Nguyên nhân bị nứt chân

Gót chân bị khô và nứt nẻ là tình trạng thường gặp ở nhiều người, kể cả nam lẫn nữ đều có thể bị nứt gót chân. Nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân, để tìm ra hướng điều trị.

Cơ thể bạn bị thiếu nước trầm trọng

Thiếu nước là nguyên nhân hàng đầu khiến gót chân của bạn bị nứt nẻ. Do cơ thể chúng ta không cung cấp đủ nước, khi nhiệt độ trong môi trường xuống thấp, khiến vùng da ở gót chân bạn trở nên khô cứng, lâu dần không được chăm sóc hình thành những vết nứt, rãnh ở gót chân. Gây nên tình trạng viêm nhiễm, đau đớn, thậm chí gây chảy máu cho ta.

Không tẩy tế bào chết thường xuyên

Đôi chân bạn là nơi phải thường tiếp xúc với nhiều bụi bẩn và vi khuẩn. Khi chân bạn không được làm sạch thường xuyên và bỏ qua việc tẩy da chết ở chân. Sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông của bạn. Gây nên tình trạng nứt và lở loét ở chân của bạn, thậm chí chúng khiến vết thương ở chân ta lâu lành.

Áp lực quá mức lên phần gót chân

Nếu gót chân bạn phải chịu áp lực trong thời gian dài do đi bộ hay đứng quá lâu trên nền đất cứng [ đặc biệt ở người béo phì hoặc phụ nữ mang thai] sẽ làm tăng áp lực lên gót chân, khiến cho lớp sừng ở gót bị dày lên và bị tách ra. Gây nên tình trạng nứt gót ở chân ta.

Biểu hiện thường thấy của tình trạng nứt gót chân là gót chân bạn bị bong tróc, nứt da, ngứa và chảy máu từ các vết nứt làm cho vi khuẩn, nấm hoặc siêu vi xâm nhập.

Mang giày, dép không đúng kích cỡ

Khi bạn mang giày, dép quá chật sẽ khiến chân mình bị siết chặt gây ma xát nhiều, khiến máu khó lưu thông. Gây nên tình trạng đau chân và làm bạn khó di chuyển. Ngoài ra chúng còn gây nên tình trạng khô sần, nứt nẻ ở gót chân bạn.

Một số bệnh lý

Những người mắc bệnh rối loạn hoặc các bệnh suy giáp, bệnh vảy nến, eczema, viêm da dị ứng, nhiễm nấm, đặc biệt là bệnh tiểu đường,…. Là những nguyên nhân gây nên tình trạng nứt gót ở chân cho bạn.

Để khắc phục tình trạng nứt gót chân của bạn. Chúng ta cần bổ sung đủ nước cho cơ thể mình, lựa chọn giày dép phù hợp với kích thước của chân [ không nên mang giày dép quá chật, cũng không nên mang quá rộng] , chăm sóc da chân, thường xuyên vệ sinh và tẩy tế bào chết định kỳ cho chân mình. Để giúp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng nứt gót chân của ta.

SKĐS - Tôi hay bị nứt gót chân, rất khó chịu và bất tiện cho việc đi giày vì rất đau. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách hạn chế bị nứt gót chân?

Tôi hay bị nứt gót chân, rất khó chịu và bất tiện cho việc đi giày vì rất đau. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách hạn chế bị nứt gót chân?

Mai Hải Duyên [Thanh Hóa]

Nứt gót chân là phần da khô ở gót chân bị mất đi độ đàn hồi và tách ra khi trọng lực cơ thể dồn xuống chân. Căn bệnh này thường ít được mọi người quan tâm đúng mức vì chỉ là vấn đề thẩm mỹ, nhưng khi gặp một số điều kiện thuận lợi như tiếp xúc nhiều với nước, thay đổi thời tiết đột ngột, trời lạnh, nó có thể gây chảy máu, nứt sâu, đau đớn, cản trở việc đi lại, lao động.

