Nền triết học Tây Âu thời trung cổ là

V. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI TRUNG CỔ

Xã hội Tây âu thời trung cổ được tính từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 14

  • Những cuộc khởi nghĩa của nộ lệ và những cuộc đấu tranh giai cấp kịch liệt khác diễn ra trong thời kỳ khủng hoảng của chế độ nộ lệ, kết hợp với những cuộc tấn công của những bộ tộc đã đưa tới sự sụp đổ của chế độ La Mã phương Tây vào thế kỷ thứ IV. Đó là một sự kiện có ý nghĩa thế giới đối với Tây Âu, sự kiện ấy có nghĩa là hình thái nô lệ cổ đại đã chấm dứt và chế độ phong kiến trung cổ ra đời.
  • Nền văn hóa Hi-lạp và La-Mã đã bị thay thế bởi một nền văn hoá mới - văn hoá phong kiến mà cái trục tư tưởng của nó là Thiên chúa giáo.
  • Tuy nhiên, đến khoảng thế kỷ thứ 10, nền kinh tế và văn hoá bắt đầu phát triển. Có đài quan sát thiên văn, “Cuốn sách về bảng toán” [năm 1202] trình bày đầy đủ về cơ sở toán học và đại số học, có kim nam châm áp dụng trong ngành hàng hải. Nhà bác học Rôgie Becon đã nghiên cứu những hiện tượng quang học và thiên văn học. Nửa thế kỷ 13, người ta bắt đầu chế ra được kính đeo mắt, phát minh ra được đồng hồ, cối xay chạy bằng sức gió..v.v..

b. Đặc điểm của triết học Tây Âu thời Trung cổ

  • Đặc điểm thứ nhất: Triết học phụ thuộc vào thần học. Bởi vì xã hội Tây âu thời Trung cổ bị tư tưởng thần quyền thống trị nên nó vùi dập tư tưởng duy vật khoa học của thời cổ đại đã tạo dựng lên. Thực chất triết học thời này là triết học của giai cấp thống trị, là một thứ triết học duy tâm, tôn giáo
  • Đặc điểm thứ hai: Cũng từ đặc điểm thứ nhất mà triết học Tây Âu thời Trung cổ về thực chất là nền triết học biện minh cho tính hợp lý của xã hội thần quyền; đồng thời nó quay lưng lại với tri thức khoa học do đó nó làm kìm hãm sự phát triển của khoa học.

Tuy là “đêm trường Trung cổ” nhưng triết học cũng có bóng dáng của cuộc đấu tranh của phái Duy danh và phái Duy thực. Cuộc đấu tranh của phái “Duy Danh” với phái “Duy Thực” là hiện tượng nổi bật nhất trong lịch sử triết học Trung cổ. Nội dung chủ yếu xoay quanh vần đề bản tính của các khái niệm chung [khi ấy người ta gọi là cái phổ biến]. Họ tranh luận về khái niệm vì xã hội bây giờ bị thần học thống trị nên không thể đi sâu vào bản thể luận mà chỉ đi sâu vào lĩnh vực tư duy, nhận thức luận là chính.

a. Phái Duy Danh

  • Phái này thừa nhận chỉ có sự vật đơn nhất, cá biệt là có thực, còn những cái phổ biến chỉ là cái tên gọi giản đơn mà người ta gán cho các hiện tượng riêng lẻ. Cái chung với tư cách là khái niệm, là bản chất sự vật được lý trí con người trừu tượng hoá khỏi sự vật. Khái niệm chung là những cái TÊN để chỉ một tổng số tương đương của nhiều sự vật và chống lại phái duy thực. Phái Duy Danh cho rằng vật chất tự nó là thế giới hiện thực, không cần phải có những “hình thức tinh thần” nào cả…Đại biểu của phái này là Đơn- XCốt [Duns Scot] [1265- 1308] người Scotland. Về sau này có học trò của ông là Gui LLame D'Occam [1300- 1350] Triết gia người Anh nhưng sống và chết ở Đức.
  • Chủ nghĩa Duy Danh đã góp phần thúc đẩy sự tan rã của chủ nghĩa kinh viện và dọn đường cho sự phát triển của khoa học tự nhiên. Nó đầy mạnh sự hứng thú nhận thức tự nhiên bằng thực nghiệm. Nó góp phần giải phóng khoa học tự nhiên ra khỏi thần học, nó chuẩn bị cho sự sụp đổ của chủ nghĩa kinh viện và chuẩn bị cho sự phát triển mới của triết học trong thời đại Phục hưng. Mặc dù chủ nghĩa Duy Danh của Occam bị cấm nhưng ở trường đại học Paris vào thế kỷ XiV - XV đã có nhiều người theo trào lưu ấy. Phái Occam ở Paris nghiên cứu toán học, cơ học, thiên văn học và thậm chí đã giải thích về sự vận động của trái đất, một số người trong họ đã khôi phục nguyên tử luận cổ đại.Giáo hội đương thời đã cấm và đốt những tác phẩm của các môn sinh của Occam.

