thuê luật sư, kết quả lànước Mỹ có mật độ luật sư trên đầu người cao nhất thế giới. Điềunày đã khơi nguồn cho nhiều chuyện cười ở Mỹ và về Mỹ, như làquốc gia đầy một bọn ăn không ngồi rồi, rảnh rỗi sinh ra đâm bịthóc chọc bị gạo v.v. Nhưng nhìn từ góc độ chính trị, quản lý xãhội, thì sẽ thấy đó là biểu hiện của việc người Mỹ tin vào luật pháp,luôn có ý thức sử dụng luật pháp làm công cụ giải quyết mâu thuẫnvà bảo vệ quyền lợi của mình. Trong văn hóa chính trị Mỹ, khôngcó khái niệm “vô phúc đáo tụng đình” – nghĩa là vô phúc thì mớiphải đến chỗ xử kiện, ra tòa, tóm lại là “đến cửa quan” – như ởnước ta. BIỂU TÌNH Biểu tình hiểu nôm na là “biểu hiện tình cảm” [tiếng Anh,biểu tình là “demonstrate”, cũng có nghĩa là thể hiện, bày tỏ, hoặcchứng minh]. Cụ thể hơn, biểu tình là một hành động chính trịtrong đó nhiều người tham gia cùng nhau thể hiện một chínhkiến, ví dụ bày tỏ sự ủng hộ hoặc phản đối một cá nhân/ tổ chức/sự việc nào đó.Chính trị bình dân | 43 Hành động tập thể của họ có thể được thực hiện bằng việc tuầnhành [đi bộ], đạp xe hoặc sử dụng phương tiện giao thông khác. Cóthể kết hợp với gây tiếng động: gọi loa, gõ trống, khua chiêng, thổikèn, kéo đàn, hô khẩu hiệu, hát, diễn kịch hay là hoạt cảnh. Trongnhiều cuộc biểu tình ở nước ngoài, người ta còn đốt cả ảnh, hìnhnộm của quan chức. Biểu tình thường bắt đầu và/ hoặc kết thúcbằng một cuộc tụ tập tại một địa điểm nhất định, tại đây người tacùng đọc và nghe diễn văn, tuyên cáo, tuyên bố, v.v. Biểu tình không nhất thiết phải tuần hành và chỉ tuần hành,nói cách khác, người biểu tình không nhất thiết phải di chuyển màcó thể ở yên một chỗ – đứng, ngồi hoặc thậm chí nằm. Phong tỏađường đi lối lại, chiếm trụ sở, và ngồi bệt [tọa kháng] cũng đượccoi là biểu tình; trường hợp sau được gọi là “biểu tình ngồi”. Ví dụ: Để phản đối chính quyền Trung Quốc tham lam, ưagây hấn và bắt nạt các quốc gia nhỏ yếu, hoặc để phản đối chínhsách đối ngoại thiếu minh bạch và thiếu nhất quán của Nhà nướcCHXHCN Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, một nhóm côngdân ở Hà Nội có thể tuần hành đến Đại sứ quán Trung Quốc hoặcBộ Ngoại giao, tụ tập trước cổng các cơ quan này, tổ chức mít-tinh,ra thông cáo, đọc diễn văn, v.v. Biểu tình có thể là phi bạo lực hoặc bạo lực, hoặc lúc đầu thìôn hòa nhưng về sau lại nảy sinh bạo lực – giữa công an, cảnh sátvới những người tuần hành, hoặc giữa chính những người thamgia với nhau, ví dụ nhóm ủng hộ mâu thuẫn, đánh nhau với nhómphản đối. Cho nên, luật pháp ở các quốc gia đa phần đều loại bỏbạo lực, chỉ chấp nhận biểu tình ôn hòa; và sự hiện diện của lựclượng công an, cảnh sát chỉ là để ngăn chặn bạo lực xảy ra.44 | Phạm Đoan TrangMột cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội, sáng chủ nhật 9/12/2012. Ảnh: Catherine Burton/ AFP Với những hành động được chấp nhận [tuần hành, hô khẩuhiệu, hát, v.v.], các bạn có thể thấy ngay là không cuộc biểu tình nàolại không mang tính chất “gây rối trật tự công cộng” ở một mức độnào đó. Nói cách khác, đã là biểu tình thì phải tạo chú ý, mà đã tạochú ý thì những người biểu tình không thể không làm ồn; chưanói đã là một cuộc tụ tập nơi công cộng thì đương nhiên phải có tổchức. Lấy lý do “gây rối trật tự công cộng” để giải tán biểu tình chỉ làmột chiêu bài để đàn áp quyền tự do tụ tập ôn hòa và tự do thể hiệnchính kiến ôn hòa [còn được gọi là “tự do biểu đạt”] của người dân. ĐÌNH CÔNG Đình công là việc người lao động trong một doanh nghiệp haymột ngành nghề nào đấy đồng loạt ngừng làm việc để gây sức éplên giới chủ hoặc lên chính quyền. Theo nghĩa nguyên thủy của nó, đình công chỉ giới hạn tronglĩnh vực sản xuất và dịch vụ, khi những người làm công tổ chứcngừng làm việc trên quy mô tập thể để phản đối hoặc ra yêu sáchnào đó với giới chủ: tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiệnChính trị bình dân | 45vệ sinh, an toàn lao động, v.v. Tuy nhiên, trên thực tế, đã có khiđình công vươn ra ngoài quan hệ giữa người lao động và giới chủvà dẫn đến thay đổi trong chính sách của nhà nước, thậm chí thayđổi chính thể. Ví dụ đáng nhớ nhất là những cuộc đình công củaphong trào Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan những năm 1980. TẨY CHAY Tẩy chay là việc một số người/ nhóm [tức là cá nhân hoặc tổchức] từ chối giao thiệp, giao dịch với một đối tượng nào đó, hoặctừ chối mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp màhọ cho là xấu, phi đạo đức, có sai phạm… như bán hàng giả hàngrởm, gây ô nhiễm môi trường, bóc lột lao động, đối xử thô lỗ vàtừng lăng mạ khách hàng, v.v. Mục đích của tẩy chay là để trừngphạt hoặc để gây sức ép lên cá nhân, tổ chức nào đó, buộc họ phảithay đổi. Năm 1955, người Mỹ gốc Phi tẩy chay toàn bộ xe buýt ởMontgomery [bang Alabama]. Cuộc tẩy chay bắt đầu vào ngày5/12/1955, đúng vào ngày mà Rosa Parks, một phụ nữ da đen, phảira tòa vì đã từ chối nhường chỗ ngồi trên xe buýt cho hành kháchda trắng theo sự sắp xếp của tài xế. Trong phiên tòa đó, Rosa Parksbị xử thua và bị phạt 20 đôla, cùng với án phí 4 đôla. Tuy nhiên, bàkháng án, trong khi đó, người Mỹ gốc Phi tổ chức tẩy chay xe buýtđể phản đối chính sách phân biệt chủng tộc trên phương tiện giaothông công cộng. Cuộc tẩy chay kéo dài 381 ngày. Nó chỉ chính thức chấm dứtvào ngày 20/12/1956, hơn một tháng sau khi Tối cao Pháp việnHoa Kỳ ra phán quyết rằng phân biệt đối xử trên xe buýt và cácphương tiện giao thông công cộng khác là vi hiến. Đây là mộtthắng lợi rực rỡ của phong trào đấu tranh vì quyền dân sự củangười Mỹ gốc Phi. Chuyện tẩy chay giờ đây không còn là mới mẻ trong nền kinhtế toàn cầu hóa. Ví dụ, ở Hàn Quốc từng có phong trào tẩy chaythịt bò Mỹ [năm 2008], còn tại Trung Quốc, khi tranh chấp biển46 | Phạm Đoan Trangđảo với Nhật Bản leo thang, nhiều hiệu sách Bắc Kinh đã ngừngbán các ấn phẩm của Nhật. Tương tự, doanh nghiệp xuất khẩuchuối Philippines khốn đốn khi đối tác Trung Quốc đồng loạt từchối nhập khẩu để trả đũa Philippines trong tranh chấp chủ quyền.Ngay sau sự cố này, cơ quan xúc tiến thương mại của Philippinesđã phải tính đến khả năng tìm kiếm, mở rộng thị trường hoa quả ởcác nước khác, như châu Âu. Tại Việt Nam, vào năm 1919, từng có phong trào “tẩy chay cácchú”, tức là tẩy chay các chú khách [doanh nhân Hoa kiều]. Tinhthần chung là “người Việt Nam buôn bán với nhau, không muahàng của Hoa kiều”. Có tài liệu nói rằng phong trào được sự hưởngứng của cả giới doanh thương lẫn sinh viên, viên chức tại Hà Nội,Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định… 89 năm sau, vào năm 2008, vớisự cố Vedan xả nước “giết” sông Thị Vải, một chiến dịch tẩy chay đãnổi lên, khởi đầu từ những lời kêu gọi trên mạng Internet. Nhiềusiêu thị lớn tại Hà Nội và TP.HCM đồng loạt ngừng phân phối sảnphẩm bột ngọt Vedan. Cuối cùng, doanh nghiệp này đã chấp nhậnthương lượng bồi thường cho nông dân địa phương. Vào ngày 27/1/2015, ông Võ Văn Minh, 35 tuổi, một chủ quán bún tại Tiền Giang, bị công an bắt trong vụ “con ruồi Tân Hiệp Phát”. Theo cáo trạng, trước đó ông Minh đã phát hiện một chai nước Number One của Tân Hiệp Phát có con ruồi bên trong, ông gọi cho Tân Hiệp Phát yêu cầu họ trả tiền [1 tỉ đồng] để đổi lấy sự im lặng. Tân Hiệp Phát đồng ý giao tiền, đồng thời bí mật báo công an. Khi ông Võ Văn Minh đến lấy tiền thì bị bắt tại chỗ, ông bị giam từ đó và đối diện mức án 20 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Ngày 1/2/2015, ra đời trang facebook Tẩy chay Tân Hiệp Phát, thu hút 26.000 thành viên chỉ trong một tuần, kịch liệt lên án cách xử lý khủng hoảng yếu kém và đạo đức kinh doanh tồi tệ của Tân Hiệp Phát: Gài bẫy, đẩy người tiêu dùng - khách hàng của mình - vào tù ngục. Trước khi bị đánh sập hoàn toàn vào ngày 8/8/2015 [nhiều khả năng do phản công từ Tân Hiệp Phát], trong vòng sáu tháng tồn tại, nó đã có hàng chục nghìn độc giả; nhiều bài đăng đạt tới 20.000 like. “Tẩy chay Tân Hiệp Phát” trở thành một mẫu mực của việc người tiêu dùng trong thời đại Internet, với sự hỗ trợ của mạng xã hội, sử dụng quyền lực vốn bị lãng quên của mình đối với doanh nghiệp và thể hiện sức mạnh khủng khiếp.Chính trị bình dân | 47 Ngày 18/12/2015, Tòa án Nhân dân tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm vụ “con ruồi trong chai Dr. Thanh của Tân Hiệp Phát”, tuyên phạt ông Võ Văn Minh 7 năm tù vì tội “cưỡng đoạt tài sản”. Ngày 8/9/2016, Tòa án Nhân dân cấp cao xử phúc thẩm, tuyên y án. Tuy nhiên, nói chung, tẩy chay rất hiếm xảy ra ở Việt Nam dướithời cộng sản. Có lẽ do những người tiêu dùng xuất thân từ thờibao cấp đói khổ, hàng hóa khan hiếm, có xu hướng dễ dàng chịuđựng và chấp nhận doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ chất lượngtồi, với tâm lý “có mà dùng là tốt rồi”. Các hàng “phở quát, cháochửi” khét tiếng ở thủ đô Hà Nội chẳng hạn, chưa bao giờ họ nghĩđến khả năng bị tẩy chay. BẤT TUÂN DÂN SỰ Là việc cố ý không chấp hành một đạo luật hay quy định nàođó của chính quyền, chấp nhận bị xử lý, đàn áp, nhằm gây tác độnglên chính quyền. Vào những năm đấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ, nhà hoạtđộng nổi tiếng, người mà toàn dân Ấn Độ tôn xưng là “Thánh” –Mahatma Gandhi [1869-1948] – đã phát triển một phương phápđấu tranh mà ông gọi là “bất tuân dân sự phi bạo lực” [tiếng Anh:nonviolent civil disobedience, tiếng Ấn: satyagraha]. Đây là mộthình thức hoạt động chính trị theo đó, người dân từ chối tuân thủluật pháp của nhà cầm quyền để tỏ thái độ phản kháng và buộcchính quyền phải thay đổi chính sách hay một đạo luật cụ thể nàođó; sự bất tuân này hoàn toàn ôn hòa, không sử dụng vũ lực. Các biểu hiện của bất tuân dân sự khá đa dạng, tùy sự sángtạo của người tiến hành. Như các bạn có thể đã thấy, nó bao gồmcả đình công, tẩy chay, biểu tình. Còn có việc bất hợp tác với cơquan chính quyền, chẳng hạn, bằng cách nhất định không tuântheo đạo luật hoặc chính sách mà mình phản đối. Ở phần trên bạnđã nghe nói đến Rosa Parks [1913-2005], người phụ nữ nổi tiếngcủa phong trào đòi quyền cho người da đen ở Mỹ. Bà đã thể hiện48 | Phạm Đoan Trangsự bất tuân của mình đối với chính sách phân biệt chủng tộc bằngcách từ chối đứng