Ngoại tệ tự do chuyển đổi là gì năm 2024

Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là giao dịch mà doanh nghiệp thực hiện đồng thời hai giao dịch, một giao dịch giao ngay để mua [hoặc bán] một lượng ngoại tệ và một giao dịch kì hạn để bán [hoặc mua] chính lượng ngoại tệ đó trong tương lai.

  • Tỉ giá giao dịch, lượng ngoại tệ giao dịch và kì hạn thanh toán được xác định tại thời điểm kí kết hợp đồng.

Giao dịch hoán đổi gồm 01 giao dịch giao ngay và 01 giao dịch kỳ hạn. Kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau.

Ngoại tệ là phương tiện để thực hiện mở rộng các quan hệ quốc tế. Việc mua bán ngoại tệ ngày nay diễn ra rất sôi động.

Trong thực tế giao thương, những loại ngoại tệ mạnh luôn được xem trọng, là những đồng tiền được sử dụng rộng trong giao dịch quốc tế và có giá trị quy đổi cao, ít chịu ảnh hưởng của tỷ giá đồng tiền khác. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin cơ bản về ngoại tệ và giao dịch trao đổi ngoại tệ.

1. Ngoại tệ là gì?

Ngoại tệ có thể hiểu là đồng tiền của một quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung trong khối châu Âu và đồng tiền chung khác được dùng trong thanh toán quốc tế và khu vực [Khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2012/TT-NHNN].

Trên thực tế, tại thị trường giao dịch quốc tế, những đồng ngoại tệ mạnh luôn có giá trị quy đổi cao và ít chịu ảnh hưởng từ tỷ giá của những đồng tiền khác. Một số đồng ngoại tệ mạnh thông dụng nhất thế giới luôn được thừa nhận trong thời gian dài như đồng USD [Đô Mỹ]; EURO [Đồng tiền chung châu Âu]; GBP [Bảng Anh]; CAD [Đô Canada]; CHF [Phrăng Thụy Sỹ]; YJP [Đồng Yên Nhật].

Đến khoảng năm 2019, có 26 nước sở hữu đơn vị tiền tệ gọi là đô la, trong đó đồng USD phổ biến nhất.

2. Thị trường ngoại tệ là gì?

Thị trường ngoại tệ được hiểu là nơi diễn ra hoạt động mua bán ngoại tệ. Thị trường ngoại tệ của Việt Nam gồm thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng. [Khoản 18 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005].

Người cư trú được phép mua ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng để thanh toán nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ; để chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các nhu cầu hợp pháp; để thanh toán nợ gốc, lãi, phí có liên quan đến các khoản vay nước ngoài: [Khoản 1 Điều 7, khoản 3 Điều 8, Điều 17 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005].

3. Tỷ giá hối đoái

Nhắc đến ngoại tệ không thể bỏ qua tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái [hay còn gọi là tỷ giá] giữa các đồng tiền được xem là vấn đề quan trọng hàng đầu khi giao dịch ngoại tệ.

Tỷ giá hối đoái hay còn được gọi là tỷ giá trao đổi, mua bán ngoại tệ. Hiểu kỹ lưỡng hơn là tỷ giá của một đồng tiền này được quy đổi cho một đồng tiền khác hoặc tỷ giá giữa 2 loại tiền tệ, là số lượng đơn vị tiền tệ đủ để mua một đơn vị ngoại tệ khác.

Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [năm 1997], tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị của đồng tiền Việt Nam với giá trị của đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá này được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ, được sự điều tiết, kiểm soát của Nhà Nước, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định.

4. Giao dịch mua bán ngoại tệ

Giao dịch ngoại tệ bao gồm: giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay; giao dịch mua, bán ngoại tệ có kỳ hạn; giao dịch hoán đổi ngoại tệ và giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ. Ở đó, giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay là loại giao dịch được hai bên thực hiện mua, bán một lượng ngoại tệ với Đồng Việt Nam hoặc với một ngoại tệ khác theo tỷ giá giao ngay xác định tại ngày giao dịch. [Khoản 5, 6 Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-NHNN].

Giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay được thực hiện theo luật đổi ngoại tệ, là một hoạt động ngoại hối cơ bản của các ngân hàng, công ty tài chính được cấp phép hoạt động ngoại hối. Những đối tượng được mua ngoại tệ theo luật ngoại tệ dưới đây. Lưu ý, đối tượng được mua, địa điểm mua bán cũng được quy định rõ ràng, người thực hiện cần tuân thủ để tránh bị phạt.

  • Đầu tiên, người cư trú có thể mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng nhằm thanh toán nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
  • Thứ hai, người cư trú, người không cư trú mua ngoại tệ để chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài nhằm phục vụ nhu cầu hợp pháp.
  • Thứ ba, công dân Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt tại các tổ chức tín dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của bản thân, hoặc chu cấp cho trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ, bao gồm tiền ăn, sinh hoạt, đi lại ở nước ngoài liên quan đến mục đích học tập, chữa bệnh, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài.

Công dân Việt Nam chỉ được mua ngoại tệ là tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép bán ngoại tệ [và không được phép mua tại đại lý đổi ngoại tệ]. Các tổ chức tín dụng có nghĩa vụ bán 100 USD/người/ngày [hoặc những loại ngoại tệ khác có giá trị tương xứng] trong thời hạn lưu trú ở nước ngoài là 10 ngày, trên cơ sở của hồ sơ, chứng từ xuất trình. Trong những trường hợp tự cân đối nguồn ngoại tệ là tiền mặt, tổ chức tín dụng có thể bán vượt mức quy định cho phép này.

