Nguyên nhân khàn tiếng mãn tính

Nguồn chủ đề

Viêm thanh quản là chứng viêm của thanh quản, thường do một vi-rút hoặc sử dụng giọng quá mức. Kết quả là sự thay đổi cấp tính trong giọng nói, với âm lượng giảm và khàn tiếng. Chẩn đoán dựa trên hình ảnh lâm sàng. Cần phải kiểm tra nội soi để kiểm tra khi triệu chứng > 3 tuần. Viêm thanh quản do virut thường tự khỏi. Các nguyên nhân nhiễm trùng khác hoặc gây kích thích có thể cần điều trị đặc hiệu.

Các nguyên nhân phổ biến nhất của viêm thanh quản cấp là

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus

Viêm thanh quản gây ra do ho có thể xảy ra trong viêm phế quản, viêm phổi, cúm, ho gà, sởi, và bạch hầu. Việc sử dụng quá nhiều giọng nói [đặc biệt là khi nói hoặc hát], phản ứng dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản, chứng cuồng ăn, hoặc hít các chất gây kích thích [ví dụ: khói thuốc lá hoặc thuốc xịt hơi] có thể gây viêm thanh quản cấp tính hoặc mãn tính. Thuốc có thể gây ra phù nề thanh quản tiềm ẩn nguy hiểm đến tính mạng, ví dụ như là một tác dụng phụ của thuốc ức chế men chuyển angiotensin. Viêm thanh quản do vi khuẩn rất hiếm. Hút thuốc có thể gây ra phù nề Reinke, đó là sự phù nề cả hai dây thanh.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Triệu chứng nổi bật nhất của viêm thanh quản thường là

  • Thay đổi giọng nói không tự nhiên

Chất lượng giọng nói thường giảm đáng kể; một số bệnh nhân có mất tiếng. Khàn tiếng, một cảm giác vướng, giọng không đầy, và một cảm giác muốn đằng hắng giọng để làm sạch cổ họng có thể xảy ra. Các triệu chứng khác nhau với mức độ nghiêm trọng của viêm.

Sốt, khó chịu, khó nuốt và đau cổ họng có thể xảy ra trong các trường hợp nhiễm trùng nặng hơn. Phù thanh quản, mặc dù rất hiếm, có thể gây khó thở.

  • Đánh giá lâm sàng

  • Đôi khi trực tiếp hoặc gián tiếp nội soi thanh quản

Chẩn đoán viêm thanh quản dựa trên các triệu chứng lâm sàng.

Soi thanh quản gián tiếp hoặc trực tiếp bằng ống nội soi mềm hoặc cứng khi triệu chứng dai dẳng > 3 tuần; các phát hiện trong viêm thanh quản bao gồm xung huyết bề mặt niêm mạc dây thanh, phù nề dây thanh. Với trào ngược, có sưng lớp lót trong của thanh quản và đỏ sụn phễu.

Nếu có màng giả mạc, nghi ngờ là bệnh bạch hầu.

  • Điều trị triệu chứng [ví dụ, thuốc chống ho, hạn chế giọng nói, khí dung]

Không có phương pháp điều trị cụ thể nào cần đối với virut viêm thanh quản.

Thuốc giảm ho, hạn chế giọng nói, và khí dung làm giảm các triệu chứng và thúc đẩy việc giải quyết viêm thanh quản cấp. Ngưng hút thuốc và điều trị viêm phế quản cấp tính hoặc mạn tính có thể làm giảm viêm thanh quản.

Tùy thuộc vào nguyên nhân giả định, các phương pháp điều trị đặc hiệu để kiểm soát trào ngược dạ dày thực quản, chúng ham ăn quá mức, hoặc viêm thanh quản do thuốc gây ra có thể có lợi.

Bản quyền © 2022 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Khàn tiếng lâu ngày do đâu?

