Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng trên sông


Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà thuộc miền Bắc Việt Nam. Cho đến nay đây là công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành.
 

Công trình khởi công xây dựng ngày 6/11/1979, khánh thành ngày 20/12/1994. Công suất sản sinh điện năng theo thiết kế là 1.920 MW, gồm 8 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 240.000 KW. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ KWh. Sau 15 năm xây dựng công trình, trong đó có 9 năm vừa quản lý vận hành vừa giám sát thi công các tổ máy, Nhà máy thủy điện Hòa Bình đã được khánh thành. Nhà máy Thủy điện Hòa Bình có nhiệm vụ chính là:

-  Chống lũ: Sông Đà là một trong ba phụ lưu chính của hệ thống sông Hồng chiếm 55%lượng nước. Công trình thủy điện Hòa Bình góp phần quan trọng vào việc phòng chống lũ lụt cho vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong đó có thủ đô Hà Nội.

-  Phát điện: Nhà máy thủy điện Hòa Bình là nguồn cung cấp điện chủ lực của toàn bộ hệ thống điện Việt Nam. Năm 1994 cùng với việc khánh thành nhà máy và tiến hành xây dựng đường dây 500KV Bắc - Nam từ Hòa Bình tới trạm Phú Lâm [Thành phố Hồ Chí Minh] hình thành một mạng lưới điện quốc gia. Công trình này góp phần đắc lực trong việc cung cấp nguồn điện cho miền nam và miền trung Việt Nam.
 

Những năm gần đây, nhà máy thủy điện Hòa Bình đang ngày càng thu hút nhiều du khách đến tham quan. Đến đây, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến sự tuyệt vời trong kiến trúc và không khỏi trầm trồ thán phục khả năng của con người khi ngăn sông, đắp đập để làm ra một nhà máy thủy điện có quy mô hoành tráng như vậy. Và đây cũng được xem là một địa điểm du lịch hấp dẫn ở Hòa Bình mà bạn nên tới
 

Nhà máy thủy điện Hòa Bình

         Công trình thủy điện Hòa Bình có bốn nhiệm vụ chủ yếu: Cắt lũ, phát điện, cấp nước tưới và giao thông thủy. Nhiều năm qua, công trình thủy điện Hòa Bình đã đem lại hiệu quả to lớn về các mặt chống lũ, phát điện, cấp nước tưới, giao thông thủy. Năm 2003, sản lượng điện của nhà máy đạt 8,58 tỷ kWh, cao nhất từ trước đến nay. Vụ đông xuân này, mức nước trong hồ thấp hơn trung bình cùng kỳ nhiều năm khoảng 2 m, nhà máy vẫn xả về hạ lưu gần 2,7 tỷ m3 nước để cho đến thời điểm này, hơn 80% diện tích gieo cấy lúa vụ đông xuân ở khu vực đồng bằng, trung du Bắc Bộ có đủ nước gieo cấy đã khẳng định hiệu quả to lớn của công trình trong việc chống hạn ở vùng châu thổ sông Hồng. Ðây cũng là sự chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của Chính phủ, sự phối hợp điều hành nhịp nhàng, ăn khớp giữa các ngành thủy lợi, điện lực, nông nghiệp trong thời gian qua.

       Tại sân Nhà truyền thống Thủy điện Hòa Bình có một khối bê tông hình chóp cụt, trên đó có tấm biển thép khắc chìm dòng chữ: "Nơi lưu giữ bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư được mở vào ngày 1-1-2100". "Kho lưu trữ" lá thư thực chất chỉ là một khối bê tông hình chóp cụt tứ giác đều [4 mặt bên hình thang] có cạnh đáy 2 mét, chiều cao 1,8 mét, cạnh trên 0,8 mét, nặng gần 10 tấn. Sau khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng và đồng chí Đỗ Mười đồng ý, lãnh đạo Tổng Công ty Xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mời một số nhà văn, nhà báo, nhà trí thức tham gia viết thư. Tuy nhiên, đồng chí Đỗ Mười cũng khuyên là vì Việt Nam chưa có tục lệ này, cho nên không được "chôn" vào lòng đập mà nên đặt ở chỗ nào trang trọng. Và thế là sau khi bàn bạc với chuyên gia Liên Xô, lãnh đạo tổng công ty quyết định đặt lá thư đó vào lòng khối bê tông. Lá thư hiện nay để trong khối bê tông là một công trình tập thể. Sau khi lá thư được hoàn chỉnh về nội dung, một cán bộ viết chữ đẹp được giao nhiệm vụ chép hai bản đó với tiếng Việt và tiếng Nga bằng mực Tàu.

