Nguyễn Khuyến là một người như thế nào

Cảm nhận của anh/chị về  hình ảnh bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương?

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến [chữ Hán: 阮勸], tên khai sinh là Nguyễn Thắng [阮勝],[note 1] hiệu là Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại Phú Yên. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ [tục gọi là làng Và], xã Yên Đổ [nay là xã Trung Lương], huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1]. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ. Bạn thân tri kỉ của ông là Dương Khuê [1839-1902].

Nguyễn Khuyến

Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến

Bút danhNguyễn KhuyếnQuốc tịchViệt NamDân tộcKinhHọc vấnGiải nguyên, Hội nguyên và Hoàng giáp

Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi [阮宗起, 1796–1853], thường gọi là Mền Khởi, đỗ ba khóa tú tài, dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan [陳式湍, 1799 – 1874], nguyên là con của Trần Công Trạc [陳公鐲], từng đỗ tú tài thời Lê Mạc.

Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San [người làng Vị Xuyên, đỗ Tam Nguyên năm 1864 – 1865] ở trường Hoàng giáp cùng bạn học Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân [tức Giải nguyên] trường Hà Nội.[2][3]

Năm sau [1865], ông trượt thi Hội nên tu chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám và đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến, với hàm ý phải nỗ lực hơn nữa [chữ Thắng có chữ lực nhỏ, chữ Khuyến có chữ lực lớn hơn].

Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên [Hoàng giáp]. Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ [三元安堵].[4]

Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, ông thăng Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán. Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây.[cần dẫn nguồn]

Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan, cơ đồ nhà Nguyễn như sụp đổ hoàn toàn nên giấc mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiện được.

Lúc này, Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp. Năm 1882, quân Pháp bắt đầu đánh ra Hà Nội. Năm 1885, chúng tấn công kinh thành Huế. Kinh thành thất thủ, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, nhân dân hưởng ứng khắp nơi. Nhưng cuối cùng, phong trào Cần Vương tan rã.

Có thể nói, sống giữa thời kỳ các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt, Nguyễn Khuyến bất lực vì không làm được gì để thay đổi thời cuộc nên ông xin cáo quan về ở ẩn. Từ đó dẫn đến tâm trạng bất mãn, bế tắc của ông.

Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Bạn đến chơi nhà, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau. Có bài Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán rồi dịch ra tiếng Việt, ví dụ Bạn đến chơi nhà, hoặc ông viết bằng chữ Việt rồi dịch sang chữ Hán. Cả hai loại đều khó để xác định vì chúng rất điêu luyện.

Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuốm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công.

  • Năm 1987, Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh đã quyết định thành lập Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Nguyễn Khuyến với chu kỳ tổ chức 5 năm 1 lần để vinh danh các tác giả, nghệ sĩ có nhiều thành tích xuất sắc trong hoạt động văn học, nghệ thuật trong và ngoài tỉnh. Từ năm 1997, khi tỉnh Hà Nam được tái lập, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam tiếp nhận việc tổ chức giải thưởng này trong kỳ trao giải lần thứ III và đã tổ chức tới kỳ trao giải thứ VII năm 2017.[5]
  • Tên ông được đặt cho một con phố có nhiều di tích và danh thắng tại quận Đống Đa, bên cạnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội: Phố Nguyễn Khuyến có tên cũ phố Sinh Từ [trước năm 1945] và Bùi Huy Bích [trước năm 1964]. Ngày nay, tên phố Bùi Huy Bích được đặt cho một con đường ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Các thành phố Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Phủ Lý đều có các con phố và con đường mang tên Nguyễn Khuyến.
  • Riêng Hà Nội còn có thêm đường Nguyễn Khuyến thuộc phường Văn Quán, quận Hà Đông. Tên đường Nguyễn Khuyến được đặt khi Hà Đông còn là thành phố thủ phủ tỉnh Hà Tây trước khi sáp nhập vào Hà Nội.

  1. ^ Ông thi hội lần đầu không đỗ nên đổi tên thành Nguyễn Khuyến với ý chí tự động viên, khuyến khích mình [Theo Họ và tên người Việt Nam- PGS.TS Lê Trung Hoa- Nhà xuất bản Khoa học xã hội-2005].

