Mặc uyên thượng thần là ai

0 Comments

[*] Mình mượn tiêu đềchương 19 trong truyện làm tiêu đề bài review.

Bạn đang xem: Mặc uyên có yêu bạch thiển không

Đường Thất Công Tử là một cái tên không mới trong làng ngôn tình Trung Quốc, được xếp vào “Bát tiểu lung linh” cùng với các tác giả khác khá quen thuộc như Thương Nguyệt, Minh Hiểu Khê, Yêu Chu, Mễ Lan… Tác phẩm của Đường Thất không hẳn là mới lạ nhưng cốt truyện kết cấu chặt chẽ, logic, không nhiều chi tiết thừa và đặc biệt cuốn hút người đọc ở giọng văn tưng tửng, phong cách hành văn nhẹ nhàng, bi thương nhàn nhạt. Một điều đáng nói nữa là phần lớn các nhân vật của Đường Thất từ chính đến phụ đều có một cá tính rõ ràng cho dù chỉ xuất hiện trong vài dòng hay được Đường Thất kể cả một câu chuyện dài.

“Ngưỡng mộ chân thành, thảo luận hơn một năm, chúng ta cảm thấy vị thượng thần Mặc Uyên này hẳn phải có bốn cái đầu, mỗi cái đầu trông về một hướng, con ngươi tròn xoe như gương đồng, tai to như quạt cỏ bồ, trán vuông, miệng rộng, vai tay lưng đều rộng, dày như núi đá, hai chân hai cánh tay đều thô ráp như đá tảng, thổi một hơi là dậy cơn cuồng phong, giậm một chân là đất rung chuyển.”Sau đến khi gặp được người, nàng lại thấy hơi coi thường Mặc Uyên, thậm chí đối với Mặc Uyên không có một chút cung kính, mặc dù Mặc Uyên luôn chăm sóc nàng rất chu đáo, nhưng chỉ vì nhìn Mặc Uyên thiếu anh dũng, hơi khác với tưởng tượng của nàng, nên Thiển Thiển không thèm nhận ân tình của người. Cho đến khi nàng uống rượu, gặp nạn ở chỗ thượng thần Dao Quang, được Mặc Uyên cứu, hình tượng của người trong mắt nàng mới được cải thiện.“Khi ấy, lần đầu tiên ta cảm thấy, cho dù Mặc Uyên không nói những lời kinh thiên động địa, thì giọng nói cũng sáng rõ trầm bổng. Cho dù cánh ta không được thô ráp như cột đá, cũng rất mạnh mẽ kiên cường. Mặc Uyên không còn là một bạch diện thư sinh.”Từ đó trong lòng Bạch Thiển dù năm vạn năm tuổi hay mười bốn vạn năm tuổi thì đối với Mặc Uyên vẫn một lòng tôn kính. Đối với Thiển Thiển Mặc Uyên là chiến thần duy nhất trong khắp bốn bể tám cõi, là người luôn xuất hiện giúp đỡ nàng khi gặp phải chuyện không hay, là sư phụ mà khi mỗi lần nàng đứng trước mặt đều cung kính thưa hỏi, không dám khinh nhờn một chút nào. Bởi thế, Thiển Thiển chưa bao giờ coi Mặc Uyên là một người đàn ông chân chính, nàng chỉ đơn thuần là ngưỡng mộ, cảm kích và mang ơn người. Bạch Thiển tin tưởng Mặc Uyên tuyệt đối đến mức gần như một tín ngưỡng. Bạch Thiển tin sư phụ của nàng sẽ không chết, sẽ có ngày người sẽ nửa cười nửa không, khẽ gọi nàng một tiếng “Tiểu Thập Thất”. Nàng tin sư phụ của nàng là chiến thần bất bại, nên khi Mặc Uyên chết nàng mới muốn đem hết người trong thiên hạ ra bồi táng. Nàng tin sư phụ của nàng, nên trong lúc tuyệt vọng nhất việc đầu tiên nàng làm vẫn là cầu cứu người. Vì tin và tôn sùng như thế nên chắc chắn nàng không bao giờ dám đặt tư tình vào đấy. Nhưng còn Mặc Uyên thì sao, ai dám nói người không có một chút tư tình nào với Tiểu Thập Thất? Có lẽ ban đầu, Mặc Uyên đối với Thiển Thiển đúng thực là tình cảm thầy trò không hơn. Người không nhận nữ đệ tử, nhưng vì không rõ vì sao người vẫn chấp nhận Bạch Thiển và đối xử tốt với nàng, có chăng chỉ là chăm sóc nàng chu đáo hơn mà thôi. Nhưng chắc Mặc Uyên không biết, Bạch Thiển cũng là một kiếp nạn của người, một kiếp nạn mà khi người vượt qua được, cái người mất không phải là bảy vạn năm ngủ vùi mà còn mất đi tình cảm chưa kịp nói. Mặc Uyên yêu Thiển Thiển từ lúc nào? Phải chăng là từ khi người cứu nàng trong tay thượng thần Dao Quang, giận dữ và lo lắng khi thấy nàng bị hành hạ còn có nửa cái mạng, ôm chặt nàng trong tay, thì thầm thật dịu dàng: “Đừng sợ nữa, có sư phụ bảo vệ đây rồi”? Phải chăng người đã yêu nàng kể từ khi nàng và Lệnh Vũ bị Kình Thương bắt đi, khi gặp được nàng, việc đầu tiên người làm là ôm chặt nàng hồi lâu, hài hước nói: “Không sai, Lệnh Vũ gầy đi một chút, Tiểu Thập Thất lại béo lên một chút, coi như là chúng ta không bị thiệt thòi”. Phải chăng người đã yêu nàng đến mức sẵn sàng vì nàng mà chịu ba cú sét đánh, giúp nàng vượt qua thiên kiếp. Bị thương nặng như thế cũng không trách mắng nàng một câu, dung túng để nàng lười biếng không học thuật suy diễn để rồi cuối cùng vẫn là người gánh chịu.

