Ngành nuôi trồng thủy sản Đại học Nông Lâm TP hcm

Chương trình này nhằm đào tạo kỹ sư Nuôi Trồng Thuỷ Sản, có kiến thức và kỹ năng về Nuôi Trồng Thuỷ Sản, có khả năng ứng dụng công nghệ, sử dụng thiết bị và tổ chức sản xuất trong Nuôi Trồng Thuỷ Sản theo hướng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bền vững. Sau khi hoàn tất chương trình học, sinh viên sẽ: - Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt - Có khả năng mô tả và ứng dụng các công nghệ Nuôi Trồng Thuỷ Sản - Có khả năng thiết kế, tổ chức và quản lý các hoạt động Nuôi Trồng Thuỷ Sản, quản lý chất lượng các sản phẩm thủy sản và bảo vệ môi trường - Có khả năng tham gia nghiên cứu và cải tiến công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm mới phục vụ thị trường trong nước và nước ngoài - Có đủ sức khỏe để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Theo quy định tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo


Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 140 tín chỉ, trong đó: - A Khối kiến thức giáo dục đại cương [50 tín chỉ] + A1 Khối kiến thức giáo dục chung [Lý luận chính trị, Ngoại ngữ, Giáo dục Thể chất, Giáo dục Quốc phòng, v.v.]: 30 tín chỉ + A2 Khối kiến thức Toán, KHTN: 20 tín chỉ - B Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp [67 tín chỉ] + B1 Khối kiến thức cơ sở của khối ngành, nhóm ngành: 33 tín chỉ + B2 Khối kiến thức ngành, chuyên ngành: 20 tín chỉ + B3 Thực tập nghề nghiệp: 4 tín chỉ + B4 Khóa luận tốt nghiệp: 10 tín chỉ - C Khối kiến thức tự chọn [23 tín chỉ] + C1 Khối kiến thức giáo dục đại cương: 3 tín chỉ + C2 Khối kiến thức cơ sở của khối ngành, nhóm ngành: 4 tín chỉ + C3 Khối kiến thức bổ trợ: 4 tín chỉ + C4 Khối kiến thức chuyên nghiệp: 12 tín chỉ

Từ Khóa:

Ngành nuôi trồng thuỷ sản, Đào tạo nuôi trồng thuỷ sản, Phương pháp nuôi trồng thuỷ sản, Kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản

Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh là một trường đại học đa ngành, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tọa lạc trên khu đất rộng 118 ha, thuộc khu phố 6, phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh [phía Bắc] và Huyện Dĩ An - Tỉnh Bình Dương. Tiền thân là Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc [1955], Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc [1963], Học viện Nông nghiệp [1972], Trường Đại học Nông nghiệp Sài gòn [thuộc Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức-1974], Trường Đại học Nông nghiệp 4 [1975], Trường Đại Học Nông Lâm Nghiệp TP.HCM [1985] trên cơ sở sát nhập hai Trường Cao đẳng Lâm nghiệp [Trảng Bom-Đồng Nai] và Trường Đại học Nông nghiệp 4 [Thủ Đức-TP.HCM], Trường Đại học Nông Lâm [thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM 1995], Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo [2000]. Trải qua hơn 50 năm hoạt động, Trường đã đạt nhiều thành tích xuất sắc về đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật nông lâm ngư nghiệp, chuyển giao công nghệ, quan hệ quốc tế. Trường đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động Hạng ba [năm1985], Huân chương Lao động Hạng nhất [năm 2000], Huân chương Độc lập Hạng ba [năm 2005].

TS Đinh Thế Nhân [Trưởng BM], Lý lịch khoa học

PGS-TS Lê Thanh Hùng, Lý lịch khoa học

TS Nguyễn Như Trí [Trưởng Khoa], Lý lịch khoa học

TS Huỳnh Phạm Việt Huy

ThS Nguyễn Văn Tư, Lý lịch khoa học

ThS Ngô Văn Ngọc, Lý lịch khoa học

ThS Ong Mộc Quý, Lý lịch khoa học

ThS Nguyễn Thanh Tâm, Lý lịch khoa học

ThS Văn Hữu Nhật, Lý lịch khoa học

KS Trần Văn Minh

KS Ngô Đăng Lâm

Đặng Phúc Thiện

Số lần xem trang: 12341Nhập ngày: 25-03-2009

Điều chỉnh lần cuối: 18-09-2012

Quá trình hình thành và phát triển của Khoa Thủy Sản gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Trong hơn nửa thế kỷ qua, Trường đã thay đổi tên 7 lần theo những giai đoạn trưởng thành và lớn mạnh.

