Nguyên nhân cháy rừng ở mỹ

  • Thế giới

Chủ nhật, 24/7/2022, 09:30 [GMT+7]

MỹĐám cháy ở bang California thiêu rụi hàng nghìn hecta rừng, khiến hàng nghìn người phải sơ tán nhưng chưa được khống chế.

Giới chức bang California, Mỹ, cho biết đám cháy có tên Oak Fire gần Công viên Quốc gia Yosemite ngày 23/7 lan rộng từ khoảng 243 ha lên 3.800 ha sau 24 giờ.

Đám cháy này bùng phát ngày 22/7, chủ yếu hoành hành ở khu vực hạt Mariposa, phá hủy 10 ngôi nhà và làm hư hại 5 ngôi nhà khác. Hàng nghìn ngôi nhà trong khu vực đang bị đe dọa.

Hector Vasquez, nhân viên truyền thông của Sở Lâm nghiệp và Phòng cháy California, cho biết hơn 6.000 người đã sơ tán. Cơ quan này đánh giá cấp độ của Oak Fire là "cực đoan" và chưa khống chế được đám cháy.

Hơn 500 lính cứu hóa cùng máy bay đang tham gia dập lửa. Các quan chức địa phương cho biết có thể mất một tuần để khống chế đám cháy. "Nhân sự từ các cơ quan của bang đang tham gia kiểm soát đám cháy. Tình hình vẫn thực sự khó khăn", ông Vasquez nói.

Vụ cháy rừng kinh hoàng năm 2018 tại California. [Nguồn: AP].

Nhà chức trách Mỹ ngày 15/5 đã công bố kết quả điều tra về vụ cháy rừng kinh hoàng ở bang California cuối năm ngoài là do sự cố đường dây truyền tải điện.

Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn thông báo của Cục Lâm nghiệp và Phòng cháy chữa cháy California nêu rõ sau một cuộc điều tra tỉ mỉ và kỹ lưỡng, họ đã xác định được nguyên nhân chính xác gây cháy do đường dây truyền tải điện của Công ty Pacific Gas & Electric.

Trước đó vào tháng Hai vừa qua, công ty này cũng từng đưa ra nhận định về khả năng thiết bị điện của họ có thể là nguyên nhân gây ra vụ cháy làm 85 người thiệt mạng, gần 19.000 nhà dân, công ty và các tòa nhà khác bị phá hủy.

Tuy nhiên, Pacific Gas & Electric đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản từ tháng Một do phải đối mặt với khoản nợ ước tính khoảng 30 tỷ USD.

Cháy rừng ở Nga. Ảnh: TASS

Rừng ở Nga lại bùng cháy. Các thông điệp của Bộ Tình trạng Khẩn cấp ngày càng gợi nhớ đến các báo cáo từ tiền tuyến.

Thành phố Ekaterinburg ở miền Trung nước Nga, bị bao phủ bởi màn khói, thành phố ngột ngạt vì mùi khét. Điều này là do ảnh hưởng hỏa hoạn từ vụ cháy rừng ở quận Berezovsky, theo văn phòng khu vực của Bộ Tình trạng Khẩn cấp.

Báo cáo cho biết: Đám cháy với diện tích 62ha đã được khoanh vùng và không đe dọa tới các khu dân cư và cơ sở kinh tế.

Vùng Primorsky ở Viễn Đông, tại Dalnegorsk, tình hình còn tồi tệ hơn: Các nhân viên cứu hỏa đã phải chuyển hướng đám cháy để tránh các tòa nhà dân cư. Chiều dài tuyến lửa lên tới hàng km.

Tại vùng Krasnoyarsk ở Siberia, 7 người chết vì đám cháy, 19 người khác bị thương. Ngọn lửa hoành hành tại hơn 16 khu dân cư. Các đám cháy vì chập điện do đứt đường dây điện do gió bão, sức gió giật lên tới 40m/s. Các vụ chập điện đã gây ra 273 đám cháy ở 18 thành phố.

