Nhà máy thủy điện là nhà máy sử dụng nguồn năng lượng nào để sản xuất ra điện

Câu 1/ Nhà máy thủy điện là nhà máy sử dụng nguồn năng lượng …… để sản xuất ra điện : A. Dầu hỏa, than đá. B. Nước. C. Gió. D. Ánh sáng mặt trời. Câu 2/ Nhà máy nhiệt điện là nhà máy sử dụng nguồn năng lượng …… để sản xuất ra điện : A. Dầu hỏa, than đá. B. Nước. C. Gió. D. Ánh sáng mặt trời Câu 3/ Điện năng có thể biến đổi sang các năng lượng : A. Quang năng, cơ năng, điện năng. B. Quang năng, cơ năng, nhiệt năng C. Quang năng, điện năng, nhiệt năng D. Nhiệt năng, cơ năng, điện năng Câu 4/ Vật liệu dẫn điện là những vật liệu: A. Không cho dòng điện đi qua. B. Cho dòng điện đi qua dễ dàng. C. Cho dòng điện đi qua dễ dàng ở nhiệt độ bình thường. D. Cho dòng điện đi qua ở nhiệt độ cao. Câu 5/ Vật liệu dẫn điện có thể là : A. Dung dịch. B. Chất rắn, chất lỏng, chất hơi. C. Kim loại. D. Phi kim loại. Câu 6/ Cao su, sành sứ, nhựa, thủy tinh… thuộc nhóm vật liệu : A. Vật liệu dẫn điện. B. Vật liệu dẫn từ. C. Vật liệu cách điện. D. Vật liệu bán dẫn. Câu 7/ Vật liệu có điện trở suất càng nhỏ thì sẽ: A. không dẫn điện B. dẫn điện rất tốt C. dẫn điện không tốt D. dẫn điện trung bình Câu 8/ Vật liệu dẫn điện có : A. Điện trở suất nhỏ B. Điện trở suất rất lớn C. Độ bền cơ học cao D. Độ bền cơ học rất cao8 Câu 9/ Vật liệu cách điện gồm các vật liệu sau: A. Nhựa, sứ, dầu cáp B. Giấy cách điện, nicrôm C. Mica, amiăng, pherít D. Hợp kim, thép kỹ thuật. Câu 10/ Vật liệu dẫn từ có đặc tính: A. Dẫn từ kém B. Dẫn điện kém C. Cách điện tốt D. Dẫn từ tốt Câu 11/ Các nguyên nhân gây tai nạn điện cho người: A. Chạm trực tiếp vào vật mang điện B. Điện áp bước C. Phóng hồ quang D. Cả 3 câu trên đều đúng Câu 12/ Để thực hiện nguyên tắc an tòan điện: A. Luôn kiểm tra độ cách điện của các thiết bị điện. B. Hạn chế sử dụng thiết bị điện tối đa. C. Luôn sử dụng các dụng cụ có bọc cách điện khi sửa chữa điện. D. Câu A và C đúng Câu 13 Để kiểm tra trực tiếp có điện, ta sử dụng A. Tua vít B. Bút thử điện C. Đèn báo D. Bóng đèn Câu 14/ Thiết bị chiếu sáng là thiết bị biến đổi điện năng thành: A. Quang năng. B. Nhiệt năng. C. Cơ năng. D. Thủy năng. Câu 15/ Nguyên tắc hoạt động của đèn dây tóc [đèn bóng tròn] là: A. Do đốt tim đèn mà phát sáng. B. Do phóng điện tử trong khí nén. C. Do cảm ứng mà phát sáng. D. Cả B và C đều đúng Câu 16/ Dây tóc [tim đèn] của đèn dây tóc [đèn bóng tròn] được chế tạo bằng: A. Hợp kim mayso. B. Hợp kim nicrôm. C. Hợp kim vônfram. D. Hợp kim niken. Câu 17/ Trong bóng đèn dây tóc [đèn bóng tròn] người ta rút hết không khí trong bóng đèn và bơm vào: A. Khí neon. B. Khí trơ. B. Khí heli. D. Khí nitơ. Câu 18/ Vì sao khi chế tạo đèn dây tóc [đèn bóng tròn ], người ta rút hết không khí trong bóng đèn và nạp vào khí trơ : A. Để tăng tuổi thọ và chất lượng ánh sáng của đèn. B. Để bóng đèn không bị vỡ dưới tác dụng của nhiệt độ cao. C. Để có thể sử dụng được tối đa công suất định mức của đèn. D. Để ánh sáng đèn phát ra được ổn định. Câu 19/ Ưu điểm của đèn dây tóc [đèn bóng tròn]: A. Tiết kiệm điện năng. B. Phát sáng ổn định. C. Ánh sáng trắng. D. Tuổi thọ cao. Câu 20/ Nhược điểm của đèn dây tóc là : A. Cấu tạo phức tạp khi sử dụng. B. Ánh sáng của đèn gần với ánh sáng của ngọn lửa. C. Hiệu suất phát sáng thấp, tuổi thọ ngắn. D. Ánh sáng của đèn nháp nháy, không

liên tục.

