Ngôn ngữ trị liệu là gì

Được các nước Âu - Mỹ quan tâm phát triển từ những năm 1920, ngôn ngữ trị liệu [hay âm ngữ trị liệu] là lĩnh vực quan trọng của y học. Cùng với vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu là những phần then chốt của ngành phục hồi chức năng.

Khai phá “vùng đất mới”

Chuyên viên ngôn ngữ trị liệu vô cùng quan trọng để giúp bệnh nhân cải thiện chất lượng cuộc sống sau một chấn thương, một cơn bệnh nặng… nhưng ở Việt Nam, ngôn ngữ trị liệu chỉ bắt đầu được “khai phá” từ hơn một thập niên qua.

Tiến sĩ Lê Khánh Điền, Phó chủ tịch Hội Ngôn ngữ trị liệu châu Á - Thái Bình Dương, Trưởng đơn vị phục hồi chức năng Bệnh viện An Bình [TP.HCM], kể lại: “Trước đây, các trường y ở Việt Nam chỉ đào tạo một lĩnh vực quan trọng thuộc phục hồi chức năng là vật lý trị liệu. Đến năm 2010, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch phối hợp với Tổ chức Trinh Foundation của Úc mở khóa đầu tiên về ngôn ngữ trị liệu, dạy trong 2 năm [từ năm học 2010 - 2011]. Khóa thứ hai vào năm học 2012 - 2013. Hai khóa này là sự mở màn cho việc đào tạo một cách bài bản về ngôn ngữ trị liệu tại nước ta”.

Trường ĐH Y Dược TP.HCM chính thức đào tạo thạc sĩ ngôn ngữ trị liệu từ năm 2019 để có các giảng viên nguồn

Năm 2019, cùng lúc có 2 khóa chính thức đầu tiên ở Việt Nam về ngôn ngữ trị liệu, được Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT đồng ý triển khai. Cụ thể, theo thạc sĩ Lê Thanh Vân, Trưởng bộ môn Phục hồi chức năng Trường ĐH Y Dược TP.HCM, Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam [MCNV] hỗ trợ trường mở mã ngành thạc sĩ kỹ thuật phục hồi chức năng - chuyên ngành ngôn ngữ trị liệu. Do mục tiêu đào tạo giảng viên nguồn nên khóa đầu tiên [2019 - 2021] học viên đa phần là giảng viên của các trường đại học. Cùng trong năm 2019, MCNV giúp mở một khóa cử nhân tại Trường ĐH Kỹ thuật y dược Đà Nẵng. Tiếp đó, năm 2021, tổ chức này tiếp tục hỗ trợ mở chương trình cử nhân về ngôn ngữ trị liệu ở Trường ĐH Kỹ thuật y tế Hải Dương.

Từ năm học 2022 - 2023, các sinh viên đậu vào ngành kỹ thuật phục hồi chức năng của Trường ĐH Y Dược TP.HCM sẽ bắt đầu được chọn chuyên ngành ngôn ngữ trị liệu bên cạnh 2 chuyên ngành đã có trước đó là vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu. Chương trình đào tạo và các chuyên gia nước ngoài [chủ yếu từ Úc] tham gia giảng dạy những khóa thạc sĩ và cử nhân nói trên do Tổ chức Trinh Foundation hỗ trợ.

\n

Tố chất cần có đầu tiên của một chuyên viên ngôn ngữ trị liệu là biết quan tâm, đồng cảm với người khác, đây là điều kiện quan trọng của những ai muốn hành y, vì có như thế mới tận tâm với bệnh nhân.

Tiến sĩ Lê Khánh Điền Phó chủ tịch Hội Ngôn ngữ trị liệu châu Á - Thái Bình Dương

Việc trở thành chuyên ngành chính thức ở các trường y khoa giúp cho ngôn ngữ trị liệu có thể được phát triển một cách khoa học và bền vững tại Việt Nam. Như vậy, hiện nay cả 3 lĩnh vực then chốt của phục hồi chức năng đều đã được đào tạo một cách bài bản.

Các bệnh viện “săn đón”

Tiến sĩ Lê Khánh Điền nhấn mạnh: “Tố chất cần có đầu tiên của một chuyên viên ngôn ngữ trị liệu là biết quan tâm, đồng cảm với người khác, đây là điều kiện quan trọng của những ai muốn hành y, vì có như thế mới tận tâm với bệnh nhân. Và riêng với ngành phục hồi chức năng thì rất cần tính kiên nhẫn. Để nói trọn vẹn một từ, có những bệnh nhân phải mất nhiều buổi tập, mỗi buổi dài hàng giờ, nếu người điều trị không nhẫn nại thì sẽ dễ thất bại và không làm việc được”.