Khàn tiếng xảy ra khi dây thanh âm chịu một sự tác động nào đó, khiến bộ phận này rung động không đều hoặc phù nề, không khép kín. Bình thường, khàn tiếng sẽ cải thiện sau vài ngày, nhưng nếu kéo dài thì bạn cần hết sức lưu ý bởi nó có thể là dấu hiệu của các bệnh như:

Viêm thanh quản mạn tính

Khàn tiếng lâu ngày có thể do trước đó người bệnh mắc viêm thanh quản cấp nhưng không khắc phục triệt để, dẫn tới tái phát nhiều lần và thành mạn tính. Ngoài khàn tiếng, mất tiếng, người bị viêm thanh quản mạn còn bị đau rát họng, ho nhiều, nói nhanh mệt…

Tổn thương thực thể tại thanh quản

Những tổn thương tại thanh quản như: hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, u nang dây thanh… thường gặp ở người làm công việc phải sử dụng giọng nói nhiều, ví dụ như: giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên… Nguyên nhân là vì họ lạm dụng giọng nói thường xuyên, không cho dây thanh thời gian nghỉ ngơi và phục hồi tổn thương, dẫn đến khản tiếng, hụt hơi…

Các tổn thương tại thanh quản có thể là nguyên nhân gây khàn tiếng lâu ngày [ảnh minh họa]

Tổn thương dây thần kinh thanh quản

Vì một lý do nào đó mà dây thần kinh chi phối giọng nói bị tổn thương hoặc liệt sẽ không thể điều khiển được dây thanh âm để tạo ra giọng nói bình thường. Thay vào đó, giọng nói sẽ có sự biến đổi, biểu hiện bằng việc khàn tiếng kéo dài, âm thanh ồm ồm.

Ung thư

Trường hợp này thường gặp ở người lớn tuổi hoặc nghiện thuốc lá lâu năm. Dấu hiệu ban đầu đôi khi chỉ là khàn tiếng lâu ngày, nói nhanh mệt, sau một thời gian mới xuất hiện các triệu chứng khác như: khó thở, ho ra máu, nuốt đau…

Mặt khác, khàn tiếng lâu ngày cũng đến từ thói quen ăn uống và sinh hoạt của bạn. Hút thuốc lá, dị ứng hay trào ngược dạ dày thực quản… đều có thể kích thích dây thanh âm và cổ họng, làm chất nhầy tiết ra nhiều hơn, từ đó dẫn đến khàn tiếng.

Nhưng theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa dẫn tới khàn tiếng lâu ngày là do niêm mạc thanh quản vốn mỏng manh nên dễ bị tổn thương, viêm nhiễm trước sự tấn công của virus, vi khuẩn gây hại, từ đó tái phát thường xuyên.

Khàn tiếng kéo dài có nguy hiểm không?

Về bản chất, khàn tiếng không phải bệnh mà là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, tình trạng khác nhau. Vì vậy, tùy theo từng mức độ và biểu hiện cụ thể mà khàn tiếng lâu ngày có thể chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, hay nặng hơn là gây nguy hiểm cho sức khỏe. Cụ thể:

Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Nếu đã từng bị khàn tiếng thì có lẽ bạn sẽ hiểu cảm giác khó chịu, vướng víu như có thứ gì đó mắc kẹt trong cổ họng nên muốn khạc nhổ để tống khứ nó ra ngoài. Nhưng chính hành động này lại là thủ phạm làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn.

Hôi miệng

Dịch tiết ra từ ổ viêm nhiễm sẽ làm khoang miệng có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, nhiều người vì khàn tiếng lâu ngày nên hạn chế giao tiếp, làm tuyến nước bọt hoạt động kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển, gây ra hôi miệng.

Ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và nuốt

Khàn tiếng thường đi kèm với đau rát họng gây hạn chế khi nuốt, khiến việc ăn uống và nói chuyện bình thường đều trở nên khó khăn. Lâu dần, chỉ cần nói nhiều một chút là người bệnh cảm thấy mệt, hay bị hụt hơi nên ngại trò chuyện, giao tiếp, ảnh hưởng lớn đến công việc.

