Năng lực, trình độ kinh nghiệm số trường công tác

Mẫu nhận xét đánh giá cán bộ quy hoạch 2021

  • Mẫu nhận xét đánh giá cán bộ là gì?
  • Bản nhận xét đánh giá cán bộ quy hoạch 2021
  • Cách viết bản nhận xét, đánh giá cán bộ quy hoạch

Mẫu nhận xét đánh giá cán bộ là gì?

Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ là biểu mẫu giúp cán bộ tự mình đánh giá, nhìn nhận quá trình làm việc của bản thân, thành thật với những khuyết điểm của bản thân và từ đó tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng.

Mỗi cán bộ, công chức sẽ phải tự phê bình, nhận xét, kiểm điểm về chính mình trong quá trình công tác, thực hiện các công việc được giao, đồng thời là lối sống đạo đức, phẩm chất của mình.

Chính vì vậy, mỗi người cán bộ cần phải tự kiểm điểm, đưa ra đánh giá, từ đó sẽ nhìn nhận được những khuyết điểm trong quá trình công tác để tìm ra giải pháp phù hợp nhất giúp cho công việc được giải quyết thuận lợi và thành công nhất có thể. Đồng thời việc tự phê bình và đánh giá cán bộ sẽ góp phần to lắm nhằm nâng cao tinh thần cũng như là năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ.

Bản nhận xét đánh giá cán bộ quy hoạch 2021

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------o0o------

BẢN TỰ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC ĐƯA VÀO QUY HOẠCH

Họ và tên:............................................ .............................................

Ngày, tháng, năm sinh:...................................................................

Chức vụ, chức danh hiện giữ:...........................................................

Thời gian công tác tại đơn vị:.............................................................

Đơn vị đang công tác:..........................................................................

I. TỰ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC:

1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước:

Tôi luôn trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nói và làm theo quan điểm chính trị của Đảng.

Là đảng viên, cán bộ quản lý tôi luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các chỉ thị Nghị quyết của các cấp uỷ Đảng.

2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc:

Trong lối sống thực hiện "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.

Tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo".

Bên cạnh đó triển khai và thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; thực hiện nghiêm túc Quy định về đạo đức nhà giáo, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh gắn việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua với việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

Bản thân luôn tích cực đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu vén lợi ích cho bản thân và gia đình; Có tinh thần trách nhiệm, ý thức tiết kiệm trong chi tiêu của nhà trường, giữ gìn đúng tư cách, đạo đức và tính tiên phong của người cán bộ quản lý.

Luôn giữ gìn tư cách, phẩm chất đạo đức cách mạng tác phong của người quản lý, có lối sống trong sạch, lành mạnh, luôn phát huy tính tiên phong gương mẫu của người đảng viên. Luôn hoà đồng với đồng nghiệp, đối xử công bằng khách quan trong công tác, bảo vệ lợi ích, quyền lợi của người học, không vi phạm về những điều đảng viên không được làm.

Trong công việc cũng như trong cuộc sống luôn luôn có ý thức đấu tranh phê bình và tự phê bình thẳng thắn. Sẵn sàng tiếp thu, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp và giải quyết các ý kiến thắc mắc đề nghị của cán bộ, giáo viên với trách nhiệm là người quản lý trong nhà trường.

Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hưởng thụ.

3. Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

Bản thân có đủ năng lực hoàn thành tốt công tác quản lý trong nhà trường, có đầy đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như các bằng cấp liên quan để phục vụ công việc.

Trong thời gian qua bản thân được tham gia và tốt nghiệp lớp trung cấp lý luận hành chính giáo dục tại trường Chính trị .............. Trong công việc tôi luôn học tập những cái mới, cái hay của đồng nghiệp và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân.

4. Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Là Phó Hiệu trưởng trong nhà trường. Tôi luôn có tinh thần trách nhiệm trong mọi hoạt động, luôn nêu cao tinh thần và phẩm chất của người cán bộ quản lý trong nhà trường. Triển khai đầy đủ các hoạt động của nhà trường theo quy định của Ngành giáo dục đến toàn thể giáo viên trong nhà trường theo quy định từng tuần, từng tháng theo kế hoạch, có sơ kết các hoạt động chuyên môn trong nhà trường theo từng đợt thi đua qua đó để rút ra những kết quả đạt được và những tồn tại trong công tác chỉ đạo.

Cùng với lãnh đạo nhà trường triển khai và xây dựng kế hoạch thực hiện cuộc vận động và phong trào:"Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”.

Tham gia dự giờ, thăm lớp kịp thời rút kinh nghiệm cho giáo viên để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên. Thường xuyên kiểm tra sổ điểm sổ đầu bài, sổ kế hoạch giảng dạy của các tổ chuyên môn, lớp, giáo viên chủ nhiệm để chấn chỉnh những tồn tại chưa thực hiện được trong các hoạt động, cùng với các đoàn thể và các tổ chức trong nhà trường tổ chức tốt các hoạt động chuyên đề và hoạt động ngoại khoá đạt kết quả tốt.

Cùng các tổ chuyên môn triển khai và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ năm học của Phòng giáo dục, của nhà trường, các hoạt động chuyên đề, hoạt động ngoại khoá trong nhà trường cũng như thực hiện công tác sinh hoạt Hội đồng bộ môn của Phòng giáo dục và đào tạo.

Bản thân là Chủ tịch Công đoàn cơ sở, cùng lãnh đạo nhà trường xây dựng quy chế dân chủ trong cơ quan, triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước của Công đoàn cấp trên đến tất cả đoàn viên trong nhà trường.

Kết quả trong năm ..................:

- Đối với chuyên môn:

Đạt được UBND Huyện khen tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở".

- Đối với Công đoàn: Công đoàn Ngành khen tặng:

+ Tập thể "Công đoàn vững mạnh xuất sắc".

+ Cá nhân: "Đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động Công đoàn".

5. Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ:

Trong năm qua bản thân và tất cả đoàn viên công đoàn làm tốt công tác thăm hỏi, giúp đỡ lẫn nhau. Cùng lãnh đạo nhà trường bố trí nơi ở tập thể cho đội ngũ. Vận động đoàn viên tham gia thực hiện tốt công tác chuyên môn của nhà trường, tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tham gia các phong trào VHVN, TDTT do nhà trường và ngành phát động.

Cùng với lãnh đạo nhà trường xây dựng các cuộc vận động, các phong trào của ngành và các cấp đề ra.

6. Thái độ phục vụ nhân dân, việc thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh":

Về thực hiện nhiệm vụ của người cán bộ quản lý: Bản thân luôn chấp hành nghiêm chỉnh thực hiện tốt nghị quyết của chi bộ, nhà trường. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Trong cuộc sống giản dị hoà nhập với quần chúng, gần gũi với bà con trong thôn xóm, đồng nghiệp trong cơ quan và người dân nơi cơ quan công tác.

Tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" bằng cách làm theo trong công việc hằng ngày như thay đổi lề lối làm việc, tiết kiệm điện nước, giấy tờ, văn phòng phẩm, ... và trong năm học cần làm một công việc lớn theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

II. Đánh giá chung về ưu điểm, khuyết điểm trong thời gian công tác:

1. Ưu điểm:

Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng.

Có khả năng làm tốt công tác quản lý.

Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, chức trách được giao.

2. Khuyết điểm:

Chưa huy động hết sức mạnh của tập thể và cá nhân của đội ngũ.

Tổ chức tham gia các hoạt động phong trào VHVN, TDTT trong đội ngũ chưa mạnh, cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu, phần lớn đội ngũ ở xa.

Trong quá trình công tác và sinh hoạt chi bộ chưa đưa ra nhiều ý kiến hay.

III. Chiều hướng và triển vọng phát triển:

Cần phát huy những ưu điểm trong thời gian qua và khắc phục những hạn chế và tồn tại trong thời gian đến.

Bản thân có đủ năng lực cũng như kỹ năng làm công tác quản lý trường học. Vì vậy chiều hướng phấn đấu được bổ nhiệm vào chức vụ có vị trí cao hơn hiện tại.

Triển vọng phát triển về trình độ cao hơn hiện tại và phát triển cho những thế hệ kế cận tiếp theo, hoàn thành mọi công việc được giao của cấp trên./.