Thủy điện Hòa Bình - công trình thế kỷ trên sông Đà.

Thủy điện Hòa Bình [TĐHB] - công trình thế kỷ do Liên Xô giúp đỡ xây dựng năm 1979 tại TP Hoà Bình. Nơi những chuyên gia của Liên Xô cùng hàng vạn kỹ sư, công nhân khắp mọi miền Tổ quốc có những năm tháng không thể nào quên, với sự quyết tâm, khát khao cháy bỏng mong muốn làm nên những kỳ tích chinh phục dòng sông Đà. Trên công trường quy mô lớn nhất Đông Nam Á thời điểm đó, cao điểm có đến 4 vạn công nhân làm việc. Dù còn rất nhiều khó khăn, thiếu điện, thiếu nước, công việc vất vả, hiểm nguy, nhưng nhiệt huyết của tuổi trẻ lao động đã thúc giục những bàn tay, khối óc của các kỹ sư, công nhân biến dòng sông thành nguồn điện sáng. Mọi người không quản khó khăn, gian khổ, hăng say lao động tới 3 ca, 4 kíp, trắng đêm "vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”. Những khẩu hiệu lao động giờ đây đã trở thành huyền thoại như "Cao độ 81 hay là chết” đã thể hiện tinh thần làm việc khẩn trương, hăng say, vượt khó của thế hệ trẻ trên công trường.

Ròng rã hơn 5.000 ngày đêm miệt mài lao động, sáng tạo của các kỹ sư, công nhân, công trình TĐHB chính thức hòa lưới tổ máy số 1 vào cuối năm 1988, cuối năm 1994 hoàn thành toàn bộ công trình với 8 tổ máy, tổng công suất lắp đặt 1.920 MW. 

Sau hơn 30 năm vận hành, đến năm 2021, nhà máy đã cung cấp cho đất nước tổng sản lượng trên 250 tỷ kWh, hàng năm đóng góp vào ngân sách Nhà nước của tỉnh hơn 1.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, TĐHB tham gia tích cực và có hiệu quả trong việc chống lũ, bảo đảm an toàn cho đồng bằng Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội.

TĐHB còn phát huy vai trò là công trình thủy điện chiến lược đa mục tiêu, tham gia điều tiết cắt lũ, giảm lũ hiệu quả cho hạ du. Việc vận hành, điều tiết hồ chứa với dung tích 9 tỷ m3 đã giúp vùng đồng bằng Bắc Bộ cơ bản không còn xảy ra tình trạng ngập lụt.

Kể từ khi nhà máy đi vào vận hành đến nay, TĐHB đã chế ngự được hàng chục trận lũ lớn trên 10.000 m3/giây; điển hình là trận lũ lịch sử tháng 8/1996 có lưu lượng hơn 22.650 m3/giây; trận lũ muộn xuất hiện tháng 10/2017 [khi hồ chứa đã đầy] lưu lượng gần 16.000 m3/giây với những diễn biến rất phức tạp, khó lường. Đồng thời, giữ vững an toàn công trình và vùng hạ du đồng bằng Bắc Bộ. 

TĐHB còn đóng vai trò quan trọng trong việc cấp nước chống hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, cải thiện giao thông thủy trên sông Đà, sông Hồng, tăng cường nguồn nước phục vụ nhu cầu dân sinh và các hoạt động sản xuất khác. Lượng nước xả từ hồ Hòa Bình phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhiều tỉnh, thành phố ở đồng bằng Bắc Bộ chiếm 65 - 70% tổng lượng xả từ tất cả hồ thủy điện lớn ở phía Bắc, giúp các phương tiện thủy trên sông Đà và sông Hồng lưu thông dễ dàng.