Nguyên nhân gây nứt gót chân rất đa dạng, đó là: da khô do mất độ ẩm, áp lực quá mức lên phần gót chân trong thời gian dài và nguyên nhân từ bệnh tật, sử dụng xà phòng có chất tẩy mạnh, nước tắm quá nóng, ngâm chân trong nước nóng quá lâu hoặc quá thường xuyên, dùng nhiệt độ cao sấy khô chân... làm lớp da bên ngoài chân dày lên và dễ khô nứt. Trong khi đó, áp lực kéo dài quá mức đối với phần gót chân phát sinh từ: Đi bộ hoặc đứng lâu, đặc biệt là trên sàn cứng. Người béo phì hay mang thai làm tăng áp lực đối với lớp mỡ bình thường dưới gót chân, làm cho nó “dạt” sang hai bên, khi đó nếu da không có độ dẻo dai và linh hoạt, áp lực có thể gây ra vết nứt. Giày dép không có các miếng đệm hỗ trợ cho phần gót chân... khiến gót chân rất dễ bị nứt. Người mắc một số rối loạn hoặc các loại bệnh như suy giáp, bệnh vẩy nến, eczema, viêm da dị ứng, đặc biệt là bệnh tiểu đường... cũng có thể dẫn đến nứt gót chân. Một số nguyên nhân khác là phụ nữ đi dép hở gót mỗi ngày hay không chăm sóc và duy trì vệ sinh chân đúng cách cũng tạo đà cho lớp da gót chân dày, chai, gặp khi trời hanh khô rất dễ bị nứt.

Để cải thiện những khó chịu này, bạn nên uống nước nhiều, áp dụng chế độ dinh dưỡng có thực phẩm giàu vitamin A, C. Giữ bàn chân sạch sẽ và tẩy da chết thường xuyên mỗi tuần. Massage gót chân với dầu mè hoặc dầu dừa khoảng 10 phút trước khi đi ngủ.


Vết nứt da thường xuất hiện ở đâu

Các vết nứt da có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể nhưng thường xuất hiện nhiều nhất tại các vùng da như:

  • Trên đầu ngón tay
  • Giữa các ngón chân hoặc ngón tay
  • Vùng gót chân
  • Trên các khu vực da khác dễ bị khô.

Các dấu hiệu rõ ràng của vết nứt da bao gồm:

  • Vết nứt trên da
  • Da dày lên hoặc cứng lại xung quanh vết nứt
  • Da khô ở khu vực xung quanh
  • Chảy máu ở vết nứt.

Các vết nứt trên da có thể gây đau, ngoài ra, các chất gây kích ứng khác có thể xâm nhập vào vết nứt gây cảm giác khó chịu. Các vết nứt trên da có thể ở nông hoặc ở sâu. Các vết nứt nông là các vết nứt nhỏ không xuyên qua các lớp sâu hơn của da, trong khi các vết nứt sâu lại ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn.

Nguyên nhân nào gây ra các vết nứt da?

Các vết nứt trên da phát triển như một phần của sự tiến triển của các triệu chứng:

  • Đầu tiên, da trở nên khô.
  • Sau đó, da dày lên và có thể bị đổi màu.
  • Cuối cùng các vết nứt nhỏ hình thành trên da.

Nếu không được điều trị, những vết nứt này có thể ngày một tiến triển hơn. Nhiều tình trạng có thể góp phần gây ra tình trạng nứt da bao gồm:

Thiếu hụt dinh dưỡng

Cơ thể cần các chất dinh dưỡng để duy trì làn da khỏe mạnh. Lượng thức ăn hoặc lượng chất dinh dưỡng không đủ có thể dẫn đến các rối loạn về da, bao gồm cả các vết nứt da. Một số chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để duy trì làn da khỏe mạnh bao gồm:

  • Protein
  • Axit béo như Omega-3 và Omega-6
  • Các vitamin B, chẳng hạn như B3, B6 và Folate
  • Vitamin A, C, D, E và K
  • Khoáng chất.