........, ngày....tháng...năm....

Người tự nhận xét, đánh giá

IV. Ý kiến đánh giá của lãnh đạo, cấp uỷ đảng:

...........................................................................................................................

........., ngày....tháng...năm....

Thủ trưởng
[Ký và ghi rõ họ tên]

Cách viết bản nhận xét, đánh giá cán bộ quy hoạch

Phần một - Thông tin chung

  • Tên đảng ủy huyện ủy, ở góc trên cùng bên tay trái của mẫu phiếu.
  • Tên “Đảng cộng sản Việt Nam” nằm bên phải phía đối diện của tên đảng ủy phía bên trái kia và bên dưới tên của đảng là ngày tháng năm
  • Tên của mẫu nhận xét đánh giá

Phần hai - Nội dung chính biểu mẫu nhận xét đánh giá cán bộ

  • Sơ yếu lý lịch, nêu ưu khuyết điểm và triển vọng trong quá trình công tác.
  • Đánh giá và đưa ra nhận xét kết luận về khả năng và về mức độ rèn luyện chung nhất của cá nhân đó.
  • Sau đó ký tên ghi rõ thuộc ban thường vụ nào.
  • Ở mục sơ yếu lý lịch của cá nhân cán bộ, cần nêu những thông tin như sau: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số thẻ căn cước hoặc số chứng minh thư nhân dân, địa chỉ [ bao gồm cả thường trú và địa chỉ hiện tại]; ngày gia nhập Đảng, trình độ chuyên môn [ghi mức trình độ cao nhất đạt được], ngoại ngữ và tóm tắt sơ lược lại quá trình thời gian cụ thể công tác.
  • Không giống với các bản phê bình tự đánh giá khác trong mẫu nhận xét đánh giá cán bộ như mẫu đánh giá giảng viên, mẫu nhận xét đáng giá cán bộ công chức hay mẫu nhận xét đánh giá cán bộ quy hoạch,… dù là chức vụ gì đi chăng nữa thì ở đây đều buộc nêu thêm những tiêu chuẩn về đảng viên và trình độ lý luận chính trị - đây là một yếu tố cần thiết và cần phải nêu ra.
  • Mục nêu tóm tắt tiến trình công tác của cá nhân cán bộ đó, cần được thu thấp xem xét trong một quá trình dài rèn luyện, thể hiện những thành tích những thành tựu đạt được trong suốt quá trình đảm nhận công việc, vị trí cán bộ đó. Và đó cũng có thể là những khó khăn vất vả họ vấp phải, tất cả những điều này đểu sẽ được thể hiện một cách khái quát nhất.
  • Đạo đức, lối sống: được xem như là tiêu chí đánh giá quan trọng cần thiết thứ 2, nó biểu hiện ở khả năng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Ở đây, người cán bộ cần phải có lối sống giản dị, trung thực không cơ hội tính toán và luôn phải nêu cao được tinh thần phê và tự phê. Bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận người có quan hệ mật thiết với nhân dân ắt là người giỏi người có tài người có tấm lòng luôn hướng về dân. Bởi dù họ có là một người quyền cao chức trọng, nhưng họ vẫn mang trong mình là một công dân, theo đó, mà một con người 2 phẩm chất 2 tiêu chí đánh giá cùng lúc. Đây sẽ là một tấm gương sáng cho mọi người cùng noi theo, là một tấm gương ngoài xa hội mọi người kính nế, là một người trong gia đình tuân thủ mẫu mực, từ đó mà gia đình cũng trở thành một gia đình văn hóa.
  • Năng lực làm việc: đạo đức, phẩm chất chính trị là những điều kiện cần để làm nên một người cán bộ tốt, nhưng để trở thành một người cán bộ giỏi có thể lãnh đạo được dân chúng thì điều kiện cần ở đây là người cán bộ đó phải có được năng lực, tài năng cần thiết để làm việc.