Theo đồng chí Phạm Văn Vương, Phó Giám đốc Công ty TĐHB, Nhà máy TĐHB là công trình thủy điện lớn thứ hai ở Việt Nam và cũng là một trong những công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Nhiều năm liên tục là nguồn điện chủ lực của hệ thống điện quốc gia, đảm nhận vai trò chính trong việc điều chỉnh tần số và điện áp của hệ thống điện quốc gia, đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển KT-XH và sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Để tận dụng nguồn tài nguyên nước quý giá của các hồ thuỷ điện trên thượng nguồn, tạo ra nguồn năng lượng mới đóng góp cho sự phát triển đất nước, đầu năm 2021, dự án Nhà máy TĐHB mở rộng chính thức được khởi công, xây dựng thêm 2 tổ máy công suất 240 MB, nâng tổng công suất Nhà máy TĐHB lên 2.400 MB, bằng công suất thủy điện Sơn La.

Dự án Nhà máy TĐHB mở rộng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN] làm chủ đầu tư, tổng vốn đầu tư hơn 9.220 tỷ đồng. Đến thời điểm này, dự án đang được liên doanh các nhà thầu triển khai đồng bộ các hạng mục, mục tiêu đưa tổ máy số 1 phát điện vào quý II/2024; tổ máy số 2 phát điện và hoàn thành công trình vào quý IV/2024. Sản lượng phát điện bình quân 488,3 triệu kWh/năm.

Có thể nói, Nhà máy TĐHB giai đoạn 2 là sự kế thừa, phát huy sáng tạo của thế hệ hôm nay tiếp nối những thế hệ đi trước trong việc tận dụng nguồn tài nguyên nước quý giá, tạo ra nguồn năng lượng mới đóng góp cho sự phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng.

Hồng Trung

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình từng là Nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á từ năm 1994 cho đến khi kỉ lục này bị phá vỡ bởi Nhà máy thủy điện Sơn La, khánh thành vào năm 2012. Dù vậy, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình vẫn là công trình có giá trị lịch sử hết sức to lớn đối với nhân dân Việt Nam, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội và quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Từ “sông Đà bất trị”…

Ngày 6/11/1979, công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình chính thức được khởi công. Dòng sông Đà hung dữ đã được chinh phục bởi bàn tay và khối óc của con người. Biết bao mồ hôi, sức lực, xương máu của những người làm điện Việt Nam và Liên Xô đã đổ xuống, viết nên bản hùng ca của thế kỷ 20.

Việc chặn dòng và trị thủy sông Đà để xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã giúp ngăn lũ hàng năm, giảm nhẹ thiên tai cho vùng đồng bằng Bắc Bộ và khu vực thủ đô Hà Nội; đồng thời điều tiết nước phục vụ canh tác cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ và hạ lưu sông Đà.

Những chuyên gia của Liên Xô cùng hàng vạn kỹ sư, công nhân khắp mọi miền Tổ quốc có những năm tháng không thể nào quên, với sự quyết tâm, khát khao cháy bỏng mong muốn làm nên những kỳ tích chinh phục dòng sông Đà.

Công trình thủy điện Hoà Bình công suất lớn nhất Đông Nam Á thế kỷ 20, có bốn nhiệm vụ, trong đó điều tiết chống lũ đảm bảo an toàn cho Thủ đô Hà Nội, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và cung cấp điện được cho là trọng yếu

Trên công trường quy mô lớn nhất Đông Nam Á thời điểm đó, cao điểm có đến 4 vạn công nhân làm việc. Dù còn rất nhiều khó khăn, thiếu điện, thiếu nước, công việc vất vả, hiểm nguy, nhưng nhiệt huyết của tuổi trẻ lao động đã thúc giục những bàn tay, khối óc của các kỹ sư, công nhân biến dòng sông thành nguồn điện sáng. Mọi người không quản khó khăn, gian khổ, hăng say lao động tới 3 ca, 4 kíp, trắng đêm “vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”. Những khẩu hiệu lao động giờ đây đã trở thành huyền thoại như “Cao độ 81 hay là chết” đã thể hiện tinh thần làm việc khẩn trương, hăng say, vượt khó của thế hệ trẻ trên công trường.