Khàn tiếng kéo dài ảnh hưởng đến công việc của người mắc [ảnh minh họa]

Công thức từ thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện khàn tiếng lâu ngày, phòng tránh tái phát

Khàn tiếng kéo dài có thể gây ra những trở ngại trong công việc và cuộc sống của bạn. Để sớm cải thiện điều này, bạn hãy hạn chế nói chuyện càng nhiều càng tốt, vệ sinh khoang miệng thường xuyên, tránh khói thuốc lá, không khạc nhổ và cần giữ ấm cổ họng khi ở trong phòng lạnh.

Cùng với việc lưu ý những thói quen trong ăn uống và sinh hoạt để không gây kích ứng thêm cho thanh quản thì một giải pháp đang được đánh giá cao hiện nay là sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thảo dược nhằm hỗ trợ nâng cao sức đề kháng dây thanh, góp phần làm giảm triệu chứng khàn tiếng. Một trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ cao rẻ quạt.

Nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2015 cho thấy: Thân, rễ rẻ quạt chứa nhiều nhóm hoạt chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid. Đây đều là những hoạt chất có tác dụng như kháng sinh thực vật giúp hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa mạnh,vị thuốc này đặc biệt có hiệu quả đối với các bệnh đường hô hấp như: khàn tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản…

Rẻ quạt giúp hỗ trợ cải thiện khàn tiếng lâu ngày hiệu quả, an toàn [ảnh minh họa]

Để nâng cao tác dụng của rẻ quạt, các nhà khoa học còn kết hợp thêm với nhiều thảo dược khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp tiêu viêm, giảm sưng, hỗ trợ cải thiện nhanh triệu chứng khản tiếng, mất tiếng hiệu quả. Đồng thời, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho tế bào dây thanh âm đang tổn thương hoặc suy yếu, phục hồi các tổn thương mạn tính, phòng ngừa tái phát.

Với thành phần chính từ cao rẻ quạt chứa các kháng sinh thực vật, chống viêm thực vật nên sản phẩm rất thân thiện với cơ thể, dễ hấp thu, giúp hỗ trợcải thiện nhanh triệu chứng khản tiếng, mất tiếng mà không gây tác dụng phụ. 

Khàn tiếng lâu ngày có thể cải thiện được khi bạn nắm rõ nguyên nhân và tìm ra phương pháp xử lý phù hợp. Để khôi phục giọng nói, tự tin khi giao tiếp, hãy ăn uống và sinh hoạt khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ cao rẻ quạt mỗi ngày!

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh - Giữ gìn sự trong sáng của giọng nói

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh là sản phẩm được kết hợp từ các loại thảo dược như: rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng. Sản phẩm có công dụng: Thanh nhiệt, giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng: ho, đau họng, viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng; Dùng cho người bị viêm họng, khản tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản.

Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có đến 90,8% người tiêu dùng hài lòng về hiệu quả cải thiện khản tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản… khi sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh.

Tiêu Khiết Thanh - Giúp cải thiện khàn tiếng lâu ngày hiệu quả, an toàn

Sản phẩm được tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

GPQC: 02501/2019/ATTP-XNQC

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Để tiết kiệm chi phí cho người sử dụng, nhãn hàng Tiêu Khiết Thanh đang có chương trình ưu đãi đặc biệt: 

- Mua 6 tặng 1: Khi mua 6 hộp Tiêu Khiết Thanh 30 viên, quý khách sẽ được tặng 1 hộp cùng loại.

- Mua 1 tặng 1: Khi mua 1 hộp Tiêu Khiết Thanh 180 viên, quý khách sẽ được tặng 1 hộp Tiêu Khiết Thanh 30 viên.

- Mua 2 tặng 1: Khi mua 2 hộp Tiêu Khiết Thanh 90 viên, quý khách sẽ được tặng 1 hộp Tiêu Khiết Thanh 30 viên thông qua hình thức tích điểm nhận quà.

Hơn nữa, nhãn hàng Tiêu Khiết Thanh cam kết hoàn tiền 100% nếu quý khách sử dụng không hiệu quả. Hãy đăng ký để được tham gia chương trình. Chi tiết liên hệ: 024.7302.9996.  


Chủ Đề