Phần ba - Tổng kết

Trong phần nội dung này cán bộ sẽ nêu ra kết luận chung trong mẫu nhận xét, đánh giá dựa trên các tiêu chí như sau:

  • Đảm bảo được tiêu chuẩn nhà nước về kỷ luật cán bộ: Thực hiện được đầy đủ những tiêu chuẩn về phẩm chất trình độ năng lực và mức độ uy tín tín nhiệm của họ trong tổ chức cơ quan đó.
  • Khả năng hoàn thành nhiệm vụ: mức độ công việc được hoàn thành, hoàn thành xuất sắc hay hoàn thành một phần, hay hoàn thành nhưng vẫn có lỗi,…
  • Triển vọng và khả năng cơ hội phá triển: Ở đây cập nhật đến vấn đề rằng cá nhân có tiềm năng phát triển, triển vọng tốt hay không trong suốt quá trình làm việc, đảm nhiệm vị trí trách nhiệm đó, đã từng bị khiển trách nhắc nhở gì hay không.
  • Khi mà bạn nhận ra được những tiêu chí cần thiết, những yêu cầu đề ra nhiệm vụ được giao của bản thân thì khi đó ở cả hiện tại và tương lai bạn sẽ luôn biết tìm được cách để thể hiện được vai trò quan trọng của mình, từ đó cơ hội thăng tiến sẽ đến với bạn, những cân nhắc bổ nhiệm luân chuyển vị trí mới có môi trường làm việc năng động, tốt hơn sẽ có sự nhắc nhở cân nhắc với cái tên của bạn.
  • Và cuối cùng của mẫu nhận xét đánh giá này, ở góc bên tay phải sẽ là nơi để lấy xác nhận đóng dấu của bí thư thay mặt cho ban thường vụ, ký và đóng dấu.

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ có vai trò gì?

Thứ nhất: Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ giúp cán bộ tự mình đánh giá, nhìn nhận chính quá trình làm việc của bản thân mình, thành thật với những khuyết điểm của bản thân và từ đó tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng.

Mỗi cán bộ sẽ phải tự phê bình, nhận xét, kiểm điểm về chính mình trong quá trình công tác, thực hiện các công việc được giao, đồng thời là lối sống đạo đức, phẩm chất của mình.

Cán bộ đều là những người đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản, là lực lượng nòng cốt của đất nước, là chủ thể quản lý, chỉ đạo các công việc tại đơn vị công tác do vậy mà cần phải trung thực, trong sạch để tạo dựng lòng tin với nhân dân, trung thành với ý tưởng của Đảng, của nhà nước Việt Nam.

Do đó, mỗi người cán bộ cần phải tự kiểm điểm, đưa ra đánh giá, từ đó sẽ nhìn nhận được những khuyết điểm trong quá trình công tác để tìm ra giải pháp phù hợp nhất giúp cho công việc được giải quyết thuận lợi và thành công nhất có thể.

Thứ hai: Việc tự phê bình và đánh giá cán bộ sẽ góp phần to lắm nhằm nâng cao tinh thần cũng như là năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ.

Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ sẽ từ những nhận xét đánh giá đó để đề ra những phương hướng, kế hoạch và giao nhiệm vụ phù hợp với năng lực cũng như là trình độ chuyên môn của từng cán bộ.

Bản tự đánh giá nhận xét năng lực cá nhân là gì?

Bản tự đánh giá nhận xét năng lực cá nhân là văn bản để các cá nhân tự nhận xét về những ưu điểm, khuyết điểm của mình và nộp lên cơ quan, đơn vị công tác; việc tự nhận xét bản thân thường được áp dụng cho những đảng viên, đoàn viên hay những người làm trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

Bản tự nhận xét cá nhân hay còn gọi là bản tự kiểm điểm sẽ bao gồm các nội dung chính như sau:

– Thông tin cá nhân của cá nhân người tự nhận xét, phần thông tin cơ bản thường bao gồm:

+ Họ và tên

+ Ngày tháng năm sinh

+ Quê quán

+ Địa chỉ thường trú

+ Chức vụ làm việc

+ Bộ phận công tác

+ Đơn vị công tác

– Tự nhận xét, đánh giá về ưu điểm của bản thân: gồm 3 nội dung chính

+ Về tư tưởng chính trị

+ Về phẩm chất đạo đức, lối sống

+ Về chức trách, nhiệm vụ được giao

– Tự nhận xét về khuyết điểm: Phần này cá nhân sẽ tự nhìn nhận bản thân và đưa ra những nhận xét trung thực về những khuyết điểm của bản thân.

