Nhà nước Văn Lang các vị thủ lĩnh tối cao là ai

a Hình thành. Theo hai bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư [viết ở thế kỷ 15] và Đại Việt sử lược [viết ở thế kỷ 13], thì nhà nước Âu Lạc được Thục Phán [thủ lĩnh bộ tộc Âu Việt] thành lập vào năm 258 TCN sau khi đánh bại vị vua Hùng cuối cùng của nước Văn Lang, ông lên ngôi và lấy niên hiệu là An Dương Vương.

b Lãnh thổ của bộ lạc nay trải rộng từ chân núi Ba Vì tới sườn Tam Đảo. Thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã đóng vai trò lịch sử, là người đứng ra thông nhất tất cả các bộ lạc Lạc Việt, dựng nên nước Văn Lang. ông xưng vua, sử gọi là Hùng Vương, và con cháu ông nhiều đời sau cũng mang danh hiệu đó.

c - Do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. + Kinh đô: Bạch Hạc [Việt Trì - Phú Thọ].


Đội quân thường trực Nhà nước Văn Lang chính là đội thân binh của thủ lĩnh bộ Văn Lang, đã giúp Hùng Vương áp phục 14 bộ lạc khác [các bộ sách sử Việt Nam và Lĩnh Nam chích quái đều chép rằng nước Văn Lang gồm 15 bộ, bộ Văn Lang là đô của nước Văn Lang]. Sau khi đã làm chủ liên minh bộ lạc nhà nước Văn Lang, Hùng Vương đương nhiên phải duy trì dội quân thường trực này, dùng nó làm công cụ bạo lực bảo vệ chính thể non nớt của mình, chống lại mọi sự chống đối của các bộ lạc thua trận. Sự chống đối này có lẽ là không ít bằng chứng, như đã thấy, là sự gia tăng đột biến lên gấp hai, thậm chí đến ba lần giai đoạn hai của số lượng và loại hình vũ khí trong hầu hết các di tích Đông Sơn vùng sông Hồng, sông Mã. Vào thời gian này, tồn tại song song với lực lượng quân thường trực ở bộ Văn Lang - đô của Hùng Vương mà bây giờ không chỉ đóng vai trò đội quân của bộ lạc như trước, mà còn có vai trò của quân đội nhà nước trung ương, là những đội thân binh của thủ lĩnh các bộ [lạc] khác. Những đội quân này hẳn không đông. Bởi vì. thứ nhất, do phân hóa xã hội và đấu tranh giai cấp trong nội bộ xã hội không sâu sắc tầng lớp thống trị ở cả trung ương và địa phương không cần thường xuyên nắm trong tay một lực lượng quân sự quá lớn; thứ hai, đối với địa phương - các bộ [lạc] trong liên minh, nhà nước trung ương hẳn không khuyến khích, thậm chí phải ngăn chặn, hạn chế sự phát triển của chúng, đề phòng sự chống đối. Về nguyên tắc, đội quân thường trực trung ương [ở “thành Phong Châu] cũng như ở các bộ, đều được dặt dưới quyền thống lĩnh tối cao của Hùng Vương. Nhưng thực tế, lúc đầu có lẽ Hùng Vương chỉ nắm chắc được đội quân ở bộ Văn Lang của mình, quân các bộ do thủ lĩnh, các Lạc tướng nắm quyền chỉ huy, có thể dưới danh nghĩa “nhà nước” đại diện cho “nhà nước”. Khi có chiến tranh những đội quân này mới có thể được đặt dưới sự chỉ huy chung, thực sự của quân trưởng - Hùng Vương.

Trang chủ|Tin mới|Hỏi đáp|Sơ đồ site|Hộp thưTIẾNG VIỆT|ENGLISH
TỔNG QUAN
Hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc

Quá trình hình thành và phát triển Uỷ ban Dân tộc Thủ trưởng các cơ quan làm công tác dân tộc qua các thời kỳ Chức năng nhiệm vụ Ủy ban Dân tộc Cơ cấu tổ chức Uỷ ban Dân tộc Danh bạ điện thoại Ủy ban Dân tộc Ban Dân tộc các tỉnh

Hoạt động của UBDT

Hoạt động của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Giàng Seo Phử Thông tin chỉ đạo, điều hành Lịch làm việc của lãnh đạo 65 năm Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất Phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ I năm 2011

Văn kiện của Đảng về Chính sách dân tộc Bác Hồ với đồng bào DT Đại biểu Quốc hội là người DTTS các khóa

Khóa XI Khóa XII

Các Dân tộc Việt Nam

Đại gia đình các dân tộc Việt Nam Khái quát đời sống kinh tế - xã hội theo nhóm ngôn ngữ Một số thông tin cơ bản các tỉnh vùng dân tộc và miền núi Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam

Ấn phẩm về lĩnh vực công tác dân tộc

Các Báo và Tạp chí tham gia tuyên truyền cho công tác dân tộc Truyền hình tiếng dân tộc - VTV5 Hệ phát thanh tiếng dân tộc - VOV4 Truyền hình tiếng Khmer Các chương trình và dự án đã phê duyệt

Văn bản về lĩnh vực Công tác dân tộc
TIN MỚI
Dân tộc Online

Thời sự Bản tin ảnh Điểm báo

Tin Hoạt động

Hội nghị - Hội thảo Tin tức Tổng hợp

Chủ trương - Chính sách

Chủ trương - Chính sách Kết quả - Đánh giá

Thời sự - Chính trị

Trong nước Quốc tế

Nghiên cứu - Trao đổi Kinh tế - Xã hội

Kinh tế Xã hội Gương làm kinh tế giỏi

Y tế - Giáo dục

Y tế Giáo dục

Văn hoá - Thể thao

Văn hoá Thể thao Phong tục - Tập quán Ẩm thực

Công nghệ - Môi trường

Công nghệ Môi trường

Pháp luật Quốc tế
TÌM KIẾM

LIÊN KẾT

01/06/2010
Nhà nước Văn Lang
Theo sử cũ và truyền thuyết, nước Văn Lang với một tổ chức chính trị-xã hội phát triển và một nền văn hoá tương đối cao, là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài hàng ngàn năm trước đó của nền văn minh sông Hồng. Bấy giờ có khoảng 15 bộ lạc Lạc Việt sinh sống chủ yếu ở trung du và miền đồng bằng châu thổ sông Hồng. Hàng chục bộ lạc Âu Việt sinh sống chủ yếu tại vùng Việt Bắc. ở nhiều nơi, người Âu Việt và người Lạc Việt sống xen kẽ với nhau cùng với các cư dân khác.

Trong số các bộ lạc Lạc Việt, có bộ lạc Văn Lang là hùng mạnh hơn cả. Lãnh thổ của bộ lạc nay trải rộng từ chân núi Ba Vì tới sườn Tam Đảo. Thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã đóng vai trò lịch sử, là người đứng ra thông nhất tất cả các bộ lạc Lạc Việt, dựng nên nước Văn Lang. ông xưng vua, sử gọi là Hùng Vương, và con cháu ông nhiều đời sau cũng mang danh hiệu đó.
Theo Ngọc phả Hùng Vương, 18 đời vua Hùng là:
1. Kinh Dương Vương, vị vua viễn tổ.
2. Lạc Long Quân, vị vua cao tổ.
3. Hùng Quốc Vương, huý là Lân Lang, vị vua mở nước.
4. Hùng Diệp Vương Bảo Lang.
5. Hùng Huy Vương Viên Lang.
6. Hùng Huy Vương [cùng hiệu với đời thứ 5] huý Pháp Hải Lang.
7. Hùng Chiêu Vương Lang Tiên Lang.
8. Hùng Vi Vương Thừa Vân Lang.
9. Hùng Duy Vương Quốc Lang.
10. Hùng Uy Vương Vương Hùng Hải Lang.
11. Hùng Chính Vương Hùng Đức Lang.
12. Hùng Việt Vương Đức Hiền Lang.
13. Hùng Việt Vương Tuấn Lang.
14. Hùng Anh Vương Châu Nhân Lang.
15. Hùng Chiêu Vương Cảnh Chân Lang.
16. Hùng Tạo Vương Đức Quân Lang.
17. Hùng Nghị Vương Bảo Quang Lang.
18. Hùng Duệ Vương Huệ Lang.
Hùng Vương là thủ lĩnh của thời kỳ Việt Nam bắt đầu dựng nước. Miền đất đầu tiên nơi tổ tiên ta định cư là miền Bắc Việt Nam. Đất không rộng lắm, người chưa đông lắm, nhưng cũng đã có đủ điều kiện để dựng nước, có sức sinh tồn và phát triển. Những nhóm dân cư quan trọng nhất trên lãnh thổ đó là người Việt cổ. Ban đầu họ sống thành từng công xã, ràng buộc với nhau bởi quan hệ máu mủ, quan hệ làng xóm. Họ đoàn kết, tương thân tương ái trong công việc làm ăn và giữ làng, giữ nước.

Tổ tiên ta đã định cư ở một vùng non nước vừa giàu đẹp nhưng cũng vừa khắc nghiệt, cho nên sớm biết tận dụng cái tốt, cái có ích và cố gắng khắc phục dần dần những cái bất lợi của thiên nhiên. Qua công việc làm ăn sinh sống, hun đúc nên những đức tính quý báu, bền bỉ, kiên nhẫn, sáng tạo, thông minh, giản dị. Trên đất nước Văn Lang đã nảy nở nền văn minh nông nghiệp lúa nước.