b. Phái duy thực

  • Đại biểu cho phái duy thực làTô- Mát- Đa- Canh [Thomas D'Aquin [1225 -1274] người Ý. Họ cho rằng những cái phổ biến tức khái niệm chung có thực, nó là thực thể tinh thần nào đấy có trước các sự vật. Nói một cách khác: cái cụ thể chỉ là bóng của khái niệm chung: Họ cho rằng cái có trước hết là khái niệm “con người” rồi sau đó mới có sản vật của khái niệm, đó là những con người riêng lẻ. Học thuyết của Tô-Mát-Đa-Canh là học thuyết của chủ nghĩa kinh viện phổ biến nhất hồi ấy [Chữ “Kinh viện” theo tiếng Hi-lap là Scola có nghĩa là “trường học”, muốn nói đến thứ triết học của giai cấp phong kiến thống trị, chiếm vị trí độc quyền thống trị trong giáo dục ở nhà trường].Từ đó suy luận ra thì “Đấng chúa trời” là khái niệm chung - có thật và con người do chúa trời nặn ra là sự thật. Vật chất là một khả năng không xác định và thụ động, chỉ có hình thức tinh thần mới làm cho nó có sự tồn tại thực tế. Con người do chúa trời sinh ra, mọi cái trong giới tự nhiên đều thích hợp: Mặt trời cho con người sức nóng, mưa rơi để đất có nước; mèo sinh ra là để diệt chuột. Động đất và bão táp phá hoại là do chúa trời gây ra để trừng phạt tội lội của người và cảnh cáo người. Tô-Mát-Đa-Canh thừa nhận hệ thống Ptôlêmê lấy quả đất làm trung tâm là trung tâm bất động của thế giới còn mặt trời, mặt trăng quay xung quanh nó. Giới tự nhiên là nền móng của giang sơn nhà trời. [Xét về lịch sử thì triết học của Tô-Mát-Đa-Canh là sự tiếp tục triết học duy tâm của Platon thời cổ đại [cho rằng thế giới hiện thực là cái bóng của ý niệm] và kế tục những tư tưởng của Ô-guýt-xtanh [354 - 430], một giáo chủ, một trụ cột của triết học thần học thời trung cổ. [Ô-guýt-xtanh cho rằng thượng đế sáng tạo ra toàn bộ sự phong phú của giới tự nhiên. Tuy nhiên sau khi được Chúa sáng tạo thì giới tự nhiên vận động theo quy luật riêng của mình. Chúa không còn tồn tại trong các sự vật được cảm biết mà là cái gì huyền bí,hư ảo]]. Như vậy những quan niệm về trật tự bất biến của thế giới bất động ấy thực chất là sự phản ánh rõ rệt kết cấu của xã hội phong kiến. Ph. Angghen viết: “tôn ti trật tự là hình thức lý tưởng của xã hội phong kiến”.

Kết kuận: Đằng sau cuộc đấu tranh giữa phái “Duy danh” và phái “Duy thực” không những ẩn dấu mầm mống của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý mà đó là bước đầu phân chia ranh giới hai khuynh hướng đối lập nhau là giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm và cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng ấy. Chủ nghĩa duy vật với đại diện là những nhà tư tưởng tiên tiến, những lực lượng xã hội tiến bộ chống lại thần quyền và tôn giáo, chống lại chế độ phong kiến.

