Nấu cơm bao lâu chín

Có một truyền thuyết giữa những người chưa từng sử dụng nồi cơm cao tần, đó là: chiếc nồi này nấu cơm rất lâu chín. Sự thực thì sao? Hãy để những người đã sử dụng nồi cơm cao tần cho bạn câu trả lời nhé.

Thời gian hoạt động trung bình của nồi

Trung bình nồi nấu chín cơm trong khoảng 45-60 phút

Tất nhiên với mỗi chế độ nấu khác nhau, thời gian nấu của nồi sẽ khác nhau. Khi bạn bật nồi để nấu xôi hay làm món hầm thì thời gian nấu của nồi sẽ cao hơn thời gian nấu so với chế độ nấu cơm thông thường. Để nấu cơm trắng, nồi cơm cao tần có thể mất khoảng 45 phút nhưng nếu bạn áp dụng chế độ nấu nhanh, thời gian này sẽ được rút ngắn chỉ còn 2/3 thời gian nấu cơm của nồi cơm điện cơ thông thường [là khoảng 45-60 phút]. Do đó không thể nói nồi cơm cao tần nấu cơm quá lâu khiến bạn không có cơm chín đúng bữa ăn được.

Đối với các loại gạo có tính cứng

Gạo cứng thì thời gian nấu sẽ lâu hơn

Nồi cơm thông thường không thể nấu được những loại gạo có tính cứng, yêu cầu thời gian nấu lâu và nhiệt độ cao như gạo lứt, gạo nếp. Để nấu những loại gạo có tính cứng này, chúng ta còn cần ngâm nước các loại gạo trước khi nấu cơm vài tiếng, thường là từ 6- 8 tiếng. Còn nồi cơm cao tần thì chúng ta không cần ngâm trước, nồi cơm vẫn có thể nấu bình thường. Thời gian nấu cơm đối với các loại gạo có tính cứng này cũng chỉ kéo dài hơn một tiếng, rất tiết kiệm so với việc bạn sử dụng nồi áp suất hoặc nồi chuyên dụng để nấu.

Thời gian nấu với các chế độ nấu khác

Các chế độ nấu khác thời gian nấu khoảng 60 phút [hoặc hơn]

Với các chế độ khác như chế độ nấu cháo, chế độ nấu cơm sushi thì thời gian nấu cơm của nồi cao tần cũng luôn dao động ở mức nhỏ hơn một tiếng. Thông thường chúng ta sẽ cắm cơm vào khoảng 10 hoặc 11 giờ trưa và thưởng thức nó sau đó ít nhất một tiếng. Vì vậy thời gian này là phù hợp để món nấu trong nồi cơm cao tần vừa chín kịp thời, vừa giữ được độ nóng mà lại vẫn thơm ngon.

Nồi cơm cao tần nấu cơm không quá lâu hơn các nồi cơm điện khác. Nếu thời gian nấu lâu hơn là tùy thuộc vào loại gạo mà bạn nấu, cũng như món nấu mà bạn có ý định thực hiện. Đừng so sánh một cách khập khiễng mà hãy trải nghiệm để xem nồi cơm điện cao tần có những tiện lợi gì mà hàng triệu gia đình mê mẩn nhé!

Nấu cơm bằng nồi cơm điện là một việc tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng để nấu sao cho ngon và hạt cơm chín đều thì cũng cần có bí quyết đấy nhé! Bí quyết nấu cơm ngon là gì? Hãy cùng Siêu thị Điện Máy – Nội Thất Chợ Lớn tìm hiểu nhé!

Bước 1: Đong gạo chính xác     

Đong gạo chính xác

Hầu hết các loại nồi cơm điện đều có cốc đong gạo đi kèm để bạn có thể đong chính xác cho một lần nào. Với mỗi cốc có dung tích 150g gạo tương đương với 2 chén cơm. Hoặc bạn có thể dùng lon sữa để đong gạo chính xác cho một lần nấu.

Bước 2: Vo gạo  sạch với nước

Một số loại gạo được nhà sản xuất khuyến cáo không cần vo vì trong gạo có một số dưỡng chất quan trọng như Vitamin, sắt… Vo gạo sẽ làm mất đi các dương chất. Nếu như không có ghi chú nào, bạn có thể vo gạo sạch với nước để loại bỏ thuốc trừ sâu, bụi trấu. lưu ý đừng vo sát quá để tránh làm nát gạo và mất đi chất dinh dưỡng.

Bước 3: Ngâm gạo trong 30 phút để cơm chín đều hơn

Ngâm gạo trong 30 phút để cơm chín đều hơn

Nếu như bạn có thời gian, bạn có thể ngâm gạo trong 30 phút để gạo nở đều hơn trong quá trình nấu. Việc này sẽ làm cho cơm ngon hơn, chín đều và không bị nát.