Con người Việt Nam thời kỳ Hùng Vương vừa mới cố gắng vươn mình lên khỏi cuộc sống tự nhiên đầy khó khăn, gian khổ giữa rừng rậm, đầm lầy, thú dữ, dông bão, lụt lội... thì đã phải đương đầu với những kẻ thù xâm lược. Chuyện Thánh Gióng là thiên thần thoại lịch sử, ngợi ca tinh thần chiến đấu bất khuất vì độc lập, tự do, ngợi ca cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Chế độ xã hội của nước Văn Lang đã bắt đầu có sự phân hoá giai cấp. Các bộ lạc Lạc Việt tập hợp thành liên minh bộ lạc, đứng đầu là Hùng Vương. Trải qua những giai đoạn quá độ, liên minh dần dần mang bóng dáng đầu tiên của một hình thái Nhà nước. Đứng đầu Nhà nước là vua và ngôi vua được cha truyền con nối. Dưới vua là các tầng lớp quý tộc gọi là những “lạc hầu”, “lạc tướng”. Lớp người cơ bản, đông đảo nhất trong xã hội là “lạc dân”. Họ là dân của các công xã, cày cấy ruộng đất công [ruộng lạc] và phải nộp một phần sản phẩm cho vua và các lạc hầu, lạc tướng. Ngoài ra, một số lượng nhất định những người tôi tớ [nô tì] chủ yếu phục vụ trong cung vua và các nhà quyền quý. Song chế độ của riêng và xã hội giai cấp đầu tiên không xoá mờ tinh thần đoàn kết, tương trợ giữa các công xã, cũng như vai trò của người phụ nữ trong gia đình, ngoài xã hội.

Những truyền thống tốt đẹp đó được duy trì rất lâu trong xã hội Việt Nam.

Như vậy, thời kỳ Văn Lang, thời kỳ Hùng Vương, là một giai đoạn rất trọng yếu của lịch sử dân tộc. Chính trong thời kỳ này đã xây dựng nên nền tảng dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hoá Việt Nam và truyền thống tinh thần Việt Nam.

Nhân dân ta lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ Tổ và cùng nhau hành hương về thăm Đền Hùng tưởng nhớ đến cội nguồn tiên tổ.

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.

Qua mấy ngàn năm lịch sử, từ các vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã giữ gìn nguyên vẹn cõi bờ đất nước, đúng như lời Bác Hồ đã căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Các thế hệ người Việt nối tiếp nhau đã làm cho non sông Việt Nam ngày càng tươi đẹp, đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, có vị thế trên thế giới.
Ngày 10 tháng 3 âm lịch đã trở thành ngày Quốc giỗ thiêng liêng của cả dân tộc, hướng về đất tổ Hùng Vương, hướng về cội nguồn, nơi hội tụ, phát tích tinh hoa ngàn năm của dân tộc, tăng thêm tình sâu nghĩa nặng của người dân đất Việt, làm tròn trách nhiệm với lịch sử, với Tổ quốc Việt Nam.

Quốc Báu

[ Quay lại ]

THÔNG BÁO

Quyết định Ban hành Quy định công tác số hóa văn bản đi, đến của Ủy ban Dân tộc [Xem nội dung chi tiết tại đây]

Thông báo về việc quản lý hộp thư điện tử của Ủy ban Dân tộc nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Nội dung chi tiết xem tại đây

TÌM NHANH

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hội nghị tham vấn ý kiến các Bộ, ngành vào dự thảo văn kiện Chương trình 135 giai đoạn III

9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013

Hà Giang: Năm 2012 có 6.748 hộ thoát nghèo

Ngành Công tác Dân tộc: Dấu ấn năm 2012

Thực trạng và một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả ở Tây Nguyên

THÔNG TIN NỘI BỘ

DB điện thoại nội bộ
Danh sách cán bộ UB
Thư viện điện tử
CD 60 năm công tác DT
CEMA trên đĩa CDROM
CD đào tạo CNTT - CT135
CEMA trên UNDP
Năm quốc tế về miền núi

THÀNH VIÊN
Người online:
Khách:
Thành viên:
Tổng số: 0
Số người truy cập: 66,405,338

Cơ quan chủ quản : Uỷ ban Dân tộc. Giấy phép số : 455/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 18/10/2004.
Bản quyền thuộc Ủy ban Dân tộc. Địa chỉ : Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : 04.37333511.
Khi đăng ký tài khoản người dùng trên website này, bạn đồng ý rằng bạn đã chấp nhận Chính sách đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
Website xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player 8.
Phát triển dựa trên mã nguồn của phpNuke. Execution time: 0.2 secs

Video liên quan

Chủ Đề