Phải chăng người đã yêu sâu đậm đến mức ngay cả khi bế quan trị thương thấy nàng vì bị Ly Kính bỏ rơi mà uống đến say mèm cũng không tức giận, không mắng nàng ngốc nghếch. Chỉ chờ cho nàng tỉnh dậy, vẫn dịu dàng để nàng nằm trong lòng, nhẹ nhàng an ủi: “Đôi mắt của tên Ly Kính đó rất sáng, chỉ tiếc là ánh mắt không được đẹp.”Nếu mà Mặc Uyên không yêu ThiểnThiển, tại sao người lại lo lắng cho nàng đến thế, tại sao người lại biết nàng ốm đi hay mập lên, tại sao ngay cả nàng cũng không rõ thiên kiếp của mình mà người lại biết rõ đến mức nhốt nàng vào lò luyện đan chỉ để thay nàng chịu nỗi đau ứng vào thân ấy. Nếu mà không yêu vì sao dù không thích giảng đạo, người vẫn chấp nhận đăng đàn giảng đạo, dù trong lòng người chả có hứng thú nhưng mà ở đó nhiều cảnh đẹp, Tiểu Thập Thất có thể giải tỏa tâm trạng. Nếu không yêu nàng, vì sao khi nghe nàng nói sắp thành thân với Dạ Hoa chén trà trong tay người lại nghiêng một cái, rớt một nửa ra ngoài. Vì sao khi nàng đến gặp người vào buổi đêm chỉ để an ủi người về chuyện của tỷ tỷ Trọng Doãn thì người lại lạnh lùng, tiếng đàn trong đêm lại hỗn loạn, hỏi một câu chẳng liên quan: “Ngươi đối với hắn, là thật lòng ư?”. Trước khi vào động đóng cửa tu luyện, thần sắc người bơ phờ mệt mỏi, không nói gì với các đệ tử khác, cũng chỉ hỏi nàng một câu: “Dạ Hoa đối với ngươi tốt chứ?”. Nếu không yêu làm sao có thể quan tâm đến hạnh phúc của nàng như thế?Người đóng cửa tu luyện, nhưng vì nghe được tiếng chuông Đông Hoàng nàng đánh mà bỏ tu luyện để đi gặp nàng. Nhưng tiếc là lúc ấy trong lòng Bạch Thiển chỉ có Dạ Hoa mà thôi.

