Ngân hàng hợp tác xã được thành lập dưới loại hình gì

Hợp tác xã là một trong những hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng. Cũng như những loại hình tổ chức khác, việc thành lập tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải tuân thủ các quy định chung của pháp luật. Cụ thể, Điều 74 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định về việc thành lập tổ chức tín dụng là hợp tác xã như sau:

Điều 74. Thành lập tổ chức tín dụng là hợp tác xã 1. Thành viên của ngân hàng hợp tác xã bao gồm tất cả các quỹ tín dụng nhân dân và các pháp nhân góp vốn khác.

2. Thành viên của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm các cá nhân, hộ gia đình và các pháp nhân góp vốn khác”

Hợp tác xã có thể hiểu là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. Hợp tác xã được thành lập và hoạt động song song với các loại hình doanh nghiệp khác. Trong hoạt động ngân hàng, các tổ chức tín dụng có thể được thành lập dưới hình thức là hợp tác xã. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã là loại hình tổ chức tín dụng được tổ chức theo mô hình hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhằm mục đích chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã gồm ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân. Theo đó, việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân và ngân hàng hợp tác xã được tiến hành như sau: -Đối với ngân hàng hợp tác xã. Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của LTCTD nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân. Mục đích của ngân hàng hợp tác xã là liên kết các quỹ tín dụng nhân dân, điều hòa, ổn định hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân, đảm bảo cho hoạt động được diễn ra ổn định, an toàn, ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro. Vì vậy, thành viên của ngân hàng hợp tác xã bao gồm tất cả các quỹ tín dụng nhân dân và các pháp nhân góp vốn khác. -Đối với quỹ tín dụng nhân dân. Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của LTCTD và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Thành viên của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm các cá nhân, hộ gia đình và các pháp nhân góp vốn khác. Quỹ tín dụng nhân được thành lập khi có đầy đủ các điều kiện sau: 1.Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ tại thời điểm đề nghị cấp Giấy phép. Vốn điều lệ là tổng số vốn góp của các thành viên hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định. Vốn điều lệ phải là vốn góp của các thành viên trên thực tế, không bị giới hạn số lượng vốn góp tối đa, nhưng tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định. Hoạt động ngân hàng là hoạt động nhạy cảm, việc kinh doanh chủ yếu dựa trên nguồn tiền của chủ thể khác. Chính vì vậy, các tổ chức tín dụng khi thành lập phải đảm bảo mức vốn góp tối thiểu, tức vốn pháp định nhằm bảo vệ lợi ích cho các khách hàng. Vốn điều lệ phải được góp đủ vào thời điểm đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động. 2.Có tối thiểu 30 thành viên đáp ứng quy định của pháp luật và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân. Thành viên góp vốn phải đảm bảo có đủ năng lực góp vốn, không phải là vốn đi vay. 3.Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. 4.Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và văn bản pháp luật liên quan. Cơ cấu tổ chức là hệ thống các nhiệm vụ, mối quan hệ báo cáo và quyền lực nhằm duy trì các hoạt động của tổ chức tín dụng. Dựa vào cơ cấu tổ chức mà tổ chức tín dụng phân chia công việc, nhiệm vụ cho các phòng ban, bộ phận, chủ thể trong công ty. Cơ cấu tổ chức có sự khác nhau giữa các loại hình tổ chức của tổ chức tín dụng. Chính vì vậy, một cơ cấu tổ chức hợp pháp phải được sắp xếp, tổ chức theo đúng quy định pháp luật. 5.Có Điều lệ phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều lệ được xem như là bản hiến pháp của tổ chức tín dụng, ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong tổ chức tín dụng. Điều lệ phải được xây dựng phù hợp với quy định pháp luật đảm bảo cho hoạt động ổn định, an toàn của tổ chức.

6.Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 03 năm đầu hoạt động. Đề án, phương án hoạt động là là một chuỗi các hoạt động có liên kết với nhau, được giao cho từng chủ thể khác nhau trong tổ chức tín dụng cùng thực hiện, nhằm đạt được kết quả đề ra trong một thời hạn nhất định. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi thành lập cũng không thể thiếu được đề án, phương án kinh doanh. Đây là định hướng cho hoạt động của các doanh nghiệp. Chỉ khi có phương án kinh doanh khả thi thì tổ chức tín dụng mới đảm bảo đứng vững trên thị trường, không gây thiệt hại cho những chủ thể khác.

Luật Hoàng Anh

CAM KẾT DỊCH VỤ

  • Đồng hành cùng Thân chủ.
  • Phương án tốt, giải pháp hay.
  • Bảo mật - Uy tín - Tin cậy - Chi phí thấp - Hiệu quả cao.
  • Dịch vụ pháp lý tốt số 2 tại Việt Nam.
  • Cam kết HOÀN TIỀN nếu thực hiện dịch vụ không thành công.

Cảm ơn quý vị và các bạn đã tin tưởng Luật Hoàng Anh, nếu có thắc mắc muốn giải đáp hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.