Theo Anh hùng Lao động Thái Phụng Nê, từ năm 1940, người Pháp đã tiến hành khoan thăm dò tuyến Hòa Bình và phát hiện bên dưới lòng sông có chứa lớp cát, cuội sỏi, khi mà trình độ công nghệ lúc đó chưa đủ khả năng xử lý. Sau đó, các chuyên gia Pháp tiếp tục khoan tại các tuyến Chợ Bờ, suối Rút, nhưng đều gặp lớp cát, cuội sỏi đó. Cuối cùng người Pháp kết luận “Sông Đà bất trị”.

Tháng 9/1971, khi tiến hành mũi khoan số 1, các chuyên gia địa chất Việt Nam, Liên Xô cũng gặp lớp cát, cuội sỏi này. Để lý giải một cách khoa học, đã phải khoan kiểm tra toàn bộ các tuyến và so sánh khối lượng xây dựng ở các tuyến. Để chọn tuyến lúc bấy giờ việc khảo sát hết sức căng thẳng.

Có 6 tuyến được đề xuất: Suối Rút là tuyến đầu, xuất phát từ chân cao nguyên Mộc Châu; tuyến thứ 2 là suối Hoa, xuất phát từ Thanh Hóa, đổ về sông Đà; tuyến thứ ba là Chợ Bờ hay còn gọi là Đà Bắc; tuyến thứ tư là Hiền Lương; tuyến thứ năm là Hòa Bình trên và tuyến cuối cùng là Hòa Bình dưới.

Kết quả khoan khảo sát thăm dò cả 6 tuyến đều có lớp cát, cuội sỏi bên dưới nhưng chỉ có hai tuyến được lập dự án thiết kế chi tiết là Hòa Bình trên và Hòa Bình dưới. Các chuyên gia đến từ Viện Thiết kế Thủy công Ba Cu - nước Cộng hòa Azerbaijan chọn tuyến Hòa Bình trên. Các chuyên gia của Viện Thiết kế Thủy công Matxcơva chọn phương án Hòa Bình dưới. Một cuộc tranh luận nảy lửa kéo dài nhiều năm đã diễn ra trước khi tuyến Hòa Bình dưới được chính thức lựa chọn.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, năm 1960, Đảng ta xác định, cùng một lúc, cách mạng Việt Nam phải tiến hành song song hai nhiệm vụ chiến lược: giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đối với sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Đảng ta ý thức rõ: Muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội thì “Điện khí hóa” phải đi trước một bước. Để tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của đất nước, kinh nghiệm kinh tế – kỹ thuật của Liên Xô xây dựng thủy điện là phương án kinh tế có khả thi nhất. Chính vì lẽ đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm tiến hành điều tra, khảo sát, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật tạo tiền để xây dựng công trình.

Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Thủy lợi khảo sát, nghiên cứu địa chất toàn bộ lưu vực sông Đà và lựa chọn xây dựng công trình đầu mối thủy lực đầu tiên tại đoạn sông Đà chảy qua [thành phố Hoà Bình hiện nay] trong sơ đồ bậc thang thủy điện trên sông Đà.

Hiện thực hóa chủ trương đó, vào đúng dịp Quốc khánh 2/9/1971, trên dòng sông Đà, chiếc máy khoan khảo sát địa chất của Liên Xô lắp đặt tại hố khoan số 1 ở lòng sông tuyến đập bắt đầu những mũi khoan đầu tiên, đặt dấu ấn khởi đầu cho ý tưởng chinh phục dòng sông Đà. Năm 1978, Chính phủ phê duyệt Tổng quan sông Đà, quyết định lựa chọn tuyến Hòa Bình dưới mực nước dâng 115m làm bậc thang 1 xây dựng trước, phê duyệt thiết kế kỹ thuật công trình Thủy điện Hòa Bình, chọn nhà máy thủy điện ngầm. Tháng 7/1979, luận chứng cơ sở kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình do Liên Xô lập được phê duyệt.