dậy nhường ghế cho một người da trắng trên xebuýt. Theo luật pháp Mỹ lúc đó thì xe buýt quy định chỗ ngồi riêngcho dân da đen và dân da trắng. Bản chất của bất tuân dân sự là chống lại những đạo luật, chínhsách mà ta cho là bất hợp lý, bất công. Nói cách khác, đã thực hiệnbất tuân dân sự, nghĩa là phải có hành vi vi phạm pháp luật. Nhưở Việt Nam, gần như chắc chắn nó sẽ đi ngược với đường lối, chủtrương của đảng Cộng sản, và người bất tuân sẽ bị coi là phản động. Tại Ấn Độ trong những năm tháng giành độc lập, phong tràođấu tranh bất bạo động do Gandhi khởi xướng được hưởng ứngnhiệt liệt: Hàng nghìn người tuần hành, biểu tình ngồi, từ chốiđóng thuế [để phản đối luật muối của chính quyền thực dân]...Khi bị cảnh sát đàn áp, họ vẫn nhất quyết giữ tinh thần phi bạo lực:Không chống cự, chấp nhận vào tù càng đông càng tốt. Mục đíchcủa họ là thu hút chú ý và giành sự ủng hộ của cộng đồng. Cảnh sátcàng hành xử tàn bạo thì sự ủng hộ dành cho phong trào bất bạođộng càng có khả năng cao hơn. Tương tự, sự đàn áp của cảnh sát đối với những người phụ nữđòi quyền bỏ phiếu đầu thế kỷ 20, với những người da đen chốngphân biệt chủng tộc thập niên 1960, đã khiến cho ngày càng cóthêm dư luận cảm thông và ủng hộ sự nghiệp của những nhà đấutranh nhân quyền. Làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam hẳn làđã dâng cao ở Mỹ, khi các kênh truyền hình phát đi hình ảnh cảnhsát Mỹ cầm roi vụt tóe máu một người biểu tình. Thế nhưng, nếu so với Việt Nam, thì ở đây có hai vấn đề: Thứnhất là vai trò của hệ thống truyền thông [báo chí - truyền hìnhcó được tùy ý lựa chọn thông tin, hình ảnh mà họ muốn sử dụngkhông?]; thứ hai là văn hóa chính trị [tâm lý xã hội có ủng hộ hoặcít nhất là tôn trọng những người quan tâm đến chính trị không?]. Bạn hãy thử nghĩ về một ví dụ giả tưởng: Nếu Mahatma Gandhisống ở Việt Nam thời cộng sản và tham gia biểu tình ngồi trướccổng Quốc hội hay Tòa án Nhân dân Tối cao, liệu hình ảnh ông cóChính trị bình dân | 49được phản ánh một cách đẹp đẽ trên truyền hình? Và liệu ông cóđược đông đảo người dân ủng hộ? Câu trả lời nhiều khả năng sẽlà Không. Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản, có nhiềuchính sách và đạo luật bất hợp lý hoặc gây tranh cãi, mà nếu ởtrong một không gian văn hóa chính trị khác, rất có thể bất tuândân sự đã xảy ra. Ví dụ như chính sách “toàn dân đội mũ bảo hiểmkhi tham gia giao thông bằng xe máy”, được cụ thể hóa bằng Nghịquyết 32/2007/NQ-CP ngày 19/6/2007 của Chính phủ. Đây là mộtchính sách gây tranh cãi. Ở trong một nền văn hóa chính trị khác,bất tuân dân sự hoàn toàn có thể xảy ra khi một nhóm người [vídụ: những người kinh doanh mũ lưỡi trai, nón lá…] nhất địnhkhông đội mũ bảo hiểm khi ra đường, nếu bị công an bắt thì nhấtđịnh không nộp phạt, và viết bài, xuất hiện trên báo chí-truyềnhình để tỏ thái độ phản đối. Ở Việt Nam thì không. Kể từ ngày15/12/2007, toàn dân đều chấp nhận đội mũ bảo hiểm khi thamgia giao thông bằng xe gắn máy, không một ai dám bất tuân. Như vậy, có thể thấy bất tuân dân sự chỉ đạt kết quả nếu nhữngngười tham gia thu hút được sự chú ý và ủng hộ từ dư luận, màmuốn như thế thì lại cần hai điều kiện: 1. Hệ thống truyền thông[tương đối] độc lập; 2. Văn hóa chính trị chấp nhận sự phản biện,phản kháng đối với chính quyền. Tất nhiên, cá nhân tác giả tin rằng văn hóa chính trị là cái cóthể thay đổi, và cân nhắc đến yếu tố văn hóa chính trị không hềđồng nghĩa với chấp nhận thỏa hiệp và phụ thuộc vào nó. Suy chocùng, làm chính trị là thực hành khả năng thuyết phục và vận độngngười khác, khả năng thu phục số đông để thách thức trật tự cũ màvăn hóa chính trị hiện hành là một phần trong đó. Khi tiến hành đấu tranh bất bạo động, Gandhi có bao giờ bị“một bộ phận dư luận” phản ứng miệt thị không? Chắc là có chứ,nhưng bạn hãy nhớ câu này của ông: “Đầu tiên họ phớt lờ bạn, sauđó họ cười nhạo bạn, sau nữa họ đánh bạn, và rồi bạn chiến thắng”.50 | Phạm Đoan Trang SỬ DỤNG BẠO LỰC Đây cũng là một nhóm hình thức hoạt động chính trị. Nó baogồm các hành động như: khủng bố; bắt cóc làm con tin; ám sát;nổi loạn, nổi dậy cướp chính quyền; đảo chính; phá hoại cơ sở vậtchất [ví dụ: đốt phá nhà xưởng và các công trình công cộng, cướpmáy bay]; gây chiến tranh, kể cả nội chiến… Những hoạt động này,cho dù có thể bất hợp pháp, vô nhân đạo, nhưng chúng vẫn đượctính là hoạt động chính trị, bởi chúng vẫn nhằm mục đích gây ảnhhưởng. Rõ ràng, kể cả gây sợ hãi trên diện rộng, tức là khủng bố,thì cũng là gây ảnh hưởng. Thế giới ngày nay không ưa bạo lực; dư luận tiến bộ luôn phảnđối bạo lực và chỉ khuyến khích những nỗ lực thay đổi một cáchôn hòa thông qua đối thoại, thuyết phục, xem đó như chỉ dấu củamột xã hội văn minh. Bạo lực bị lên án gay gắt. Điều đó tất nhiên là đúng trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên,trong việc đấu tranh chống độc tài, khi lên án bạo lực, chúng tacũng chớ nên quên rằng ngay cả Nelson Mandela – người anhhùng đấu tranh cho nhân quyền và bình đẳng – cũng từng có lúcphải theo đuổi con đường bạo lực. Nelson Mandela không phải tù nhân lương tâm* Năm 1961, Nelson Mandela đồng sáng lập và trở thành lãnh đạo đầu tiên của Umkhonto we Sizwe [“Ngọn giáo của dân tộc”], còn được gọi là MK, nhánh vũ trang của đảng Đại hội Dân tộc Phi [ANC]. Dưới sự lãnh đạo của Mandela, MK tổ chức một chiến dịch phá hoại nhằm vào chính quyền – khi ấy chính quyền đã vừa tuyên bố Nam Phi là một nước cộng hòa, và rút khỏi Khối Thịnh vượng Chung thuộc Anh. Tháng 1/1962, Mandela trốn ra nước ngoài để dự một hội nghị của các nhà lãnh đạo dân tộc Phi ở Ethiopia và theo học một khóa huấn luyện về chiến tranh du kích ở Algeria. Ngày 5/8, gần như ngay sau khi trở về, ông bị bắt giam và sau đó bị kết án 5 năm tù vì tội trốn khỏi đất nước bất hợp pháp và tội kích động một cuộc đình công của công nhân vào năm 1961. Tháng 7 năm sau đó, cảnh sát bố ráp một nơi trú ẩn của ANC ở Rivonia, ngoại ô Johannesburg, bắt giữ một nhóm lãnh đạo MK gồm cả người da đen và da trắng, đang họp đánh giá kế hoạch tổ chức một cuộc chiến tranh du kích. Bằng chứng tìm được đã chống lại Mandela và các nhà hoạt động khác – tất cả đều bị đưa ra tòa vì tội phá hoại, tội phản quốc và

âm mưu kích động bạo lực.


Page 2

Chính trị bình dân | 51 Trước tòa, Nelson Mandela trình bày lý do phải có một sự ly khai dứt khoát khỏi giáo lý ban đầu của đảng ANC: “Sẽ là sai lầm và hão huyền nếu các nhà lãnh đạo châu Phi tiếp tục rao giảng về hòa bình và phi bạo lực vào thời điểm mà chính quyền chỉ đáp trả những yêu cầu ôn hòa của chúng tôi bằng vũ lực. Chỉ khi nào tất cả các cố gắng khác đều đã thất bại hết, khi tất cả các kênh phản đối ôn hòa đều đã bị cấm đoán, thì mới phải quyết định bắt đầu các hình thức bạo lực của đấu tranh chính trị”. … Điều ít người biết là: Cho đến tận tháng 7/2008, Mandela và các đảng viên ANC vẫn bị hạn chế xuất cảnh đến Hoa Kỳ – ngoại trừ đến trụ sở Liên Hiệp Quốc [ở New York] và nếu được Ngoại trưởng Mỹ cấp giấy phép đặc biệt – vì họ bị quy là khủng bố trong thời kỳ đấu tranh chống chính quyền apartheid [a-pác-thai]. Bản thân Nelson Mandela, mặc dù chịu án chung thân và cuối cùng phải ngồi tù tới 27 năm, cũng không được coi là tù nhân lương tâm. [Theo định nghĩa của tổ chức Ân xá Quốc tế, tù nhân lương tâm là những người bị tù chỉ vì đã thực thi một cách ôn hòa quyền tự do biểu đạt của họ, và là người không sử dụng bạo lực hay cổ súy bạo lực, hận thù]. * Trích từ bài “Nelson Mandela – vị luật sư thắp lửa tự do” – Hoàng Kim Phượng, đăng trên Luật Khoa tạp chí ngày 5/11/2014. Trên đây là một số hoạt động chính trị thường gặp ở các nướctrên thế giới. Xin lưu ý bạn đọc, chúng chỉ là “một số”, bởi hoạtđộng chính trị, theo nghĩa là “gây ảnh hưởng”, là rất rộng và có vôsố cách thực hiện.Bài đọc:VÌ CÁC VỊ ĐỘC TÀI, CHÚNG TÔI MỚI PHẢI ĐI VẬNĐỘNG QUỐC TẾ CHO NHÂN QUYỀN 1Ngày 7/8/2013, 5 blogger Nghiêm Việt Anh, Nguyễn Đình Hà, LêHồng Phong [nick Lê Thiện Nhân], Nguyễn Thu Trang, NguyễnVăn Viên [nick Cụ Già Vào Mạng], đã thành công trong việc vượtqua nhiều vòng công quyền thù địch [đúng ra từ “thù địch” phảidành cho cơ quan công quyền mới phải, vì lâu nay công an, dânphòng, dư luận viên chính là lực lượng công khai thể hiện sự thùđịch và căm ghét với những người ủng hộ dân chủ], vào được bêntrong Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam để trao bản Tuyên bố258. Trước đó, chiến dịch 258 đã bắt đầu từ trong nước với việc mộtnhóm blogger đến gặp Đại sứ quán Mỹ [chiều 24/7 tại Hà Nội],nhưng cuộc gặp này không được thông báo rộng rãi từ trước. Cólẽ vì thế nên các blogger tiếp xúc với tùy viên báo chí của phíaMỹ không mấy khó khăn. Họ không bị an ninh cản trở nhiều nhưnhóm viếng thăm Đại sứ quán Thụy Điển. Hàng tốp công an đã đứng vây lấy cổng Sứ quán Thụy Điển từ7h30 sáng – điều này làm cho chính người chủ nhà và là ngườitổ chức cuộc gặp, bà Elenore Kanter, cũng phải “choáng”. Khi cácblogger chuẩn bị tới nơi, công an ra sức đuổi tất cả các taxi chạyngang qua khu vực, không cho họ dừng lại. Thậm chí một phụ nữ1. Bài đã đăng trên blog cá nhân của tác giả vào ngày 7/8/2015.Chính trị bình dân | 53nước ngoài muốn vẫy taxi cũng không được, đành phải đi bộ raphía ngoài đường Kim Mã. Khi cuộc gặp kết thúc, các blogger định ra về, thì lại thấy anninh đã chờ sẵn ở cổng với ánh mắt gườm gườm, đầy thù địch. Bêntrong Sứ quán lúc đó, chủ nhà [toàn là phụ nữ] lo lắng đến mứccuối cùng họ phải bố trí cho nhóm blogger tạm lánh vào tư gia củabà Elenore Kanter trong khuôn viên khu nhà, chờ cho “các anh” ởngoài bớt nóng rồi họ sẽ đi tay chân không ra, gửi đồ đạc lại. Phó Đại sứ Thụy Điển Elenore Kanter [người mặc váy xanh] phải đưa các blogger ra tận cổng để đảm bảo họ được an toàn khi trở về. *** Tuyên bố 258 là tiếng nói độc lập từ các blogger yêu cầu chínhquyền Việt Nam chấm dứt việc lợi dụng Điều 258 Bộ luật Hình sựđể bắt giữ, đàn áp những người có “góc nhìn khác”. Chiến dịch 258 có thể được coi như nỗ lực chung đầu tiên củacác blogger chính trị ở Việt Nam nhằm vận động cho nhân quyềnvà dân chủ. Đó cũng là lần đầu tiên những người hoạt động dân54 | Phạm Đoan Trangchủ-nhân quyền Việt Nam công khai tiếp xúc với các cơ quan đạidiện ngoại giao [Mỹ, Thụy Điển, Úc, Đức, Phái đoàn EU] và tổ chứcnhân quyền quốc tế và khu vực [HRW 1, Freedom House, SEAPA2...] để kêu gọi họ quan tâm đến tình hình nhân quyền và cuộc đấutranh của các blogger vì dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam. Cũng kể từ đó, “cuộc chiến diệt rận” của đám dư luận viên,mà thực chất là chống lại các giá trị dân chủ-nhân quyền, bắtđầu leo thang. *** Ngay cả những người không phải là dư luận viên thì sau này,cũng có không ít ý kiến hỏi [hoặc chỉ trích] rằng việc đưa Tuyênbố 258 ra cộng đồng quốc tế có phải là hành động gián điệp, vọngngoại, “cõng rắn cắn gà nhà”, đem chuyện trong nhà ra nước ngoàitố cáo, trong khi lẽ ra việc của Việt Nam phải do người Việt Namgiải quyết. Là người tham gia Chiến dịch 258 từ đầu và trực tiếp đưa Tuyênbố 258 tới Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, tôi xin trả lờinhững ý kiến trên như sau: 1. Tôi không biết có ai cảm thấy tự hào khi phải phản ánh tìnhhình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam ra thế giới; tôi thì không. Việc này cũng tương tự như chuyện có thể có một số rất ít nhàbáo mong có tai nạn giao thông thảm khốc, cháy, nổ, thiên tai,vụ án giết người... để đưa tin, viết bài, câu view, bán báo... nhưngđại đa số nhà báo không mong muốn phải tác nghiệp về nhữngchuyện như thế. Là một nhà báo và là một blogger, tôi cũng chỉ ước mình có thểviết, có thể nói những điều tốt đẹp về Việt Nam mà thôi, rằng ViệtNam đẹp lắm, con người Việt Nam dễ thương lắm, chính quyềnViệt Nam dân chủ và tiến bộ lắm. [Riêng ý thứ ba này thì hơi khó,1. HRW: Human Rights Watch, tổ chức Giám sát Nhân quyền.2. SEAPA: Southeast Asian Press Alliance, Liên minh Báo chí Đông Nam Á.Chính trị bình dân | 55vì trên cả thế giới, nói chung các bạn dư luận viên sẽ không tìm rangười dân nước nào ca ngợi chính quyền của mình cả - trừ phi cácbạn đến Bắc Triều Tiên hay một vài xứ độc tài tương tự]. Khi đã phải nói những sự thật chẳng hay ho gì về nước mình, làkhi người ta đau lòng và khổ sở, và cũng đã cảm thấy tuyệt vọng vìkhông có khả năng thay đổi tình hình. 2. Không ai không hiểu rằng việc của người Việt Nam phải dongười Việt Nam giải quyết. Nhưng nếu vậy thì là công dân ViệtNam, chúng ta phải làm gì để thay đổi chính sách? Hãy chỉ cho tôi cách làm thế nào để vận động chính sách ở ViệtNam mà không phải hối lộ, đút lót, không cần phải là đảng viêncộng sản, không cần có chức quyền, không cần nhờ “Anh Hai, AnhBa, Anh Tư” nào đó tác động, không phải gửi hàng chục cân kiếnnghị/ đề đạt và mòn mỏi chờ đợi phản hồi, để rồi nhận nhữngphản hồi [nếu có] kiểu “chúng tôi đã nhận được thư của ông/bà vàđã chuyển tới cơ quan chức năng xem xét giải quyết”, v.v.? Hãy chỉ ra xem nào. 3. Việc tiếp xúc và phản ánh thông tin đến cộng đồng quốc tếcũng chỉ là một hành động chính trị như vô số hành động chínhtrị khác [làm truyền thông, tuần hành, biểu tình, khiếu kiện, v.v.]. Và, có vẻ như nó là hành động chính trị đặc thù của người dân ởnhững xứ sở độc tài. Nếu Việt Nam là một thể chế dân chủ, nơi cácquyền dân sự và chính trị [như quyền biểu đạt ý kiến, quyền thamgia chính trị] của người dân được đảm bảo, thì các blogger cần gìphải đi vận động quốc tế cho những việc trong nước? Nói vậy, nhưng tôi không tin đầu óc của dư luận viên hay quanchức Việt Nam có thể hiểu. Những cái đầu ấy không bao giờ đủ trítuệ và sự tinh tế để hiểu nỗi đau khổ của những người đi vận độngnhân quyền cho Việt Nam. ***Bài đọc:MẶT TRÁI CỦA BIỂU TÌNHMột trong những mặt trái của biểu tình – và nó càng trở nênnghiêm trọng trong văn hoá chính trị “phản biểu tình” của nướcCHXHCN Việt Nam – là sự cản trở tự do đi lại. Vì “phố phườngchật chội, người đông đúc”, biểu tình có nguy cơ gây ảnh hưởngđến giao thông, mà đấy là người biểu tình ở nước ta còn chưa sửdụng biện pháp phong toả đường đi lối lại, cắm trại, dựng rào v.v.đấy nhé. Ở một quốc gia dân chủ, với văn hoá chính trị thừa nhận và ủnghộ biểu tình, thì để vừa đảm bảo quyền tự do biểu đạt của nhómngười biểu tình, vừa đảm bảo quyền tự do đi lại của những ngườikhác, chính quyền sẽ phải có các biện pháp như bố trí lực lượng hỗtrợ người biểu tình [dẹp đường, hướng dẫn giao thông...], đảm bảonhững không gian công cộng thích hợp cho việc biểu tình. Ở ViệtNam thì khác: Chính quyền của đảng Cộng sản Việt Nam gộp tấtcả những người đi biểu tình vào một rọ, gồm các “đối tượng” hoặclà phản động nhân danh yêu nước, hoặc là bị bọn phản động lợidụng, lôi kéo. Từ quan niệm đó đến hành động cụ thể như thế nàothì chúng ta đều đã biết, nên người viết sẽ không đề cập thêm, màsẽ bàn về các trường hợp có mâu thuẫn, xung đột thật sự liên quanđến biểu tình, ở phần tiếp sau. “ÔNG NGUYỄN SINH HÙNG VÀ THẾ LƯỠNG NAN” Biểu tình hoàn toàn có thể cản trở nghiêm trọng quyền tự doChính trị bình dân | 57đi lại của một cá nhân cụ thể. Ví dụ, đó là khi những người biểutình chặn cổng Văn phòng Quốc hội, không cho ông Nguyễn SinhHùng 1 ra đường khi đã hết giờ làm. [Xin các bạn lưu ý, đây chỉ làmột ví dụ giả tưởng, trên thực tế bản thân người viết cũng khôngbiết chính xác ông Nguyễn Sinh Hùng làm việc ở đâu]. Trongtrường hợp này, chúng ta đối diện với một thứ mà các nhà khoahọc ưa gọi là “thế lưỡng nan”: - Vì ông Nguyễn Sinh Hùng là Chủ tịch Quốc hội, là quan chức,cho nên ông có nghĩa vụ phải lắng nghe ý kiến của người dân, tôntrọng quyền tự do biểu đạt và biểu tình của công dân; - Vì ông Nguyễn Sinh Hùng là một công dân Việt Nam, nênông có quyền riêng tư, quyền tự do đi lại, tự do về thân thể, và ôngphải được đi đâu tùy ý sau khi đã hết giờ làm việc. Do đó, khi bị cảntrở tự do đi lại, ông có quyền khởi kiện. Trên giác độ luật pháp thuần túy, công dân Nguyễn Sinh Hùngquả thật có thể kiện những kẻ đã xâm phạm quyền của ông. Tuynhiên, trong văn hóa chính trị ở nhiều nước, người ta thường quanniệm lãnh đạo, quan chức là luôn phải ở một thế chịu thiệt thòitrước công luận hơn người dân, và sẽ rất nực cười nếu lãnh đạo,quan chức muốn “ăn thua đủ” với dân – cái này trong tiếng Việtgọi là “tiểu nhân”. Đương nhiên là ông Hùng có quyền kiện và cóthể kiện, nhưng nếu ông làm thế thì sẽ rất buồn cười trong mắt cácchính trị gia đồng nhiệm, đồng nghiệp của ông ở nước ngoài. Tương tự, chúng ta sẽ không thể thấy Tổng thống Mỹ BillClinton hay đảng Dân chủ tìm cách can thiệp, đóng cửa tờ báo nàodám bôi nhọ ông và chuyện tình ái, bồ bịch của ông. Tổng thốngGeorge W. Bush của đảng Cộng hòa cũng không thể truy tìm vàkhởi kiện kẻ nào dám vẽ bẩn vào ảnh ông rồi vác đi biểu tình, rồiđốt… Bởi vì văn hóa chính trị của người Mỹ ủng hộ quyền tự do1. Nguyễn Sinh Hùng [1946- ]: chính khách Việt Nam dưới thời cộng sản, Chủ tịch Quốchội Việt Nam khóa XIII, từ ngày 23/7/2011 đến ngày 30/3/2016.58 | Phạm Đoan Trangbiểu đạt, ngôn luận của công dân và buộc lãnh đạo phải chấp nhận“chịu thiệt”, “tỏ ra quân tử” trong mắt dư luận. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đừng quên rằng, trong các chế độdân chủ, ghế của quan chức phụ thuộc vào lá phiếu của người dân,nên quan chức có xu hướng nhượng bộ trước những phản ứng củangười dân và tìm cách thuyết phục họ, chứ không dám đối đầu. NẾU CHÚNG TÔI THÍCH “BIỂU TÌNH CHỐNG BIỂU TÌNH”, THÌ SAO? Trường hợp nói trên là khi biểu tình cản trở quyền tự do đi lạicủa một cá nhân cụ thể – một quan chức. Còn trường hợp sau đâyhơi khác. Giả sử sau khi Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá trên vùngbiển Hoàng Sa và Trường Sa, người phát ngôn của Bộ Ngoại giaoViệt Nam chỉ nói vài câu phản đối như thường lệ. Giả sử khoảng300 người ở quận Nhất, TP.HCM nổi giận – trong đó một nửaphẫn nộ với Trung Quốc, một nửa bất mãn về chính sách ngoạigiao của Chính phủ Việt Nam – và họ xuống đường biểu tình. Giảsử cùng lúc, có khoảng 300 người dân ở quận Hai, TP.HCM lại suynghĩ ngược lại hoàn toàn – một nửa trong số họ cho rằng TrungQuốc cấm đánh bắt cá là đúng [cần phải bảo vệ và khai thác tiếtkiệm tài nguyên thủy hải sản chứ, bất luận tài nguyên ấy của quốcgia nào], một nửa ủng hộ chính sách ngoại giao của Việt Nam[phản ứng ở mức độ như người phát ngôn đã phản ứng thôi chứcòn làm gì hơn được nữa]. Câu hỏi đặt ra là: 300 người ở quận Hai có thể đi biểu tình phảnđối 300 người ở quận Nhất không? Câu trả lời: Có, nếu như đúng là tất cả công dân Việt Nam đềuđược hưởng quyền tự do ngôn luận và tự do tụ tập. Vậy sẽ ra sao nếu trên đường phố, các nhóm cư dân bất đồngquan điểm cứ biểu tình qua lại như thế?Chính trị bình dân | 59 Chẳng sao cả, chuyện đó là… bình thường trong một xã hộidân chủ, có nền văn hóa chính trị thiên về các giá trị dân chủ, tựdo, nhân quyền. Có điều, trong mọi trường hợp, bạo lực phải bị lênán và loại bỏ; xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác là mộttội có thể bị kiện và bị xử lý theo pháp luật. Khi ấy, vai trò của luậtpháp và của nhà nước càng trở nên quan trọng hơn trong việc bảovệ quyền tự do ngôn luận và tụ tập của các bên, quyền tự do đi lạicủa những người khác, giữ gìn trật tự trị an và điều hòa các lợi íchmâu thuẫn. Việc này, tất nhiên, chưa bao giờ dễ dàng. Việc của lượng công an là bảo vệ người biểu tình chứ không phải là đánh người biểu tình. Ảnh: Một dân phòng [hoặc công an mặc thường phục] đánh biểu tình viên Phan Nguyên, Sài Gòn, ngày 12/6/2011. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một điểm quan trọng: Sẽ là một nhànước lưu manh, phản động, nếu chính nhà nước bí mật tổ chứccho một nhóm trong xã hội chuyên đi “biểu tình chống biểu tình”.Nói cách khác, nếu chính quyền dùng tiền ngân sách, dùng quyềnlực của lãnh đạo, để huy động lực lượng “phản biểu tình”, “đấutranh với các luận điểm sai trái, thù địch” của một số công dân, mà60 | Phạm Đoan Trangthực chất là tấn công vào quyền tự do ngôn luận của những côngdân ấy, thì đó là biểu hiện của một nhà nước độc tài đáng ghê tởm. KHI VĂN HÓA CHÍNH TRỊ KHÓ CHẤP NHẬN BIỂU TÌNH Ở đâu cũng vậy, biểu tình có những hành động đặc thù như gâytiếng ồn, phong tỏa đường đi lối lại, thậm chí có khi còn kéo theobạo lực – giữa công an, cảnh sát với những người tuần hành, hoặcgiữa chính những người dân với nhau, nhóm phản đối gây lộn vớinhóm ủng hộ như trong ví dụ giả tưởng nêu trên. Đó chính là cácmặt trái của biểu tình, và trong văn hóa chính trị của Việt Nam thìnhững hạn chế đó càng bị khuếch đại: Bạn hãy hình dung một nơiđường phố chật hẹp, bụi bặm, vỉa hè là không gian kinh doanh [màđoàn người đi biểu tình có thể gây ảnh hưởng đến việc kinh doanhđó], và đa số dân chúng thì tới 70 năm không có ý niệm nào về việc“tự nhiên ra ngoài đường hò hét”. Liệu văn hóa chính trị như thế có tạo ra một môi trường tâmlý-xã hội ủng hộ biểu tình và các hoạt động chính trị khác không?Chúng ta thấy ngay là không. Vậy khi văn hóa chính trị về cơ bản là chống lại việc biểu tình,thì một số ít người muốn thể hiện chính kiến thông qua hành độngbiểu tình có thể và nên làm gì? Có nên hò hét, chửi bới kể tội “phekia”, đốt cờ, đốt ảnh, phong tỏa đường xá v.v.? “Một trong các giảipháp cho vấn đề gây tranh cãi này là một hình thức hoạt độngchính trị khác, xuất phát từ một phương pháp đấu tranh của vị anhhùng dân tộc Ấn Độ Mahatma Gandhi: bất tuân dân sự.Chương III:VỀ MÔN HỌC “KHOA HỌC CHÍNH TRỊ”Khoa học chính trị, hay Chính trị học, là một bộ môn khoa học xãhội nghiên cứu về nhà nước, quan hệ giữa nhà nước với phần cònlại của xã hội, và tiến trình quản trị, điều hành một quốc gia. Với cách hiểu chính trị là “việc gây ảnh hưởng lên người khác”,“là đỉnh cao của nghệ thuật thuyết phục, vận động”, các bạn có thểthấy chính trị bao trùm lên toàn bộ đời sống xã hội. Tuy thế, khoahọc chính trị, với định nghĩa như trên, “chỉ” bao gồm một số lĩnhvực, mà sau này được phát triển thành các ngành học sau: - Triết học chính trị; - Luật công; - Quan hệ quốc tế, luật quốc tế, các tổ chức quốc tế; - Chính quyền trung ương, chính quyền địa phương; - Chính thể so sánh; - Quản trị công; - Xung lực chính trị [đảng phái, công luận và tuyên truyền, cácnhóm áp lực và nhóm lợi ích]; - Chính quyền và kinh doanh; - Cơ quan lập pháp và tiến trình lập pháp; - Cơ quan hành pháp và tiến trình hành pháp. Bạn muốn đi sâu vào khoa học chính trị, có thể chọn ít nhấtmột trong các lĩnh vực trên để nghiên cứu.62 | Phạm Đoan Trang Rất có thể sau này, các đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu của khoahọc chính trị còn mở rộng thêm nhiều nữa.Phần II CHÍNH QUYỀN VÀ NHÀ NƯỚCTrong Phần II này, chúng ta bàn đến đối tượng nghiên cứu trungtâm của chính trị học, đó là nhà nước, và nhà nước trong quan hệvới công dân, tức là chính quyền. Ngoài ra, nói đến chính quyền, chúng ta cũng sẽ tìm hiểu mộtkhái niệm có lẽ khá mới mẻ với độc giả Việt Nam, là tính chínhdanh. Điều thú vị là, tuy nó mới với người dân Việt Nam, nhưngvới mọi chính quyền trên thế giới này, nhất là các chính thể độctài, tính chính danh lại là điều cực kỳ quan trọng và luôn được chúý gây dựng.Chương IĐỊNH NGHĨA CHÍNH QUYỀNCó nhiều định nghĩa về chính quyền, nhưng định nghĩa của AustinRanney có lẽ chuẩn xác và xúc tích nhất: “Chính quyền là một tậphợp các cá nhân và thiết chế với chức năng làm ra và thực thi luậtpháp trong và cho một xã hội”. 1 Tập hợp ấy đương nhiên có tổ chức, hay nói cách khác, chínhquyền là một tổ chức. Tuy thế, câu hỏi đặt ra là nếu như vậy thì nókhác gì với một tổ chức bình thường? Bạn hãy xem bảng sau: So sánh chính quyền và tổ chức Chính quyền Tổ chức1 Quyền lực bao trùm lên toàn xã hội Quyền lực chỉ áp đặt đối với thành viên của tổ chức Tư cách thành2 Tư cách thành viên là không tự nguyện viên là tự nguyện3 Quyền lực độc đoán. Lệ làng phải thua Quyền lực phép vua. không độc đoán.1. “Governing: An Introduction to Political Science”, 8th edition, Austin Ranney, PrenticeHall xuất bản, trang 26.66 | Phạm Đoan Trang Trong một quốc gia, ngoài chính quyền ra thì không4 Là tổ chức duy nhất trong một quốc gia có tổ chức nào có quyền làm ra luật, cưỡng chế thi hành luật, quyền làm ra và xử lý người vi phạm luật. luật, cưỡng chế thi hành luật và xử lý thành viên vi phạm. Bạn hãy chú ý đặc điểm thứ 4: Chính quyền là “tổ chức duy nhấttrong một quốc gia có quyền làm ra luật, cưỡng chế thi hành luật,và xử lý người vi phạm luật”. Đảng 3K ở Mỹ thực chất là ba phong trào phân biệt chủng tộc cực đoan và khủng bố. Nguồn ảnh: Huffington Post. Thế giả sử đảng 3K 1 ở Mỹ tự cho chúng có quyền làm ra luật,cưỡng chế thi hành luật, và xử lý người vi phạm luật của chúng [và1. 3K là viết tắt của Ku Klux Klan. 3K là một tổ chức cực đoan cánh hữu ở Mỹ, cổ súy chosự phân biệt chủng tộc và “thanh lọc” xã hội Mỹ thông qua khủng bố. Họ chống ngườinhập cư, chống người Do Thái, chống Công giáo. Họ nổi lên thành ba phong trào, ở bagiai đoạn: 1865-thập niên 1870, 1915-1944, và 1946 đến nay.Chính trị bình dân | 67trên thực tế, chúng đã làm như thế thật], thì sao? Khi đó, chúng cótrở thành chính quyền không? Hẳn bạn sẽ trả lời là Không. Vậy, tại sao lại không? Tại sao đảng3K, dù mạnh đến thế, lại không phải là chính quyền ở Mỹ? Câu trả lời là: Bởi vì đảng 3K không có tính chính danh. Đểđược gọi là chính quyền, một tổ chức, hay một tập hợp con ngườivà thiết chế, nhất định phải có tính chính danh. Đây cũng là kháiniệm mà bạn có thể thường nghe nói đến, nhất là câu “nhà cầmquyền đã mất tính chính danh”. Nó là cái gì vậy?Chương IITÍNH CHÍNH DANHTính chính danh là niềm tin phổ biến của các thành viên trongmột xã hội rằng quyền lực của chính quyền hay đảng cầm quyềnlà đúng, chính đáng, hợp lý, hợp pháp, và vì thế dân chúng phảiphục tùng. Tóm lại, chính quyền có chính danh tức là việc cầm quyền củahọ là phù hợp, thích đáng trong suy nghĩ của người dân, và vì thếngười dân chấp nhận phục tùng chính quyền ấy. Do đó, có trường hợp chính quyền được thành lập hợp pháp,nhưng không được người dân cho là hợp lý, nên vẫn thiếu tínhchính danh và cuối cùng sụp đổ. Nhiều chính quyền ở khối cộngsản Đông Âu cũ, như Đông Đức, Ba Lan, Hungary, mặc dù trêndanh nghĩa được thành lập hợp pháp thông qua các cuộc bầu cử,song một khi đã hết tính chính danh – tức là không còn được sốđông dân chúng ủng hộ, đã lần lượt sụp đổ vào cuối thập niên 80của thế kỷ trước. Làm thế nào để một tổ chức có được tính chính danh để trởthành chính quyền? Theo nhà xã hội học người Đức Max Weber[1864-1920], có ba cách 1: 1. Nhờ truyền thống [cha truyền con nối];1. “Die drei reinen Typen der legitimen Herrschaft” [Ba kiểu chính quyền có tính chínhdanh, tiếng Anh: The Three Types of Legitimate Rule”], một tiểu luận của Max Weber viếtbằng tiếng Đức, xuất bản năm 1922.70 | Phạm Đoan Trang 2. Nhờ có sức hấp dẫn của lãnh tụ, lãnh đạo; 3. Nhờ được thành lập hợp pháp và hợp lý. 1. CHÍNH DANH NHỜ TRUYỀN THỐNG Đây là trường hợp các chính thể, các vương triều cha truyềncon nối. [Anh, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Morocco [Ma-rốc], SaudiArabia [Ả-rập Xê-út], Kuwait [Cô-oét], Thái Lan…]. Những chínhquyền này được coi là có tính chính danh bởi vì chúng được côngnhận từ lâu trong lịch sử, hay nói cách khác, tính chính danh củachúng được truyền lại từ các triều đại trước. Người dân ở những xãhội này chấp nhận chính thể đương thời bởi vì chính thể ấy đã cầmquyền từ lâu, thành truyền thống, và không ai còn đặt vấn đề phảixem xét lại hay phá bỏ truyền thống ấy. 2. CHÍNH DANH NHỜ CÓ LÃNH TỤ KIỆT XUẤT Đó là những chính thể được công nhận là chính danh nhờ sựhấp dẫn của một cá nhân nào đó được công chúng sùng bái, và cánhân đó đóng vai trò lãnh tụ, lãnh đạo. Ví dụ như các chính quyềnNapoleon [Pháp], Mussolini [phát xít Ý], Hitler [Đức quốc xã],Fidel Castro [Cuba cộng sản], Khomeini [Hồi giáo Iran], Lenin,Stalin [Liên Xô], Mao Trạch Đông [Trung Quốc cộng sản], dònghọ Kim Nhật Thành [Bắc Triều Tiên], và Hồ Chí Minh [Việt Namcộng sản], v.v. Nói cách khác, những chính quyền đó có được tính chính danhnhờ việc họ có một gương mặt cá nhân nào đó có sức hấp dẫn tolớn đối với dân chúng, được ngợi ca bởi công đức trời biển, đượctôn vinh như “tiên đế”, “cha già dân tộc”, “khai quốc công thần”.Chừng nào nhân vật ấy còn được sùng bái, chừng đó chính thể còncó tính chính danh, và ngược lại, khi sự sùng bái của người dânđối với lãnh tụ kiệt xuất bị suy giảm thì khi ấy, tính chính danh củachính thể bắt đầu lung lay. Đến khi lòng kính trọng, tin yêu của dânchúng đối với lãnh tụ hoàn toàn chấm hết, thì chế độ không còn lýdo để tồn tại.Chính trị bình dân | 71 Đó là lý do vì sao các chính quyền cộng sản như Liên Xô, BắcTriều Tiên, Cuba, Trung Quốc, Việt Nam… phải sống chết bảo vệhình ảnh vị “cha già dân tộc” của mình, kể cả hàng chục năm saukhi ông ta mất. Ở những xã hội này, sự kính trọng, tin yêu đối vớilãnh tụ được xem như đạo đức, như một phẩm chất tốt đẹp. Nóixấu, phỉ báng lãnh tụ bị coi là trọng tội và bị pháp luật trừng phạt. Ảnh chụp màn hình facebook Nguyễn Lân Thắng. Trên thực tế, sùng bái cá nhân đã chỉ đưa đến và củng cố chế độđộc tài và nô lệ. Không xã hội nào tiến bộ về đạo đức và văn hóachính trị nhờ việc dân chúng sùng bái lãnh tụ.72 | Phạm Đoan Trang Vào ngày 12/10/2015, Đỗ Đăng Dư, 17 tuổi, chết lúc 7h tối tại bệnh viện Bạch Mai sau hai tháng bị công an huyện Chương Mỹ tạm giam ở Trại tạm giam số 3 [Công an TP. Hà Nội] để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản. Trước đó, ngày 11/10, Cơ quan Cảnh sát Điều tra cho biết, Đỗ Đăng Dư bị bạn tù là Vũ Văn Bình đánh vì “rửa bát bẩn”. Đêm 12/10 sau khi Dư chết và thi thể được đưa vào nhà xác, hàng chục nhà hoạt động nhân quyền ở Hà Nội đã đến bệnh viện Bạch Mai an ủi, giúp đỡ gia đình và lên án công an bạo hành dân. Ngày hôm sau, 13/10, facebooker Nguyễn Lân Thắng, 40 tuổi, đăng tải trên trang cá nhân một bức hình chụp ông cầm chiếc đĩa sứ có in chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, kèm bình luận: “Ngày xưa ông ấy rửa bát bẩn trên tàu thì Việt Nam đâu đến nỗi”. Bức hình được gần 5000 người “like” và hơn 300 người chia sẻ, nhưng nó cũng gây phẫn nộ lớn trong cộng đồng những người “yêu Đảng yêu Bác”. Vào ngày 17/10, ông Trần Nhật Quang, 58 tuổi, một nhân vật trong đội ngũ dư luận viên Hà Nội, tuyên bố thành lập nhóm phản ứng nhanh để “săn lùng” và “hỏi tội” “những tên phản động” mà trước mắt là Nguyễn Lân Thắng vì tội “xúc phạm