Theo đó, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có trụ sở chính tại Tòa nhà 15T đường Nguyễn Thị Định, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Ngân hàng này có vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng, bao gồm vốn hỗ trợ của Nhà nước, vốn góp của quỹ tín dụng nhân dân thành viên và các pháp nhân khác.

Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là 99 năm.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam, được thành lập các đơn vị mạng lưới trong nước và nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

Về nội dung, phạm vi hoạt động, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được mở tài khoản tiền gửi cho các thành viên là quỹ tín dụng nhân dân; nhận tiền gửi, cho vay điều hòa vốn đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên theo Quy chế điều hòa vốn được Hội đồng quản trị Ngân hàng Hợp tác xã thông qua và được công khai đến tất cả các quỹ tín dụng nhân dân thành viên; xây dựng, phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ mới trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân thành viên đáp ứng nhu cầu của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân và phục vụ phát triển lợi ích cộng đồng trên địa bàn sau khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

Đối với khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và các loại tiền gửi khác của tổ chức và cá nhân; cho vay đối với khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên khi đã ưu tiên đáp ứng nhu cầu điều hòa vốn của quỹ tín dụng nhân dân thành viên, duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá khác để huy động vốn trong nước và nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; vay vốn trên thị trường tiền tệ trong nước và vay vốn của tổ chức tài chính, tín dụng, các tổ chức khác và cá nhân trong, ngoài nước theo quy định của pháp luật; Ủy thác và nhận ủy thác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định của pháp luật liên quan; vay vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn và các hình thức vay vốn khác theo quy định; thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; bảo lãnh ngân hàng; phát hành thẻ tín dụng theo quy định...

Thu hồi Giấy phép của Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương

Cũng trong ngày 4/6/2013, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định thu hồi Giấy phép hoạt động Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương.

Theo đó, trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ khi Giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng Hợp tác xã có hiệu lực thi hành, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoàn trả Ngân hàng Nhà nước [qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng] Giấy phép hoạt động số 001/NH-GP ngày 20/7/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp cho Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có trách nhiệm kế thừa và tiếp tục thực hiện mọi quyền lợi và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp cũng như có trách nhiệm xử lý mọi tồn tại, phát sinh từ Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và quy định của pháp luật có liên quan.

Thanh Hoài


NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được thành lập ngày 05/08/1995 và năm 2013 được chuyển đổi sang thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo giấy phép số 166/GP-NHNN ngày 04/06/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng Hợp tác

Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Co-operative bank of VietNam

Tên viết tắt bằng tiềng Anh: Co-opBank

Tên giao dịch: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoặc Co-opBank

Bộ nhận diện thương hiệu Co-opBank: Download

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là Ngân hàng hoạt động theo mô hình Tổ chức tín dụng là hợp tác xã với mục tiêu chủ yếu là liên kết, tương trợ và tăng cường hiệu quả cho hoạt động của hệ thống các Qũy tín dụng nhân dân; Làm đầu mối và giữ vai trò điều hoà vốn cho hệ thống Qũy tín dụng nhân dân.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hiện có Trụ sở chính tại Tầng 4 – Tòa nhà N04 – Hoàng Đạo Thúy – P. Trung Hoà – Q. Cầu Giấy – Hà Nội, với 32 Chi nhánh, 67 Phòng giao dịch và gần 1.200 Quỹ tín dụng nhân dân thành viên ở các xã, phường và là Ngân hàng có vốn hỗ trợ của Nhà nước lên đến hơn 99%. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế, vai trò là Ngân hàng của các Qũy tín dụng nhân dân, đi đầu thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, luôn đồng hành cùng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, có nhiều đóng góp tích cực thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam trong những năm qua đã không ngừng nghiên cứu, đổi mới các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng; Đầu mối về điều hoà vốn, thanh toán, cung ứng các dịch vụ cho các Qũy tín dụng nhân dân; Trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tư vấn cho các QTDND thành viên về tổ chức, quản trị và điều hành; Quản lý các quỹ bảo đảm an toàn hệ thống Qũy tín dụng nhân dân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Đào tạo hướng dẫn một số nghiệp vụ cho các Quỹ tín dụng nhân dân.

Bên cạnh đó Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam còn cung cấp cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như cho vay, bảo lãnh, tiết kiệm, thanh toán, chuyển tiền, thẻ...

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cũng tích cực tham gia trên thị trường liên ngân hàng.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam rất quan tâm đến công tác hỗ trợ an sinh xã hội với nhiều dự án, chương trình tài trợ trên khắp cả nước, thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức trong nước và tổ chức quốc tế. Là thành viên của Hiệp hội các liên đoàn hợp tác xã tín dụng Châu Á; là thành viên của Liên minh hợp tác xã Việt Nam; là thành viên của Hiệp hội QTDND Việt Nam.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương lao động hàng Ba. Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cũng đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trao tặng nhiều danh hiệu thi đua cho tập thể và các cá nhân.

Video liên quan

Chủ Đề