  • Giáo trình Triết học Mác Lênin
  • Đại học An Giang

Thảo luận Triết học - Nhóm 2 Triết học Tây Âu thời Trung cổ 1. Điều kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm của triết học Tây Âu thời trung cổ 1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội Về kinh tế: đây là giai đoạn thực hiện bước chuyển từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến: Từ thế kỷ thứ V những cuộc nổi dậy của nô lệ và những cuộc đấu tranh giai cấp khác bên trong cùng với sự tiến công của các man tộc bên ngoài đã dẫn tới sự sụp đổ của đế quốc La mã phương Tây - chế độ nô lệ chấm dứt, chế độ phong kiến ra đời trên sự hoang tàn của kinh tế và văn hoá. Nghề thủ công suy sụp, thương nghiệp giảm bớt, các thành phố cổ đại tiêu điều nhường chỗ cho nền kinh tế nông nghiệp, trung tâm của cuộc sống chuyển về nông thôn với việc xác lập nền kinh tế tự nhiên, nô lệ trở thành những nông dân tự do. Đặc điểm của nền kinh tế phong kiến là nền kinh tế mang tính tự nhiên, tự cung tự cấp, đóng kín và trì trệ dựa trên lao động thủ công thô sơ với hình thức bóc lột phát canh thu tô của địa chủ đối với nông dân. Nhìn chung đây là nền kinh tế thụt lùi so với thời cổ đại. Song, cuối thời kỳ phong kiến [thế kỷ XII -XIV] nền kinh tế bắt đầu có sự phát triển: kinh tế tiền tệ dần thay thế nền kinh tế tự nhiên, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát trỉển, nhiều thành phố thương cảng mọc lên, một số ngành kỹ thuật khá phát triển. Sự tiến bộ này tạo tiền đề cho thời kỳ phục hưng, cho sự quá độ từ phong kiến lên Tư bản. Về chính trị-xã hội: xã hội phân hóa thành hai giai cấp lớn là địa chủ và nông dân. Quyền chiếm hữu ruộng đất, các tư liệu sản xuất khác cũng như sản phẩm làm ra thuộc về địa chủ phong kiến. Cuối thời kỳ này diễn ra các cuộc thập tự chinh thúc đẩy công thương nghiệp phát triển, tạo ra một tầng lớp thị dân đương đầu với lãnh chúa đồng thời giúp cho văn hoá phương tây giao lưu với văn hoá phương Đông. Về mặt tinh thần: thời kỳ trung cổ ở Tây Âu lúc đầu là cơ đốc giáo sau là thiên chúa giáo là hệ tư tưởng thống trị, những giáo lý tôn giáo trở thành những 1 Thảo luận Triết học - Nhóm 2 Triết học Tây Âu thời Trung cổ nguyên lý về chính trị, kinh thánh có vai trò như luật lệ trong mọi cuộc xét sử, tín điều nhà thờ là điểm xuất phát của mọi tư duy, thế giới quan thần học bao trùm lên triết học, luật học và chính trị. Giáo hội thiên chúa giáo là thế lực phong kiến quan trọng, giáo hội có quyền sở hữu đối với nhiều ruộng đất, là đại diện cho pháp luật và chính trị, là công cụ thống trị quần chúng về mặt tinh thần. Toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội đều đặt dưới sự thống trị của nhà thờ thiên chúa giáo. Thời kỳ này, nông dân, thậm chí cả võ sỹ phong kiến không có học và không biết chữ, chỉ có tầng lớp tăng lữ có học để viết sách và giảng kinh, tăng lữ độc quyền thống trị văn hoá, dẫn tới thời kỳ này văn hoá phát triển chậm chạp và trì trệ. Các sử gia gọi đây là “đêm trường trung cổ”. Và là thời kỳ mà chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa kinh viện đã ngự trị trong đời sống tinh thần của nhân dân. Tóm lại, Giai đoạn lịch sử Tây Âu trung cổ là sự phát triển hợp quy luật, mặc dù thời kỳ đầu xét trên bình diện tư duy triết học và thế giới quan khoa học là một bước lùi so với thời kỳ cổ đại. Nhưng trong tổng thể của của tiến trình vận động, phát triển của lịch sử thì những thành quả của kinh tế văn hoá, khoa học trong giai đoạn này là những tiền đề tất yếu cho sự phát triển liên tục của lịch sử châu Âu. Đó là những điều kiện không thể thiếu cho sự ra đời, phát triển và phục hưng của các giá trị kinh tế, văn hoá và khoa học của châu Âu hiện đại. 1.2 Đặc trưng của triết học Tây Âu thời kỳ trung cổ Thứ nhất, triết học Tây Âu trung cổ bị chi phối mạnh bởi tư tưởng thần học và tôn giáo của thiên chúa giáo. Triết học thời kỳ này mang đậm tính tôn giáo, hầu hết các nhà triết học là thần học, và một trong những đặc điểm nổi bật là chứng minh sự tồn tại của thượng đế, và chứng minh cho những tín điều tôn giáo của nhà thờ. Đây là thời kỳ thụt lùi so với thời kỳ cổ đại. Thứ hai, triết học kinh viện là đặc trưng bao trùm triết học thời kỳ này, được nghiên cứu sáng tạo chủ yếu bởi các nhà triết học thần học trong các cơ sở 2 Thảo luận Triết học - Nhóm 2 Triết học Tây Âu thời Trung cổ giáo dục của cơ đốc giáo [tu viện, trường dòng], do đó nó xa rời thực tiễn của xã hội và con người. Triết học tập trung giải quyết một vấn đề xuyên suốt toàn bộ lịch sử triết học Tây Âu khoảng một nghìn năm và cũng là vấn đề trung tâm: đó là mối quan hệ giữa niềm tin tôn giáo và trí tuệ lý trí của con người và họ coi niềm tin tôn giáo giữ vị trí vai trò hàng đầu trong quan hệ với lý trí. Thứ ba, Các nhà triết học đều giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng [giữa khái niệm và các sự vật riêng lẻ], trên cơ sở đó nảy sinh hai khuynh hướng triết học phổ biến là chủ nghĩa Duy thực và chủ nghĩa Duy danh. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa Duy thực và chủ nghĩa Duy danh là biểu hiện của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa Duy vật và chủ nghĩa Duy tâm của thời Trung cổ. Thứ tư, triết học thời kỳ này chứa đựng chủ nghĩa tự nhiên thần luận và phiến thần luận. Thứ năm, Triết học Tây Âu thời kỳ Trung cổ là bước thụt lùi so với thời kỳ cổ đại trong lịch sử Triết học. 2. Phân tích các đặc trưng triết học Tây Âu thời Trung Cổ 2.1 Triết học Tây Âu thời trung cổ bị chi phối mạnh bởi tư tưởng thần học và tôn giáo của thiên chúa giáo. Triết học thời kỳ này mang đậm tính tôn giáo, hầu hết các nhà triết học là thần học, và một trong những đặc điểm nổi bật là chứng minh sự tồn tại của thượng đế, và chứng minh cho những tín điều tôn giáo của nhà thờ. Đây là thời kỳ thụt lùi so với thời kỳ cổ đại. 2.1.1 Tư tưởng thần học và tôn giáo của Tec-lu-liêng Cơ bản về Tertullian có thể gói gọn trong 2 ý sau: Tư tưởng: hạ thấp trí tuệ, ca ngợi lòng tin mù quáng vào những điều phi lý “tôi tin, bởi vì đó là phi lý”, là cha cố ông hết lòng ca ngợi dạo Cơ-đốc và cho rằng tôn giáo bao hàm hết thảy mọi giá trị. 3 Thảo luận Triết học - Nhóm 2 Triết học Tây Âu thời Trung cổ Lý trí chỉ nhận thức được thế giới tự nhiên, còn niềm tin tôn giáo vượt ra ngoài giới hạn đó, mục đích là nhận thức thượng đế Tertullian bắt đầu công bố tác phẩm nổi tiếng nhất của mình vào năm 197. Tuy nhiên, nó quá mang đậm tính cá nhân khi tìm kiếm cho sự thật, cùng với tính cách không khoan nhượng - ông là một người đàn ông rất khắt khe - dần dần đã dẫn ông chuyển từ Giáo Hội sang giáo phái Montanist. Tuy nhiên, tính sang tạo trong tư tưởng của ông cùng với hiệu quả sắc bén của ngôn ngữ, đã cho ông một vị trí cao trong các tác phẩm Cơ-đốc giáo cổ xưa. Những tác phẩm biện giải của ông vượt trên tất cả những người nổi tiếng nhất. Thể hiện hai mục đích quan trọng: để bác bỏ những cáo buộc nghiêm trọng mà dân ngoại đạo dành cho các tôn giáo mới; và có tính chất đề xuất và truyền giáo hơn, để truyền đạt sứ điệp Phúc Âm bằng việc đối thoại với văn hóa vào thời bấy giờ. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Apologeticus, tố cáo hành vi bất công của các cơ quan chính trị đối với Giáo Hội; giải thích và bảo vệ giáo lý và tục lệ của những người theo đạo Cơ-đốc; giải thích sự khác biệt giữa các tôn giáo mới và các dòng triết học hiện tại; ông cho thấy sự chiến thắng của Thần Linh là Đấng chôn vùi bạo lực của các kẻ bách hại bằng máu đổ, khổ đau và đức nhẫn nại của các vị tử vì đạo. Ông viết: “Như nó thực sự được tinh luyện, việc hung ác của các người chẳng đạt được mục đích gì hết, trái lại, đối với cộng đồng của chúng tôi thì nó là một lời mời gọi. Chúng tôi nhân lên mỗi lần có một người nào trong chúng tôi bị tàn sát: Máu của những người Cơ-đốc là một hạt giống vậy” [Apologeticus, 50: 13]. Thêm vào đó, Tertullian đã thực hiện được một bước lớn trong việc phát triển tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi. Ông đã mang lại cho chúng ta, bằng tiếng Latinh, những từ ngữ thích đáng để diễn tả mầu nhiệm cao cả này, đưa ra những từ ngữ “một bản thể duy nhất” và “ba Ngôi Vị”. Cũng tương tự như thế, ông đã phát triển rất nhiều thứ ngôn từ chính xác để diễn tả mầu nhiệm về Chúa Giê-su, Con của Thiên Chúa và là Con Người thật. 4 Thảo luận Triết học - Nhóm 2 Triết học Tây Âu thời Trung cổ Nhân vật Phi Châu này cũng nói về Chúa Thánh Thần trong các tác phẩm của mình, cho thấy tính chất riêng và thần linh của Ngài: “Chúng ta tin rằng, theo lời hứa của mình, Chúa Giê-su đã từ Cha sai Thánh Thần là Đấng An Ủi, Đấng Thánh Hóa theo đức tin của tất cả những ai tin kính Cha, Con và Thánh Thần” [ibid., 2: 1]. Có nhiều bản văn về Giáo Hội được Tertullian bao giờ cũng nói đến như là “người mẹ”. Cho dù sau khi đã tham gia phái Montanism, ông vẫn không bao giờ quên rằng Giáo Hội là Mẹ đối với niềm tin của chúng ta và đời sống Cơ-đốc Giáo của chúng ta. Từ quan điểm của nhân loại thì người ta có thể nói không chút hoài nghi về vai trò của Tertullian. Theo giòng thời gian, ông đã tiến đến chỗ đòi hỏi nhiều hơn nơi những người Cơ-đốc. Ông mong muốn họ, vào bất cứ lúc nào, nhất là trong thời kỳ bị khủng bố, phải hành động một cách anh hùng. Cuối cùng, Tertullian vẫn là một nhân chứng đáng kể trong những năm đầu