Chỉ số cpm trong quảng cáo là gì năm 2024

CPM được xem là một trong những hình thức quảng cáo được sử dụng phổ biến nhất trong Digital Marketing. Tuy nhiên, đối với những bạn trẻ mới bước vào nghề, để thiết lập và tối ưu một chiến dịch quảng cáo CPM hiệu quả không phải là một việc dễ dàng. Hãy cùng 3T Academy tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

CPM được viết tắt từ cụm từ Cost per 1000 impressions, để chỉ chi phí mà người làm quảng cáo phải thanh toán cho mỗi 1000 lượt quảng cáo hiển thị trên Google. Trước khi khởi chạy quảng cáo, người làm Digital Marketer sẽ phải đặt ra 1 giá thầu để chi trả cho mỗi 1000 lần mẫu quảng cáo xuất hiện tại những vị trí mà khách hàng có thể nhìn thấy.

Khác với CPC, là hình thức quảng cáo mà bạn chỉ phải bị tính phí khi khách hàng nhấp vào quảng cáo. Với CPM, khi mẫu quảng cáo của bạn xuất hiện trên màn hình của người dùng sẽ được tính là một lần hay còn gọi là 1 lượt xem.

Nếu tổng số tiền bạn cài đặt toàn bộ chiến dịch là 2 triệu đồng. mẫu quảng cáo của bạn có 10.000 lượt xem. Vậy chi phí quảng cáo CPM bạn phải trả là: 2 triệu/ [10.000/1000] = 200.000.

\>>> Xem thêm: Tại sao quảng cáo Google Adwords lại là kênh quảng cáo tiềm năng không thể bỏ lỡ?

Ưu và nhược điểm của quảng cáo CPM

Ưu điểm

Dễ sử dụng, mang lại hiệu quả nhanh chóng

Với lợi thế là dễ cài đặt và mang lại hiệu quả ngay tức thì, các doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường và đang trong quá trình xây dựng thương hiệu rất nên sử dụng hình thức CPM.

Tiết kiệm chi phí

So với CPC [chi phí quảng cáo được tính trên mỗi lần click chuột], CPM có chi phí phải trả rẻ hơn nhiều nên nếu công ty của bạn đã tạo được độ phủ thương hiệu và được nhiều lượt truy cập vào website thì nên sử dụng hình thức này để tiết kiệm chi phí.

Mang lại doanh thu thụ động cho doanh nghiệp

Nếu website hoặc blog của bạn có nhiều lượng truy cập, bạn có thể nhận đặt đặt banner quảng cáo từ các nhãn hàng và thương hiệu khác để nhận doanh thu thụ động từ đó.

Nhược điểm

Nếu website của bạn có lưu lượng truy cập thấp, việc thực hiện hình thức quảng cáo CPM sẽ khiến bạn tiêu tốn một khoản chi phí không hề nhỏ mà hiệu quả mang về lại không cao.

Nếu bạn cài đặt quảng cáo CPM không đúng đối tượng mục tiêu thì sẽ là một sự lãng phí rất lớn.

Khoá học Digital Marketing tại 3T Academy sẽ cung cấp cho các học viên kiến thức nền tảng Google Adwords và các cách thức chạy quảng cáo hiệu quả

Điểm khác biệt giữa quảng cáo CPM và quảng cáo CPC

Nếu bạn thực hiện hình thức quảng cáo CPC, số tiền mà bạn phải trả cho 1 click sẽ không vượt quá giá thầu ban đầu. Có thể hiểu 1 cách đơn giản, giá thầu của bạn chính là CPC tối đa. Số tiền mà bạn phải trả sẽ tỷ lệ thuận với số lượt nhấp vào mẫu quảng cáo hay liên kết.

CPM được tính giá trên 1.000 lượt hiển thị quảng cáo, nghĩa là bạn khi bạn chi trả cho 1000 lượt hiển thị, nhưng kết quả đạt được có thể chỉ đạt 100 đến 200 lượt click.

Nếu mục tiêu chiến dịch marketing của bạn là gia tăng nhận biết thương hiệu và tiếp cận với số lượng lớn khách hàng, CPM sẽ là phương án tối ưu. Nếu doanh nghiệp của bạn cần tập trung vào mục tiêu chuyển đổi để mang về doanh số thì bạn nên sử dụng đồng thời cả CPM và CPC.

Một số lưu ý để thực hiện quảng cáo CPM đạt hiệu quả vượt trội

Một chiến dịch marketing hiệu quả không chỉ đến từ sự thành công của 1 kênh digital marketing, nó còn là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các công cụ marketing khác. Bởi vậy, nếu bạn là một người mới trong lĩnh vực marketing, một lời khuyên là hãy không ngừng học hỏi từ những người đã có chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm. Hoặc bạn có thể tìm đến các khoá học về chạy quảng cáo Facebook Ads, Google Ads, Zalo Ads để tích luỹ thêm nhiều kiến thức hữu ích.

\>>> Xem thêm: 7 bí quyết seo không cần back-link nhiều vẫn lên Top?

3T Academy là một trong những trung tâm đào tạo marketing hàng đầu tại Huế, Đà Nẵng, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam…., nếu bạn đang có nhu cầu tham gia các khoá học thì hãy đăng ký với chúng tôi!

Chỉ số CPM Cost Per Mille đo lường điều gì?

CPM/cost per thousand là một cụm từ marketing được sử dụng để chỉ chi phí của một nghìn lần hiển thị quảng cáo trên một trang web. Chữ “M” trong CPM là viết tắt của “mille”, trong tiếng Latin có nghĩa là một ngàn.

CPM là gì trong quảng cáo?

Một số loại quảng cáo có lập trình nhất định được đo lường bằng cost per mille [CPM], có nghĩa là chi phí cho mỗi nghìn lần hiển thị. CPM là mô hình định giá trong đó bạn phải trả một số tiền nhất định cho 1.000 lần hiển thị hoặc số lần quảng cáo của bạn xuất hiện.

Chi phí quảng cáo theo CPM trong báo in là gì?

CPM [là Cost Per Mile hay Cost Per 1000 Impressions] là giá cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo. Khi doanh nghiệp chạy quảng cáo CPM sẽ đặt giá mong muốn cho mỗi 1000 lần quảng cáo được hiển thị, sau đó chọn vị trí đặt quảng cáo để hiển thị quảng cáo và trả tiền mỗi khi quảng cáo của họ xuất hiện.

Chỉ số CPM Facebook là gì?

CPM Facebook là tên viết tắt của Cost Per Mile, là chi phí cho 1000 lần quảng cáo được hiển thị. Ví dụ: Nếu bạn đã chi 500.000 VNĐ cho một chiến dịch quảng cáo hiển thị trên Facebook và đến giờ quảng cáo đã hiển thị được 10.000 lần, thì CPM hiện tại của bạn là 50.000 VND cho 1.000 lượt hiển thị.

Chủ Đề