  1. ^ “Nguyễn Khuyến - người tiêu biểu cho tâm hồn người Việt”. Báo Nhân dân. 24 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ Cao Xuân Dục. “Quốc triều hương khoa lục - Quyển 3”. Thư viện Quốc gia Việt Nam. tr. 76. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ “Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Tân Mùi niên hiệu Tự Đức năm thứ 24 [1871]”. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện nghiên cứu Hán Nôm. Văn miếu Huế. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2021.
  4. ^ Cao Xuân Dục [1894]. “Quốc triều khoa bảng lục”. Thư viện Quốc gia Việt Nam. Khoa tàng thư tịch Hán Nôm. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2021.
  5. ^ Trao tặng Giải thưởng Văn học-Nghệ thuật Nguyễn Khuyến lần thứ VII

  • Nhiều tác giả, Thơ văn Phạm Tuấn Anh. [Nhà xuất bản Văn Học, 1971]
  • Nguyễn Văn Huyền [chủ biên], Nguyễn Khuyến – Tác phẩm. [Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, 1984]
  • Nguyễn Huệ Chi [chủ biên], Thi hào Nguyễn Khuyến, đời và thơ. [Nhà xuất bản Giáo dục, 1994]
Wikisource có các tác phẩm gốc nói đến hoặc của:
Nguyễn Khuyến
  • Nguyễn Khuyến [1835-1909] Lưu trữ 2006-12-08 tại Wayback Machine
  • Nguyễn Khuyến

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nguyễn_Khuyến&oldid=69094959”

12/11/2020 42

Câu hỏi Đáp án và lời giải Ôn tập lý thuyết

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: E

Điền Chính Quốc [Tổng hợp]

Kim Khánh sưu tầm

Là một nhà thơ gần gũi với quần chúng nhân dân, dường như Nguyễn Khuyến sinh ra là để nói lên những nguyện vọng, những tâm tư tình cảm và kể cả nỗi khổ cực của những con người đầu tắt mặt tôi mà suốt đời vẫn lầm lụi đi trong bóng đêm của sự nghèo nàn, túng quẫn.

Nhịp thơ ấy cũng đều đặn gõ vào thiên nhiên làng cảnh tạo nên những bức tranh thần tình có sức sông mãnh liệt và lay động lòng người.

Nguyễn Khuyên là một con người luôn mang nỗi đau đời, đau cho nhân tình thế thái. Cũng đă có một thời ông ra làm quan, làm quan đấy nhưng ngày đêm vẫn canh cánh trong lòng những nỗi niềm tất tả về cuộc sống. Triều đình nhà Nguyễn đã gây cho ông một vết thương lòng nhức buốt. Ông trở về quê làm bạn với cỏ cây, chim muông, núi đồi và sống một cuộc đời chan hòa giữa lòng nhân dân. Có lẽ phải nói rằng chính cuộc sống nơi thôn quê bình lặng này đã làm cho Nguyễn Khuyến có được những vần thơ có giá trị để đời. Là một người đã từng mười năm làm quan, ấy vậy nhưng khi trở về quê, ông lại rất dễ bắt nhịp với cuộc sống của những người nông dân khổ cực, bởi cao xa hơn hết ông có một tấm lòng giàu tình yêu thương và luôn trang trải với đời, với người.

Là một nhà thơ có tâm huyết, ông bao giờ cũng cảm thấy đau đớn trước cảnh khố’ sở của dân tình. Những bài thơ của ông viết về cuộc sống đồng ruộng của những người dân chân lấm tay bùn cứ như là một cuốh nhật ký sống, một bức tranh hiện thực sinh động vô cùng mà cũng xót xa vô cùng: “Thơ Nguyễn Khuyến là nỗi lòng đồng cảm đối với cảnh sống khó khăn khổ cực của người dân, thơ ông thấm đượm cái vị chua mặn của mồ hôi, vị cay đắng của sự cơ cực, và cả cái bề bộn, bức bối của công việc đồng áng quanh năm” [Nguyễn Khuyến].

Ông chung nỗi buồn đau với dân tình xơ xác. Đề tài trong thơ Nguyễn Khuyến trước hết là phong cảnh đồng quê, sinh hoạt nông thôn. Đó là cảnh làm ăn thất bát, cảnh vỡ đê lụt lội, là lời than nợ hoặc lời thăm hối ân cần... Tất cả những tâm tình ây, ông nói đâu phải chỉ cho chính bản thân mình mà cho cả một làng quê nghèo đói, cho hết thảy những sô" phận nhỏ bé đang sông thoi thóp trong cơ hàn, nghiệt ngã.

