Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú phát biểu chỉ đạo tại hội nghị - Ảnh: H.Giáp

Hiện nay, trên địa bàn TP. Hà Nội có 486 tổ chức tín dụng [TCTD], gồm trụ sở chính đến chi nhánh cấp I, với đủ các loại hình. Các TCTD trên địa bàn sắp xếp hợp lý mạng lưới đảm bảo hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Với mạng lưới rộng, số lượng TCTD nhiều, đa dạng các loại hình sở hữu, quy mô hoạt động ngành Ngân hàng trên địa bàn Hà Nội chiếm khoảng 28% toàn quốc.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Quốc Huy, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP. Hà Nội cho biết, trong năm 2020, với sự nhất quán và quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của NHNN Việt Nam, UBND TP. Hà Nội, NHNN Chi nhánh TP. Hà Nội cùng với sự đồng lòng của các TCTD đã đảm bảo hỗ trợ phát triển thương mại, xuất khẩu hàng hóa - dịch vụ trên địa bàn, đáp ứng tốt nhu cầu ngoại tệ, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế, an sinh xã hội trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.

Cụ thể, năm 2020, nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng và chấp hành các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn. Đến 31/12/2020, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn đạt 3.957.300 tỷ đồng, tăng 12,91% so với 31/12/2019.

Để đạt được kết quả này, ngay từ đầu năm, các TCTD trên địa bàn đã chú trọng tăng trưởng tín dụng, đưa ra nhiều chương trình, gói tín dụng ưu đãi, áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt, dành vốn tín dụng cho vay đối với các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn tín dụng.

Đến 31/12/2020, tổng dư nợ của các TCTD trên địa bàn đạt 2.314.506 tỷ đồng, tăng 9,58% so với 31/12/2019. Các chương trình tín dụng đạt kết quả tốt như: Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 190.333 tỷ đồng, chiếm 9,09%; dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 110.228 tỷ đồng, chiếm 5,27%; dư nợ cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 395.541 tỷ đồng, chiếm 18,9%...

Đồng thời, các TCTD trên địa bàn cũng tích cực thực hiện công tác quản lý rủi ro thông qua hệ thống cảnh báo sớm, kịp thời phát hiện nguy cơ và xử lý các vấn đề trong hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro. Đến 31/12/2020, nợ xấu của các TCTD trên địa bàn chiếm 1,91%/tổng dư nợ. Tình hình thanh khoản của các TCTD trên địa bàn đảm bảo.

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú và các đồng chí trong Ban Giám đốc NHNN Chi nhánh TP Hà Nội chủ trì hội nghị - Ảnh: H.Giáp

Bên cạnh đó, các TCTD trên địa bàn triển khai các biện pháp hỗ trợ cho khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản vay và xem xét cho khách hàng vay vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn vì thiên tai, dịch bệnh, trong năm 2020, Chi nhánh đã cắt giảm thời gian giải quyết TTHC liên quan đến lĩnh vực quản lý ngoại hối và kinh doanh vàng; chỉ đạo các TCTD chủ động rà soát, thống kê dư nợ cho vay bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch COVID-19; yêu cầu các tổ chức tín dụng triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng và thực hiện báo cáo mức độ thiệt hại của khách hàng vay vốn do ảnh hưởng bởi dịch.

Công tác thanh tra, quản lý các TCTD và hoạt động ngân hàng cũng tiếp tục được thực hiện theo hướng thanh tra gắn kết chặt chẽ với công tác giám sát, từng bước kết hợp và áp dụng phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro, hướng tới ngăn chặn, cảnh báo sớm các rủi ro.

Thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn TP. Hà Nội cũng đạt nhiều kiến quả đáng khích lệ. NHNN Chi nhánh đã tăng cường phối hợp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực dịch vụ công, thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử và kinh tế số trên địa bàn Thành phố, thành lập Tổ công tác thực hiện đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, thúc đẩy xây dựng chính phủ điện tử…

Toàn cảnh hội nghị - Ảnh: H.Giáp

"Từ kết quả hoạt động, ngành Ngân hàng trên địa bàn Hà Nội đã thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm, đóng góp vào hoạt động chung của ngành Ngân hàng và góp phần tích cực vào xuất nhập khẩu, thương mại, hỗ trợ phát triển kinh tế, an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô", ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc NHNN Chi nhánh TP Hà Nội khẳng định.

Đánh giá cao kết quả hoạt động của ngành Ngân hàng trên địa bàn Hà Nội, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú yêu cầu NHNN Chi nhánh Thành phố và mỗi TCTD trên địa bàn cần phát huy những kết quả đạt được trong giai đoạn năm 2016-2020, quán triệt sâu sắc các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu, tạo tiền đề hoàn thành nhiệm vụ cả giai đoạn 2021-2025, tiếp tục đóng góp tích cực vào kết quả chung của Ngành.

Theo đó, NHNN Chi nhánh TP Hà Nội cần tổ chức triển khai chính sách tiền tệ, tín dụng, ngoại hối; tiếp tục chỉ đạo các TCTD triển khai công tác cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu; tăng cường công tác thanh tra, giám sát; phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng; tiếp tục chỉ đạo các TCTD triển khai mạnh mẽ công tác phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn đẩy mạnh triển khai Kế hoạch hành động của UBND thành phố thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; thực hiện tốt các chức năng quản lý nhà nước khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn, phát huy vai trò là cánh tay nối dài của NHNN Việt Nam trên địa bàn Thủ đô.

Đồng thời, các TCTD trên địa bàn TP.Hà Nội xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2021 phù hợp với định hướng, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng nêu tại Nghị quyết của Chính phủ và Chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước; khẩn trương tổng kết, đánh giá kết quả cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, đúc rút các bài học kinh nghiệm để chủ động xây dựng phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025.

Ngoài ra, các TCTD cần đẩy mạnh xây dựng hạ tầng công nghệ để phục vụ cho việc cung ứng các sản phẩm số, kết nối, tích hợp mở rộng hệ sinh thái số; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 trong hoạt động ngân hàng; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHNN Chi nhánh thực hiện tốt công tác truyền thông, công tác Quốc hội, kết nối ngân hàng - doanh nghiệp...

"Tôi tin tưởng rằng, với sự quyết tâm và bản lĩnh vững vàng, thực hiện quyết liệt các giải pháp đề ra, hệ thống ngân hàng Hà Nội sẽ tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng trong thời gian tới", Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.

Thực hiện chỉ thị của Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam [nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam], Thành ủy, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Hà Nội. Ngày 2 -7- 1951, Ngân hàng Quốc gia [NHQG] chi nhánh Hà Nội chính thức khai trương hoạt động. Ông Trần Quang Nghĩa làm Giám đốc NHQG Hà Nội.

Cuối năm 1954, Chi nhánh Ngân hàng Hà Nội được thành lập lại dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ban Giám đốc Ngân hàng Hà Nội có: Ông Vũ Thiện - Giám đốc và Phạm Quốc Dân - Phó Giám đốc.

Giai đoạn 1965 - 1975, đất nước chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế sang thời chiến, Ngân hàng Trung ương cho phép Ngân hàng Hà Nội và Ngân hàng các địa phương khác phục vụ năng động, phù hợp với điều kiện vừa sản xuất vừa chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó đổi mới hoạt động của hệ thống Ngân hàng. Ngày 27/6/1983 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra Quyết định số 51/NH/QĐ về việc Ngân hàng Hà Nội trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; giải thể Ngân hàng Công - Nông - Thương và các chi nhánh cơ sở. Các ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp thành phố Hà Nội trực thuộc Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

Nghị định số 53-HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngày 28/7/2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra Quyết định số 1662-QĐ-NHNN về việc hợp nhất Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Tây và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội thành Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội, kể từ ngày 1/8/2008.

Video liên quan

Chủ Đề