Quý vị khi viết nhận xét cá nhân thì cần phải chú ý một số vấn đề như sau:

– Bản tự nhận xét không được quá dài: Thông thường, bản tự nhận xét đánh giá năng lực cá nhân được viết trong khoảng từ 01 đến 02 trang giấy. Vì thế, để tránh dài dòng, quý vị cần viết với câu chữ rõ ràng, rành mạch mà quan trọng là phải đúng trọng tâm vẫn thể hiện được ý nghĩa.

– Nội dung nhận xét, đánh giá phải phù hợp với bản thân và công việc đang đảm nhiệm: Điều này là lỗi sai thường gặp khi có sự sao chép giữa các cá nhân, việc sao chép sẽ không tạo nên tính khách quan và cái nhìn đúng đắn giữa mỗi người. Chính vì vậy, mỗi con người, mỗi công việc sẽ có sự khác nhau nhất định, quý vị cần nhìn nhận thẳng vào bản thân mình để viết một bản tự nhận xét hoàn chỉnh nhất.

– Mắc lỗi chính tả: Như chúng ta đã biết, ngữ pháp Việt Nam khá là phức tạp nên việc sai chính tả là thường gặp. Tuy nhiên, đối với các văn bản hành chính hay trong bất kỳ cơ quan, tổ chức nào việc sai chính tả sẽ khiến người đọc khó chịu, đánh giá người viết cẩu thả, thiếu chuyên nghiệp. Vì thế, sau khi hoàn thành bản tự nhận xét quý vị nên rà soát lại một cách cẩn thận trước khi nộp.

1. Mẫu bảng nhận xét đánh giá cán bộ mới nhất:

Tải về Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………., ngày …… tháng……. năm………

BẢN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ

NĂM………..

Xem thêm: Xếp loại thi đua cuối năm đối với giáo viên có thời gian nghỉ ốm và nghỉ sản

Họ và tên: ……

Ngày, tháng, năm sinh: ….

Nguyên quán: ….

Hộ khẩu thường trú: ….

Chức vụ: …

Đơn vị công tác: ….

Ngạch, bậc lương: …..

I. TỰ NHẬN XÉT KẾT QUẢ CÔNG TÁC, TU DƯỠNG RÈN LUYỆN

Xem thêm: Các mức đánh giá xếp loại chất lượng viên chức theo quy định mới nhất

STT

Nội dung, tiêu chí Thang điểm [3]

Cá nhân tự chấm

1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước:
a] Nêu rõ bản thân và gia đình trong việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.
b] Bản thân cán bộ trong việc chủ động và gương mẫu chấp hành, tuyên truyền, vận động gia đình trong việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Giữ gìn phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống lành mạnh, tác phong và lề lối làm việc:
a] Nêu rõ bản thân trong việc thực hiện những điều cán bộ không được làm; Mối quan hệ trong gia đình và đối với quần chúng.
b] Bản thân trong việc thực hiện tinh thần tự phê bình và phê bình đối với Đảng viên và quần chúng tại đơn vị [nếu là Đảng viên]. Không tham nhũng, tiêu cực; tích cực phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Không để vợ [chồng], con, người thân lợi dụng chức vụ của mình để thu vén lợi ích cá nhân. Có lối sống, sinh hoạt lành mạnh, giản dị, trung thực; tác phong lịch sự, văn minh; tinh thần đoàn kết nội bộ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng tập thể vững mạnh. Tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; quán triệt và cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng vào lĩnh vực, công việc được phân công phụ trách.
3. Tinh thần trách nhiệm trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ và thái độ phục vụ nhân dân:
a] Tinh thần trách nhiệm trong công tác và việc thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế cơ quan, thực hiện ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
b] Mối quan hệ, phối hợp trong công tác giữa cán bộ trong cơ quan và với các đơn vị khác trên tinh thần hợp tác và chấp hành đúng quy chế tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị và quy định của pháp luật.
c] Thái độ lịch sự, hòa nhã đúng mực, tận tình phục vụ, lắng nghe ý kiến của tổ chức và công dân, giải quyết hồ sơ đúng quy định, không gây phiền hà, khó khăn cho người đề nghị giải quyết.
4. Kết quả công tác:
a]

Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao, đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định. Cụ thể:

– Những công việc thực hiện trong năm. Những việc đã giải quyết đúng hạn; những việc giải quyết còn chậm, gặp khó khăn hoặc chưa giải quyết.

