Ngày 17 tháng 8 năm 1945 là ngày gì năm 2024

Chuyên mục Ngày này năm xưa số ra ngày 17-8-2022 cũng được Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcast và video clip trên Chuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 17-8

Sự kiện trong nước

- Ngày 17-8-1960 là ngày thành lập Điện ảnh Quân đội nhân dân. Trải qua 62 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, vào những mốc son, những bước ngoặt trọng đại của lịch sử chiến tranh cách mạng, các tác phẩm của Điện ảnh QĐND đều đã phản ánh nhanh, nhạy, kịp thời ghi dấu, phục vụ đắc lực cho công tác tuyên truyền tư tưởng của Đảng và quân đội rộng rãi trong nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Với phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, những nghệ sĩ - chiến sĩ Điện ảnh QĐND đã không quản hy sinh gian khổ, từ trong khói lửa đạn bom đã ghi được hàng chục vạn thước phim tư liệu quý giá. Những thước phim ấy đã trở thành chứng nhân lịch sử, trở thành một phần lịch sử văn hóa dân tộc, thành tài sản tinh thần vô giá của lớp lớp thế hệ người Việt Nam. Cũng từ những thước phim ám khói đạn bom ấy, những tác phẩm điện ảnh xuất sắc về đề tài người lính và chiến tranh cách mạng đã làm lay động lòng người, góp phần to lớn vào việc giáo dục, định hướng chính trị của Đảng, quân đội trên mặt trận văn hóa tư tưởng, góp phần to lớn vào sự phát triển nền điện ảnh cách mạng nước nhà.

Bằng phẩm chất nghệ sĩ - chiến sĩ, bằng những tác phẩm điện ảnh xuất sắc đã được ghi nhận và sự đóng góp xứng đáng cho nền điện ảnh cách mạng, năm 1990 Điện ảnh QĐND đã vinh dự, tự hào được Đảng, Nhà nước và quân đội phong tặng danh hiệu cao quý: “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” .

- Từ đêm 17-8 đến 30-9-1968, thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, quân và dân ta ở miền Nam lại mở đợt tiến công và nổi dậy lần thứ ba trong nǎm 1968. Ta đã đánh vào 27 thành phố, hơn 100 thị trấn, quận lỵ, chi khu quân sự, 17 sân bay, 3 kho và 6 bộ tư lệnh sư đoàn của địch.

Sự kiện quốc tế

- Ngày 17-8-1886: Nhà khoa học Bútlêrốp [Butlerov] qua đời. Ông sinh ngày 15-9-1828, tại một thị trấn nhỏ nước Nga. Thuở nhỏ, ông đã ham mê quan sát cây cỏ, sưu tập côn trùng và các thực nghiệm về hiện tượng vật lý và hóa học.

Nǎm 16 tuổi ông theo học hóa học ở trường Đại học Kazan. Nǎm 26 tuổi ông đã nhận được học vị Tiến sĩ hóa học. Nǎm 1861 ông đưa ra những luận điểm của lý thuyết cấu tạo hóa học của các hợp chất hữu cơ.

Theo dấu chân Người

- Ngày 17-8-1945, sau khi kết thúc Quốc dân Đại hội Tân Trào và bầu ra Ủy ban Giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân danh người đứng đầu ủy ban đã đọc lời tuyên thệ: “Chúng tôi là những người được Quốc dân đại biểu bầu vào Ủy ban Giải phóng dân tộc để lãnh đạo cuộc cách mạng của nhân dân ta. Trước lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi nguyện kiên quyết lãnh đạo nhân dân tiến lên, ra sức chiến đấu chống quân thù, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Dù phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, quyết không lùi bước. Xin thề!”.

- Ngày 17-8-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến đặt vòng hoa tại Đài liệt sĩ kỷ niệm Ngày Kháng chiến của Pháp và từ Paris, gửi điện mừng Ngày Độc lập của Indonesia. Điện có đoạn viết: “Chúng tôi rất mong rằng vì hai dân tộc chúng ta cùng chịu đựng một thống khổ, cùng chiến đấu để giành độc lập, có thể cộng tác với nhau chặt chẽ hơn bao giờ hết để thực hiện hòa bình và dân chủ ở miền Đông Nam của châu Á”.

- Ngày 17-8-1947, trong lá thư gửi Hội nghị Thanh niên Việt Nam, Bác khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cho cái tương lai đó…” và động viên: “Có chí làm thì quyết tâm ra việc và quyết làm được việc. Tôi lại khuyên các bạn một điều nữa là chớ đặt những chương trình, kế hoạch mênh mang, đọc nghe sướng tai nhưng không thực hiện được. Việc gì cũng cần phải thiết thực, nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hành được hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được”.