Bác Hồ”. Nói là làm, tối 21/10, Trần Nhật Quang và Đỗ Anh Minh kéo thêm một số nhân vật cực đoan trong lực lượng ủng hộ chế độ cộng sản ở Hà Nội đến nhà facebooker Nguyễn Lân Thắng quấy nhiễu: bấm chuông, gọi loa, phát truyền đơn thóa mạ ông Thắng. Họ rút đi khi các bạn của ông Thắng đến, tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục đe dọa gia đình ông Thắng trong nhiều ngày sau. Nhiều độc giả của ông Nguyễn Lân Thắng, tuy ủng hộ ông hoạt động xã hội, đấu tranh dân chủ, nhưng cũng không tán thành việc ông “đem Bác Hồ ra làm trò cười”. Tuy vậy, cũng không ai giải thích được tại sao kính trọng lãnh tụ lại là một thứ đạo đức. Đó chính là bởi vì tâm lý sùng bái lãnh tụ trong dân chúng Việt Nam còn rất nặng, mà tâm lý ấy là kết quả của sự tuyên truyền không ngừng nghỉ của chính quyền cộng sản về ông Hồ Chí Minh như vị cha già dân tộc. 3. CHÍNH DANH NHỜ HỢP PHÁP VÀ HỢP LÝ Đó là những chính quyền có được tính chính danh nhờ: - Được thành lập một cách hợp pháp, hợp lý; - Có hiến pháp, luật pháp giới hạn quyền lực của nhà nước đểkhông xâm phạm vào tự do của người dân;Chính trị bình dân | 73 - Có nhà nước pháp trị, tam quyền phân lập, các chức vụ nhànước đều có nhiệm kỳ và được bầu cử công bằng, tự do. Tất nhiên là, như các bạn có thể thấy, các chính thể đều sẽ tựnhận mình là “chính danh nhờ hợp pháp và hợp lý”. Chẳng mộtchính thể nào lại nhận mình “cướp chính quyền” và không có tínhchính danh. Tương tự, tất cả các chính quyền trên thế giới này đều đã, đangvà sẽ nhận họ là chính thể dân chủ. Không một chính thể nào lại tựnhận mình là độc tài, phi dân chủ. Có nghĩa là, dù có thể còn gâytranh cãi, nhưng dân chủ vẫn được toàn thế giới xem là một giá trịđáng có. Nửa cuối của Phần II sẽ bàn về giá trị này. *** Max Weber đưa ra lý thuyết của ông về ba kiểu chính quyền cótính chính danh trong một tiểu luận xuất bản vào năm 1922. Tiểuluận rất nổi tiếng và lý thuyết của ông có ảnh hưởng từ đó đến nay.Về sau này, các học giả mới bổ sung thêm một kiểu chính danhnữa, đó là chính danh có được nhờ đạt thành tựu về kinh tế và/hoặc đạo đức cũng như năng lực bảo vệ chủ quyền quốc gia. Bạn có thấy “nghe quen quen” không? Rất quen là đằng khác,bởi vì một nhà nước điển hình cho sự xây dựng tính chính danhkiểu này là láng giềng của Việt Nam, chung ý thức hệ cộng sản vớiViệt Nam: Trung Quốc. Khi nhà nước cộng sản ở Bắc Kinh mới thiết lập được chínhquyền [năm 1949], tính chính danh của nó có được nhờ nhữnghứa hẹn với người dân về một đất nước hùng mạnh, xã hội cộngsản bình đẳng, quan chức trong sạch không tham nhũng, dânchúng ai nấy đều có việc làm ổn định và được bảo đảm về lươngthực thực phẩm, y tế, giáo dục… Dần dần về sau, những thành tựukinh tế nổi bật, một nền quốc phòng mạnh đủ làm khu vực và thếgiới khiếp sợ, trở thành cơ sở chủ yếu để nhà cầm quyền Bắc Kinhtạo và giữ được tính chính danh với nhân dân. Người dân TrungQuốc cần những cái cớ để tự hào về đất nước, để lòng tự hào dân74 | Phạm Đoan Trangtộc của họ được ve vuốt, và có vẻ như đảng Cộng sản Trung Quốccầm quyền đã giúp họ có được và duy trì những cớ đó. Đổi lại,dân chúng sẽ trung thành với chế độ và chấp nhận hy sinh một sốquyền dân sự và chính trị. Tuy thế, thành tựu kinh tế và sức mạnh quốc phòng có thể làmnên tính chính danh của một nhà nước thì cũng có thể làm chotính chính danh ấy bị bào mòn, thậm chí bị xóa sạch, đến mứcnhà nước phải sụp đổ. Khi nào kinh tế Trung Quốc sa sút, bất bìnhđẳng xã hội gia tăng, quân đội Trung Quốc thất bại trước một đốithủ nào đó… thì Bắc Kinh mất chính danh. Cần nhớ rằng, kinhtế suy thoái, phúc lợi xã hội không đảm bảo, chất lượng sống thấpkém, cũng là những yếu tố dẫn đến sự mất tính chính danh củacác đảng cộng sản cầm quyền ở Đông Âu ngày trước. [Trong khiđó, họ lại không có vị lãnh tụ kiệt xuất nào như Lenin hay Stalincủa Liên Xô]. Nhiều người Đức cho rằng truyền hình [ngoài luồng] đóng một vai trò quan trọng khiến chế độ cộng sản ở Đông Đức cũ thất bại trước Tây Đức dân chủ tự do, và nước Đức thống nhất. Ấy là do trước thời điểm thay đổi, những người dân Đông Đức đã được tiếp xúc với thông tin từ Tây Đức qua truyền hình. Đặc ủy nhân quyền Đức Christoph Strässer kể với người viết trong một cuộc trò chuyện vào sáng 5/6/2015 tại Hà Nội: “Ở CHDC Đức hồi đó, có quy định ăng-ten [antenna] chỉ được quay sang một hướng nhất định thôi, hướng đài truyền hình quốc gia. Nhưng nhiều người, ví dụ ở vùng Đông Berlin, vẫn sáng tạo lắm, họ làm cách nào đấy để nhận được thông tin, hình ảnh từ Tây Đức”. Và thế là dân chúng Đông Đức hiểu rằng trong khi họ đang phải “xếp hàng cả ngày”, phải tiêu dùng những hàng hóa chất lượng tồi, phải sống đời sống văn hóa-tinh thần nghèo nàn, xám xịt và bị kiểm soát, thì ngay sát bên họ, có một nước Đức khác. Một Tây Đức phồn vinh, mức sống cao trong một xã hội tiêu thụ đầy màu sắc rực rỡ, và có những ban nhạc như Modern Talking, Scorpions... Họ bắt đầu khao khát, ước mơ, hoặc là ghen tị, thèm muốn… Gọi là gì cũng được, tùy chúng ta nghĩ. Nhưng rõ ràng là đã có một thời truyền hình góp phần mở cửa ra thế giới, thúc đẩy ước mơ và dẫn đến thay đổi xã hội theo hướng dân chủ hóa.Chính trị bình dân | 75 Bài hát Geronimo’s Cadillac của Modern Talking [1986] có câu “chiếc xe Cadillac của Geronimo làm tất cả các cô gái đều phát khùng”. Có lẽ cuộc sống đầy màu sắc ở Tây Đức ngày đó cũng đã làm rất nhiều người Đông Đức “phát khùng”. So với đồng nhiệm Trung Quốc, đảng Cộng sản Việt Nam khócó khả năng xây dựng tính chính danh nhờ thành tựu kinh tế vàquốc phòng. Nhà nước CHXHCN Việt Nam thường bị dân chúngchỉ trích, hoặc ít nhất cũng nghi ngờ, về chính sách phát triển kinhtế và năng lực bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhất là chủ quyền biểnđảo. Trong khi đó, hầu như chưa người dân Trung Quốc nào phảitrải qua cảm giác đất nước họ thất bại về kinh tế, chính quyền củahọ duy trì chính sách đối ngoại nhu nhược, luồn cúi trước ngoạibang. Từ đó, các bạn có thể thấy rằng vấn đề kinh tế và đặc biệt là bảovệ chủ quyền đã trở thành tử huyệt tiềm tàng của đảng Cộng sảnViệt Nam. *** XÂY DỰNG TÍNH CHÍNH DANH Dựa vào lý thuyết của Max Weber, chúng ta thấy rằng, để mộttổ chức có được tính chính danh và trở thành chính quyền, áp đặtquyền lực nhà nước lên toàn xã hội, thì tổ chức ấy: Một là may mắn được thừa hưởng quyền lực từ triều đại trước[cha truyền con nối], ở những xã hội mà chính quyền có được tínhchính danh nhờ truyền thống. Hoặc: Hai là phải có được một nhân vật lãnh đạo có sức hấp dẫn đặcbiệt đối với công chúng, một cá nhân kiệt xuất. Hoặc: Ba là có được quyền lực một cách hợp lý và hợp pháp, và duy trìnó cũng với một cách hợp lý và hợp pháp: xây dựng và bảo vệ mộtbản hiến pháp dân chủ, đảm bảo nhà nước pháp quyền, tam quyềnphân lập, bầu cử tự do và công bằng…76 | Phạm Đoan Trang Tuy nhiên, hẳn các bạn cũng đã thấy từ định nghĩa: Tính chínhdanh là niềm tin phổ biến của các thành viên trong một xã hội rằngquyền lực của chính quyền hay đảng cầm quyền là đúng, chínhđáng, hợp lý, hợp pháp, và vì thế dân chúng phải phục tùng. Xin nhấn mạnh từ “niềm tin” trong định nghĩa này. Như vậy cónghĩa là, về bản chất, chính quyền có tính chính danh là bởi vì dânchúng tin rằng chính quyền ấy cầm quyền là đúng. Điều này cũnghàm ý: Quan trọng là niềm tin; một chính quyền muốn tạo ra vàduy trì tính chính danh thì phải làm cho dân chúng có niềm tin ấy. Bằng cách nào? Có thể bằng bạo lực, đe dọa và khủng bố, để épngười dân phải tin “chính quyền này mạnh lắm và họ cầm quyềnlà đúng”. Cũng có thể bằng tuyên truyền và lừa dối. Hay tốt nhất làkết hợp cả hai: bạo lực và tuyên truyền. Chính quyền có thể sử dụng tuyên truyền, quảng cáo, PR để tạo ra và/hoặc làm tăng tính chính danh cho mình. Một chính quyền có chính danh hay không là do chính quyền đó tuyên truyền giỏi đến đâu mà thôi. [Beetham, 1991] Người viết tin rằng, tà quyền thì sẽ dùng bạo lực và tuyên truyềnđể có được niềm tin của dân chúng, từ đó xây dựng và củng cốtính chính danh. Còn chính quyền thì sẽ xây dựng chính danh quacách thứ ba – chính danh nhờ hợp pháp và hợp lý – hoặc cách thứtư – đạt những thành tựu kinh tế vượt trội so với khu vực và thếgiới. Song ngay cả cách thứ ba, thứ tư này cũng phải được kết hợpchặt chẽ, khéo léo với truyền thông chính trị. [Xem Chương II vềtuyên truyền và truyền thông chính trị, trong Phần V, “Tương tácchính trị”]. *** PHÁ HỦY TÍNH CHÍNH DANH CỦA LỰC LƯỢNG ĐỐI LẬP Với những nhà nước độc tài, muốn duy trì ách cai trị vĩnh viễn,thì song song với việc củng cố tính chính danh của mình là việcChính trị bình dân | 77phá hủy tính chính danh của lực lượng đối lập. Bằng cách nào?Bằng cách tuyên truyền sâu rộng cho dân chúng thấy những ngườiđối lập không xứng đáng để tham gia chính trị, không đủ tư cách,năng lực, tài đức v.v. để cầm quyền. Tóm lại, cách mà chắc chắnmọi thể chế độc tài sẽ thực hiện là phá hoại hình ảnh của lực lượngđối lập, ra sức cô lập, cách ly họ khỏi nhân dân. Tại một hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo toàn quốc 2012,diễn ra sáng 9/1/2013 tại Hà Nội, ông Hồ Quang Lợi – nhà báo,Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội – phát biểu đại ý: HàNội đã tổ chức được đội ngũ 900 dư luận viên trên toàn thànhphố nhằm phát huy sức mạnh của đội ngũ tuyên truyền miệng.Trong khi đó, báo chí thủ đô thực hiện ý kiến chỉ đạo về nhữngvụ việc nhạy cảm; thành lập các tổ phóng viên bấm nút, phản ứngnhanh. Tổ chức “nhóm chuyên gia” đấu tranh trực diện trên mạngInternet, tham gia bút chiến trên Internet. Đến nay, đã xây dựngđược 19 trang tin điện tử, hơn 400 tài khoản trên mạng. 1 Đó là lần đầu tiên khái niệm “dư luận viên” được nhắc tới côngkhai, trên báo chí chính thống. Nhưng những người làm côngviệc đó thì hẳn đã có mặt ở Việt Nam từ lâu, dưới những cái tênnhư “tuyên truyền viên”, “cộng tác viên dư luận xã hội”. Trước khiInternet vào Việt Nam [cuối năm 1997], họ chủ yếu làm tuyêntruyền miệng. Kể từ khi Internet xuất hiện, họ bắt đầu hoạt độngmạnh trên mạng, có mặt ở khắp các diễn đàn, tung ý kiến “địnhhướng” diễn đàn và “đấu tranh” với các ý kiến phê phán, chỉ tríchđảng và