Thạc sĩ Lê Thanh Vân cho biết thêm: “Về học lực thì phổ điểm của ngành kỹ thuật phục hồi chức năng thường dao động quanh 24 điểm [ban B], tùy vào độ khó của đề thi. Đương nhiên, đây là một lĩnh vực thuộc y khoa nên các thí sinh phải học tốt các môn tự nhiên, nhất là môn sinh, nhưng do ngôn ngữ trị liệu trong quá trình học có môn tiếng Việt nên những ai yêu thích và có độ nhạy về ngôn ngữ sẽ bắt nhịp tốt và là một lợi thế”. Ngoài ra, những bạn thích ngành phục hồi chức năng nhưng vóc dáng nhỏ bé và thể lực yếu, lo ngại không phù hợp với vật lý trị liệu [vốn thường dùng sức nhiều khi giúp bệnh nhân tập luyện] thì cũng có thể tìm hiểu thêm về ngôn ngữ trị liệu.

Liên quan đến cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, theo thạc sĩ Lê Thanh Vân, các bệnh viện, đặc biệt là những bệnh viện lớn, đều rất quan tâm đến những chuyên ngành mới của ngành phục hồi chức năng nên chắc chắn các sinh viên về ngôn ngữ trị liệu sẽ được “săn đón” sau khi tốt nghiệp. Ở một chuyên ngành mới khác [được mở trước ngôn ngữ trị liệu vài năm] là hoạt động trị liệu, nhiều sinh viên đã được bệnh viện “đặt hàng” ngay từ khi thực tập, chỉ cần hoàn thành chương trình cử nhân là có thể vào làm ngay.

Công việc của chuyên viên ngôn ngữ trị liệu

Chuyên viên ngôn ngữ trị liệu sẽ làm việc với những người bị rối loạn về lời nói, như nói lắp, hoặc do hậu quả của các bệnh về thần kinh, ung thư…; rối loạn về giọng nói, do liệt dây thanh, do căng cơ…; rối loạn giao tiếp - nhận thức, như rối loạn về sự tập trung, trí nhớ do chấn thương sọ não hoặc do sa sút trí tuệ; rối loạn giao tiếp xã hội, như ở người mắc hội chứng tự kỷ; rối loạn thính lực; rối loạn ngôn ngữ [như nghe, nói, đọc, viết]; rối loạn nuốt…

Chuyên viên điều trị không chỉ giúp bệnh nhân phục hồi khả năng diễn đạt ngôn ngữ mà còn hướng dẫn người nhà các phương pháp nắm bắt được thông tin một cách hiệu quả nhất trong khi giao tiếp với người bệnh.

Tin liên quan

NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU CHO TRẺ EM

Chuyên viên Ngôn ngữ trị liệu [trước đây gọi là Âm ngữ trị liệu] được đào tạo ở bậc đại học
  1. Công việc của chuyên viên Ngôn ngữ trị liệu tại bệnh viện

Chuyên viên Ngôn ngữ trị liệu [trước đây gọi là Âm ngữ trị liệu] được đào tạo ở bậc đại học để làm lượng giá và điều trị cho những bệnh nhân bị rối loạn giao tiếp, rối loạn nuốt và huấn luyện cho những người khác như điều dưỡng, giáo viên, phụ huynh để hỗ trợ thêm ở bệnh viện, trường học và tại nhà.

Rối loạn giao tiếp ở trẻ em là bất cứ vấn đề nào mà trẻ em gặp phải với lời nói, ngôn ngữ, giọng, sự trôi chảy hay giao tiếp xã hội. Rối loạn này có thể ảnh hưởng đến các mặt học vấn, xã hội và cảm xúc của trẻ [Karthryn Kohnert, 2009] chẳng hạn như là là khả năng hiểu, diến đạt, học toán, trí nhớ.