– Những văn bản, kế hoạch, công trình, đề án, đề tài đã chủ trì soạn thảo hoặc tham gia soạn thảo [nếu có].

– Những đề xuất, sáng kiến được chấp nhận, thực hiện.

– Giải quyết các kiến nghị của cơ sở, người dân, cán bộ, cơ quan, đơn vị đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng, tính linh hoạt khi đề xuất giải quyết.

– Đảm bảo đúng số ngày làm việc trong năm [trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày phép, ngày đi công tác, ngày nghỉ theo chế độ quy định của pháp luật có liên quan đến cán bộ], đi công tác cơ sở [phát hiện những vấn đề phát sinh hoặc tồn tại, báo cáo đề xuất giải quyết].

b] Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: thể hiện ở khối lượng, chất lượng, hiệu quả thực hiện công việc được giao; tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị… phục vụ công tác tốt hơn.

II. TỰ PHÂN LOẠI CÁN BỘ

1. Tự chấm điểm theo từng nội dung:

STT

Nội dung, tiêu chí phân loại Thang điểm [4]

Cá nhân tự chấm

1 Lập trường, quan điểm, tư tưởng chính trị; việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành Điều lệ, quy chế, quy định của Đảng
2 Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc
3 Tinh thần trách nhiệm trong công tác; tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân
4 Việc chấp hành sự phân công của tổ chức; việc tự phê bình và phê bình, đoàn kết nội bộ, sự phối hợp với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ
5 Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ thể hiện qua khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả công việc phụ trách
6 Mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm và kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao phụ trách, quản lý
7 Tinh thần trách nhiệm trong công tác thể hiện ở việc chỉ đạo để tham mưu cấp có thẩm quyền giải quyết các công việc được phân công phụ trách; thời gian, chất lượng, hiệu quả trong công tác tham mưu, đề xuất đối với cấp trên về lĩnh vực phụ trách. Có sáng kiến và việc áp dụng kinh nghiệm công tác vào trong thực tiễn giải quyết công việc được giao
8 Tinh thần tự nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ, năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu vị trí công tác, nhiệm vụ được giao
Tổng cộng:

2. Tự xếp loại:

Mức xếp loại [5] Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực Không hoàn thành nhiệm vụ
Cá nhân tự xếp loại [Đánh dấu [X] vào ô chọn]

…………., ngày …… tháng……. năm………

Người tự nhận xét

[Ký và ghi rõ họ tên]

III. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ ĐƠN VỊ:

…………..

Xem thêm: Nguyên tắc và căn cứ đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức

IV.KẾT QUẢ TỔNG HỢP ĐỂ XẾP LOẠI CÁN BỘ [6]:

STT

Nội dung Điểm chấm

Ghi chú

1 Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
2 Giữ gìn phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống lành mạnh, tác phong và lề lối làm việc
3 Tinh thần trách nhiệm trong công tác; thái độ phục vụ nhân dân
4 Việc chấp hành sự phân công của tổ chức; việc phê bình và tự phê bình
5 Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao

Kết luận:

…………., ngày …… tháng……. năm………

Thủ trưởng trực tiếp đánh giá

[Ký và ghi rõ họ tên]

Chú thích:

[1] Tên đơn vị

[2] Tên đơn vị trực thuộc

Xem thêm: Quy định về đánh giá, xếp loại viên chức cuối năm

[3]Đơn vị quy định thang điểm để đánh giá

[4] Đơn vị quy định thang điểm để đánh giá

[5] Dựa vào tổng số điểm tự chấm, cán bộ tự xếp loại theo các mức được quy định của đơn vị

[6] Phần này do Thủ trưởng quản lý trực tiếp ghi

Video liên quan

Chủ Đề