Năm 1955, Trường Quốc gia Nông Lâm Mục Blao được thành lập theo Nghị Định 112-BCN/NĐ ký ngày 19-11-1955.

Năm 1963, Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc được thành lập trên cơ sở cấp cao đẳng của Trường Quốc gia Nông Lâm Mục Blao theo Nghị Định 1184/GD/TC ký ngày 24-8-1963 và chuyển về Sàigòn. Trong giai đoạn này, Ban Ngư Nghiệp thuộc Ngành Súc Khoa cũng được thành lập. Bác Sĩ Ngô Bá Thành tham gia ban giảng huấn ngay từ khi Ban Ngư Nghiệp được thành lập. Những sinh viên đầu tiên của Ngành Súc Khoa chọn làm luận trình tốt nghiệp về ngư nghiệp như KS Lý Kế Huy [K.5 trước giải phóng], TS Vũ Thế Trụ [K.5 trước giải phóng], KS Dương Đình Học [K.6 trước giải phóng],…

Năm 1968, Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc được nâng cấp thành Trung tâm Quốc gia Nông Nghiệp theo Sắc Lệnh 158/SL/VHGD/TN ký ngày 9-11-1968, gồm 3 trường Cao đẳng Nông Nghiệp, Cao đẳng Thú Y Chăn Nuôi và Cao đẳng Thủy Lâm. Kể từ năm 1965, sinh viên các ngành Nông khoa và Súc khoa, sau khi học 2 năm đầu có thể chọn chuyên ngành Ngư nghiệp. Khóa sinh viên đầu tiên được cấp bằng kỹ sư Nông khoa hay Súc khoa chuyên ngành Ngư nghiệp là K.8 trước giải phóng [vào trường năm 1966]. Cô Trần Thị Túy Hoa, cựu giảng viên của Khoa Thủy Sản, là một trong những người được cấp bằng Kỹ sư Canh nông chuyên ngành Ngư nghiệp đầu tiên.

Năm 1972, Trung tâm Quốc gia Nông Nghiệp được đổi tên thành Học viện Quốc gia Nông Nghiệp theo Sắc Lệnh 174/SL/GD ký ngày 29-11-1972 với 3 trường nêu trên. Ngư nghiệp vẫn chỉ là chuyên ngành của các ngành Nông khoa hay Súc khoa. Bác Sĩ Ngô Bá Thành được cử làm Trưởng ban Ban Ngư Nghiệp.

Năm 1974, Học viện Quốc gia Nông Nghiệp được nâng cấp thành Trường Đại học Nông Nghiệp, thành viên của Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức, theo Sắc Lệnh 010/SL/VH/GDTN ký ngày 11-1-1974,  gồm 5 khoa: Nông Khoa, Lâm Khoa, Súc Khoa, Ngư Nghiệp và Kỹ Thuật Nông Nghiệp. Bác Sĩ Ngô Bá Thành được cử làm Trưởng khoa Khoa Ngư Nghiệp. Ngay trong năm 1974, sinh viên [K.16 trước giải phóng] lúc thi vào trường đã được chọn ngành Ngư nghiệp cùng với các ngành Nông khoa, Lâm khoa, Súc khoa và Kỹ thuật nông nghiệp ngay từ đầu. Tuy nhiên, đầu năm học 1974, trường đã cho phép sinh viên năm 2 các ngành Nông khoa và Súc khoa [K.15 trước giải phóng] chuyển sang ngành Ngư nghiệp. Như vậy, ngay sau khi chính thức thành lập, Khoa Ngư Nghiệp đã có đầy đủ sinh viên từ năm 1 đến năm 4 [K.16, K.15, K.14 và K.13 trước giải phóng].

Sau ngày đất nước thống nhất, Khoa Ngư Nghiệp đổi tên thành Khoa Thủy Sản cho đến nay và lần lượt là thành viên của Trường Đại học Nông nghiệp 4 [trực thuộc Bộ Nông Nghiệp, 1975], Trường Đại học Nông Lâm Nghiệp [trên cơ sở sát nhập hai Trường Cao đẳng Lâm nghiệp và Trường Đại học Nông nghiệp 4, 1985], Trường Đại học Nông Lâm [thành viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 1995] và Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh [trực thuộc Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, từ 2000 đến nay].