Nếu bị thiếu hụt dinh dưỡng, da có thể bị mất độ ẩm đồng thời mất nhiều thời gian hơn để chữa lành vết thương.

Tình trạng da khô

Các tình trạng da gây viêm, ngứa và khô cũng có thể làm cho các vết nứt dễ xảy ra hơn. Một số tình trạng, bệnh lý ở da gây khô da bao gồm:

  • Bệnh chàm
  • Bệnh vẩy nến
  • Viêm da bàn chân ở thiếu niên
  • Dày sừng lòng bàn tay.

Điều trị hoặc kiểm soát các tình trạng, bệnh lý ở da có thể giúp giảm nguy cơ nứt nẻ. Ví dụ, nếu một người bị chàm do chất gây dị ứng, việc tránh chất gây dị ứng hoặc dùng thuốc kháng histamine có thể hữu ích. Ngược lại, điều trị bệnh vẩy nến có thể cần thuốc hoặc quang trị liệu.

Nhiễm nấm

Nhiễm nấm trên da có thể gây phát ban, khô, bong tróc hoặc ngứa. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nứt và nứt da.

Bệnh tiểu đường

Theo một nghiên cứu năm 2017, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị nứt da ở bàn chân cao hơn.

Những người mắc bệnh tiểu đường dễ bị tổn thương dây thần kinh ở bàn chân, khiến cơ thể giảm khả năng cảm nhận được việc đổ mồ hôi của bàn chân. Tình trạng này khiến da bị khô, từ đó các vết nứt trên da hình thành.

Bệnh mạch máu

Một nguyên nhân tiềm ẩn khác của các vết nứt da là bệnh mạch máu, đề cập đến tổn thương các mạch máu, bao gồm cả tĩnh mạch và động mạch.

Hiện vẫn chưa có công bố chính thức về việc tại sao bệnh mạch máu lại làm tăng nguy cơ nứt da. Tuy nhiên, nếu máu không thể đến cung cấp dinh dưỡng cho da, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của da và làm chậm quá trình lành vết thương.

Yếu tố lối sống

Ngoài các nguyên nhân cụ thể, các yếu tố trong lối sống hoặc thói quen hàng ngày của một người có thể làm trầm trọng thêm tình trạng da khô, dẫn đến các vết nứt bao gồm:

  • Mất nước: Nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước để bù vào lượng chất lỏng mất đi qua mồ hôi, hô hấp và bài tiết có thể dẫn đến tình trạng khô hoặc nứt nẻ da.
  • Rửa thường xuyên: Rửa da thường xuyên cũng có thể làm giảm độ ẩm. Trong một nghiên cứu năm 2020 với hơn 526 nhân viên y tế, ước tính có khoảng 38,8% cho biết có vết nứt trên da do rửa tay quá nhiều trong đại dịch COVID-19.
  • Khí hậu: Sống ở nơi có khí hậu khô, hanh hoặc lạnh cũng có thể góp phần gây ra các vết nứt, đặc biệt đối với những người dễ bị khô da hoặc có bệnh về da như bệnh chàm.
  • Nghề nghiệp: Ngoài những nghề cần phải rửa tay, những nghề khác cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng da khô. Điều này bao gồm các công việc liên quan đến việc xử lý các hóa chất gây kích ứng, chẳng hạn như nước rửa tay, làm việc ngoài trời hoặc đứng lâu gây áp lực lên gót chân.
  • Giày dép: Các kiểu giày dép không có đệm cho khu vực dưới gót chân có thể làm tăng áp lực lên vùng da xung quanh dẫn đến tình trạng nứt gót chân.

Điều trị nứt da

Việc điều trị các vết nứt trên da có thể phụ thuộc vào mức độ sâu của chúng.