Xem thêm:

“Ta cảm thấy chỉ cần có thể cứu được Dạ Hoa, chỉ cần có thể khiến chàng lại gọi ta một tiếng Thiển Thiển, đừng nói bảy vạn năm bảy mươi vạn năm ta cũng vui vẻ chờ.” Chẳng biết khi nàng nói câu này, Mặc Uyên có đau lòng không, nhưng ít nhất tôi thật sự muốn khóc cho Mặc Uyên. Ngay cả khi biết tin Dạ Hoa không chết, Bạch Thiển loạng choạng lên Cửu Trùng Thiên, ngã ra khỏi mây thì người đỡ nàng vẫn là Mặc Uyên. Mặc Uyên yêu Thiển Thiển là điều không thể chối cãi, chỉ tiếc người đã không sớm thổ lộ với Tiểu Thập Thất của người để rồi bảy vạn năm sau một giấc ngủ dài tỉnh lại thì đã không còn cơ hội nữa. Có phải Mặc Uyên đã sai lầm khi không sớm thổ lộ với Bạch Thiển hay không? Nếu người thổ lộ với nàng trước khi trải qua kiếp nạn chuông Đông Hoàng, phải chăng cuối cùng người ở bên cạnh Thiển Thiển sẽ là Mặc Uyên? Không. Mặc Uyên không sai. Người không thổ lộ với Thiển Thiển đó là bởi vì người rất hiểu Thiển Thiển. Bạch Chân đã từng nói: “Còn chuyện tim đập thình thịch chỉlà cảm nghĩ của con gái, nhưng cũng chỉ cần người con gái có một trái tim tinh tế và nhạy cảm thôi. Tuy muội là muội muội của ta, nhưng ta cũng phải nói một câu công bằng, rằng muội bẩm sinh chậm hiểu, làm thần tiên thì không tồi, nhưng về chuyện yêu đương thì thật dở. Cái tim đập thình thịch ấy, đối với muội thì có hơi nhiệt tình quá. Chậm hiểu như muội thì hợp với kiểu mưa dầm thấm lâu hơn”. Tôi nghĩ chắn hẳn Mặc Uyên biết rõ điều này nên người không vội vã thổ lộ với Thiển Thiển. Người chọn cách yên lặng ở cạnh nàng, dịu dàng che chở và chăm sóc cho nàng, mong một ngày mưa dầm thấu lâu, để nàng có thể hiểu và cảm nhận hết được trái tim người. Có điều, đáng tiếc cả đời này Thiển Thiển không hiểu được Mặc Uyên. Đúng là Thiển Thiển rất tin tưởng Mặc Uyên, nhưng nàng rõ ràng không hiểu người. “Nhưng sự phụ che giấu rất giỏi, luôn luôn che giấu rất giỏi.” Không phải người che giấu giỏi mà bởi vì người trong mắt người khác luôn là chiến thần bất bại, dù có thể nào cũng không ai tưởng tượng được người lại thất bại bởi chính chuông Đông Hoàng do người tạo ra. Nhưng mà cả đời Mặc Uyên chưa từng làm người khác thất vọng, đây là bản lĩnh của một nam nhi kiêu hùng, cho nên, trước khi lâm chung, người vẫn quay đầu khẽ nhếch môi cười, nói hai tiếng: “Đợi ta”. Bởi hai tiếng nặng ngàn cân này màThiển Thiển đã dùng nửa cuộc đời mình để đợi người. “Bảy vạn năm, nửa cuộc đời của ta. Ta dùng nửa đời mình để làm một việc duy nhất đó là ngóng trông sư phụ tỉnh lại. Hôm nay, cuối cùng người đã tỉnh lại rồi.” Nhưng chắc nàng không biết, Mặc Uyên sẽ dùng cả cuộc đời để thương nhớ nàng. Nhân loại có lục đạo luân hồi [1], nhưng Mặc Uyên, Bạch Thiển, Dạ Hoa… họ lại không có. Họ chỉ có thể sống cả cuộc đời dài đằng đẵng này với một kí ức khắc cốt ghi tâm. Bởi thế, nỗi đau của người ai có thể thấu hiểu được. Chắc hẳn cũng có lần, người muốn hỏiThiển Thiển câu mà Dạ Hoa từng hỏi: “Thiển Thiển, chỗ này của nàng, có dành cho ta vị trí nào không?”. Đáng tiếc, tình nhen tự thuở nào, mà nồng thắm không hay…

Kì này mình xin tám 1 chút về Nhân quả trong 3310 ứng lên từng nhân vật từ phụ tới chính tới ác. Tạm trong đây ko nhắc vì Bạch Phượng Cửu và Đông Hoa vì tính ra 2 vị này là khách qua đường được thêm thắt vào Thập Lý Đào Hoa cho vui cửa vui nhà thui. Sẽ có bài riêng cho 2 bạn ấy sau.

