Nêu nguyên tắc tách chất lấy ví dụ

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Tách chất hay biến hỗn hợp thành nhiều đơn chất hay quá trình tách chất trong hóa học và công nghệ hóa học được sử dụng để tách một hỗn hợp các chất thành hai hay nhiều sản phẩm khác nhau. Những sản phẩm được tách ra có thể có tính chất hóa học và vật lý khác với hỗn hợp ban đầu như kích thước phân tử, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt kết tinh, nhiệt bay hơi, màu sắc, mùi vị.

Ngoài một số chất, hầu hết các nguyên tố hoặc hợp chất được tìm thấy trong tự nhiên đều ở trạng thái hỗn hợp của hai hay nhiều chất khác nhau. Do nhu cầu sử dụng nên quá trình tách chất trong công nghệ hóa học là rất cần thiết. Một ví dụ điển hình cho quá trình tách chất trong công nghệ hóa học là công nghệ lọc hóa dầu. Dầu thô gồm hỗn hợp nhiều các hydrocarbon khác nhau, do đó để có thể sử dụng được cho những mục đích khác nhau, hỗn hợp dầu thô cần phải được tách ra thành các sản phẩm có ích như xăng, diezel, dầu nhờn, nhựa đường.v.v..

Tách chất liên quan mật thiết đến quá trình chuyển khối, là thuật ngữ được dùng nhiều trong các quá trình công nghệ hóa học.

Sự phân loại của quá trình này có thể dựa vào bản chất của quá trình đó như quá trình tách cơ học hay tách hóa học.

Tùy thuộc vào mục đích và thành phần hỗn hợp chất cần tách mà ta lựa chọn quá trình nào cho thích hợp. Đôi khi người ta cũng lựa chọn kết hợp các phương pháp tách chất để thu được hiệu quả cao hơn.

  • Hấp phụ
  • Ly tâm và Cyclon: Quá trình này dựa vào sự khác nhau về tỷ trọng
  • Sắc ký
  • Kết tinh
  • Chắt gạn
  • Bay hơi
  • Tuyển nổi
  • Chưng cất
  • Làm khô
  • Điện di
  • Chiết
  • Kết tụ
  • Kết tinh phân đoạn
  • Lọc
  • Kết tủa
  • Kết tinh lại
  • Rây
  • Thăng hoa
  • Thẩm thấu ngược
  • Phân tích hóa học

Bản mẫu:Analytical chemistry

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tách_chất&oldid=67910015”

Câu hỏi 2 trang 60 Bài 17 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Lấy một số vị dụ về quá trính tách chất trong tự nhiên và trong đời sống mà em biết.

Lời giải:

Một số ví dụ về quá trình tách chất trong tự nhiên và trong đời sống mà em biết:

Phù sa trong nước sông lắng xuống, tách khỏi nước

Làm bay hơi nước biển, thu được muối ăn.

Đãi vàng từ đất cát trong quặng vàng.

PP bay hơi: vd cho nước bay hơi khỏi dung dịch muối sẽ thu được muối kết tinh.

PP chiết: tách 2 chất không tan lẫn vào nhau, vd: tách xăng, dầu ra khỏi nước bằng phễu chiết. Xăng, dầu không tan vào nước nổi lên phía trên, nước phía dưới, tách nước phía dưới sẽ thu được xăng dầu và nước riêng rẽ.

PP chưng cất :tách 2 chất có nhiệt độ sôi khác nhau ra khỏi nhau ví dụ chưng cất rượu ra khỏi nước, rượu có nhiệt độ bay hơi thấp hơn nước nên sẽ bay hơi trước, thu phần hơi và làm lạnh sẽ được rượu.

PP kết tinh, thường dùng để tách các chất có nhiệt độ kết tinh khác nhau ra khỏi nhau, vd: kết tinh đường ra khỏi nước

#LƯU Ý PP LÀ PHƯƠNG PHÁP NHA

Bài 17: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

I. Nguyên tắc tách chất

- Dựa vào tính chất khác nhau của mỗi chất trong hỗn hợp mà ta có thể tách chất

Ví dụ:

  + Hạt phù sa nặng hơn nước nên lắng xuống đáy sông

  + Muối ăn không bị bay hơi nên khi làm cho nước biển bay hơi sẽ thu được muối ăn

II. Một số cách tách chất

1. Lắng, gạn và lọc

- Phương pháp lắng dùng để tách các chất rắn lơ lửng nặng hơn ra khỏi các chất nhẹ hơn.

- Phương pháp lọc dùng để tách chất rắn không tan khỏi hỗn hợp của chúng.

Gạn là đổ khẽ để lấy phần chất lỏng trong [nước trong] và để lại chất rắn [cặn].

  + Để lọc chất rắn ra khỏi chất lỏng, ta dung phễu lót giấy lọc, khi đó chất lỏng chảy xuống, chất rắn bị giữ lại.

2. Cô cạn

Phương pháp cô cạn dùng để tách chất rắn tankhó bay hơibền với nhiệt độ cao ra khỏi dung dịch của nó.