- Ngày 17-8-1962, đến thăm và nói chuyện với học viên Trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa tỉnh Hòa Bình, Bác đưa ra quan niệm: “... Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”.

[Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngày này năm xưa - NXB: Chính trị quốc gia - Sự thật 2010; Hồ Chí Minh Toàn tập - NXB Chính trị quốc gia].

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

“Phải dựa vào nhân dân, vì đông đảo nhân dân rất nhiều tai mắt, cho nên bộ đội, công an không những phải đoàn kết nội bộ, lại phải đoàn kết với nhân dân, dựa vào nhân dân, giáo dục nhân dân cảnh giác thì địch không làm gì được”.

Lời dạy của Người trích trong “Bài nói chuyện với Trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình” ngày 17- 8- 1962. Đây là thời kỳ cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, cứu nước của dân tộc ta ở thời kỳ vô cùng ác liệt, Đảng, Nhà nước đã động viên, khích lệ tinh thần xung kích, tình nguyện của các thế hệ thanh niên làm nên những thành tích vẻ vang trong xây dựng trường học kiểu mẫu, góp sức vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; trong đó, có sự ủng hộ, giúp đỡ rất lớn của nhân dân.

Tư tưởng về phát huy sức mạnh nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam, được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và giành nhiều công sức xây dựng. Bác luôn nhấn mạnh đến vai trò của nhân dân, coi nhân dân là nền tảng, là cội nguồn sức mạnh của cách mạng Việt Nam, đúng như lời Người đã khẳng định: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Thực tiễn đã minh chứng, chỉ có đoàn kết chặt chẽ với nhân dân, dựa vào dân, được nhân dân tin yêu thì quân đội và công an mới có được những thuận lợi trong chiến đấu, công tác, lao động sản xuất và trong mọi sinh hoạt của cuộc sống. Cách xa dân, không gắn bó với nhân dân, không liên hệ mật thiết với nhân dân, không dựa vào dân thì bộ đội và công an không thể hoàn thành được nhiệm vụ; bởi theo Bác: “Có dân là có tất cả”.

Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là hai lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng, Nhà nước và nhân dân, giữ vai trò nòng cốt trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, luôn đoàn kết, gắn bó, phối hợp và tạo điều kiện, giúp đỡ nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, mỗi lực lượng đều nhận thức sâu sắc và thực hiện tốt lời Bác Hồ dạy, luôn giữ vững mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân, tích cực giúp đỡ nhân dân xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ nhân dân, tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Tích cực tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh; đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo làm mũi nhọn tấn công trong chiến lược “diễn biến hòa bình” kích động tư tưởng chống đối, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 17-8-1995 có đăng tin Bảo tàng cách mạng Việt Nam vừa xuất bản tập sách quý “Hồ Chủ tịch ở Pháp năm 1946”.

Ngày 17 tháng 8 có gì đặc biệt?

Ngày 17/8/1945: Ngày Độc lập tại Indonesia. Nước này tuyên bố giành độc lập từ tay thực dân Hà Lan. Ông Sukarno, một lãnh đạo có ảnh hưởng tuyên bố độc lập, được chỉ định làm tổng thống và trở thành Tổng thống đầu tiên của Indonesia. Ngày 17/8/1848: Ngày mất của Jacob Berzelius [sinh năm 1779], nhà khoa học Thuỵ Điển.

17 tháng 8 có sự kiện gì?

NGÀY 17/8/1945: Cuộc mít tinh lớn ở Hà Nội Các hội viên tự vệ chiến đấu, tuyên truyền xung phong được bố trí trong quần chúng đợi lệnh sẵn sàng hành động. Cuộc mít tinh do Tổng hội Công chức tổ chức trở thành cuộc mít tinh tuần hành ủng hộ Việt Minh có một ý nghĩa rất to lớn đối với cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội.

Ngày 17 8 là ngày lễ gì?

[ĐCSVN] – Ngày 17/8, khoảng 150 công dân Indonesia đã tập trung tại Đại sứ quán Indonesia tại Hà Nội để tham dự Lễ Thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 74 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Indonesia.

Ngày 19 tháng 8 năm 1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì ở Hà Nội?

Sáng 19/8/1945, quân dân ta kéo về Nhà hát lớn Hà Nội thực hiện cuộc mít tinh với quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử và làm chủ Hà Nội nhanh chóng. Thắng lợi tại khu vực này đã trở thành động lực, tiếp thêm sức mạnh cho các cuộc đấu tranh, giải phóng ở các tỉnh thành khác.

Chủ Đề