Rối loạn nuốt là tình trạng không thể đưa thức ăn nước uống dễ dàng từ miệng qua thực quản vào dạ dày. Ví dụ như là khó bú bình, bú mẹ của trẻ sơ sinh bị chẻ vòm, chỉ ăn một loại thức ăn nhất định kéo dài như cơm cháo xay sinh tố lúc 2 tuổi,…

  1. Đào tạo Chuyên viên Ngôn ngữ trị liệu ở Thành phố Hồ Chí Minh

TRINH Foundation Australia – một tổ chức thiện nguyện, phi lợi nhuận người Úc với mục đích cải thiện chất lượng sống cho người lớn và trẻ em bị rối loạn giao tiếp và nuốt ở Việt Nam –  phối hợp với Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổ chức đào tạo chuyên viên Ngôn ngữ trị liệu gồm 2 khóa, mỗi khóa 2 năm cho 33 học viên sau đại học trên cả nước vào năm 2010 – 2012 và 2012 – 2014. Ngoài ra, tổ chức này còn có một khóa đào tạo khác 10 tháng cho 32 học viên vào năm 2016 – 2017. Năm nay 2019, TRINH Foundation đang tiếp tục hỗ trợ đào tạo thạc sĩ Ngôn ngữ trị liệu –Phục hồi chức năng tại Đại học Y dược TPHCM, khởi sắc cho một chuyên ngành mới: Ngôn ngữ trị liệu thuộc kỹ thuật Phục hồi chức năng.

Ở các nước đang phát triển cứ 7 người thì có 1 người bị các rối loạn giao tiếp và nuốt trong khoảng thời gian nào đó của vòng đời. Với dân số 96 triệu dân, liệu rằng Việt Nam chúng ta có bao nhiêu người bị ảnh hưởng bởi các rối loạn giao tiếp và nuốt. Cho đến nay chưa có một con số thống kê chính xác nhưng theo các chuyên gia Úc ước tính khoảng 13 triệu người. Việc đào tạo đội ngũ Chuyên viên Ngôn ngữ trị liệu là một việc làm cấp thiết.

  1. Bạn có biết trẻ em nào gặp vấn đề rối loạn giao tiếp, nuốt hay không?

– Khó khăn trong việc ăn uống ở bất kỳ độ tuổn nào ví dụ: khó bú, khó nuốt, chậm biết nhai, chảy nước dãi nhiều.

  • Nói ngọng hoặc lời nói không rõ ràng.
  • Nói lắp, nói cà lăm
  • Không giao tiếp mắt ở bất kỳ độ tuổi nào
  • Chậm nói, chậm hiểu
  • Nghe kém, điếc có đeo máy trợ thính hoặc cấy ốc tai điện tử
  • Bại não
  • Tự kỷ
  • Sứt môi chẻ vòm
  • Trẻ có khó khăn đọc viết
  • Tổn thương não bán cầu não phải, chấn thương sọ não
  • Trẻ có dấu hiệu bất thường hoặc chậm trong phát triển ngôn ngữ và nhận thức theo các mốc tuổi sau đây:
Mốc tuổi Bất trường trong mốc phát triển ngôn ngữ và nhận thức
6 tháng Chưa biết bập bẹ: mama, baba
9 tháng Chưa biết chỉ trỏ, chào, vẫy tay
12 tháng Chưa biết bập bẹ chuỗi âm thanh có giai điệu [ví dụ chàchácha,…] hay một từ đơn.
18 tháng Chưa nói được từ đơn nào rõ ràng
Chưa hiểu được những mệnh lệnh đơn giản [trái banh đâu?]
24 tháng Nói được dưới 50 từ đơn, chưa thể kết hợp 2 từ đơn lại với nhau [ ví dụ: bánh nữa, mẹ ẳm].
Bất cứ khi nào bạn thấy lo lắng về sự phát triển hay nhận ra dấu hiệu chậm trễ của con so với các bạn đồng trang lứa
  1. Khi nào thì bắt đầu cho trẻ đi khám?

Bất cứ khi nào bạn thấy lo lắng về sự phát triển hay nhận ra dấu hiệu chậm trễ của con so với các bạn đồng trang lứa, các trẻ em khác có cùng độ tuổi sống xung quanh bạn. Chú ý rẳng giai đoạn từ 0 đến 5 tuổi là giai đoạn vàng cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ và không bao giờ là quá muộn để bắt đầu.

  1. Phụ huynh có thể tìm sự giúp đỡ ở đâu?

Liên hệ với một chuyên viên Ngôn ngữ trị liệu tại khu vực địa phương của bạn. Họ có thể lượng giá những vấn đề giao tiếp của con bạn và cung cấp các cách thức can thiệp cho bạn. Tại TPHCM, bạn có thể liên hệ tại khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng của các bệnh viện sau:

  • Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố;
  • Bệnh viện Nhi Đồng 1;
  • Bệnh viện Nhi Đồng 2;
  • Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng.

[ Nguồn: //trinhfoundation.org/, //www.asha.org/public/speech/swallowing/Feeding-and-Swallowing-Disorders-in-Children]

CN.ĐỖ THỊ BÍCH THUẬN

KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Video liên quan

Chủ Đề