Đang xem: Dạ hoa và mặc uyên

Mình cũng đọc được đâu đó trên facebook câu nói này: Đúng người mà xuất hiện thời điểm thì cũng chỉ là sai người, vì nếu thực sự đúng người thì dù xuất hiện tại thời điểm nào thì vẫn là đúng. Đây là 1 câu nói về nhân duyên, cũng là vì nhân quả. Bởi đúng hay sai, ko quyết định bởi thời điểm mà là ở hành động của con người. Duyên là do trời cho như phận thì do con người chủ động tạo ra. Mặc Uyên hay là Ly Kính thì đều tới trước Dạ Hoa, đều đem lòng yêu Bạch Thiển [dù bộc lộ hay ko]. Nhưng tại sao chỉ có Dạ Hoa là thành với nàng? Bởi vì chàng là người duy nhất dùng hành động và đánh đổi để giữ lấy tình yêu dành cho Bạch Thiển bằng bất cứ giá nào.

Ly Kính

Lại nói Ly Kính là người đầu tiên Bạch Thiển từng cảm nắng. Chàng Romeo năm ấy là 1 thân hoàng tử quý tộc [ờ dù là Dực tộc], cũng vì ôm mối si tình với Tư Âm mà theo đuổi nàng, ăn vạ ở núi Côn Lôn mấy tháng trời, cuối cùng cũng coi như cưa đổ được nàng Juliette này. Nhưng vì đố kỵ với Mặc Uyên mà quay lại phản bội lời thề với Tư Âm cưới Huyền Nữ, từ chối cho Tư Âm mượn Ngọc hồn dưỡng tiên thể Mặc Uyên. Mối tình duyên này của 2 người đứt đoạn từ đó. Ly Kính phải chịu 7 vạn năm đau khổ sống với người mang gương mặt của Tư Âm mà ko phải là Tư Âm, dằn vặt ân hận. Dù là cảm thấy nhân vật này đáng thương, nhưng cũng thấy chàng ta đáng tội. Tự làm tự chịu mà thôi ko trách ai được

Các thành phần cưa đổ được BT đều có chung đặc tính mặt dày

Dạ Hoa lại hoàn toàn khác. Dù cũng đau khổ vì đố kỵ với Mặc Uyên, nhưng Dạ Hoa chưa từng 1 lần nghĩ làm hại Mặc Uyên. Chàng tự nguyện giao ra Kết phách đăng, lại âm thầm đi Doanh Châu cướp Thần chi thảo, đánh đổi tu vi 4 vạn năm và 1 cánh tay để thành toàn lại bảo vệ cho người yêu. Chàng ko muốn Bạch Thiển cảm thấy nặng nề không nhận ân tình của mình mà xin Chiết Nhan dấu nhẹm đi. Thậm chí Dạ Hoa còn tâm niệm nếu cần thiết sẽ thay Mặc Uyên lấy nguyên thần trấn áp Đông Hoàng chung để đối lấy hanh phúc cho Bạch Thiển. So với chàng, tình yêu của Ly Kính đúng là quá nhỏ nhen rồi.

Mặc Uyên

So với Dạ Hoa, nét u buồn của Mặc Uyên còn đượm màu sương gió hơn

Mặc Uyên thoạt nhìn có vẻ chính là vừa đúng người vừa đúng thời điểm, ít nhất là trong mắt người khác như Dạ Hoa. Chàng có đến 2 vạn năm sáng tối cùng ở bên Tư Âm, luận tài mạo hay địa vị đều cao, lại thương yêu Tư Âm hết mực nhưng cái danh phận sư đồ làm tình cảm Mặc Uyên dành cho Tư Âm trở nên mơ hồ ko định rõ được. Có lẽ đối với Mặc Uyên mà nói việc Tư Âm ban đầu chỉ là 1 cô bé hoạt báo ngây ngô chưa hiểu ái tình là gì. Và cũng vì sự đơn thuần trong suy nghĩ và đối xử với Mặc Uyên luôn tôn kính nên chính bản thân chàng cũng chưa bao giờ nhận ra dc thứ tình cảm quyến luyến dành cho Tư Âm là gì, cũng ko muốn nhận rõ. Chỉ cần Tư Âm luôn ở bên cạnh chàng, là đồ đệ để chàng bảo bọc là đủ. Cứ mơ mơ hồ hồ như thế tới lúc hồn phi phách lạc, lang thang trong cõi u minh mới hối tiếc bỏ qua bao nhiêu thời gian.