Người nông dân trong thơ ông hiện lên thật tất bật. Ây vậy mà cuộc đời cũng có khá lên được đâu, hỏa hoạn này đến hỏa hoạn khác cứ kéo nhau ập lên đôi vai đã quá mệt nhọc, vất vả của họ.

Năm nay cày cấy vẫn chân thua

Chiêm mất đằng chiếm mùa mất mùa

Phần thuế quan Tây phần trả nợ

Nửa công đứa ở nửa thuê bò

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa

Chợ búa trầu cau chẳng giám mua

Tàn tiện thế mà sao chả khá

Nhờ trời rồi được mấy gian kho.

[Chốn quê]

Cả bài thơ là một bức tranh hiện thực, trần trụi đến não lòng. Quanh năm, cứ năm này qua năm khác, mùa này qua mùa khác nôi nhau, người dân phải “bán mặt cho đất”, “bán lưng cho trời” thế mà vẫn không thể nào ngóc đầu, khấm khá lên được. Họ cật lực lao động đâu phải chỉ để có miếng cơm nuôi miệng, mà còn phải trang trải bao nhiêu thứ nữa, nào là thuế quan, nào là đứa ở, trả nợ. Tằn tiện quá rồi, không dám ăn thế mà vẫn đói, vẫn khổ. Cuộc sông của họ cứ quẩn quanh mùa này qua mùa khác và rất có thể là cả cuộc đời như thế, một cuộc đời chỉ lo miếng cơm manh áo mà đủ mệt. Không đủ ăn chẳng phải là họ lười biếng, bê trễ công việc mà ĩà bởi.

Tị trước tị này chục lẻ ba

Thuận dòng nước cũ lại bao la

Bóng thuyền thấp thoáng dờn trên vách

Tiếng sóng long bong lượn khắp nhà.

[Lụt]

Đói kém thiếu ăn còn vì cả:

Quan mễ Thanh Liêm đã lỡ rồi

Vùng ta nay cũng lụt mà thôi

Gạo năm ba bát cơ còn kétn

Thuế một hai nguyên dáng chửi đời.

[Lụt Hà Nam]

Không biết rằng từ lúc Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn thì đã có bao nhiêu năm đói kém, mất mùa mà lúc nào trong thơ ồng cũng thấy vọng lại cái âm thanh lo sợ, cay đắng của những hình ảnh ấy. Những hình ảnh thật thương tâm và đau lòng. Có thấm thìa, thông cảm và hiểu được một cách cặn kẽ sâu sắc cuộc sông đó thì ông mới có thể nói lên được những điều tâm huyết như vậy. Cái khổ sở của người nông dân nếu chỉ do thiên tai gây ra thì không đến nỗi, đằng này lại còn có cả một lũ chuột lớn phá hoại, đục khoét.

Hoa tuyết có ý cứu dân khỏi đói

Chuột lớn kia thù gì mà ăn lúa của ta.

[Khuyển nhà nông]

Đọc đến đây, ta bất giác bắt gặp lại một tứ thơ của Nguỳễn Bỉnh Khiêm khi nói về lũ “chuột lớn”. Đó chính là một lũ “chuột người” luôn kiếm ăn trên mồ hôi nước mắt, vơ vét đến kiệt cùng sức lao động của nhân dân. Chúng cưỡi lên đầu lên cổ của kẻ khác để kiếm lợi lộc mà không một chút thương tâm, không một chút chạnh lòng nghĩ tới số phận nông nổi của những con người hiền lành, chất phác. Có lẽ chỉ có những tấm lòng đau đời, thương người như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyên thì mời thấu hiểu hết được cuộc sông dân tình một cách tường tận đến vậy.

Tâm hồn nhà thơ như muốn cào xé, như có ai đang xát muối vào trong khi nghĩ đến những người nông dân đã phải bỏ xác ở vùng ma thiêng nước độc chỉ để làm lợi cho bọn thực dân mà thôi.

Rừng xanh núi đỏ hơn nghìn dặm

Nước độc ma thiêng mấy vạn người.