của Giáo Hội, khi mà những người Cơ-đốc thấy mình trở thành những chủ thể thực sự của một “nền văn hóa mới” giữa di sản cổ điển và sứ điệp Phúc Âm. Câu nổi tiếng của ông nói rằng linh hồn của chúng ta “bẩm sinh là Cơ-đốc Giáo” [Apologeticus 17:6], một câu được Tertullian muốn dùng để khơi lên cái liên tục giữa các giá trị về nhân bản đích thực với những giá trị của Cơ-đốc Giáo. Và một ý tưởng khác của ông, được trích từ các Phúc Âm, nói rằng “những người Cơ-đốc không thể hận ghét, không thể thậm chí đối với cả những kẻ thù của mình” [Apologeticus 37], một câu hàm ý về luân lý liên quan tới việc chọn lựa theo đức tin, cho rằng “vấn đề bất bạo động” là lề luật của cuộc sống: Thực vậy, không ai có thể thoát được sự thích đáng sâu sắc của giáo huấn này. Tóm lại, trong các bản văn của Tertullian có nhiều đề tài mà chúng ta ngày nay vẫn còn được kêu gọi để đối diện. Chúng kêu gọi chúng ta hãy thực hiện một cuộc sát hạch nội tâm cách hiệu quả, một việc làm tôi muốn kêu gọi tất cả mọi tín hữu, để nhờ đó họ biết cách bày tỏ, một cách thuyết phục hơn bao giờ hết, “Qui Luật Đức Tin” là những gì – trở lại với Tertullian – “qui định niềm tin 5 Thảo luận Triết học - Nhóm 2 Triết học Tây Âu thời Trung cổ tưởng rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, và Ngài chính là Đấng Hóa Công của thế giới, Đấng đã dựng nên tất cả mọi sự từ hư không bằng Lời của Ngài, được tạo ra trước tất cả mọi thứ” [Prescription against Heretics 13:1]. 2.1.2 Tư tưởng tôn giáo và thần học của Tomat dacanh Theo Tô mat đa canh, một nhà thần học nổi tiếng nghiên cứu nhiều lĩnh vực thần học, triết học, pháp quyền, chế độ nhà nước, kinh tế. Ông hạ thấp vai trò của triết học, coi triết học là tôi tớ của thần học. Nhà thờ thời trung cổ là một tổ chức tập quyền hùng mạnh, tôn giáo bao trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội làm cho triết học, luật học, chính trị học biến thành các bộ môn của thần học.Đối tượng của triết học nghiên cứu “chân lý của lý trí”, đối tượng của thần học nghiên cứu “chân lý của lòng tin tôn giáo”. Thượng đế là cội nguồn của mọi chân lý, là khách thể cuối cùng của triết học và thần học nên giữa triết học và thần học không có mâu thuẫn. Triết học vẫn thấp hơn thần học, giống như lý trí của người. Thượng đế và giới tự nhiên Ông khẳng định: Thượng đế là động lực ban đầu, là mục đích tối cao, là nguyên nhân cuối cùng, là quy luật vĩnh cửu, là hình thức thuần túy, là cái tất nhiên - hoàn thiện tuyệt đối, là cái siêu lý tạo ra mọi cái hợp lý của thế giới. Còn Giới tự nhiên không tồn tại vĩnh cửu mà được Thượng đế sáng tạo ra từ hư vô. Trật tự của giới tự nhiên quyết định bởi sự thông minh của chúa Trời. Trật tự được quy định như sau: bắt đầu là sự vật không có linh hồn tiến qua con người, tiến qua thần thánh, và cuối cùng là bản thân chúa Trời. Con người do chúa Trời tạo ra theo “hình dáng của mình” và sắp xếp theo những đẳng cấp khác nhau. Đẳng cấp của mỗi người trong xã hội là do trời sắp đặt, nếu người nào vươn lên cao hơn đẳng cấp của mình là có tội. Chính quyền, nhà vua là do “ý trời”, thân xác con người phải phục tùng chính quyền nhà vua còn quyền lực tối cao bao trùm hết thảy thuộc về giáo hội. Nên ông khẳng định một lần nữa. Thượng đế phải tồn tại. Theo ông, Thượng đế phải tồn tại vì thế giới không tự vận động vĩnh cửu mà cần có cái động lực ban đầu, vì mọi cái xảy ra trong thế giới đều có 6 Thảo luận Triết học - Nhóm 2 Triết học Tây Âu thời Trung cổ nguyên nhân, do đó thế giới cần có cái nguyên nhân đầu tiên, vì cần có cái tất nhiên tuyệt đối làm cơ sở cho mọi cái ngẫu nhiên xảy ra trong thế giới, vì cần có một thực thể hoàn thiện tuyệt đối với tư cách là mục đích cuối cùng của mọi quá trình hoàn thiện xảy ra trong thế giới, vì cần có một lý trí siêu nhiên nhằm điều chỉnh tính hợp lý của giới tự nhiên. 2.1.3 Quan điểm về thần học và triết học của Duns Scotus Về mặt triết học, cũng như các nhà tư tưởng khác thời trung cổ, Duns Scotus coi vấn đề mối quan hệ giữa triết học và thần học là vấn đề chủ yếu. Theo ông, đối tượng của thần học là nghiên cứu Thượng đế, còn đối tượng của triết học [siêu hình học] là tồn tại [hiện thực khách quan- vật chất, giới tự nhiên]. Trong học thuyết triết học của mình, ông cho rằng ngoài Thượng đế là hình thức thuần túy phi vật chất ra thì mọi thực thể còn lại [kể cả tinh thần và thiên thần] đều là vật chất hoặc bao gồm cả hình thức và vật chất. Song về căn bản, triết học của ông vẫn là duy tâm, chưa phải duy vật. Về vấn đề tồn tại của Thượng đế, Duns Scotus đã giải quyết từ lập trường thần học. Theo ông, vì thượng đế là một tồn tại bất tận, cho nên chứng minh về