Các vết nứt nông

Đối với các vết nứt nông trên da, có thể tự chăm sóc để các vết nứt lành lại và ngăn ngừa việc hình thành các vết nứt mới. Một số phương pháp có thể giúp cải thiện tình trạng bao gồm:

  • Kiểm tra bàn chân hàng ngày để phát hiện các vết mới.
  • Nhẹ nhàng dùng đá bọt để loại bỏ lớp da dày và cứng bên ngoài.
  • Thoa kem dưỡng ẩm để giữ ẩm cho da.
  • Sử dụng gel hoặc băng dạng xịt để bảo vệ khu vực da bị nứt.
  • Có thể sử dụng một số loại kem chống nấm không kê đơn để khắc phục tình trạng nấm da.

Khi có các vết nứt hở, nên sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da từ 2-3 lần mỗi ngày.

Một loại kem dưỡng ẩm tốt cho những vùng da khô và nứt nẻ có thể bao gồm một số thành phần hoạt tính, chẳng hạn như:

  • Chất giữ ẩm cho da
  • Axit salicylic hoặc axit alpha hydroxy
  • Ure -  giúp hydrat hóa và tẩy tế bào chết

Các vết nứt sâu

Đối với các vết nứt da sâu hơn, bác sĩ có thể sử dụng:

  • Tẩy da chết
  • Chất làm mềm da
  • Keo dán da sinh học
  • Băng bó vùng da bị tổn thương
  • Bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh nếu vết nứt bị nhiễm trùng.

Nếu một người có vết nứt trên gót chân có thể cần phải có lót hỗ trợ hoặc miếng đệm gót chân để giảm áp lực lên da.

Nếu các vết nứt thường xuyên, tái phát hoặc không tự lành, có thể cần thăm khám thêm để kiểm tra các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nếu có.

Chăm sóc và phòng ngừa tại nhà

Đừng cố gắng loại bỏ da khô hoặc da dày tại nhà bởi nếu không thực hiện đúng cách có thể gây ra những tổn thương nặng thêm cho vùng da đó. Có một số phương pháp có thể làm tại nhà để giúp vết nứt mau lành bao gồm:

  • Giữ cho da sạch và dưỡng ẩm
  • Nhẹ nhàng tẩy tế bào chết các vùng da chai sạn, chẳng hạn như gót chân
  • Bảo vệ da khỏi các tác nhân làm trầm trọng thêm tình trạng khô, chẳng hạn như tiếp xúc với nước không cần thiết, nhiệt, ma sát hoặc chất kích ứng
  • Đối với nứt gót chân, tránh đứng hoặc đi bộ trong thời gian dài và mang giày hỗ trợ hoặc lót giày
  • Kiểm soát các tình trạng tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bằng thuốc hoặc thay đổi lối sống.

Ngoài ra có thể thực hiện thêm một số biện pháp như:

  • Uống đủ nước
  • Có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh;
  • Mặc quần áo sạch, đi tất và giày làm từ vật liệu thoáng khí
  • Có các phương tiện bảo vệ, đặc biệt là da vùng tay chân khi có các hoạt động trong bể bơi công cộng hoặc nhà tắm nhằm giảm nguy cơ phát triển bệnh nấm da
  • Sử dụng máy làm ẩm không khí ở các vùng có độ ẩm thấp.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Nên tìm sự giúp đỡ của bác sĩ nếu vết nứt da trở nên trầm trọng hơn hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị tại nhà. Điều trị sớm có thể ngăn các vết nứt trở thành vết loét trên da. Ngoài ra, nên nói chuyện với bác sĩ nếu có các tình trạng như:

  • Đau khi đi bộ hoặc đứng
  • Chảy máu thường xuyên từ vết nứt da
  • Sưng tấy, chảy mủ hoặc vùng bị ảnh hưởng trở nên ấm khi chạm vào

Tóm lược

Những vết nứt trên da thường xảy ra ở những vùng da bị khô, dày hoặc chai sạn, chẳng hạn như gót chân. Đối với trường hợp này, điều quan trọng là phải điều trị các vết nứt da kịp thời. Các vết nứt sâu có thể bị nhiễm trùng hoặc dẫn đến loét.

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. 
  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.
  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709
  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương

Chủ Đề