[Hoài cổ]

Cái chính và điều đáng nói ở Nguyễn Khuyến là ông không chỉ thấy được cuộc sông của những con người nơi đồng ruộng như một đêm đen mà xa hơn là ông đã tìm thấy cái sức sống, cái vẻ đẹp tiềm tàng sau những gương mặt đầy mồ hôi, nước mắt ấy. Vượt lên trên muôn vàn đau thương và thử thách là đức tỉnh kiên cường, nhẫn nại, cần cù lao động của người nông dân, là tình gắn bó của họ với nông thôn, với ruộng đồng, là tinh thần lạc quan trong bất kì tình huống nào, kể cả trước cảnh bất công nghèo đói.

Đói giàu nào biết không do mệnh

Hết sức làm ăn chẳng oán sầu.

[Thầu cá]

Nguyễn Khuyến đã có biết bao nhiêu câu thơ quặn đau, ám ảnh về số kiếp của người nông dân nhưng dường như ta thấy chứa chất trong những nỗi đau ấy là ánh sáng của niềm tin - một niềm tin lấp lánh mà tựa hồ không thấy rõ. Có đọc, có suy ngẫm ta mới cảm nhận được điều đó.

Ớ thế có thân là khó nhọc

Anh em xin chớ sợ cần lao.

[Khuyên nhà nông]

Đáng quý biết bao khi cuộc sống của chính nhà thơ cũng có tươi sáng gì cho cam, vẫn là “sớm trưa dưa muối cho qua bữa”, vậy nhưng trong hoàn cảnh ấy cái nhìn của ông vẫn hướng những điều lạc quan, lạc quan cho mình và cho tất cả mọi người. Phải chăng cuộc sống dù là trăm đắng ngàn cay như thế đấy nhưng nó vẫn đẹp, vẫn có ý nghĩa nếu như ta biết yêu mến cuộc sống và quý trọng những thành quả lao động.

Điểm vào bức tranh về cuộc sống của người nông dân nhiều lúc ta cũng thấy được ẩn giấu đi một nụ cười vui sướng của tác giả khi cảnh sống khá hơn, có cái nhộp nhịp rộn rã của ngày giáp Tết.

Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng

Ngoài cửa bi bô rủ chung thịt.

Hình như niềm vui của mọi người nhen lên trong lòng ông một nỗi lòng khấp khởi. Những lúc như thế này thơ ông cất lên tiếng reo hòa cùng với quần chúng.

Năm ngoái năm kia miệng đói chết

Năm nay phong lưu đã ra phết.

Như thế ta thấy trước sau lắng lại trong thơ Nguyễn Khuyến vẫn là những tâm tư tình cảm mà ông đã dành cho người dân. Cuộc sống của người dân khi thì réo rắt, khi thì lặng lẽ hiện hình dưới ngọn bút của ông. Và những bài thơ của Nguyễn Khuyên tỏa ra một vị hương ngát thơm, cái vị của tình dời, tình người chan hòa, mộc mạc nhưng thủy chung son sắt mà không có gì tàn phá, làm nhạt phai đi được.

Trong thơ ông, không chỉ có những con người bình dân giản dị mà thiên nhiên làng cảnh cũng thấm đẫm qua từng dòng chữ của người thi sĩ giàu tình yêu thương với vạn vật. Chẳng phải ngẫu nhiên Xuân Diệu lại mệnh danh ông là “Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”.

Nói đến thiên nhiên đâu phải đến Nguyễn Khuyên mới có, trước đây Nguyễn trãi cũng từng lấy cảnh vật làm niềm vui, niềm an ủi. Đó là bờ ao, bụi chuôi, cánh cò, cánh vạc hay một chùm hoa xoan tím nở muộn giữa mùa xuân... Ta cứ ngỡ có lẽ chẳng nơi dâu có những hình ảnh quen thuộc, gần gũi ấy nữa. Thế nhưng khi ta đến với Nguyễn Khuyến ta không khỏi bàng hoàng xúc động trước những bức tranh chỉ điểm một vài nét chấm phá mà đọc lên chắc hẳn không ai lại không thấy khơi lên trong lòng một mối tình quê hương mặn nồng, tha thiết.