sự tồn tại của thượng đế có nghĩa là chứng minh rằng “cái tồn tại bất tận” đó là có. Ông đã phát biểu rằng ” Thiên Chúa tạo dựng một cách ngẫu nhiên, nghĩa là Chúa tạo dựng bằng một hành vi ý chí”. Quan điểm này của ông được thể hiện rất rõ ràng trong các tác phẩm như: Lectura 1, d.2, q.1, nn.38-135; Ordinatio 1, d.2, q.1, nn.39-190; Reportatio 1, d.2, q.1; and De primo principio. Duns Scotus để lại nhiều tác phẩm thuộc lãnh vực thần học và triết học, trong đó đáng kể nhất là các sách bình giải bộ Tổng luận các chủ đề thần học [The Sentences] của PierreLompard, gọi là Ordinatio hay Opus Oxonienoe, các tác phẩm nổi danh như Lectura, Reportationes, Reportata Parisiensis và một số tác phẩm đáng giá khác. Hệ thống tư tưởng của Duns Scotus có giá trị và ảnh hưởng mạnh mẽ có thể nói sánh ngang với thánh Thomas Aquinas và William Ockham, vì thế các học giả đã xếp ông vào vị trí giữa hai nhà tư tưởng lớn này. Như Aquinas, 7 Thảo luận Triết học - Nhóm 2 Triết học Tây Âu thời Trung cổ Scotus đồng ý rằng có những nguyên tắc luân lý không thể nào thay đổi và toàn bộ những luật luân lý đều phụ thuộc vào ý muốn của Thiên Chúa. Tuy nhiên, đi xa hơn Thomas Aquinas, Duns Scotus cho rằng ý muốn thần linh thì luôn vượt trên việc định ra những trật tự luân lý và ý muốn thần linh phải phân biệt với trí năng thần linh. Những suy tư mới mẻ này đã giúp cho Duns Scotus xây dựng một nền triết học đạo đức với những điểm hết sức độc đáo và tinh tế, đến mức ông được mệnh danh là“Tiến sĩ tinh tế”. Hơn nữa, về sau này, các lý thuyết triết học về đạo đức, cụ thể là của Ockham, đã dựa trên tư tưởng của Duns Scotus để phát triển thêm những hiểu biết về ý muốn thần linh, một khía cạnh cơ bản của triết học đạo đức thời trung cổ. 2.2. Triết học kinh viện là đặc trưng bao trùm triết học thời kỳ này Triết học kinh viện được nghiên cứu sáng tạo chủ yếu bởi các nhà triết học thần học trong các cơ sở giáo dục của cơ đốc giáo [tu viện, trường dòng], do đó nó xa rời thực tiễn của xã hội và con người. Triết học tập trung giải quyết một vấn đề xuyên suốt toàn bộ lịch sử triết học Tây Âu khoảng một nghìn năm và cũng là vấn đề trung tâm: đó là mối quan hệ giữa niềm tin tôn giáo và trí tuệ lý trí của con người và họ coi niềm tin tôn giáo giữ vị trí vai trò hàng đầu trong quan hệ với lý trí. Từ thế kỷ IX các trường tu viện và giáo xứ ở nhiều địa điểm khác nhau ở Châu Âu trở thành những trung tâm giáo dục nổi tiếng. Sự phát triển các trường này dần dần trở thành cơ sở của hệ thống sư phạm và lý thuyết mà sau này có tên gọi là "triết học Kinh viện", hay "triết học nhà trường". Kinh viện là hình thức triết học thời trung cổ có nhiệm vụ chính không phải là mở ra những chân lý mới mà là giảng dạy, giải thích, bình luận kiến thức đã có. Vấn đề trung tâm của các nhà Kinh viện nghiên cứu là mối quan hệ giữa tri thức và niềm tin tôn giáo. Họ coi niềm tin tôn giáo giữ vị trí hàng đầu trong quan hệ với lý trí. Từ đó họ đi tới nghiên cứu những vấn đề triết học có liên 8 Thảo luận Triết học - Nhóm 2 Triết học Tây Âu thời Trung cổ quan, trong đó quan trọng nhất là "Khái niệm phổ biến" tức là chất của tư tưởng, của khái niệm phổ biến. Các nhà Kinh viện đề xuất một số ý kiến giải quyết vấn đề này. Ý kiến thứ nhất khẳng định các "khái niệm phổ biến" tồn tại thật trong trí năng của Chúa và có trước sự vật. Quan điểm này được gọi là "thuyết duy thực" do triết gia thần học Origiennơ [810 – 877] đưa ra. Ý kiến thứ hai khẳng định "khái niệm phổ biến" tồn tại sau sự vật, chúng chỉ là tên chung và quan niệm này gọi là "chủ nghĩa duy danh". 2.2.1 Giăngxicốt Ơrigiennơ [810 - 877] Triết học của Ơrigiennơ là một hệ thống duy tâm tìm cách kết hợp chủ nghĩa Pla-tôn với Thiên chúa giáo. Ông nói: "Triết học chân chính và tôn giáo chân chính là một". Trung tâm trong học thuyết của ông là chứng minh cho sự tồn tại và vai trò tối cao của Thượng đế đối với đời sống con người và giới tự nhiên. Theo ông, bản thân quá trình thế giới là sự giáng thế liên tục của Thượng đế. Như vậy đã bao hàm những nhân tố phiếm thần luận. Trong tác phẩm "Về sự phân chia giới tự nhiên", ông đã chia sự phát triển của giới tự nhiên qua 4 giai đoạn: Giai đoạn một: giới tự nhiên biểu hiện như là vật vừa được sáng tạo - đó là "con" của Thượng đế - là kẻ trung gian giữa Thượng đế và thế giới; Giai đoạn hai: giới tự nhiên biểu hiện như là vật vừa sáng tạo, vừa được sáng tạo; Giai đoạn ba: giới tự nhiên biểu hiện như là vật được sáng tạo - đó là thế giới các sự vật cụ thể, thế giới muôn loài trong đó có con người; Giai đoạn bốn: giới tự nhiên biểu hiện là vật không phải sáng tạo, cũng không được sáng tạo - đó là