7 vạn năm gắng gượng chắp vá linh hồn để tỉnh lại. Nhưng tỉnh lại thì cũng là đã đi qua như đã trải 1 kiếp, Mặc Uyên đã bỏ lỡ duyên phận. Tư Âm của chàng đã chết chỉ còn 1 Bạch Thiển đã dành trọn trái tim cho Dạ Hoa. Úi chà, xem thấy xót cho chàng ghê gớm đó chớ. Thấy đáng thương hơn bạn Ly Kính rất nhiều. Dạng như bạn Mặc Uyên này ở ngoài đời gọi là bị ế có số, ngoại hình, phẩm chất, tài năng cái gì cũng có nhưng lại cứ thích lửng lơ lưng chừng trời, rốt cuộc để cơ hội tuột đi mất. Số nhọ FA chết đi sống lại vẫn là FA.

Tư Âm – Tố Tố – Bạch Thiển

Mình đọc đâu đó trên 1 trang blog, 1 bạn bình phẩm 1 câu rất đúng về mối quan hệ Mặc Uyên và Tư Âm: chàng như 1 cây cổ thụ già cỗi rung động vì cây hoa đào xinh đẹp mượn bóng cây của cổ thụ mà đâm chồi. Nhưng cũng vì tán cây của cổ thụ quá rộng, bảo bọc quá nhiều mà cây đào thiếu ánh sáng rốt cuộc lại chậm lớn èo uột, càng èo uột càng dựa dẫm vào cổ thụ nhiều hơn. 2 vạn năm sống cùng Mặc Uyên, Tư Âm ko hề trưởng thành. Nàng mặc sức rong chơi ko lo tu luyện, gặp nạn cũng được sư phụ giải vây, thiên kiếp phi thượng tiên cũng là nhờ sư phụ đỡ thay 3 đạo thiên lôi. Sống tới 7 vạn tuổi vẫn là 1 thần tiên ngây ngô. Có lẽ cũng chính thế mà nên ông trời ghi sổ nàng, quyết bắt nàng trả gấp bội trong thử thách phi thăng kế tiếp. Rốt cuộc có vẻ Mặc Uyên ko thể cứu được cô học trò yêu này được bao nhiêu, ngược lại làm nàng ta sau này càng thêm khổ.

Xem thêm: ” Coverage Nghĩa Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích

Đợi chờ là 1 cái khổ. Đợi chờ ko biết hồi kết càng là sự đày đoạ

Thiên kiếp phi thăng thượng thần của Bạch Thiển xảy ra 7 vạn năm sau. Thế nhưng mình cho rằng mọi sự khởi đầu đã là từ 7 vạn năm trước. Bắt đầu từ sự phản bội của Huyền Nữ khiến Kình thương phá tan trận pháp của Mặc Uyên, giết chết Lệnh Vũ. Mặc Uyên bị vào thế đồng ư quy tận với hắn, lấy nguyên thần phong ấn chuông Đông Hoàng và Kình Thương [theo ý kiến của em thì tạo ra cái chuông thần kinh ấy là hành động thần kinh nhất trong đời Mặc Uyên]. Mất sư phụ, ngày tháng vô ưu vô lo của Tư Âm kết thúc từ đó. Tư Âm đánh cắp tiên thể Mặc Uyên ngày ngày trích máu tim hồ ly quý giá để nuôi dưỡng thân xác sư phụ mình, ko ngừng ko nghỉ suốt 7 vạn năm. Đó có lẽ là 1 cách mà ông trời bắt nàng phải trả cho sư phụ mình món nợ ân tình gánh thay thiên kiếp cho nàng năm xưa. Nhưng cũng chính nhờ nỗi đau ấy nàng mới quyết tâm tu luyện để thực hiện lời dặn dò của thầy, sau 7 vạn năm thay Mặc Uyên phong ấn Kình Thương. Phong ấn thành công nhưng nàng cũng trúng lời nguyền của Kình Thương, bị tước bỏ tiên lực và trí nhớ rơi xuống Đông Hoang Tuấn Tật sơn. Một kiếp thượng tiên Tư Âm thượng tiên khép lại, một kiếp phàm nhân Tố Tố mở ra.