  • Thứ tư, cá nhân mang hộ chiếu được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp được phép mua ngoại tệ ở đại lý đổi ngoại tệ đặt tại khu cách ly tại cửa khẩu quốc tế.
  • Thứ năm, nhà đầu tư nước ngoài được phép mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng và chuyển ra nước ngoài [Nghị định 70/2014/NĐ-CP].

Pháp luật quy định, việc đổi ngoại tệ chỉ được thực hiện tại các địa điểm là tổ chức tín dụng được phép kinh doanh, cung ứng các dịch vụ ngoại hối và các đại lý đổi ngoại tệ đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký là đại lý đổi ngoại tệ. [Nghị định 89/2016/NĐ-CP].

5. Cách nhận tiền quốc tế về Việt Nam dễ dàng

Ngoài các thông tin về thị trường ngoại tệ, việc nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam cũng luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là đối với những người đang sinh sống, học tập và làm việc tại nhiều quốc gia và người nhà. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng nhận tiền quốc tế chuyển về Việt Nam nhanh chóng, tiện, dễ thông qua MoMo với dịch vụ “Nhận Tiền Quốc Tế”.

Hướng dẫn sử dụng dịch vụ “Nhận tiền Quốc tế” MoMo:

Bước 1: Mở ứng dụng MoMo. Bước 2: Chọn “Nhận tiền Quốc tế". Bước 3: Đọc và Đồng ý với các điều khoản Nhận Tiền Quốc Tế [đối với lần đầu tiên]. Bước 4: Chọn đối tác phù hợp và làm theo hướng dẫn.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ “Nhận Tiền Quốc tế”:

  • Hỗ trợ người dùng ở Việt Nam có thể nhận tiền từ kiều bào tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới thông qua Ứng dụng MoMo.
  • Dịch vụ nhanh chóng chỉ mất vài phút và hoàn toàn miễn phí.
  • Rút tiền miễn phí 10 lần/tháng về tài khoản ngân hàng liên kết.
  • Dễ dàng sử dụng trực tiếp nguồn tiền để thanh toán các dịch vụ trên MoMo.

Trên đây là những thông tin tư vấn về ngoại tệ. Bạn có thể tìm hiểu thêm các quy định về ngoại tệ tại Thông tư 07/2012/TT-NHNN.

Tiếp tục theo dõi các thông tin bổ ích khác:

  • Theo dõi MaMa Tài Chính để cập nhật nhiều thông tin tài chính bổ ích tại đây
  • Tham gia nhóm Cộng Đồng Tài Chính MoMo tại đây
  • Tìm hiểu thêm về Nhận Tiền Quốc Tế qua MoMo tại đây

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ MoMo theo 3 cách:

  • Hotline: 1900 54 54 41 [1.000đ/phút]
  • Email: hotro@momo.vn
  • Tính năng Trợ giúp: Đăng nhập MoMo >> Chọn biểu tượng Trợ giúp hoặc nhập từ khóa "trợ giúp" vào ô tìm kiếm.

Nhận Tiền Quốc Tế là dịch vụ trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ do M_Service hợp tác với các tổ chức chuyển tiền quốc tế danh tiếng [như Western Union] cung cấp thông qua Ứng dụng MoMo giúp bạn có thể nhận tiền một cách nhanh chóng và tiện lợi từ hơn 200 quốc gia về Việt Nam theo Giấy phép số 431/QĐ-HCM do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 19/05/2023 và được chấp thuận bổ sung theo Giấy phép số 27/QĐ-HCM ngày 10/01/2023.

Ngoài ra, M_Service cũng đang hợp tác với nhiều Ngân hàng và Công ty Kiều hối uy tín tại Việt Nam để giúp bạn dễ dàng nhận tiền từ nước ngoài trên nền tảng Ứng dụng MoMo chỉ với vài thao tác đơn giản qua nghiệp vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của các đối tác này và dịch vụ trung gian thanh toán của M_Service, đã được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chuyển đổi ngoại tệ là gì?

Giao dịch hoán đổi ngoại tệ, hay có tên gọi khác là giao dịch hoán đổi ngoại hối, là giao dịch giữa hai bên, bao gồm một giao dịch mua và một giao dịch bán cùng số lượng một đồng tiền này với một đồng tiền khác với tỷ giá của hai giao dịch xác định tại thời điểm giao dịch và ngày thanh toán của hai giao dịch là khác ...

Đồng tiền quốc tế là gì?

1. Ngoại tệ là gì? Ngoại tệ có thể hiểu là đồng tiền của một quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung trong khối châu Âu và đồng tiền chung khác được dùng trong thanh toán quốc tế và khu vực [Khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2012/TT-NHNN].

Khả năng chuyển đổi của đồng tiền là gì?

Khả năng chuyển đổi tiền tệ là mức độ dễ dàng của việc chuyển đổi tiền tệ của một quốc gia sang vàng hoặc một đồng tiền khác. Khả năng chuyển đổi tiền tệ rất quan trọng đối với thương mại quốc tế vì đồng tiền được sử dụng để thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu có thể không phải là tiền nội địa của người mua hàng.

Giao dịch bằng ngoại tệ là gì?

Giao dịch ngoại tệ, hay còn gọi là giao dịch ngoại hối, là giao dịch mà 2 bên thực hiện mua vào hoặc bán ra các tiền tệ quốc tế. Trong bài viết này, ACB sẽ giới thiệu về cách giao dịch ngoại tệ cũng như cách thức hoạt động của nó.

Chủ Đề