Đúng 10 giờ ngày 6/11/1979, đồng chí Lê Thanh Nghị, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ phát lệnh nổ mìn, khởi công xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình, sự kiện đặc biệt quan trọng, cả đất nước dồn lực cho công trường Thủy điện Hòa Bình.

… đến công trình mang dấu ấn thời đại!

Trong khi nghiên cứu tính khả thi công trình Thủy điện Hòa Bình, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã đặt câu hỏi: “Tại sao khi đất nước còn nghèo mà lại xây dựng công trình đòi hỏi nguồn tài chính lớn như vậy?”

Thực tế đã có câu trả lời thỏa đáng, bởi 4 nhiệm vụ chính: Chống lũ, phát điện, tưới tiêu và đảm bảo giao thông thủy. Với 4 nhiệm vụ này, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Có thể nói, quyết tâm xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình là một quyết định lịch sử của Đảng và Nhà nước ta trong bối cảnh đất nước còn bộn bề khó khăn.

Và kế hoạch đó sẽ khó trở thành hiện thực nếu không có sự giúp đỡ to lớn, chí tình của Liên Xô, cung cấp trang thiết bị cần thiết cho công trình, đưa nhiều chuyên gia có trình độ cao sang làm việc, hướng dẫn kỹ thuật và đào tạo, gây dựng nguồn nhân lực đầu tiên cho Việt Nam. Cùng với cán bộ và công nhân Việt Nam, những chuyên gia Xô Viết đã kề vai, sát cánh xây dựng công trình với tiến độ chưa từng thấy.

Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình- Công trình do Đảng và Nhà nước Liên Xô trước đây hỗ trợ xây dựng, là biểu tượng cho tình hữu nghị Việt Xô, là tấm lòng quý báu của nhân dân Liên Xô dành cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước sau chiến tranh

Cũng chính từ những công trình như Thủy điện Hòa Bình, đội ngũ kỹ sư và công nhân Việt Nam đã học hỏi và kế thừa được kỹ thuật cao của các chuyên gia Liên Xô. Có khẳng định, công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là một trong những biểu tượng cao đẹp nhất của tình hữu nghị Việt – Xô.

Ông Godunov Boric Ivanovich - người từng giữ cương vị Phó tổng chuyên viên Xô Viết về kỹ thuật đã ghi trong hồi ký của mình: “Thủy điện Hòa Bình được xây dựng trong điều kiện kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, bên cạnh việc cung cấp tài liệu thiết kế và gửi các chuyên gia sang làm việc, Liên Xô còn cung cấp vật tư, thiết bị xây dựng các cơ sở sản xuất phụ trợ cũng như xây dựng khu nhà ở cho chuyên gia, cung cấp một trong những người đầu tiên, cũng là người đóng vai trò quan trọng để có Thủy điện Hòa Bình vận hành hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp phát triển Việt Nam ngày hôm nay, phải kể đến Tổng chuyên viên Pavel Timofeevich Bogachenko. Ông được cử sang Việt Nam làm Tổng chuyên viên, trực tiếp điều hành xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình vào năm 1979”.

Tổng chuyên viên Bogachenko P.T là một trong số ít chuyên gia có kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực xây dựng và điều hành công trình thủy điện lớn. Ông thường xuyên nghiên cứu kỹ từng chi tiết của dự án trong các điều kiện kỹ thuật sản xuất cụ thể, có khả năng tập hợp sự đoàn kết và tổ chức điều hành công việc của tập thể các chuyên gia Xô Viết, sử dụng hiệu quả bộ máy quản lý và các tổ chức xây lắp của Việt Nam.

Giống như người “nhạc trưởng” của công trình, Bogachenko P.T kiểm soát tiến độ thi công từng ngày, từng tháng, từng năm và kịp thời đưa ra những giải pháp hiệu quả, khắc phục những khó khăn nảy sinh trong quá trình thi công.