Điện năng là một sản phẩm được sản xuất được sản xuất ra từ các nhà máy điện. Hiện nay các nhà máy điện lớn đều phát ra năng lượng dòng điện xoay chiều ba pha, rất ít nhà máy phát năng lượng dòng điện một chiều. Trong công nghiệp muốn dùng năng lượng dòng điện một chiều thì người ta dùng chỉnh lưu để biến đổi năng lượng dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Nguyên lý chung để sản xuất ra điện ở các nhà máy điện là từ một dạng năng lượng sơ cấp nào đó muốn chuyển thành điện năng đều phải biến đổi qua một cấp trung gian là cơ năng làm quay máy phát điện để phát ra điện năng. Nguồn năng lượng thường dùng trong đa số các nhà máy điện hiện nay vẫn là năng lượng các chất đốt và năng lượng nước. Từ năm 1954, ở một số nước tiên tiến đã bắt đầu xây dựng một số nhà máy điện dùng năng lượng nguyên tử.

Nhà máy thủy điện

Nhà máy thủy điện dùng năng lượng của dòng nước để sản xuất ra điện năng. Động cơ sơ cấp để quay máy phát thủy điện là các tuabin nước trục ngang hay trục đứng.

Hình ảnh: Nhà máy thủy điện Hòa Bình

Nguyên lý hoạt động

Nước từ đập xả, xả qua đường ống làm quay tuabin được gắn đồng trục với rotor dây quấn máy phát đồng bộ tạo ra điện theo nguyên lý cảm ứng điện từ.

Hình ảnh: Mô hình sản xuất điện của nhà máy thủy điện

Phân loại

Nhà máy thủy điện trục đứng:

  • Độ cao cột nước thấp.
  • Lưu lượng nước nhiều.

Nhà máy thủy điện trục ngang:

Ưu điểm

  • Không tốn nhiên liệu ⇒ chi phí thấp.
  • Phụ tải địa phương thường khá nhỏ.
  • Thời gian phát điện hay khả năng điều chỉnh công suất nhanh.
  • Hiệu suất cao.
  • Vận hành đơn giản ⇒ đảm bảo khả năng tự động hóa cao.
  • Lượng điện tự dùng nhỏ.

Nhược điểm

  • Chi phí truyền tải lớn do xa trung tâm phụ tải.
  • Thời gian xây dựng lâu và tốn nhiều chi phí.
  • Gây mất cân bằng hệ sinh thái ⇒ ô nhiễm môi trường.

Nhà máy nhiệt điện

Trong nhà máy nhiệt điện người ta dùng nhiên liệu là than đá, dầu hoặc khí đốt, trong đó than đá được sử dụng rộng rãi nhất.

Hình ảnh: Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4

Nguyên lý hoạt động

Vận chuyển nguyên liệu đến buồng đốt, đun nóng nước tạo ra khí có áp suất lớn xả qua tuabin làm quay rotor máy phát.

Phân loại

  • Nhà máy nhiệt điện ngưng hơi: Hơi sau khi đi qua tuabin sẽ được ngưng tụ thành nước rồi cho lại vào bồn nun tiếp.
  • Nhà máy nhiệt điện rút hơi: Hơi sau khi đi qua tuabin sẽ được đưa ra bên ngoài sử dụng sinh hoạt mà không ngưng tụ lại thành nước.

Ưu điểm

  • Có thể xây dựng gần khu công nghiệp.
  • Thời gian xây dựng ngắn.
  • Có thể sử dụng nguyên liệu rẻ tiền.

Nhược điểm

  • Giá thành điện năng cao.
  • Ô nhiễm môi trường.
  • Thời gian khởi động chậm.
  • Hiệu suất thấp.

Vậy cấu tạo của một nhà máy thủy điện gồm những thành phần nào?

Nhà máy thủy điện được cấu tạo bởi các thành phần sau đây:

1. Đập thủy điện: giúp chứa nước tạo ra một hồ chứa lớn.

2. Ống dẫn nước: Dẫn nguồn nước đến tuabin.

