Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng là gì năm 2024

Hỏi: Mẹ tôi đã ngoài 70 tuổi. Do điều kiện công việc, chị em tôi không ở gần mẹ nên nhờ một người cháu chăm sóc bà. Nay cháu tôi không đảm đương công việc đó được nữa, chúng tôi có thể nhờ người khác không thân thích nuôi dưỡng bà được không?

Lê Thị Liễu [TP. Cam Ranh]

Hỏi: Mẹ tôi đã ngoài 70 tuổi. Do điều kiện công việc, chị em tôi không ở gần mẹ nên nhờ một người cháu chăm sóc bà. Nay cháu tôi không đảm đương công việc đó được nữa, chúng tôi có thể nhờ người khác không thân thích nuôi dưỡng bà được không?

Lê Thị Liễu [TP. Cam Ranh]

Trả lời: Phụng dưỡng người cao tuổi là nghĩa vụ và quyền của người là con, cháu của người cao tuổi và những người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhằm giúp người cao tuổi được chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất, đáp ứng nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu về vui chơi, giải trí, thông tin, giao tiếp… Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi tùy theo hoàn cảnh cụ thể phải sắp xếp nơi ở phù hợp với điều kiện sức khỏe, tâm lý của người cao tuổi; chu cấp về kinh tế; thanh toán chi phí điều trị và chăm sóc y tế khi người cao tuổi ốm đau; mai táng khi người cao tuổi chết. Tinh thần đó đã được ghi nhận tại Luật Người cao tuổi.

Luật này cũng thừa nhận việc người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng không có điều kiện trực tiếp chăm sóc người cao tuổi thì ủy nhiệm cho cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, nhưng phải được người cao tuổi đồng ý. Việc ủy nhiệm chăm sóc người cao tuổi được thực hiện dưới hình thức hợp đồng dịch vụ giữa người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng với cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ. Cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ được ủy nhiệm chăm sóc người cao tuổi có trách nhiệm thực hiện đầy đủ cam kết theo hợp đồng dịch vụ với người ủy nhiệm.

Luật sư NGUYỄN THIỆN HÙNG

  1. Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;
  1. Người mất năng lực hành vi dân sự."

Theo quy định trên thì cậu anh không thuộc trường hợp người cần được giám hộ, do đó anh không thể quản lý tài sản và chăm sóc cho cậu với tư cách người giám hộ. Tuy nhiên anh vẫn hoàn toàn có quyền phụng dưỡng cho cậu mà không cần thực hiện thủ tục pháp lý. Việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi luôn được Nhà nước quan tâm và khuyến khích. Khoản 2, khoản 5 điều 10 Luật Người cao tuổi có quy định:

" 2. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi là con, cháu của người cao tuổi và những người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình."

"5. Khuyến khích tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này tham gia phụng dưỡng người cao tuổi."

Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi là ai? Câu hỏi của anh T.N.S từ Long An.

Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi là ai?

Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi được quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 20/2021/NĐ-CP như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng là việc hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng trợ giúp xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại hộ gia đình.
2. Người bị thương nặng là người bị thương dẫn đến phải cấp cứu và điều trị tại cơ sở y tế từ 3 ngày trở lên.
3. Hộ phải di dời khẩn cấp nhà ở là hộ gia đình phải di dời nhà ở do nguy cơ sạt lở đất, lũ, lụt, thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp và khả năng cần thiết.
5. Hậu quả nghiêm trọng do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn giao thông hoặc sự kiện bất khả kháng khác là hậu quả có người bị chết hoặc bị thương nặng.
6. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi là vợ, chồng hoặc các con, cháu của người cao tuổi và những người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Như vậy, người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi bao gồm:

[1] Vợ, chồng hoặc các con, cháu của người cao tuổi;

[2] Những người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi là ai? [Hình từ Internet]

Người cao tuổi có được ưu tiên khám bệnh trước những người bệnh khác hay không?

Việc ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi được quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Người cao tuổi năm 2009 như sau:

Khám bệnh, chữa bệnh
1. Việc ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi được thực hiện như sau:
a] Người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám trước người bệnh khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng;
b] Bố trí giường nằm phù hợp khi điều trị nội trú.
2. Các bệnh viện, trừ bệnh viện chuyên khoa nhi, có trách nhiệm sau đây:
a] Tổ chức khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi;
b] Phục hồi sức khoẻ cho người bệnh là người cao tuổi sau các đợt điều trị cấp tính tại bệnh viện và hướng dẫn tiếp tục điều trị, chăm sóc tại gia đình;
c] Kết hợp các phương pháp điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại, hướng dẫn các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh là người cao tuổi.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi.

Như vậy, theo quy định, người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên thì được ưu tiên khám trước người bệnh khác. Trừ trường hợp bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng.

Các bệnh viện có trách nhiệm gì trong việc khám bệnh, chữa bệnh đối với người cao tuổi?

Trách nhiệm của các bệnh viện được quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Người cao tuổi năm 2009 như sau:

Khám bệnh, chữa bệnh
1. Việc ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi được thực hiện như sau:
a] Người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám trước người bệnh khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng;
b] Bố trí giường nằm phù hợp khi điều trị nội trú.
2. Các bệnh viện, trừ bệnh viện chuyên khoa nhi, có trách nhiệm sau đây:
a] Tổ chức khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi;
b] Phục hồi sức khoẻ cho người bệnh là người cao tuổi sau các đợt điều trị cấp tính tại bệnh viện và hướng dẫn tiếp tục điều trị, chăm sóc tại gia đình;
c] Kết hợp các phương pháp điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại, hướng dẫn các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh là người cao tuổi.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi.

Như vậy, theo quy định, các bệnh viện, trừ bệnh viện chuyên khoa nhi có những trách nhiệm sau đây:

[1] Tổ chức khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi;

[2] Phục hồi sức khoẻ cho người bệnh là người cao tuổi sau các đợt điều trị cấp tính tại bệnh viện và hướng dẫn tiếp tục điều trị, chăm sóc tại gia đình;

[3] Kết hợp các phương pháp điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại, hướng dẫn các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh là người cao tuổi.

Chủ Đề