Cảnh vật quê mùa nơi bùn lầy nước đọng có gì là đặc sắc đâu: chỉ là mặt ao, bờ dậu, bụi tre, con đường... “Hằng dậu thay hoa là nơi năm tháng đã đi qua, con đường làng quanh co bỗng dưng vô cùng xa vắng, một buổi chiều thu từng mây lơ lửng như băng khuâng trên trời cao, một cái rùng mình khe khẽ theo chiếc lá bay vèo, tiếng ngỗng trong đêm khuya mang mùa thu đến, tiếng ếch kêu suốt đêm, hân hoan như một trận mưa rào... [Nguyễn Khuyến]. Và nổi bật lên trên hết là hình ảnh cái ao, cây tre, nhất là cây tre, từ nghìn xưa cây tre xinh đẹp đã tiêu biểu cho đất nước Việt Nam, hồn người Việt Nam.

Nói đến bức tranh sinh động về làng cảnh Việt Nam, không thể nào không nói tới chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến. Đây thực sự là những bức họa tuyệt diệu về một làng quê đậm sắc màu dân tộc. Ta hãy lắng nghe tác giả nói về mùa thu, một mùa thu dàn trải giữa thôn xóm, mênh mang giữa ruộng đồng bao la. Chỉ có khung cảnh này, không gian này nhà thơ mới buông được những lời thơ thật giản dị mà cũng thật thoải mái.

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng nước theo làn hơi sợi tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lững trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

[Thu điếu]

Bức tranh thu hiện lên rõ nét sinh động và giàu bản sắc. Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến đã chở được cái hồn thu đặc sắc của quê hương Bắc Bộ. Mùa thu có lá vàng, có nước gợn nhẹ trên mặt ao, có những con đường làng quanh co hun hút vắng xa trong buổi chiều thiếu bước chân người, có cả bầu trời xanh ngắt treo lơ lửng giữa từng không bao la vời vợi. Cảnh thu tĩnh lặng mà không rợn người. Mùa thu đến với những làn gió dịu nhẹ phảng phất lòng người, những làn gió hắt hiu tuy có gợi chút buồn nhưng vẫn trong sáng.

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao

Ngõ trúc lơ phơ gió hắt hiu

Sóng biếc trông như từng khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

[Thu vịnh]

Mùa thu mang tâm trạng nhưng tâm trạng không lấn át vẻ đẹp của cảnh vật trời thu mà dường như càng làm cho thu thêm phần quyến rũ. Cảnh vật và con người tự tìm đến giao hòa với nhau trong muôn vàn cảm xúc muôn nói. Tâm trạng ấy có khi xen vào chiếc lá vàng rơi, vào ngõ trúc, bóng trăng lưng giậu, sóng biếc. Khi đọc thơ Nguyễn Khuyến có ai lại không nhớ về làng quê bùn lầy nước đọng của mình.

Năm gian nhà cỏ thấp le te

Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

[Thu ẩm]

“Năm gian nhà cỏ thấp le te” là hình ảnh chúng ta dễ bắt gặp ở những miền quê Bắc Bộ. Gian nhà rộng gợi cái trống vắng, lạnh lẽo gợi cả cái nghèo nơi đồng quê chiêm trũng. Con đường dẫn vào nhà là một lối đi sâu quanh co, nhỏ và tối, điểm vào đó là ánh sáng của những chú đom đóm lóe lên rồi tắt phụt làm cho ngõ đã tôi càng tối thêm, đêm đã sâu lại sâu hơn. Cảnh từ buổi tôi lại chuyển sang chiều, có nghĩa bài thơ này đã được viết trong nhiều thời điểm khác nhau. Chiều chiều khói bếp nhà ai tỏa ra từng lưng giậu gợi cái mơ màng, cái buồn nhẹ phảng phất của buổi chiều hoàng hôn vùng đồng ruộng. Ánh trăng không vỡ tan mà loe ra theo từng đợt sóng của mặt ao. Tất cả gợi nên một cảnh thu chân thực, sông động.

Nét nổi bật lên trong cả chùm thơ đó là màu xanh của da trời. Cả ba bài thơ đều được Nguyễn Khuyến nói đến màu xanh của nền trời.

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao.

[Thu vịnh]

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt.

[Thu điếu]

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt.