Nhà máy đặt ngầm trong lòng một quả đồi là nơi lắp đặt toàn bộ thiết bị chính, gồm 8 tổ máy phát điện, máy biến áp cường lực… cùng các công trình phụ trợ. Tám tổ máy tổng công suất 1.920 MW, mỗi tổ có công suất 240 MW

Như vậy, sau hơn 15 năm thi công, với những nỗ lực không mệt mỏi của cán bộ, kỹ sư, tư vấn thiết kế và chuyên gia Liên Xô, đến ngày 20/12/1994, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được khánh thành. Ngày 25/5/2021, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã cán mốc sản lượng 250 tỷ kWh điện sản xuất, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh năng lượng đất nước. Đây là mốc sản lượng mà đến nay chưa có nhà máy thủy điện nào ở Việt Nam đạt được.

Không chỉ vậy, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã phát huy vai trò là công trình thủy điện chiến lược đa mục tiêu, tham gia điều tiết cắt lũ, giảm lũ hiệu quả cho hạ du. Việc vận hành, điều tiết hồ chứa với dung tích 9 tỷ m3 đã giúp vùng đồng bằng Bắc Bộ cơ bản không còn xảy ra tình trạng ngập lụt.

Kể từ khi nhà máy đi vào vận hành đến nay, Thủy điện Hòa Bình đã chế ngự được hàng chục trận lũ lớn trên 10.000 m3/giây. Điển hình là trận lũ lịch sử tháng 8/1996 có lưu lượng hơn 22.650 m3/giây; trận lũ muộn xuất hiện tháng 10/2017 [khi hồ chứa đã đầy] lưu lượng gần 16.000 m3/giây với những diễn biến rất phức tạp, khó lường. Đồng thời, giữ vững an toàn công trình và vùng hạ du đồng bằng Bắc Bộ.

Bên cạnh “sứ mệnh” chế ngự lũ, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình còn đóng vai trò quan trọng trong việc cấp nước chống hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, cải thiện giao thông thủy trên sông Đà, sông Hồng, tăng cường nguồn nước phục vụ nhu cầu dân sinh và các hoạt động sản xuất khác. Lượng nước xả từ hồ Hòa Bình phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhiều tỉnh, thành phố ở đồng bằng Bắc Bộ chiếm 65 - 70% tổng lượng xả từ tất cả hồ thủy điện lớn ở phía Bắc, giúp các phương tiện thủy trên sông Đà và sông Hồng lưu thông dễ dàng.

Theo ông Phạm Văn Vương - Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là công trình thủy điện lớn thứ hai ở Việt Nam và cũng là một trong những công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Nhiều năm liên tục là nguồn điện chủ lực của hệ thống điện quốc gia, đảm nhận vai trò chính trong việc điều chỉnh tần số và điện áp của hệ thống điện quốc gia, đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Cột điện cao thế dẫn điện đi khắp mọi miền Tổ quốc

Để tận dụng nguồn tài nguyên nước quý giá của các hồ thuỷ điện trên thượng nguồn, tạo ra nguồn năng lượng mới đóng góp cho sự phát triển đất nước, ngày 10/01/2021, dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng chính thức được khởi công, xây dựng thêm 2 tổ máy công suất 240 MB, nâng tổng công suất Nhà máy Thủy điện Hòa Bình lên 2.400 MB, bằng công suất thủy điện Sơn La.

Theo tiến độ dự kiến, tổ máy 1 của dự án sẽ phát điện vào quý III năm 2024, tổ máy 2 sẽ phát điện và hoàn thành công trình vào quý 4 năm 2024. Sau khi hoàn thành, toàn bộ hai nhà máy thủy điện Hòa Bình [hiện hành và mở rộng] có tổng công suất là 2.400 MW, điện lượng trung bình năm đạt 10,495 tỷ kWh. Dự án mở rộng, khi đưa vào vận hành sẽ giúp tăng khả năng phát công suất phủ đỉnh cho hệ thống điện quốc gia thêm 480 MW, tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn nước xả thừa hàng năm vào mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 9 của Thủy điện Hòa Bình hiện hữu để phát điện.