nhà nước cộng sản. Có thời họ được gọi là “hồng vệ binh”,vì phong cách đặc biệt hung hãn, dữ tợn, chẳng khác các hồng vệbinh ở Trung Quốc hồi Cách mạng Văn hóa.1. “Tổ chức nhóm chuyên gia bút chiến trên Internet”, Đào Tuấn/ Lao Động số ra ngày9/1/2013. Đây là bài báo đầu tiên nhắc tới khái niệm “dư luận viên”. Địa chỉ trên mạng://laodong.com.vn/chinh-tri/to-chuc-nhom-chuyen-gia-but-chien-tren-internet-98582.bld78 | Phạm Đoan Trang Nhưng chỉ đến khi Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà NộiHồ Quang Lợi nhắc đến cụm từ “dư luận viên” và được báo chíchính thống trích dẫn, hoạt động thuê người định hướng dư luậnvà phá hoại hình ảnh của đối lập mới được công khai thừa nhận ởViệt Nam. Dư luận viên đã hoạt động mạnh trong thời gian sau đó. Hàngchục blog, website và facebook được mở ra, chuyên đăng bài vởbôi nhọ, lăng mạ các cá nhân và tổ chức hoạt động dân chủ-nhânquyền ở Việt Nam, như: Mõ Làng, Tre Làng, Google Tiên Lãng,Người Con Đất Mẹ, facebook Việt Nam Thời Báo, facebook Đơnvị Tác chiến Điện tử, facebook Em yêu chú công an nhân dân, v.v. Bên cạnh đó, lực lượng an ninh cũng ráo riết hoạt động, vớinhững nghiệp vụ như rình mò, theo dõi những người bất đồngchính kiến, bới móc các chuyện cá nhân của họ, nhất là chuyệntình ái, công việc làm ăn, để tung lên mạng bêu riếu, sỉ nhục họ “vôđạo đức”, “đồi trụy”, “đồi bại”, “tham tiền”, “ăn tiền hải ngoại”, v.v. Mục đích, không gì khác, chính là để phá hoại hình ảnh của cáclực lượng chính trị khác ngoài đảng Cộng sản cầm quyền, tiêu diệtniềm tin của người dân vào phong trào dân chủ, cũng tức là tiêudiệt tính chính danh của đối lập. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, dư luận viên còn có thêmmột chức năng là đe dọa, khủng bố tinh thần những người phảnbiện chính quyền, đặc biệt nếu đó là trí thức. Có lẽ bởi dư luận viênnắm bắt được tâm lý chung của trí thức là sợ bị xúc phạm, sợ thứngôn ngữ chợ búa và ngại “cãi cọ như hàng tôm hàng cá”, nhất là ởcác môi trường công cộng như mạng xã hội facebook. Ví dụ về một comment kiểu đe dọa: “… thích “cấp tiến” thì kiếmnồi cơm khác mà diễn. Xuyên tạc lịch sử để câu vìu đừng trách bịăn chửi. Có nhiều cách để mày kiếm cơm động vào những thứ linhthiêng thì mồm ngậm tiền nhưng răng không còn đâu…”. Cũng cần nói thêm rằng sử dụng dư luận viên không phải sángkiến của tuyên giáo và an ninh đảng Cộng sản Việt Nam. KháiChính trị bình dân | 79niệm về một đội quân mạng được huy động để định hướng dưluận và tấn công những ý kiến phản biện đảng và nhà nước cộngsản ít nhất cũng đã xuất phát từ Trung Quốc. Vào tháng 10/2004,Sở Thông tin Tuyên truyền Changsha bắt đầu thuê các “bình luậnviên chuyên nghiệp trên mạng Internet” – đây có lẽ là một trongnhững lần sớm nhất nghề này được nhắc tới ở Trung Quốc.Chương IIINHÀ NƯỚCRộng hơn khái niệm chính quyền là khái niệm nhà nước. Nó cóhai nghĩa, tức là có hai cách hiểu về khái niệm này. CÁCH HIỂU 1: NHÀ NƯỚC LÀ QUỐC GIA Nhà nước là gì, ví dụ khi ta nói “Nhà nước CHXHCN ViệtNam”, “Nhà nước Palestine”, “Nhà nước Do Thái”? Theo James Garner, nhà nước là một cộng đồng người chiếmhữu một lãnh thổ xác định, hoàn toàn không chịu sự kiểm soát từbên ngoài, và sở hữu một chính quyền có tổ chức mà tất cả cư dânsinh sống trong lãnh thổ đó đều phải phục tùng. 1 Định nghĩa của Garner đã bao gồm đủ bốn yếu tố căn bản củamột nhà nước: con người [dân], lãnh thổ [đất], chính quyền, vàchủ quyền hay quyền tối cao. 1. Dân Người ta hay nói phải có nhà nước, mới có công dân [ngườimang quốc tịch của nước đó]. Nhưng cũng phải có dân mới cónhà nước. Các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại cho rằng dân số củamột nước không nên quá đông mà cũng không nên quá thưa. Cầnphải đủ đông để sản xuất của cải vật chất nuôi nhau, và đủ ít để dễcai quản. Plato cho rằng số dân lý tưởng của một thành bang như1. “Political Science”, Government of Tamilnadu , 200382 | Phạm Đoan TrangAthens hay Sparta là ở mức 5.040 người. Triết gia Pháp Rousseaulại ấn định 10.000 người là số dân lý tưởng của một nhà nước. 2. Lãnh thổ “Không có đất thì không có nước”. Không có một lãnh thổ xácđịnh thì không thể có nhà nước, nói cách khác, không tồn tại mộtnhà nước không có lãnh thổ. Lãnh thổ bao gồm không chỉ đất đaimà cả nước – hồ, sông, biển… – và vùng không trung bên trên đó. 3. Chính quyền trong quan hệ với nhà nước Chính quyền, như chúng ta đã thấy trong phần định nghĩa ởtrên, “là một tập hợp các cá nhân và thiết chế với chức năng làm ravà thực thi luật pháp trong và cho một xã hội” [Austin Ranney]. Ởđây, trong quan hệ với nhà nước, chính quyền là công cụ, là bộ máyđể thông qua đó nhà nước tồn tại và thực thi các chức năng của nó,và mọi người dân có thể cùng chung sống với nhau. Nói cách khác,chính quyền là cỗ máy vận hành của nhà nước. Các chức năng mà nhà nước thực hiện thông qua bộ máy chínhquyền gồm những gì? Là bảo đảm trật tự và an ninh trong xã hội,quốc phòng [bảo vệ đất nước khỏi các thế lực ngoại xâm], thực thicông lý, thúc đẩy thịnh vượng về kinh tế và sự phát triển… Bạnđọc chú ý là trong các chức năng ấy, không có chức năng “trấn ápcác thế lực phản động trong nước”. Chính vì thế mà Nhà nước ViệtNam cộng sản thường phải mượn danh nghĩa “bảo đảm trật tự vàan ninh” để đàn áp các lực lượng chính trị đối lập mà họ dán nhãnchung là “phản động”, “thế lực thù địch”. Bạn cũng chú ý: Nhà nước và chính quyền là hai khái niệmkhác nhau. Nhà nước rộng hơn chính quyền, bao gồm cả chínhquyền và người dân. Trong khi đó, chính quyền không bao gồmdân. Một điều quan trọng nữa là, chính quyền có thể thay đổi, có thểđược thành lập mới hoặc bị lật đổ, xóa bỏ đi để một chính quyềnmới thay thế. Nhưng nhà nước là vĩnh cửu, không thay đổi, chừngChính trị bình dân | 83nào còn duy trì được cả bốn yếu tố căn bản của nó: dân, đất, chínhquyền, chủ quyền. 4. Chủ quyền Chủ quyền, hay quyền tối cao, là quyền ra quyết định cuối cùngvà là quyền cao nhất, không còn quyền lực nào ở trên nó nữa. Chủ quyền có hai loại: chủ quyền đối nội và chủ quyền đốingoại. - Chủ quyền đối nội: Nhà nước có quyền lực tối cao đối với tấtcả các công dân của nó, tất cả người dân sinh sống trong lãnh thổcủa nhà nước đó. - Chủ quyền đối ngoại: Nhà nước độc lập khỏi bất kỳ sự kiểmsoát nào từ bên ngoài lãnh thổ của nó. Với định nghĩa trên của James Garner, hẳn các bạn cũng thấy,nhà nước [tiếng Anh: state] và quốc gia [tiếng Anh: nation] là haikhái niệm đồng nghĩa, và chúng đều bao gồm bốn yếu tố nêu trên:dân, đất, chính quyền, chủ quyền. CÁCH HIỂU 2: NHÀ NƯỚC LÀ CHÍNH QUYỀN Cách hiểu thứ hai gần gũi hơn với đa số người Việt. Dân ViệtNam, khi nghe thấy từ “nhà nước”, thường nghĩ ngay đến chínhquyền, ví dụ như trong cụm từ đã quá quen thuộc: “Đảng và Nhànước” [chữ đảng viết hoa để chỉ đảng Cộng sản Việt Nam]. Ở Việt Nam, cách hiểu này phổ biến hơn cách hiểu thứ nhất. Còn chính quyền là gì thì mời bạn xem lại Chương I, “Địnhnghĩa chính quyền”, của Phần II này. *** MỘT VÀI KHÁI NIỆM KHÁC Nếu hiểu nhà nước là quốc gia [theo cách hiểu thứ nhất], thìtrong tiếng Anh có khái niệm nation-state. Nhiều người dịch nósang tiếng Việt là “quốc gia dân tộc” – một từ rất khó hiểu, tốinghĩa. Đúng ra thì phải chuyển ngữ nó như thế nào?84 | Phạm Đoan Trang Nation-state là một loại hình nhà nước nối kết thực thể chínhtrị của nó với thực thể văn hóa của dân tộc. Từ điển Oxford địnhnghĩa nation-state “là một nhà nước có chủ quyền, trong đó đa sốcông dân của nó được thống nhất với nhau bởi các yếu tố địnhhình một dân tộc, như ngôn ngữ và nguồn gốc chung”. Nation-state là một sự đồng nhất hóa giữa nhà nước và dân tộc. Vậy, nation-state là một nhà nước mang tính chất một quốc gia,khác với city-state là một nhà nước ở quy mô thành phố. City-statedịch là thành bang, còn nation-state có thể được dịch là “nhà nướcđộc lập”, “quốc gia độc lập”. Nhà nước có gì khác với đất nước [tiếng Anh: country]? Nhànước là một thực thể chính trị-pháp lý, trong khi đất nước là mộtthực thể mang tính văn hóa-sắc tộc. Nhà nước phải có chủ quyền[chủ quyền là một trong bốn yếu tố căn bản xác lập nên một nhànước], trong khi một đất nước có thể không có chủ quyền – chẳnghạn bị mất chủ quyền vào tay ngoại xâm. Điều quan trọng là ngườidân của đất nước ấy, về mặt tâm lý, vẫn coi họ là dân một nước,cùng chia sẻ một đất nước chung, cùng chia sẻ một ý chí chung làđược chung sống với nhau trong một đất nước, ngay cả khi nhànước của họ mất chủ quyền. Thế còn dân tộc là gì? Từ “dân tộc” trong tiếng Việt có hainghĩa. Nghĩa thứ nhất là nhân dân. Chẳng hạn khi ta nói: “Dân tộcViệt Nam là một”, câu này hàm ý toàn thể nhân dân Việt Nam đềuthống nhất. Nghĩa thứ hai là sắc dân, sắc tộc, ví dụ khi ta nói “người dântộc thiểu số”, “dân tộc Kinh”, “dân tộc H’mong”, “dân tộc Tày”, hay“người Thượng”, “người Ba-na”… Ở đây, một dân tộc được hiểu làmột cộng đồng người có chung một nền văn hóa, lịch sử, và đặcbiệt, chung một cách giải thích về nguồn gốc của họ. Chẳng hạn,người Kinh [chiếm 90% dân số Việt Nam] cho rằng họ là con cháuvua Hùng; tổ tiên của họ là mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân, haiChính trị bình dân | 85vị tiên và rồng này kết hợp với nhau sinh ra trăm người con, trongđó có các vua Hùng. Còn người Mường lại có cách lý giải khác vềsự xuất hiện của dân tộc Mường, đó là tích “Chim Ây, Cái Ứa”. Việt Nam có 54 sắc dân, hay thường được gọi là “54 dân tộcanh em”. “Chữ S thân yêu” ở Mộc Châu, Sơn La. Ảnh: Đỗ Ký Dương.86 | Phạm Đoan Trang Cô bé H’mong tham gia ngày hội các dân tộc ở Mộc Châu, Sơn La, tháng 9/2013. Ảnh: Đỗ Ký Dương.Phần III DÂN CHỦPhần này bàn về một vấn đề có lẽ thường gặp nhất khi nói đếnchính trị: dân chủ và những mặt trái của nó. Đây cũng là khái niệm khiến người Việt Nam, đặc biệt cácblogger, facebooker tranh cãi thường xuyên trên mạng; và nếukhông có đủ kiến thức, không nắm chắc “cơ sở lý luận”, bạn trẻrất dễ đi từ vị thế người ủng hộ dân chủ sang vị thế một người đầynghi ngờ, yếm thế và rồi chống lại dân chủ.Chương IĐỊNH NGHĨA DÂN CHỦCó nhiều định nghĩa về dân chủ. [Trong khoa học chính trị, dườngnhư khái niệm nào cũng có nhiều hơn một định nghĩa, và địnhnghĩa nào cũng đúng]. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu hai định nghĩa,một của Austin Ranney, một của Schmitter và Karl. Sở dĩ tác giảchọn hai định nghĩa này để giới thiệu với bạn đọc Việt Nam là bởivì từ chúng, ta có thể mở rộng phân tích được nhiều điều kháccũng rất bổ ích. ĐỊNH NGHĨA DÂN CHỦ CỦA AUSTIN RANNEY 1 Dân chủ là một hình thức tổ chức chính quyền theo các nguyêntắc sau: - Quyền quyết định tối cao thuộc về người dân; - Tất cả mọi người đều bình đẳng về chính trị; - Tất cả mọi người đều được có tiếng nói; - Đa số thống trị; thiểu số phải theo đa số. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào từng nguyên tắc. 1. Quyền quyết định tối cao thuộc về người dân Nguyên tắc này có nghĩa là: Quyền quyết định tối cao thuộc vềtất cả mọi người chứ không phải một cá nhân [như trong chế độđộc tài cá nhân] hay một nhóm người [độc tài tập thể]. Mọi người1. “Governing: An Introduction to Political Science”, Austin Ranney, 8th edition, Prentice Hall.90 | Phạm Đoan Trangđều tham gia quyết định một cách trực tiếp [dân chủ trực tiếp]hoặc ủy quyền cho đại diện thay mặt mình quyết định [dân chủđại diện]. Một nguyên tắc xem ra không có gì khó hiểu. Chỉ có ba điểmmà bạn cần lưu ý: 1. Từ “mọi người” ở đây được hiểu là mọi côngdân có đầy đủ năng lực hành vi. 2. Chúng ta đang nói về “quyềnquyết định tối cao” – nghĩa là quyền ra quyết định cuối cùng trongcác vấn đề quan trọng của cả cộng đồng, chứ không phải quyền raquyết định về đủ mọi vấn đề; 3. Trong chế độ dân chủ đại diện, việcngười dân ủy quyền cho đại diện không có nghĩa là người dân mấtquyền tham gia và quyết định. 2. Mọi người đều bình đẳng về chính trị Những chính trị gia mị dân có thể ưa thích câu nói: Tất cả mọingười sinh ra đều bình đẳng. Nhưng thật ra, như chúng ta đềuthấy, con người sinh ra vốn dĩ không bình đẳng, mà khác nhau [vàchênh lệch] về đủ thứ – chủng tộc, ngoại hình, thể trạng, trí tuệ,hoàn cảnh gia đình v.v. Sinh ra đã không bình đẳng thì quá trìnhlớn lên, trưởng thành và cuộc sống sau này càng không thể bìnhđẳng với nhau. Vì thế cho nên bản Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên HợpQuốc đã phải điều chỉnh nhận định trên thành: Tất cả mọi ngườisinh ra đều bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Còn nguyên tắc thứ hai về tổ chức chính quyền một cách dânchủ theo Austin Ranney, chỉ là “mọi người đều bình đẳng về chínhtrị” mà thôi, và bình đẳng về chính trị có nghĩa là bình đẳng về cơhội gây ảnh hưởng tới chính sách: Tất cả mọi người đều có cơ hộinhư nhau để gây ảnh hưởng tới chính sách công, tới tiến trình raquyết định tối cao. “Cơ hội như nhau để gây ảnh hưởng” đó được cụ thể hóa hơnnữa, thành: Tất cả mọi người đều có các quyền về chính trị nhưnhau.Chính trị bình dân | 91 Quyền chính trị là những quyền của công dân được tham gia một cách có ý nghĩa vào tiến trình chính trị của nhà nước. Chúng bao gồm: quyền bầu cử [bỏ phiếu]; quyền ứng cử và tranh cử; quyền thành lập và tham gia các tổ chức, hội nhóm, kể cả đảng phái chính trị… mà không bị phân biệt đối xử. Có một sự khác biệt thú vị giữa quan niệm về “bình đẳngvề chính trị” của các nước phương Tây tự do và các nước cộngsản. Triết lý dân chủ tự do của phương Tây cho rằng, bình đẳngvề chính trị, tức bình đẳng về khả năng gây ảnh hưởng, nghĩa làbình đẳng về các quyền chính trị. Còn các nước cộng sản lại tưduy khác: Bình đẳng về khả năng gây ảnh hưởng tức là bình đẳngvề khả năng kiểm soát các nguồn lực kinh tế, phương tiện truyềnthông đại chúng, v.v. Với tư duy này, họ can thiệp vào thị trườngđể hỗ trợ, nâng đỡ những đối tượng họ cho là cần “tạo điều kiện”,kìm kẹp, gây thiệt hại những đối tượng họ cho là cần kiềm chế,và luôn cố gắng đảm bảo mỗi ngành nghề, mỗi địa phương đềucó phương tiện truyền thông đại chúng [báo chí, đài phát thanh-truyền hình…] riêng – nhưng tất cả lại không độc lập mà phải dohọ “quản lý”. 3. Tất cả mọi người đều được có tiếng nói Với nguyên tắc này, mọi nền dân chủ đều phải đảm bảo nhữngcơ chế mà thông qua đó, tất cả mọi người đều được tham vấn, đượccó ý kiến trong tiến trình hoạch định chính sách. Những cơ chế đó là gì? Có thể bạn đã nhìn ra một số rồi: mộtnền truyền thông tự do, một hệ thống giáo dục tự do, tư pháp độclập, mọi công dân đều có quyền tự do tư tưởng, tự do biểu đạt, tựdo học thuật, và còn nhiều nữa. 4. Đa số thống trị [đa số thắng thiểu số] Đây có lẽ là nguyên tắc đáng chán nhất trong các nguyên tắc củadân chủ. Theo đó, khi có mâu thuẫn, bất đồng, chính quyền phảihành động theo ý nguyện của đa số.92 | Phạm Đoan Trang Trong nhiều trường hợp, điều đó không tránh khỏi khiến thiểusố bất mãn. Sự bất mãn nếu quá lớn, hoặc nếu cứ kéo dài, thườngxuyên và liên tục, không được giải quyết, có thể sẽ đẩy mâu thuẫntới chỗ bùng nổ thành xung đột trong xã hội, và đây là một hệ quảtồi của dân chủ. Làm thế nào để giải quyết vấn đề đa số thống trị thiểu số, gâybất mãn? Câu trả lời là: Phải làm sao để tất cả mọi người trong xãhội đều đồng ý với nhau về luật chơi, chứ họ không nhất thiết phảiđồng ý về kết quả cuộc chơi. Tương tự như trong bóng đá: Bạn cóthể phẫn nộ trước việc đội tuyển U-20 Việt Nam thua Thái Lan, vìcho là kết quả thi đấu đó quá vô lý, nhưng bạn vẫn phải chấp nhậncác luật chơi của trận bóng, ví dụ như trọng tài là vua trên sântrong thời gian thi đấu. Vậy, điều quan trọng thứ nhất là phải thiết kế một xã hội sao chotrong xã hội đó, một thiểu số có thể bất mãn lúc này lúc khác vềmột sự kiện, nhưng không phải là bất mãn về cách thức xã hội vậnhành để dẫn đến sự kiện ấy. Ngoài ra, điều quan trọng thứ hai làphải làm sao để mỗi một nhóm thiểu số nào đó đều chỉ bất mãn lúcnày lúc khác thôi, chứ không phải bất mãn thường xuyên, liên tục. *** ĐỊNH NGHĨA DÂN CHỦ CỦA PHILIPPE C. SCHMITTER VÀ TERRY LYNN KARL 1 Dân chủ là một hệ thống quản trị đất nước, trong đó, nhà cầmquyền phải chịu trách nhiệm – về tất cả các hoạt động của họ thuộcđịa hạt công cộng – trước công dân, và công dân thực thi điều đómột cách gián tiếp thông qua, hay là nhờ có sự cạnh tranh và hợptác giữa những người đại diện cho họ, do họ bầu ra. Sau đây, chúng ta phân tích từng khái niệm được đề cập đếntrong định nghĩa này:1. “Democracy: A Reader”, Larry Diamond & Marc F. Plattner, John Hopkins UniversityPress, 2009.Chính trị bình dân | 93 1. Hệ thống quản trị Trải lời cho câu hỏi người ta có thể nắm giữ các cơ quan nhànước chính như thế nào, những ai là người được chấp nhận hoặcbị loại khỏi tiến trình đó, đặc điểm của những người đó là gì, ngườita có thể làm gì để vào được cơ quan nhà nước, trong việc ra cácquyết định ràng buộc cả cộng đồng thì có những luật lệ, quy tắc gì... Ta hiểu rằng, “hệ thống quản trị” ở đây cũng giống như “hìnhthái tổ chức chính quyền” trong định nghĩa của Austin Ranney, vànó cũng chính là “chế độ”. Và dân chủ cũng chỉ là một trong các hệthống quản trị xã hội, một trong các hình thái tổ chức chính quyền.Ngoài chế độ dân chủ, xã hội loài người còn kinh qua nhiều kiểuchế độ khác, ví dụ như: quý tộc, độc tài, độc tài toàn trị, quân chủchuyên chế, v.v. 2. Nhà cầm quyền Hay còn gọi là nhà cai trị. Đó là [những] người nắm quyền lựcvà có thể ra lệnh cho người khác một cách chính danh – nghĩa làđược xã hội chấp nhận. Bạn có thể nghĩ, nếu vậy thì bằng bạo lực và dối trá, kẻ độc tàicũng có thể buộc cả xã hội phải chấp nhận hắn là nhà cai trị haysao? Đúng vậy, kẻ độc tài có thừa khả năng để được công nhậnlà nhà cai trị. Điểm khác biệt với chế độ dân chủ là: 1. Hắn đã cóđược quyền lực bằng cách nào? [Bằng cách cướp chính quyền, lừađảo dân chúng, đe dọa và khủng bố dân chúng, hay thông qua mộtcuộc bầu cử tự do và công bằng?]; Hắn có chịu trách nhiệm trướccông dân về những hành động của hắn trong địa hạt công cộng haykhông, và như thế nào? 3. Địa hạt công cộng Từ “công” [tiếng Anh: public] có nghĩa là “của chung”, ngượcvới “tư” là “của riêng” [private]. Địa hạt công cộng, theo nghĩa hẹp,là không gian công cộng, tức là tất cả những khu vực mà cộng đồngcó thể đến – như đường xá, công viên, quảng trường, các không94 | Phạm Đoan Tranggian mở... Theo nghĩa rộng, nó là lĩnh vực công cộng, gồm toàn bộnhững quy tắc, thông lệ mang tính tập thể, ràng buộc xã hội và cósự cưỡng chế thi hành của nhà nước. Nhà cai trị trong chế độ dân chủ phải chịu trách nhiệm trướccông dân về các hành động, hành vi, lời ăn tiếng nói của mìnhtrong địa hạt công cộng, đó là điều chắc chắn. Ở trong không giantư, của riêng họ, thì vấn đề trách nhiệm mới còn phải xem xét tùytrường hợp. 4. Cạnh tranh và hợp tác Một trong các lý do dẫn đến tâm lý thù ghét dân chủ, là vì ngườita ghét cạnh tranh, ghét các khái niệm “phe phái”, “lợi ích nhóm,hay “nhóm lợi ích”, “tư tưởng cục bộ”... Thế nhưng, cạnh tranh –giữa các chính trị gia, các đảng phái, tổ chức, nhóm lợi ích, phephái – lại là một nhược điểm cần thiết của dân chủ. Song song với cạnh tranh là hợp tác. Các chính trị gia hay cácphe nhóm cũng thường xuyên phải thỏa hiệp, duy trì hợp tác đểcó thể cạnh tranh. Và ngay cả người dân cũng phải hợp tác vớinhau [thông qua xã hội dân sự] để bảo vệ mình trước chính quyền,không để xảy ra lạm quyền và độc tài. [Xem Chương VI, “Xã hộidân sự”, trong Phần V, “Tương tác chính trị”]. 