3. Tua bin: Tua bin giúp gắn liền với máy phát điện ở phía trên nhờ một trục. Loại tuabin phổ biến dùng cho nhà máy thủy điện là Turbine Francis, có hình dạng giống như một đĩa lớn với những cánh cong. Mỗi chiếc tuabin có khối lượng lên tới khoảng 172 tấn và quay với tốc độ 90 vòng mỗi phút.

4. Máy phát điện: Là loại máy gồm một loạt các nam châm khổng lồ quay quanh cuộn dây đồng.

5. Máy biến áp đặt bên trong nhà máy điện tạo ra dòng điện xoay chiều AC và chuyển đổi nó thành dòng điện có điện áp cao hơn.

6. Đường dây điện: Đường dây điện gồm ba dây pha của năng lượng điện được sản xuất và một dây trung tính.

7. Cống xả: Giúp đưa nước chảy qua các đường ống và chảy vào hạ lưu sông.

Cấu tạo của nhà máy thủy điện

Nguyên lý hoạt động của nhà máy thủy điện

Quá trình vận hành nhà máy thủy điện gồm có bốn giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Dòng nước với áp lực lớn chảy qua các ống thép lớn được gọi là ống dẫn nước có áp tạo ra các cột nước khổng lồ với áp lực lớn đi vào bên trong nhà máy.

Giai đoạn 2: Nước chảy mạnh làm quay tuabin của máy phát điện, năng lượng cơ học được chuyển hóa thành điện năng.

Giai đoạn 3: Điện tạo ra đi quá máy biến áp để tạo ra dòng điện cao thế.

Giai đoạn 4: Dòng điện cao thế sẽ được kết nối vào mạng lưới phân phối điện và truyền về các thành phố.

Để biết rõ điện được sản xuất như thế nào, các bạn xem chi tiết về cơ chế hoạt động của đập thủy điện trong video dưới đây nhé.

Tham khảo thêm: Đặc điểm của máy biến áp thủy điện

Vai trò của nhà máy thủy điện:

Thủy điện với cơ chế sử dụng động lực hay năng lượng dòng chảy của các con sông hiện nay chiếm 20% lượng điện của toàn thế giới. Ngoài một số nước có nhiều tiềm năng thủy điện, năng lực nước cũng thường được dùng để đáp ứng cho giờ cao điểm bởi vì có thể tích trữ nó vào giờ thấp điểm [trên thực tế các hồ chứa thủy điện bằng bơm – pumped-storage hydroelectric reservoir - thỉnh thoảng được dùng để tích trữ điện được sản xuất bởi các nhà máy nhiệt điện để dành sử dụng vào giờ cao điểm]. Thủy điện không phải là một sự lựa chọn chủ chốt tại các nước phát triển bởi vì đa số các địa điểm chính tại các nước đó có tiềm năng khai thác thủy điện theo cách đó đã bị khai thác rồi hay không thể khai thác được vì các lý do khác như môi trường.

Các nhà máy thủy điện của EVN đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp điện cho hệ thống, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, các nhà máy thủy điện còn đóng vai trò chính trong việc chống lũ lụt cho các vùng đồng bằng và cung cấp nước tưới tiêu cho vùng hạ du, đồng thời hạn chế xâm nhập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Nhà máy thủy điện cũng mang lại nguồn thu ngân sách cho các tỉnh, xây dựng các khu tái định cư với đầy đủ cơ sở hạ tầng như "điện, đường, trường, trạm", giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận thanh niên trên địa bàn, tạo điều kiện để đồng bào vùng sâu, vùng xa tiếp xúc với tri thức văn hóa mới..

Lựa chọn máy biến áp uy tín, chất lượng cho các nhà máy thủy điện:

Dự án sử dụng máy biến áp thủy điện LE công suất 3500kVA tại Gia Lai

Máy biến áp là một thiết bị quan trọng trong hệ thống vận hành của nhà máy thủy điện. Vì vậy để lựa chọn máy biến áp có chất lượng tốt, đảm bảo vận hành tốt, người sử dụng cần phải tìm hiểu kỹ và tham khảo tư vấn ở một số đơn vị sản xuất máy biến áp uy tín. Công ty Cổ phần sản xuất thiết bị điện Hà Nội [ Máy biến áp LE] với hơn 12 năm kinh nghiệm trong sản xuất và cung cấp các loại máy biến áp dùng cho thủy điện đã được khách hàng tin tưởng, đánh giá cao trong nhiều năm qua. Với các dự án và công trình đã thực hiện, máy biến áp thủy điện LE chính là lựa chọn hàng đầu hiện nay.

Khách hàng cần tư vấn và báo giá máy biến áp thủy điện, vui lòng liên hệ hotline 0964 929 256 để được tư vấn  hỗ trợ và báo giá.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề