Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

2021-09-22

Việt Nam đã ghi nhận những bước tiến đáng kể và ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Từ môi trường kinh doanh tiềm năng và ổn định, Việt Nam là điểm đến thuận lợi đối với những dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài, góp phần quan trọng trong hoạt động kinh tế đầu tư quốc tế. Dựa trên hệ thống pháp lý đầu tư của Việt Nam và quốc tế, Công ty Luật HDS sẽ tiến hành tư vấn thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cụ thể sau đây.

Các thủ tục về xin quyết định chủ trương đầu tư

Căn cứ theo Điều 30, 31, 32 của Luật Đầu tư năm 2020 có quy định cụ thể đối với các dự án thuộc diện phải xin quyết định chủ trương đầu tư của Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì chủ đầu tư phải tiến hành thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư phù hợp theo quyền hạn của mỗi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận với trình tự thủ tục, hồ sơ được quy định tại Điều 33, 34, 35 của Luật Đầu tư năm 2020.

Các thủ tục về xin quyết định chủ trương đầu tư

Trường hợp dự án không thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 30, 31, 32 của Luật đầu tư năm 2020 thì nhà đầu tư không phải thực hiện các thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư.

Thủ tục đăng ký đầu tư

Tại Khoản 1, 2 Điều 37 của Luật Đầu tư năm 2020 có quy định về các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, gồm có:

Những trường hợp được quy định phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

+ Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

+ Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư

Những trường hợp được quy định không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

+ Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước

+ Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Đầu tư

+ Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế

>>> Đừng bỏ qua: 4 điều kiện đầu tư áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam

Thủ tục đăng ký đầu tư

Trình tự cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Điều 38 Luật Đầu tư năm  2020:

  •  Đối với các dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 5 ngày làm việc tính từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư là Ban quản lý khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế hoặc Sở Kế hoạch - Đầu tư phải tiến hành cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
  • Đối với trường hợp dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ được quy định tại Khoản 1 Điều 33 của Luật này cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc từ chối cấp bằng văn bản kèm theo lý do.

Cơ quan thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

  • Nếu nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
  • Trường hợp dự án nằm ngoài các đơn vị trên trên thì Sở Kế hoạch - Đầu tư có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

>>> Xem ngay: Những lưu ý cho nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam

Các thủ tục về đăng ký thành lập doanh nghiệp 

Sau khi tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư, nếu nội dung dự án đầu tư là thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam thì các nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác. Doanh nghiệp sẽ chọn một trong các loại hình sau:

Các thủ tục về đăng ký thành lập doanh nghiệp 

  • Công ty TNHH 1 thành viên
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
  • Công ty hợp danh
  • Công ty cổ phần

Trình tự đăng ký doanh nghiệp căn cứ theo Điều 27 của Luật Doanh nghiệp năm 2014:

  • Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền sẽ gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tới Cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc phải thông báo từ chối bằng văn bản dựa trên căn cứ. 
  • Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được ủy quyền thực hiện việc khắc dấu pháp nhân doanh nghiệp và thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp theo hướng dẫn của cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi đưa vào sử dụng.

>>> Xem chi tiết: Quy trình thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam - Liên hệ ngay Công ty Luật HDS

Bên cạnh việc nắm bắt được cơ hội đầu tư, những thông tin về hành lang pháp lý và hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là hết sức cần thiết. Công ty Luật HDS ra đời với mục tiêu tư vấn pháp luật kịp thời và chính xác đến Quý khách hàng dựa trên đội ngũ luật sư, chuyên gia tư vấn dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn. HDS Law cam kết sẽ làm hài lòng Quý khách hàng với những dịch vụ tư vấn tốt nhất. Vui lòng liên hệ chúng tôi khi bạn đang có những thắc mắc về pháp lý cần được giải đáp!

  • Địa chỉ: Văn phòng đại diện tọa lạc tại phòng 401, tầng 4, tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Thời gian mở cửa: Từ 08h30 - 17h30, từ thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần.
  • Đường dây nóng 24/7: [024]36 279 555 sẵn sàng tiếp nhận mọi cuộc gọi từ khách hàng đối tác có nhu cầu tư vấn pháp lý.
  • Email: 
  • Website: //hdslaw.vn/

Tham khảo các dịch vụ tư vấn pháp lý của HDS Laws tại đây!