5. Đại diện Một chế độ dân chủ, nếu không thực thi dân chủ trực tiếp, thì sẽphải có đại diện cho mỗi cộng đồng, mỗi nhóm lợi ích trong xã hội,để các đại diện đó tham gia vào tiến trình ra quyết định. Những đại diện ấy là các chính trị gia, tức người làm chính trịchuyên nghiệp, xem làm chính trị là nghề của họ. Xã hội nào, nhànước nào cũng phải có chính trị gia chuyên nghiệp. Vấn đề chỉ là:Những đại diện đó được chọn ra như thế nào, và sau đó họ phảichịu trách nhiệm trước người dân về các hành động của họ ra sao.Bây giờ chúng ta sẽ bàn về vấn đề đại diện. ***Chương IICÁC HÌNH THỨC ĐẠI DIỆNĐẠI DIỆN THEO KHU VỰC ĐỊA LÝĐây là hình thức đại diện đơn giản nhất: Cả nước được chia thànhnhiều khu vực địa lý, gọi là các đơn vị bầu cử. Việc chia này phảiđảm bảo làm sao để các đơn vị bầu cử có số dân tương đươngnhau. Mỗi đơn vị bầu cử rồi sẽ chọn ra một đại diện, được bầu ratheo đa số phiếu. Để hệ thống này vận hành hiệu quả thì ranh giớicủa các đơn vị bầu cử đều phải được định kỳ xác định lại và sửa đổicho phù hợp với tỷ lệ tăng trưởng dân số. Ưu điểm của hình thức đại diện này là đơn giản, tiện lợi, cử trichỉ việc bỏ phiếu để chọn ra một đại diện trong đơn vị bầu cử củamình. Cử tri là dân ở đơn vị bầu cử, cho nên họ hiểu địa phươngmình, hiểu các vấn đề của địa phương mình hơn người ngoài, vàvì thế họ dễ dàng chọn ra đúng người có khả năng đại diện cho họhơn. Về phía ứng cử viên, hình thức đại diện này ít tốn kém, bởiứng cử viên chỉ phải vận động tranh cử trong một đơn vị bầu cử,thay vì phải đi khắp cả nước. Do đơn giản, tiện lợi, dễ thực hiện, nên đây cũng là hình thứcđại diện sơ khai nhất, lâu đời nhất. Nhược điểm của hình thức đại diện theo khu vực địa lý thì khánhiều: Thứ nhất là tính cục bộ, địa phương. Cả cử tri lẫn ứng cử viên,trong quá trình tranh cử, đều có xu hướng chỉ quan tâm đến các96 | Phạm Đoan Trangvấn đề của địa phương mình mà không lưu tâm về các vấn đề củaquốc gia. Sau khi trúng cử, vị đại diện được bầu ra cũng sẽ cục bộnhư vậy để mong giữ được tín nhiệm của cử tri trong khu vực bầucử của mình. Và cũng vì cục bộ, cử tri nói chung sẽ thích bầu choứng cử viên là người có gốc gác, sinh sống ở địa phương của mình,không bầu cho “người ngoài”, bất kể người ngoài tài đức đến đâu. Thứ hai là dân số của các đơn vị bầu cử có thể thay đổi [tăng,giảm] theo thời gian, và điều đó ảnh hưởng tới khả năng đại diệncủa vị đại diện. Do đó, khi đã theo chế độ đại diện theo khu vựcđịa lý, ranh giới giữa các địa phương thường phải được điều chỉnh– sáp nhập, chia tách, thay đổi – cho phù hợp với dân số. Vấn đềlà đảng cầm quyền có thể tranh thủ việc này để thay đổi dân số,thay đổi số phiếu theo hướng có lợi cho mình. Đó là một xảo thuậttrong chính trị, gọi là gerrymander. Gerrymander có nghĩa là hành vi thay đổi đường ranh giới, diện tích, kích thước của một đơn vị bầu cử, nhằm giành lợi thế không chính đáng, không công bằng cho một cá nhân, tổ chức hay đảng phái. Khái niệm này chưa có cách gọi tiếng Việt. Trong tiếng Anh, gerrymander là từ ghép giữa “gerry” và “mander”. Gerry là họ của Elbridge Gerry [1744-1818], chính trị gia người Mỹ, Thống đốc bang Massachusetts. Còn “mander” xuất phát từ “salamander”, có nghĩa là con rồng lửa. Vào năm 1812, Thống đốc Gerry đã ký một luật vẽ lại bang Massachusetts nhằm giành lợi thế cho đảng mình trong một cuộc bầu cử thượng viện, và kết quả là đảng Dân chủ-Cộng hòa của ông ta đã chiến thắng. South Essex, một trong các district ở khu vực Boston, sau khi bị vẽ lại, có hình dáng trông rất giống một con rồng lửa. Về sau, báo chí phe đối lập chế ra từ “gerrymander” để chỉ trích ông Thống đốc. Kinh nghiệm của các nước [như Canada, Úc, Anh và nhiềunước châu Âu] là: Để giảm nguy cơ đảng cầm quyền lợi dụng địavị lãnh đạo của mình để thay đổi ranh giới hành chính các địaphương trong thời gian tại vị nhằm làm lợi cho mình trong bầu cử,việc xác định ranh giới và phân chia đơn vị bầu cử nên được giaocho một cơ quan độc lập chịu trách nhiệm. Ví dụ như ở Úc, côngChính trị bình dân | 97việc đó là của Hội đồng Bầu cử Australia, một cơ quan hiến định,độc lập về chính trị, không trực thuộc quốc hội, cũng không củachính phủ. Hạt South Essex sau khi vẽ lại. Biếm họa được đăng trên một tờ báo ở Boston, Massachusetts, vào tháng 5/1812. Ở Việt Nam dưới thời cộng sản, trong suốt hàng chục năm, việcsửa lại địa giới hành chính, sáp nhập hay chia tách tỉnh cũng xảyra không ít lần. Ví dụ Hà Đông và Sơn Tây sáp nhập thành tỉnh HàTây [năm 1965], 10 năm sau lại ghép thêm với Hòa Bình thành HàSơn Bình. Năm 1991, Hà Sơn Bình tách thành Hà Tây và Hòa Bìnhnhư giai đoạn từ 1965 đến 1975. Việc sáp nhập, chia tách này dĩnhiên không nhằm điều chỉnh dân số và người đại diện cho phùhợp, mà xuất phát từ những mục đích chỉ chính quyền biết. Và trênthực tế, luôn luôn có một nhóm người hưởng lợi lớn từ việc đó,trong đó có những người may mắn, nhưng đa số hưởng lợi là donắm lợi thế về thông tin quy hoạch, một cách bất công. Riêng nhân dân các địa phương bị “ghép, nhập” thì luôn khổsở, vì mỗi lần địa phương thay đổi ranh giới hành chính là lại một98 | Phạm Đoan Tranglần cư dân phải làm lại hết giấy tờ. Tệ hơn nữa, dân còn phải chịuthiệt thòi trong quá trình dịch chuyển, mua bán nhà và đất, bởi họkhông có thông tin, họ ở địa vị bất lợi. Hẳn là bạn đọc nào cũng đãtừng nghe những chuyện, những giai thoại kiểu như “nhà nọ bánđất, vừa bán hôm trước thì hôm sau giá mảnh đất họ bán tăng gấpcả trăm lần”. Đó là bởi vì họ không có may mắn để biết trước thôngtin quy hoạch… nhưng tất nhiên đó là một chuyện khác rồi. Nhược điểm thứ ba của đại diện theo khu vực địa lý, là ngay cảtrong một đơn vị cử tri, vẫn có thể có những nhóm thiểu số khôngđược đại diện bởi cộng đồng của họ quá nhỏ yếu, không đủ để cótiếng nói trong quá trình bầu cử. Ta lấy ví dụ, tỉnh Hà Giang cóthể có cả một đoàn đại biểu Quốc hội, nhưng trong đó, không aiđại diện cho sắc dân Pu Péo vì cộng đồng người Pu Péo quá ít dân[khoảng 600-700 trên cả nước], không đủ để bầu được ai trongđoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh. Hỏi: “Cái status này có nói về Hà Nam Ninh. Trước đây, tôi còn có nghe nói về Cao Bắc Lạng, Hà Tuyên Thái? Nhờ chú chỉ giáo về những địa danh đó và cùng chia sẻ hiểu biết kiến thức lịch sử này [dĩ nhiên là “sự thật”]. Xin cảm ơn chú. Đáp: Đây là trò của Lê Duẩn, theo kế của Lê Đức Thọ. Khi cặp bài trùng này mới ra Bắc, mọi nhân sự cấp tỉnh đều do Trường Chinh bố trí từ trước. Muốn xóa bỏ ảnh hưởng của Trường Chinh, Duẩn gộp nhiều tỉnh lại làm một. Ba bí thư của ba tỉnh nay chỉ còn một [3 chủ tịch, 3 trưởng ty… cũng vậy]. Sẽ xảy ra sự tranh giành, Duẩn-Thọ có thể ung dung chọn người trung thành với mình trong ba người. Ở cấp huyện cũng diễn ra theo cùng một bài bản. Vì thế mới xuất hiện những tỉnh mới: Hà-Nam-Ninh, Hà-Sơn-Bình, Lao-Hà-Tuyên, v.v. Việc quản lý một địa bàn rộng vượt quá khả năng của các quan tỉnh, họ càng phụ thuộc sự chỉ đạo của trung ương [tức Duẩn-Thọ]. Hy vọng cách giải thích này đáp ứng được câu hỏi của bạn. [Bạn đọc Duc Dao hỏi nhà văn Vũ Thư Hiên trên facebook cá nhân của ông Vũ Thư Hiên, ngày 26/1/2017]. ĐẠI DIỆN THEO TỶ LỆ Đại diện theo tỷ lệ tức là mỗi thành phần, mỗi nhóm trong xãhội đều có đại diện [trong Quốc hội hoặc cơ quan nhà nước nàoChính trị bình dân | 99khác có bầu cử] với số lượng tỷ lệ thuận với dân số của thành phầnhay nhóm xã hội đó. Ưu điểm: Hình thức đại diện này nhằm đảm bảo các cộng đồngkhác nhau trong xã hội đều được có tiếng nói. Xã hội như vậy sẽcó khá đa dạng tiếng nói, và những cơ quan dân cử như quốc hộicũng vậy. Sẽ không nhóm nào không được có đại diện, dù họ làthiểu số đến đâu. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là chúng ta chia xã hội thành các thànhphần, nhóm hay cộng đồng khác nhau căn cứ vào tiêu chí hay đặcđiểm gì. Chẳng hạn: - Nếu theo sắc tộc, cả nước Việt Nam có 54 nhóm [trong đóKinh là nhóm đông dân nhất, do đó, sẽ phải có số lượng người đạidiện cao nhất]. - Nếu theo tôn giáo, cả nước sẽ phải có hàng chục nhóm, trongđó có cả nhóm những người “không theo tôn giáo nào” – họ cũngcần được đại diện. 1 - Nếu theo ngôn ngữ… - Nếu theo nghề nghiệp… - Nếu theo thành phần kinh tế… - Nếu theo học vấn, giáo dục, thu nhập… Bạn thấy đấy, việc xác định một cơ sở để phân nhóm rất phứctạp, gây tranh cãi, và đó là nhược điểm thứ nhất của đại diện theotỷ lệ. Hình thức đại diện này còn một số nhược điểm khác như sau:1. Rất khó thống kê được chính xác số lượng tôn giáo và các nhóm tôn giáo ở Việt Nam,nhất là khi dưới thời cộng sản, có nhiều nhóm hoạt động ngầm, không đăng ký và khôngchấp nhận sự kiểm soát của chính quyền. Họ không được chính quyền thừa nhận, thậmchí còn bị đàn áp nặng nề.Nếu chỉ xét những nhóm có đăng ký, tính đến đầu năm 2016, ở Việt Nam có 40 tổ chứctôn giáo thuộc 14 tôn giáo được công nhận. [Số liệu do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặttrận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân cung cấp cho Đức Hồng y Reinhard Marx – Chủ tịch Hộiđồng Giám mục Đức – trong chuyến thăm Việt Nam của Đức Hồng y vào tháng 1/2016].100 | Phạm Đoan Trang Thứ hai, nó giữ nguyên sự phân loại và phân nhóm trong xãhội, cũng như ấn định luôn một nhóm, ngay từ đầu, là đa số haythiểu số [để từ đó ấn định số lượng người đại diện cho nhóm]. Rấtkhó có sự thay đổi một nhóm từ thiểu số thành đa số hay ngược lại. Thứ ba, nó duy trì và có thể thúc đẩy mâu thuẫn trong xã hội.Cũng có những ý kiến cho rằng đại diện theo tỷ lệ làm xã hội mấtổn định về chính trị. Ở các nước dân chủ, các nhóm thiểu số có xu hướng tự tổ chứcmình lại thành đảng phái. Người ta cho rằng các đảng, với tư cáchlà những tổ chức làm chính trị chuyên nghiệp, sẽ là đại diện tốtnhất và sẽ bảo vệ lợi ích của thành viên đảng mình cũng như củanhững người mà nó đại diện. Tuy nhiên, phân loại theo lợi ích,đường lối chính trị, ý thức hệ thì không thể phân chia cả xã hộiđược vì có những người, những nhóm người chẳng theo đường lốichính trị, ý thức hệ nào; trong khi đó, nguyên tắc của việc phân loạilà không để sót thành phần nào không thể xếp loại. Hệ thống tuyên giáo [tuyên truyền - giáo dục] cộng sản ViệtNam thường cố làm cho dân chúng nghĩ rằng “đảng nào thì cũngchỉ lo cho quyền lợi của đảng ấy thôi”, nhiều đảng thì sẽ có sự tranhgiành quần chúng, và chia rẽ, gây mất ổn định chính trị. Kết luậncủa cộng sản: Đa đảng là loạn. Thật ra, vốn dĩ hình thức đại diện theo tỷ lệ có thể tạo ra cạnhtranh và mâu thuẫn giữa các lợi ích khác nhau, cũng như thuộctính cố hữu của chính trị là mâu thuẫn, cạnh tranh và hợp tác.Điều quan trọng là làm sao để tất cả các nhóm thiểu số đều có đạidiện do họ bầu ra, đều có tiếng nói, và được bảo vệ thích hợp, trongkhi người thắng cử vẫn là người được đa số phiếu bầu. ĐẠI DIỆN THEO TỶ LỆ VÀ CÓ ƯU TIÊN CHO THIỂU SỐ Một trong các nguyên tắc của dân chủ, như đã nêu ở đầu PhầnIII này, là tất cả mọi người đều phải được có tiếng nói. Như vậy,

trong trường hợp có những nhóm nhỏ quá, không đủ để có đại


Video liên quan

Chủ Đề