Còn ở khu vực Omsk, Siberia, xảy ra tình trạng khẩn cấp kép. Đám cháy xảy ra với quy mô lớn và thị trưởng thành phố Omsk của Nazyvaevsk, Viktor Lupinos, đã bị bắt giam do lạm dụng quyền lực, cụ thể là do thái độ làm việc cẩu thả. Ông đã không tổ chức thực hiện các quy định về phòng cháy chữa cháy một cách kịp thời. Kết quả là ít nhất 100 căn nhà bị thiêu rụi.

Vùng Irkutsk cũng đang gặp khó khăn. Ngay từ ngày 7.5, tình trạng khẩn cấp đã được ban bố ở đó do điều kiện thời tiết bất lợi và sự lan rộng của đám cháy tự nhiên. Vào ngày 10.5, 16 đám cháy đã được dập tắt trong khu vực. Tham gia dập lửa có 140 lính cứu hỏa, 272 nhân viên của đội chữa cháy rừng, 136 thiết bị mặt đất. Thậm chí, phải huy động cả hơn 60 người dân tham gia dập lửa. 7 máy bay đã được sử dụng để giám sát trên không. Nguyên nhân của các vụ cháy được cho là do thời tiết.

Ngọn lửa bốc cháy dữ dội đến mức Tổng thống Nga Vladimir Putin phải can thiệp. Ông Putin đã phải tổ chức một cuộc họp về chữa cháy rừng.

Người dân Nga vẫn chưa quên những trận hỏa hoạn năm ngoái, khi ngọn lửa nhấn chìm rừng taiga ở Siberia và Viễn Đông. Sau đó, trong mùa hè, hơn 17 triệu ha rừng bị cháy. Lần đầu tiên trong lịch sử [ít nhất là kể từ khi bắt đầu giám sát bằng vệ tinh], khói từ các đám cháy rừng ở Nga đã lan đến tận Bắc Cực.

Năm ngoái, khi thảo luận về nguyên nhân cháy rừng, ngoài yếu tố thời tiết và quản lý yếu kém, nguyên nhân “phá hoại” cũng đã được nhắc tới. Một cựu chiến binh, ông Alexander Mikhailov, cho rằng điều này cũng không phải là ngoại lệ vì đốt cháy rừng là một cách dễ dàng để gây ra nhiều thiệt hại cho một quốc gia. Chính Nga đã bắt gặp những "thủ phạm" như vậy trong các chiến dịch Chechnya lần thứ nhất và thứ hai.

Năm khủng khiếp nhất về số vụ cháy rừng ở Nga là năm 2002: gần 43.500 vụ cháy rừng đã được ghi nhận. Diện tích rừng bị cháy khi đó đã vượt hơn 1,3 triệu ha. Ngọn lửa bao trùm tất cả các quận của liên bang. Thiệt hại rất lớn - gần 1,5 tỉ rúp!

Nhà sinh thái học Valery Brinikh cho rằng chỉ có một cách duy nhất để giảm thiểu số vụ cháy là đóng cửa hoàn toàn các khu rừng. Cấm mọi người vào rừng và không có bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào. Ngoài ra, phải nghiêm cấm việc đốt rác tại các bãi rác. Điều này cũng có thể biến thành cháy rừng. Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ giúp giảm số vụ cháy. Rừng sẽ còn tiếp tục cháy, và người ta sẽ buộc phải làm quen với nó.

Ông Valery Brinikh giải thích: “Hiện chúng ta đang phải đối mặt với những tác động của biến đổi khí hậu. Đặc biệt, với việc nóng dần lên của khí hậu. Thời tiết nóng bức bất thường xuất hiện và ngoài ra còn có gió mạnh. Điều này gây ra các đám cháy phi mã, chỉ có thể được dập tắt bằng phương pháp đốt chặn, “dùng lửa để dập lửa”. Đây là biện pháp rất khó và giết chết rất nhiều cây cối.

Chủ Đề