Số lần xem trang: 12559
Điều chỉnh lần cuối: 21-08-2018

Ngành học đào tạo kỹ sư có kiến thức, kỹ năng thực hành và vận dụng vào thực tiễn bao gồm các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ở năm học cuối, sinh viên có thể chọn lựa một trong hai chuyên ngành: nuôi trồng hoặc bệnh học thủy sản.

Sinh viên được trang bị kiến thức chuyên môn và các kỹ năng như: thiết kế, tổ chức và quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản; tham gia nghiên cứu và cải tiến công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm mới phục vụ thị trường trong nước và nước ngoài; tư vấn kỹ thuật về hoạch định phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững; cung cấp dịch vụ và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản; sản xuất, dịch vụ giống và thức ăn nuôi trồng thủy sản; tư vấn và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản; cơ quan khuyến ngư và quản lý nguồn lợi thủy sản; cơ quan quản lý nhà nước về nuôi trồng - chế biến thủy sản; cơ sở nghiên cứu [Viện, Trung Tâm,...] nuôi trồng và kinh tế thủy sản và có thể tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo [Trường TCCN, Cao đẳng, Đại học].

* CHUYÊN NGÀNH NGƯ Y [BỆNH HỌC THỦY SẢN]

Ngành học cung cấp kiến thức chuyên môn về hệ thống nuôi trồng thủy sản; các công nghệ sản xuất thức ăn và nuôi trồng thủy sản; các công nghệ trong chẩn đoán bệnh học thủy sản; thiết kế, tổ chức và quản lý các hoạt động phòng ngừa và giám sát dịch bệnh thủy sản, điều trị bệnh động vật thủy sản nuôi, quản lý chất lượng các sản phẩm theo hướng an toàn thú y thủy sản; hoạch định phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững; bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.

Sinh viên được trang bị kiến thức chuyên môn và các kỹ năng như: thiết kế, tổ chức và quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản; khả năng tham gia nghiên cứu và cải tiến công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm sạch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ thị trường trong nước và nước ngoài; khả năng tư vấn kỹ thuật về hoạch định phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, thú y thủy sản và môi trường; khả năng cung cấp dịch vụ và chuyển giao công nghệ chẩn đoán bệnh học và sản xuất sản phẩm thủy sản an toàn;

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh về nuôi trồng thuỷ sản; cơ quan nghiên cứu và chuyển giao công nghệ bệnh học và nuôi trồng thủy sản; cơ quan quản lý nhà nước: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục Thú y hoặc Chi Cục thú y, Trung tâm Khuyến ngư, Cục Nuôi trồng Thủy sản và Chi Cục nuôi trồng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở địa phương; cơ sở đào tạo về bệnh học thủy sản hoặc nuôi trồng thủy sản; công ty dịch vụ, kinh doanh về thú y thủy sản [thuốc, thức ăn,...]

* CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ - QUẢN LÝ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Ngoài những kiến thức chuyên môn về các hệ thống nuôi trồng thủy sản, công nghệ sản xuất thức ăn và nuôi trồng thủy sản, ngành học còn cung cấp thêm kiến thức chuyên sâu về kinh tế và quản lý thủy sản bao gồm các lý thuyết và công cụ phân tích kinh tế, quản trị doanh nghiệp và trang trại thủy sản; về hoạch định phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững; về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.

Sinh viên được trang bị các kiến thức và kỹ năng như: phân tích và giải thích các vấn đề kinh tế xảy ra trong thực tiễn sản xuất và kinh doanh thủy sản; ứng dụng các lý thuyết và công cụ phân tích kinh tế vào tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh thủy sản theo hướng bền vững và hội nhập quốc tế; quản trị doanh nghiệp và trang trại thủy sản; nghiên cứu về kinh tế và quản lý thủy sản; tư vấn kỹ thuật về hoạch định phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các cơ sở nuôi trồng - chế biến thủy sản; cơ sở sản xuất, dịch vụ giống và thức ăn nuôi trồng thủy sản; công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản; quản lý doanh nghiệp thủy sản; Marketing trong nuôi trồng thủy sản; lập dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này cũng có thể tự lập dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản, tự thành lập hay quản lý doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại thủy sản.

Số lần xem trang: 13639
Điều chỉnh lần cuối: 30-04-2020

Video liên quan

Chủ Đề