Bước 4: Đong nước phù hợp với lượng gạo

Nguyên tắc nấu cơ bản trong việc đóng nước để phù hợp với lượng gạo là: Số bát gạo = số bát nước thêm ½ chén.

Bước 5: Thêm một ít muối, bơ hoặc dầu ăn

Thêm một ít muối, bơ hoặc dầu ăn

Việc này sẽ giúp cho cơm của bạn không bị ám màu, có vàng óng hạn chế việc cơm bị dính. Cơm thơm và có gia vị hơn.

Bước 6: Nấu cơm đúng quy trình

Sau khi đã vo gạo và cho thêm một tí gia vị, bạn lau bên ngoài lồng bằng miếng giẻ khô để đảm bảo bề mặt nồi khô ráo. Sau đó, đặt lòng nồi vào trong thân nồi, xoay nhẹ sao cho đáy nồi tiếp xúc trực tiếp với mâm điện. Đóng nắp lại, cắm điện và bật công tắc.

Bước 7: Ủ cơm trong vòng từ 5 đến 10 phút

Sau khi nấu xong, bạn chuyển nồi cơm điện sang chế độ giữ ấm, lúc này bạn có thể rút điện ra và tuyệt đối không mở nắp trong vòng từ 5 đến 10 phút. Việc này sẽ giúp cơm khô bề mặt, chín đều và hạt cơm không bị dính vào thân nồi. Sau đó, mở nắp, xới đều cơm và thường thức một bữa ăn ngon. Chúc các bạn ngon miệng!

>>> Xem thêm: Cách bảo quản nồi cơm điện đúng cách

Bạn có thể sử dụng cả nồi cơm điện tử và điện cơ để nấu cơm cho gia đình. Tuy nhiên, vì sao nồi cơm điện tử lại nấu cơm tốn nhiều thời gian hơn là nồi cơm điện cơ thông thường? Hãy cùng Nguyễn Kim tìm hiểu nguyên nhân qua bài viết sau nhé.

Để nấu chín cơm, nồi cơm điện tử có mâm nhiệt kết hợp cơ chế tự động điều chỉnh nhiệt độ. Có ba mâm nhiệt, ở đáy, nắp, và quanh thân nồi cơm nhằm toả nhiệt độ giúp cơm được nấu chín đều.

Ngoài ra, sản phẩm còn trang bị chip xử lý tự điều chỉnh thời gian và nhiệt độ nấu, giúp cân bằng nhiệt độ, độ ẩm, thoát hơi của cơm. Chính vì thế, cơm được nấu chín ngon, không có các lỗi thường gặp ở nồi cơm điện cơ như cơm khê, sống, khét, nhão, không ráo mặt. Khi hết thời gian nấu, chuyển sang chế độ hâm - giữ ấm thức ăn.

Cơm nấu trên nồi cơm điện tử cũng ít bị hỏng, thiu do chức năng giữ ấm giúp giữ ấm khoảng 12 tiếng mà không bị khô hay ướt nhão bề mặt.

Cơ chế hoạt động của nồi cơm điện cơ

Nồi cơm điện cơ nấu chín cơm bằng mâm nhiệt. Có từ 1 - 3 mâm nhiệt, loại thông thường là nồi cơm có một mâm nhiệt được đặt ở đáy nồi. Khi nấu cơm, mâm nhiệt sẽ tỏa ra nhiệt lượng làm nước cạn và nhiệt độ đạt tới mức làm cơm chín, rơ-le sẽ bật sang chế độ giữ ấm. Mất từ 20 - 25 phút cho cơm chín ngon.

Vì sao nồi cơm điện tử nấu cơm lâu hơn nồi cơm thường?

Khi nấu cơm bằng nồi cơm điện tử, bạn mất 25 tới 45 phút để cơm chín, do nồi cơm điện loại này sử dụng vi xử lý để điều chỉnh nhiệt độ, thời gian để nấu phù hợp với từng loại gạo. Đồng thời, quá trình này phức tạp nên cần thời gian lâu hơn để nấu cơm. Dù vậy, bạn yên tâm là nồi tiết kiệm điện hơn do dùng công suất thấp hơn nấu cơm và cơm nấu chín ngon hơn nồi cơm thông thường.

Bên cạnh đó, nồi cơm điện tử còn có nhiều chế độ nấu ăn tự động, nấu được nhiều món hơn, có chế độ hẹn giờ, có màn hình cảm ứng…

Video liên quan

Chủ Đề