Thượng đế, nhưng ở đây Thượng đế được xem như mục đích của quá trình thế giới. Triết học của G. Ơrigiennơ đã trình bày mối quan hệ giữa lòng tin và lý trí một vấn đề trung tâm của triết học Trung cổ. Theo ông, giữa lòng tin và lý trí là 9 Thảo luận Triết học - Nhóm 2 Triết học Tây Âu thời Trung cổ hoàn toàn có thể dung hợp được, nếu phủ nhận lý trí đề cao tôn giáo hoặc đề cao lý trí phủ nhận tôn giáo đều là nguy hiểm cho nhà thờ. Về nhận thức luận, ông cho rằng cái chung có trước cái riêng và cơ sở của cái riêng, cái chung là cái bản chất của sự vật, bởi vì các sự vật đều bắt nguồn từ cái chung và cái chung chứa đựng các sự vật bên trong. Như vậy, toàn bộ học thuyết của G. Ơrigiennơ là sự tiếp tục của quan điểm Platôn dưới hình thức mới. Tuy nhiên, tất cả những điều đó đã làm cho phái tôn giáo chính thống nghi ngờ những tác phẩm của ông và cuối cùng những tác phẩm của ông bị chính thức kết án là "những tà thuyết nguy hiểm" cổ vũ "Phái dị giáo" nên đã bị đốt. 2.2.2 Tomatđacanh Đại biểu tiêu biểu cho triết học Kinh viện thời kỳ hưng thịnh là Tômát Đacanh [1225-1274], Giôhan ĐơnXcốt [1265-1308]. Chủ nghĩa kinh viện Thiên chúa giáo thể hiện tập trung ở học thuyết của Tômátđacanh. Đặc trưng triết học Kinh viện giai đoạn hưng thịnh là chịu ảnh hưởng những bộ phận lỗi thời trong thế giới quan của Aritốt, bác bỏ sự tìm tòi của cái mới trong khoa học. Triết học được đặt ra để giải quyết các vấn đề xa rời cuộc sống. Tômátđacanh có mưu đồ làm cho học thuyết của Arixtốt thích hợp với giáo lý đạo Thiên Chúa, biến triết học của mình thành cơ sở giáo lý của nhà thờ. Có lần ông hỏi “Liệu ý nguyện của Thiên chúa có luôn luôn được chu toàn không? Và đáp lại là có, nó luôn luôn được hoàn thành và không có gì để cản trở nó được hoàn thành”. Đặc điểm chủ yếu nhất của khuynh hướng này là: phục tùng thần học, theo chủ nghĩa duy tâm, phương pháp suy luận hình thức chết cứng, chủ nghĩa tín ngưỡng đối lập với tư tưởng khoa học... Mục đích cao nhất của chủ nghĩa kinh viện là phục vụ tôn giáo và nhà thờ, chính quyền tối cao là nhà thờ, giáo hoàng là đại diện của Chúa, đứng trên các quốc vương trần thế. Các quốc vương phải thực hiện yêu cầu của nhà thờ, trừng phạt những kẻ tà đạo, kẻ độc tài khi cần thiết. Ông coi xuyên tạc tôn giáo là tội rất lớn, lớn hơn cả tội làm 10 Thảo luận Triết học - Nhóm 2 Triết học Tây Âu thời Trung cổ tiền giả, vì đồng tiền chỉ làm thỏa mãn nhu cầu đời sống tạm thời, còn xuyên tạc tôn giáo sẽ làm mất đi cuộc sống vĩnh hằng sau khi chết, do đó đã xuyên tạc học thuyết của các nhà triết học tiến bộ thời cổ đại, đặc biệt là triết học của Arixtốt. Áp dụng về học thuyết Arixtot về hình dạng, một tiến bộ của Triết học kinh viện, nhưng chỉ khôi phục về hình thức, chứ không lấy cái sinh khí, sống động, cái tìm tòi chân lý tiến bộ trong học thuyết. Trong quá trình nhận thức sự vật, người ta không tiếp nhận bản thân sự vật ,mà chỉ tiếp nhận hình dạng của nó. Và phân hình dạng làm 2 loại là hình dạng cảm tính và hình dạng lý tính. Hình dạng lý tính cao hơn hình dạng cảm tính. 2.2.3 John Duns Scotus John Duns Scotus cũng là một nhà triết học Kinh viện chính hiệu. Ông đã khởi đi từ các ý tưởng của triết gia Aristote, thánh Augustinô, và các nhà kinh viện thời trước, để xây nên một hệ thống triết học cho riêng mình. Thật vậy, sống trong một thời kỳ ở đó người ta nghiêm túc phê bình các trào lưu triết học mới và những khả năng ứng dụng của chúng vào các lĩnh vực khác nhau của hoạt động con người, Scotus nỗ lực suy nghĩ lại mối tương quan giữa triết học và thần học, một mặt nhằm để bảo vệ các yếu tố chính của mạc khải Kitô giáo và xem xét lại những tư tưởng của Aristote tuy nhiên vẫn không thể thoát khỏi những tư tưởng thần học và quy kết mọi tu tưởng của Aristote nhằm chứng minh cho sự đúng đắn của triết học kinh viện. 2.3. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa Duy thực và chủ nghĩa Duy danh Các nhà triết học đều giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng [giữa khái niệm và các sự vật riêng lẻ], trên cơ sở đó nảy sinh hai khuynh hướng triết học phổ biến là chủ nghĩa Duy thực và chủ nghĩa Duy danh. 2.3.1 Tư tưởng của Tômát đacanh về cuộc đấu tranh giữa hai phái Duy thực và Duy danh. Phái duy danh cho rằng, các sự vật riêng lẻ, cá biệt là những cái có thực; còn những cái phổ biến chỉ là những tên gọi do con người đặt ra rồi gán cho chúng. Chẳng hạn, "con người" là tên gọi dùng để chỉ tất cả những con người 11 Thảo luận Triết học - Nhóm 2 Triết học Tây Âu thời Trung cổ riêng lẻ chứ không có con người nói chung; cái nhà chỉ là tên gọi của những cái nhà riêng lẻ, không có cái nhà nói