VD: Muối ăn tan trong nước, người ta có thể tách muối ăn từ nước muối bằng cách đun nóng dung dịch này cho đến khi nước bay hơi hết, còn lại muối là chất rắn

- Các bước cô cạn:

   + Bước 1: Lắp dụng cụ như hình 17.5

   + Bước 2: Đặt bát sứ đựng dung dịch muối lên kiềng đun

   + Bước 3: Đun sôi dung dịch cho đến khi cô cạn, nước bay hơi hết, thu được chất rắn là muối ăn

3. Chiết

Phương pháp chiết dùng để tách các chất lỏng không hòa tan vào nhau.

VD: Dầu ăn không tan trong nước, để một thời gian chúng sẽ tách thành 2 lớp riêng biệt

- Các bước chiết:

   + Bước 1: Lắp dụng cụ như hình 16.5

   + Bước 2: Mở khóa cho nước chảy từ từ xuống bình tam giác

   + Bước 3: Quan sát đến khi dầu ăn chạm khóa thì đóng khóa

Sơ đồ tư duy: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

nêu nguyên tắc tách chất và giới thiệu 3 phương pháp tách chất.

Câu hỏi: Các phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp?

Trả lời:

- Phương pháp vật lý:

+ Phương pháp lọc

+ Phương pháp khô cạn

+ Phương pháp chưng cất phân đoạn.

+ Phương pháp chiết.

+ Phương pháp đông đặc.

- Phương pháp hóa học.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về 2 phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp và ví dụ minh họa nhé!

1. Phương pháp vật lý

Phương pháp vật lý dựa vào sự khác biệt về tính chất vật lýcác chất thành phần luôn giữ nguyên tính chất của nó trong hỗn hợp như nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính tan trong nước, khối lượng riêng…để tách riêng chất.

Cụ thể:

- Phương pháp lọc: Dùng để tách các chất không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng

- Phương pháp cô cạn: Dùng để tách các chất tan rắn [không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao] ra khỏi hỗn hợp chất lỏng

- Phương pháp chưng cất phân đoạn: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng nhờ vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi

- Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất ra khổi hỗn hợp lỏng không đồng nhất

- Phương pháp đông đặc: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng nếu nhiệt độ đông đặc của chúng cách nhau lớn.

Ví dụ: Tách muối ra khỏi hỗ hợp nước muối.

2. Phương pháp hóa học

Nguyên tắc:

- Bước 1. Chọn chất X chỉ tác dụng với A [mà không tác dụng với B] để chuyển A thành dạng A1 [kết tủa, bay hơi, hoặc hòa tan]; tách ra khỏi B [bằng cách lọc hoặc tự tách….

- Bước 2. Điều chế lại chất A từ chất A1[nếu cần thiết]

Sơ đồ tách

Phản ứng được chọn để tách phải thoã mãn 3 yêu cầu sau:

-Chỉ tác dụng lên một chất trong hỗn hợp cần tách

-Sản phẩm tạo thành có thể tách dễ dàng khỏi hỗn hợp

-Từ sản phẩm phản ứng tạo thành có khả năng tái tạo được chất ban đầu [nếu cần thiết].

3. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1:Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm các chất: muối ăn và cát.

Lời giải

Hoà tan hỗn hợp trên vào nước. Đổ hỗn hợp qua giấy lọc ta thu được nước muối riêng còn cát ở trên giấy. Sau đó cô cạn hỗn hợp nước muối, nước bốc hơi sẽ thu được muối ăn khan.

Minh họa bằng hình ảnh:

Ví dụ 2:Một hỗn hợp gồm dầu hỏa có lẫn nước, làm thế nào để tách nước ra khỏi dầu hỏa?

Lời giải

Dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Muốn tách nước ra khỏi dầu hỏa, ta cho hỗn hợp vào phễu chiết, dầu nổi ở trên và nước ở phía dưới. Mở khóa phễu chiết, tách nước ra trước sau đó đến dầu hỏa, ta được nước và dầu hỏa riêng biệt.

Minh họa bằng hình ảnh

Ví dụ 3:Tách khí oxi và CO2ra khỏi hỗn hợp khí gồm khí oxi và CO2. Biết khí CO2hòa hợp được với nước vôi trong dư tạo thành canxi cacbonat và canxi cacbonat nung tạo ra khí CO2và chất khác.

Hướng dẫn giải:Cho hỗn hợp khí lội qua nước vôi trong dư ta thu được khí oxi [vì CO2 bị nước vôi trong giữ lại].

Lấy sản phẩm thu được [khí CO2hòa hợp với nước vôi trong] nung ở nhiệt độ cao ta thu được khí CO2.

Ví dụ 4:Có một lượng bột sắt bị lẫn một lượng nhỏ bột nhôm. Làm thế nào để thu được sắt tinh khiết?

Lời giải

Cho hỗn hợp bột kim loại vào dung dịch NaOH dư.

Al phản ứng hoàn toàn với NaOH dư tạo thành dung dịch, Fe không phản ứng.

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2+ 3H2↑

Lọc lấy bột sắt và rửa sạch thu được bột sắt tinh khiết.

4. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1:Một trong những tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là tinh khiết?

A. Không tan trong nước.

B. Có vị ngọt, mặn, chua.

C. Không màu, không mùi, không vị.

D. Khi đun chất sôi ở nhiệt độ nhất định và chất hoá rắn ở nhiệt độ không đổi.

Chọn D

Do: Chất tinh khiết có những tính chất vật lý và hóa học nhất định.

Câu 2:Chất tinh khiết là

A. Chỉ 1 chất.

B. Nhiều chất.

C. Một nguyên tố.

D. Một nguyên tử.

Chọn A

Do: Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất khác [tạp chất].

Câu 4:Hỗn hợp là:

A. Nhiều nguyên tử.

B. Một chất.

C. Nhiều chất trộn lẫn vào nhau.

D. Nhiều chất để riêng biệt.

Chọn C

Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau.

Câu 5.Một hỗn hợp gòm bột sắt và đồng, có thể tách bằng cách sau:

A. Hòa tan vào nước B. Lắng, lọc

C. Dùng nam châm để hút D. Tất cả đều đúng.

Phương án đúng là C.

Câu 6:Chọn cụm từ còn thiếu ở nhận định sau: “Chất tinh khiết có tính chất…”.

A. vật lý và hoá học nhất định.

B. thay đổi.

C. vật lý nhất định, hoá học thay đổi.

D. hoá học nhất định, vật lý thay đổi.

Chọn A.

Câu 7:Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng phương pháp nào sau đây?

A. Lọc

B. Chiết.

B. Chiết.

D. Dùng nam châm hút.

Chọn C

Cô cạn hỗn hợp nước muối, nước bốc hơi sẽ thu được muối ăn khan.

Câu 8.Có hỗn hợp muối ăn và vôi sống, có thể tách riêng tưng chất bằng cách:

A. Hòa tan hỗn hợp vào nước

B. Sục khí CO2vào hỗn hợp

C. Lọc

D. Nung ở nhiệt độ cao

E. Tất cả các cách trên

Phương án đúng là E.

Giải thích:

- Hòa tan hỗn hợp muối ăn và vôi sống vào nước vôi trong ta thu được hỗn hợp nước muối và nước vôi trong.

- Sục khí CO2vào hỗn hợp dung dịch trên, khí cacbonic làm nước trong vôi vẩn đục [do CO2phản ứng với nước vôi trong tạo ra kết tủa CaCO3không tan trong nước]

- Dùng phễu đặt sẵn giấy lọc, lọc hỗn hợp nước sau khi sục khí CO2. Dung dịch nước thu được là nước muối, cô cạn hỗn hợp này thu được muối ăn.

- Phần kết tủa thu được đem nung ở nhiệt độ cao thu được vôi sống

5. Bài tập tự luận

Bài 1.Một hỗn hợp gồm nước và dầu ăn. Làm thế nào để tách chất thành từng chất riêng biệt.?

Bài 2.Muối ăn có lẫn bột lưu huỳnh. Làm thế nào để thu được muối ăn sạch?
Bài 3.Dựa vào tính chất khác nhau của nước và rượu, làm thế tách hỗn hợp gồm nước và rượu etylic?

Bài 4.Làm thế nào để tách khí oxi và khí nitơ ra khỏi hỗn hợp khí gồm nitơ và oxi. Biết nhiệt độ hóa lỏng của nitơ là – 1960C và oxi là – 1830C.

Bài 5.Khi axetylen có lẫn khí cacbonic. Làm thế nào để thu được khí axetylen tinh khiết?

Hướng dẫn giải:

Bài 1.Cho hỗn hợp dầu ăn và nước vào phễu, để hợp chất đứng yên trong một thời gian và mở khóa phễu sẽ tách được nước và dầu riêng biệt [vì dầu ăn không tan trong nước].

Bài 2.Hòa tan hỗn hợp muối ăn và lưu huỳnh và nước, dùng đũa khuấy cho muối ăn tan hết. Sau đó cho hỗn hợp hòa tan vào phễu có đặt sẵn giấy lọc, bột lưu huỳnh bị giữ lại ở trên, cô cạn dung dịch nước muối thu được muối ăn.

Bài 3.Cho hỗn hợp rượu và nước vào bình có nhánh, gắn với ống sinh hàn [dụng cụ làm lạnh]. Đung ở 78,30C, rượu sẽ bốc hơi, hơi dẫn đi qua ống sinh hàn thu được rượu [vì rượu sôi ở 78,30C] còn lại là nước.

Bài 4.Hạ nhiệt độ của hỗn hợp nitơ và oxi xuống thấp và áp suất cao [để hóa lỏng không khí], sau đó tăng dần nhiệt độ cho không khí lỏng bay hơi, ở – 1960C nitơ bay hơi, còn ở – 1830C thì oxi bay hơi.

Bài 5.Dẫn hỗn hợp khía lội qua dung dịch nước vôi trong , khí CO2bị nước vôi trong giữ lại, thu được khí axetylen tinh khiết.

Video liên quan

Chủ Đề