[Thu ẩm]

Cảnh vật đều được phủ lây bằng màu xanh - đó là màu đặc trưng của trời thu Việt Nam. Màu xanh ngắt trong Thu vịnh có cái vời vợi mênh mông, trong Thu diếu có cái bâng khuâng khó hiểu và trong Thu ẩm lại như một nỗi băn khoăn day dứt. Bằng tâm hồn thi sĩ nhạy cảm, yêu thiên nhiên và với tâm sự buồn Nguyễn Khuyến đã vẽ lên ba bức tranh thu thật sắc nét, chung mà riêng, đẹp mà vẫn đượm buồn, buồn mà vẫn thi vị như những bức tranh thủy mặc tuyệt mĩ.

Ngày xưa thi sĩ trong thời Hồng Đức khi viết về mùa thu thường phải mượn những hình ảnh tượng trưng ước lệ. Đã là mùa thu thì thể nào cũng có lá ngô đồng.

Lác đác ngô đồng mấy lá bay.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng từng dùng những hình ảnh thật đẹp, thật lộng lẫy.

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biết non phơi bóng vàng.

Mùa thu đẹp đây nhưng có vẻ như sang trọng, cao xa quá. Nguyễn Khuyến vẫn chưa thoát ra khỏi hệ thống thi pháp trung đại song thơ ông thường được viết giản dị.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái hay: Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt. [Thu vịnh]

Chỉ giản đơn thế thôi, ấy vậy mà thơ ông không hề mất đi cái hồn của mùa thu. Và đó mới thực là mùa thu của làng cảnh Việt Nam nơi bùn lầy nước đọng. Thơ Nguyện Khuyến đã không có những ước lệ văn hoa sang trọng nữa, thế mà vẫn tạo được cái bâng khuâng hư thực trong lòng người tiếp nhận.

Mùa thu là thế còn mùa hè trong thơ của ông thế nào?

Nung trời nấu đất mấy tuần qua Gió những đâu mà chẳng đến ta Làm biếc tiếng chim kêu “rõ khổ”.

Mùa hè hiện lên với đầy dủ sự oi bức, nồng ngột, rệu rã, đất trời như vỡ tung nứt nẻ. Mùa hè chói chang đầy màu sắc âm thanh trong cả từng trận mưa.

Bờ giậu mưa rào rung lá thẩm

Non xa sấm động toát mây vàng.

Nguyễn Khuyến đã mở lòng mình ra để cảm nhận mùa hè bằng mọi giác quan.

Tựa cửa gió reo man mát mặt

Ngẩng đầu trời nắng hấp háy mi

Thoảng thơm cánh mũi hoa đâu nhỉ

Líu ríu cành tre có tiếng chi.

Mùa hè nắng nung trời nấu đất song lại được tác giả cảm nhận bằng niềm vui rộn rã chứ không chợt buồn chợt suy tư như mỗi độ thu về.

Ngược lại với cái nắng nóng của mùa hè là cái rét thấu tận xương tủy của mùa đông.

Xương buốt tai ù, mình tưởng mượn

Nón che, tơi phủ, khách thưa lời.

Mùa đông đến mang theo nhiều sương muối với cái rét cắt da cắt thịt của những ngọn gió bấc.

Song đẹp nhất vẫn là mùa xuân mơ màng và thơ mộng.

Là là mặt đất lớp sương sa

Ánh nắng ban mai vẫn mập mờ.

Một đêm mùa xuân Nguyễn Khuyến khấp khởi mừng thầm, lắng nghe được cái im lặng mát mẻ của trờỉ đất. Hình như ông đang ngồi đếm tiếng mưa rơi, như đang chan hòa' với những giọt thiên nhiên tuôn nhẹ đầy trời ngoài kia. Một mùa xuân trong tiếng mưa sương như thế chỉ có thể cảm nhận ra ở những làng quê mà thôi.

Với nghệ thuật sử dụng hình ảnh giản dị, gần như thoát khỏi hệ thông tượng trưng ước lệ của thi pháp trung đại cùng với tâm lòng nhân hậu bao dung của ông, Nguyễn Khuyến đã dựng nên những bức tranh chân thực về cuộc sông, đẹp đẽ sắc nét có hồn của thiên nhiên. Ông xứng đáng với danh hiệu là “nhà thơ của dân tình làng cảnh”.

Nguồn : Học Văn

Trở lại Trang Chính

Video liên quan

Chủ Đề