Với kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc pháp luật Việt Nam về Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nguyễn và Cộng Sự sẽ hỗ trợ khách hàng bằng các ý kiến tư vấn pháp lý hữu ích nhất trong các lĩnh vực đầu tư nước ngoài.
Nhà Đầu tư sẽ có được những góc nhìn pháp lý cụ thể nhất trước khi đầu tư vào Việt Nam để giúp mang lại lợi nhuận cao nhất.
THỦ TỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIÊT NAM

GIAI ĐOẠN 1TỔNG QUAN VỀ PHÁP LÝ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIÊT NAM

Dịch vụ tư vấn pháp lý đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

NVCS sẽ tư vấn tổng quan về pháp lý đầu tư nước ngoài  tại Việt Nam, loại hình và hình thức đầu tư nước ngoài cũng như lĩnh vực đầu tư, dựa trên kiến thức pháp lý và kinh nghiệp thực tế tại NVCS.

NVCS sẽ trả lời các câu hỏi sau đây của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

  • Nhà đầu tư có được phép đầu tư lĩnh vực mà nhà đầu tư dự định thực hiện không?
  • Nếu được, các thủ tục cần phải tiến hành theo quy định pháp luật đầu tư nói riêng và các quy định có liên quan khác là gì?
  • Phải xin ý kiến chấp thuận của những cơ quan hữu quan nào của Việt Nam?
  • Các loại giấy phép cần phải có là gì?
  • Hậu quả pháp lý nếu có xảy ra là “HÌNH SỰ” hay chỉ là vấn đề  “DÂN SỰ, HÌNH CHÍNH” ?

GIAI ĐOẠN 2XIN GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIÊT NAM

NVCS sẽ tư vấn cho bạn chi tiết các thủ tục, giai đoạn, tài liệu cần thiết để chuẩn bị cho hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Việt nam.

Soạn thảo toàn bộ hồ sơ cần thiết để xin giấy phép đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư.

Thay mặt nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng để xin giấy chứng nhận đầu tư và nhận giấy chứng nhận cho nhà đầu tư.

GIAI ĐOẠN 3: TƯ VẤN CÁC THỦ TỤC PHÁP LÝ LIÊN QUAN SAU KHI NHẬN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

Thủ tục liên quan sau khi nhận giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh nước ngoài

Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Đăng ký thuế với cơ quan quản lý thuế tại Việt Nam

Đăng ký bảo hiểm với các cơ quan bảo hiểm.

Hợp đồng lao động với nhân viên

Các quy định về chuyển vốn đầu tư vào Việt Nam và chuyển lợi nhuận về nước

Tư vấn về quyền sở hữu trí tuệ

Giấy phép lao động cho người nước ngoài và thẻ tạm trú từ 2 – 5 năm cho người nước ngoài.
BẠN CÓ THỂ YÊU CẦU NVCS LÀM TẤT CẢ CÁC GIAI ĐOẠN HOẶC MỘT TRONG CÁC GIAI ĐOẠN NÓI TRÊN.

Thủ tục đăng ký đầu tư nước ngoài tại Vn

Theo Điều 36 khoản 1, 2 Luật đầu tư 2014 quy định về trường hợp thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là: “1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: a] Các dự án đầu tư của những nhà đầu tư nước ngoài;

b] Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

 Các trường hợp không cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

a] Các dự án đầu tư của các nhà đầu tư trong nước; b] Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;

c] Đầu tư theo các hình thức góp vốn hay mua cổ phần hay phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

  • Trình tự cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Điều 37 Luật đầu tư 2014:

+ Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 05 năm làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư là Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cáo, khu kinh tế hoặc Sở kế hoạch và đầu tư phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư. + Còn với trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư nộp hồ sơ theo khoản 1 Điều 33 cho cơ quan đăng ký đầu tư và trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc từ chối cấp bằng văn bản nêu rõ lý do. – Cơ quan có thể cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là: + Nếu nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

+ Nếu các dự án nằm ngoài các khu trên thì Sở kế hoạch và đầu tư có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp:

Sau khi thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, nếu nội dung dự án đầu tư là thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì các nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác. Loại hình doanh nghiệp có thể là một trong các loại hình sau: – Công ty TNHH một thành viên, trong trường hợp nếu chỉ có một nhà đầu tư góp vốn và  nhà đầu tư đó chính là chủ sở hữu của công ty.

– Công ty hợp danh/Công ty cổ phần/Công ty TNHH hai thành viên trở lên, nếu có từ hai nhà đầu tư góp vốn trở lên, riêng loại hình công ty cổ phần là phải có 3 nhà đầu tư góp vốn trở lên.

  • Trình tự đăng ký doanh nghiệp [Điều 27 Luật doanh nghiệp 2014]

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tới Cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc phải thông báo từ chối bằng văn bản nếu có căn cứ.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện việc khắc dấu pháp nhân công ty và thông báo mẫu con dấu theo hướng dẫn của cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi đưa con dấu vào sử dụng.

Video liên quan

Chủ Đề