Với tỷ trọng công suất được huy động từ nguồn năng lượng tái tạo ngày càng tăng cùng với tính không ổn định của điện gió và điện mặt trời [nhất là trong thời gian giờ cao điểm] việc bổ sung 2 tổ máy với tổng công suất 480 MW từ Thủy điện Hòa Bình mở rộng là tăng thêm nguồn dự phòng công suất vô cùng quan trọng và linh hoạt khi phủ đỉnh phụ tải, đồng thời điều quan trọng hơn nữa là góp phần nâng cao khả năng điều tần, ổn định tần số của hệ thống điện quốc gia; góp phần giảm chi phí của hệ thống.

Có thể nói, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2 là sự kế thừa, phát huy sáng tạo của thế hệ hôm nay tiếp nối những thế hệ đi trước trong việc tận dụng nguồn tài nguyên nước quý giá, tạo ra nguồn năng lượng mới đóng góp cho sự phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng.

Công trình Thủy điện Hòa Bình là thành quả của chủ trương đúng đắn thực hiện mục tiêu “điện khí hóa” của Đảng và Nhà nước, thành quả ý chí tinh thần lao động sáng tạo, bền bỉ với nỗ lực cao độ của cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động và đội ngũ chuyên gia nước bạn đã làm nên những mốc son lịch sử mang dấu ấn thời đại. Như lời của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước khẳng định “Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mãi mãi là biểu tượng lao động sáng tạo của nhân dân ta, tượng trưng cho tình hữu nghị bền vững và sự hợp tác thành công giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Cộng hòa Liên bang Nga và các nước cộng hòa khác trong Liên bang Xô Viết trước đây”.

1. Các thông số chính của Nhà máy:

- Thủy điện Hòa Bình có thiết kế mực nước dâng bình thường cao 117 m;

- Mực nước gia cường: 120 m;

- Mực nước chết: 80m [các thông số trên đo độ cao so với mực nước biển];

- Diện tích hồ chứa: 208 km2.

- Dung tích toàn bộ hồ chứa: 9,45 tỉ mét khối nước;

- Công suất lắp máy: 1.920 MW, gồm 8 tổ máy;

- Điện lượng bình quân hằng năm: 8,6 tỉ KWh

- Đập thủy điện Hòa Bình có 12 cửa xả và 8 tổ máy phát điện;

- Mỗi tổ máy có công suất 240 MW;

- Vốn đầu tư: 1.904.783.458.926 đồng [150 triệu Đô la Mỹ] - Tỉ giá năm 1994.

2. Quá trình xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình: Thủy điện Hòa Bình được khởi công xây dựng ngày 06/11/1979 và khánh thành ngày 20/12/1994 [15 năm thi công xây dựng].

- Ngày 6 tháng 11 năm 1979: Giải phóng mặt bằng bên sông

- Ngày 12 tháng 01 năm 1983: Ngăn sông Đà đợt 1

- Ngày 09 tháng 01 năm 1986: Ngăn sông Đà đợt 2

- Ngày 30 tháng 12 năm 1988: Tổ máy số 1 hòa lưới điện quốc gia.

- Ngày 04 tháng 04 năm 1994: Tổ máy số 8 hòa lưới điện quốc gia.

- Ngày 20 tháng 12 năm 1994: Sau 15 năm xây dựng công trình, trong đó có 9 năm vừa quản lý vận hành vừa giám sát thi công các tổ máy, Nhà máy thủy điện Hoà Bình đã được khánh thành.

Trong quá trình xây dựng, các đơn vị thi công đã đào hơn 20 nghìn m3, đắp gần 27 nghìn m3 đất đá; khoan phun 205.000m; lắp đặt gần 47.000 tấn thiết bị và kết cấu kim loại.

Có thể nói, quá trình xây dựng Công trình thủy điện Hòa Bình là một quá trình hết sức vất vả, gian nan. Đã có hơn 30.000 cán bộ, công nhân; 5.000 chiến sĩ bộ đội công binh và 1.000 cán bộ quản lý, 750 chuyên gia Liên Xô tham gia vào quá trình xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình.

Video liên quan

Chủ Đề