chung. Phái duy thực lại cho rằng, cái chung mới là cái có thực vì nó tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào cái riêng và sinh ra cái riêng. Cái chung là thực thể tinh thần như thượng đế, tinh thần thế giới, là "ý niệm". Cái chung là cái có trước và tồn tại khách quan trong các sự vật riêng lẻ Cả hai phái duy thực và phái duy danh đều sai lầm ở chỗ đã tách rời cái riêng ra khỏi cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung nên Tômát Đacanh đứng trên lập trường duy thực ôn hoà, giải quyết vấn đề bản chất của cái chung, phần nào dung hòa với chủ nghĩa duy danh có lợi cho tôn giáo. Ông cho rằng cái chung tồn tại trên ba phương diện: Thứ nhất, cái chung tồn tại trước sự vật trong trí tuệ của Chúa Trời như là hình mẫu của sự vật riêng lẻ. Thứ hai, cái chung tồn tại trong các sự vật riêng lẻ. Thứ ba, cái chung được tạo ra bằng con đường trừu tượng hoá của trí tuệ con người từ các sự vật riêng lẻ. Ông ra sức tuyên truyền tư tưởng về vai trò thống trị của nhà thờ đối với xã hội công dân, chống đối sự bình đẳng xã hội. Đó chính là chủ nghĩa duy tâm. Và Thiên chúa giáo chính thống thì nghiêng về phái duy thực. Phái duy danh có xu hướng duy vật và chống lại sự thống trị của giáo hội. Song, nó không thấy được sự thống nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng. 2.3.2 Duns Scotus là một người theo chủ nghĩa duy danh luận: Trong học thuyết của mình, Duns Scotus cũng nghiên cứu vấn đề cái chung. Ông cho rằng cái chung không chỉ là sản phẩm của lý trí, nó là cơ sở trong bản thân các sự vật. Trong cuộc tranh luận thời trung cổ về “các khái niệm phổ biến", ông đã giải thích theo quan điểm duy danh luận. Ông cho rằng chỉ có những sự vật riêng lẻ với những phẩm chất cá biệt của chúng là tồn tại thực tế. "Các khái niệm phổ 12 Thảo luận Triết học - Nhóm 2 Triết học Tây Âu thời Trung cổ biến" do tư duy của con người tạo nên về những sự vật ấy vừa không tồn tại độc lập đối với các sự vật vừa không phản ánh ngay được những đặc tính của chúng. Ông đã đưa vào logíc học khái niệm "nội hàm". Lần đầu tiên Duns Scotuslấy ý nghĩa cụ thể [thuật ngữ của ông] đối lập với cái trừu tượng 2.4 Triết học thời kỳ này chứa đựng chủ nghĩa tự nhiên thần luận và phiến thần luận. Chủ nghĩa tự nhiên thần luận: Họ cho rằng Thượng đế tạo ra giới tự nhiên và giới tự nhiên vận động theo quy luật của mình, do đó đã hạn chế vai trò của Thượng đế. Chủ nghĩa tự nhiên phiếm thần luận: Họ cho rằng Thượng đế và giới tự nhiên là một. Thượng đế hòa vào giới tự nhiên. Scotus theo chủ nghĩa tự nhiên thần luận. Ông bắt đầu bằng việc đưa ra rằng đó là những thực thể đầu tiên [sự hình thành nhân quả đầu tiên trên thế giới], coi như nó được sinh ra do sự khác biệt của những yếu tố cần thiết và ngẫu nhiên. Trong một loạt các yếu tố ngẫu nhiên, trên thực tế tự thân những yếu tố đó tương tác với nhau ở trong bản thân của sự vật đó. Ví dụ, như ông nội có một người con trai, là bố B, người sau đó sẽ sinh ra đứa con của mình là C. B tạo ra C không phụ thuộc vào A và A có thể đã chết vào lúc mà B sinh ra C, vậy sự thật B là nguyên nhân sinh ra A không có liên quan gì tới hành động nhân mà B tạo ra sau này. Đó chính là chuỗi các sự kiện ngẫu nhiên hoạt động. Như vậy theo ông Thượng đế đầu tiên sinh ra và duy nhất, sau đó người tạo ra những sự vật những vật chất giới tự nhiên. 2.5 Triết học Tây Âu thời kỳ Trung cổ là bước thụt lùi so với thời kỳ cổ đại trong lịch sử Triết học. Sự tồn tại và phát triển của triết học Tây Âu thời kỳ Trung cổ không phải là sự đứt đoạn tuyệt đối với triết học cổ đại, mặc dù nó là bước lùi rất xa so với triết học Tây Âu cổ đại, nhưng đây là bước lùi hợp quy luật của sự phát triển, là đoạn đứt trong tính liên tục của sự phát triển đúng quy luật, cuối thời kỳ này đã bắt đầu xuất hiện những tư tưởng triết học tiến bộ đóng vai trò chuẩn bị cho sự 13 Thảo luận Triết học - Nhóm 2 Triết học Tây Âu thời Trung cổ phát triển mới của triết học ở thời kỳ Phục hưng với hai đại biểu là R.Bêcơn và U. Ôccam. 3. Kết luận: Mục đích cao nhất của các trào lưu triết học là phục vụ tôn giáo và nhà thờ, xuyên tạc học thuyết của các nhà triết học tiến bộ thời cổ đại như Arixtot. Triết học chính thức của xã hội phong kiến Tây Âu trung cổ là chủ nghĩa kinh viện thấm nhuần tinh thần duy tâm chủ nghĩa. Xuất hiện các cuộc đấu tranh của các xu hướng duy vật trong triết học. Xã hội phong kiến Tây Âu trung cổ và nền triết học của nó không phải là đứt đoạn hay sụp đổ mà chứa đựng những nhân tố chuẩn bị cho sự khôi phục những học thuyết duy vật thời cổ đại và phát triển chúng trong thời đại của chủ nghĩa tư bản. 14

Video liên quan

Chủ Đề