Tam sinh tam thế của Bạch Thiển từ khi là 1 Tư Âm vô tư lự ngây thơ, tới khi trở thành Tố Tố lương thiện thuần phác, trải qua rất nhiều mất mát, trải nghiệm cũng gần như là 1 lần lịch kiếp, ông trời mới chịu cho nàng đạt thành chính quả là Bạch Thiển thượng thần. Ai biểu số cô hồ ly nàng quá tốt, trời sinh gia thế có, dung mạo có, cho nên nhất định tình kiếp phải lao đao khổ sở. Nhưng lại nói trong hoạ có phúc. Trong lúc ko có gì hết, dung mạo mất tiên pháp trí nhớ đều ko có thì lại cua ngay được hắc mã hoàng tử từ trên trời rớt xuống, lại thương yêu nàng thật lòng. Chắc mấy ngàn năm sau nghĩ lại chuyện này, Bạch Thiển cũng phải công nhận thật ra ông trời cũng đối xử với mình rất công bình chứ bộ. Ở kiếp Bạch Thiển tuy là nàng rất có thế thượng phong, dc nước “hành xác” Dạ Hoa lên bờ xuống biển. Nhưng cũng vì quá cố chấp chuyện quá khứ của mình mà suýt mất luôn Dạ Hoa. Ta lại nói nhé, số bạn Thiển tốt vì tác giả cố tình bịa đặt ra cái trò “hưởng toàn bộ thần lực của Phụ thần, dùng nó tế chuông Đông Hoàng thay nguyên thần” nên phước đức 3 đời nhà bà Bạch mới thoát kiếp goá phụ sớm. Hờ hờ gặp bà tác giả nhẫn tâm 1 chút mặc xác fan gào khóc cũng cho Dạ Hoa chết hẳn vài chục ngàn năm cho bỏ ghét cái tật đỏng đảnh.

Mà thôi rốt cuộc ai mà nỡ chứ. Ai mà nỡ đối xử với Dạ Hoa quốc dân trượng phu trong lòng dân chúng vậy. Tác giả cũng còn muốn sống mà bán sách mà :3

Dạ Hoa

Chà nói về Dạ Hoa quân của chúng ta, có phải cảm thấy chàng hắc mã hoàng tử này thật ko có gì để chê bai không. Hà hà đương nhiên vai chính thì phải soái, phải đại thần rồi. Nhưng mà mình lại thấy chính cái sự quá soái, quá thần thánh của anh chàng này mới gây cho Dạ Hoa cái tình kiếp gian nan khủng khiếp hơn bà Thiển. Ít ra sau khi nhảy xuống Tru Tiên đài, chị chồn trắng kia ức quá hoá thẹn, uống 1 liều thuốc lú thế là quên sạch mọi phiền não. Chỉ có Dạ Hoa quân nhà ta là ôm hận thiên thu suốt 300 năm dài. Truy ra căn nguyên ngọn nguồn sâu xa của bi kịch này, cũng xuất phát từ việc quá đẹp trai, quá tài hoa, thành ra cũng quá kiêu hãnh. Nếu ko phải vì chàng ta buông 1 câu khích bác với Tố Cẩm, bảo nàng ta có bản lĩnh thì trở thành người bắt chàng ko lấy đi được. Há, ước sao được vậy. Bạn Tố Cẩm tuy nhan sắc có hạn như nhưng thủ đoạn vô biên, toại nguyện cho mong ước của Dạ Hoa, ép chàng ta đến mất vợ, chết đi sống lại rồi cũng phải để nàng ta vào Tẩy Ngô cung. Tạo hoá an bài cho Dạ Hoa trở thành tình kiếp của Bạch Thiển, nhưng Bạch Thiển cũng là 1 nghiệt duyên của chàng. 300 sống trong thương nhớ và day dứt như 1 sự trừng phạt vì những đau khổ chàng vô tình đem đến cho Tố Tố: cũng vì chàng bất chấp thiên quy và hôn ước với Bạch Thiển mà yêu 1 người phàm để rồi ko bảo vệ dc nàng, khiến nàng sống trong đau khổ để Tố Cẩm đẩy nàng vào đường cùng. Nghiệt dù là vô tình tạo ra, thì vẫn phải trả. Cũng may nhờ cái ân đức trong tình yêu mãnh liệt cho Tố Tố mà chàng còn có A Ly là nguồn sống của mình, có ngọn đèn Kết phách nuôi dưỡng hy vọng cho mình.

Tố Cẩm

Cuối cùng ko thể ko nhắc tới nữ hoàng thị phi Tố Cẩm cùng đèn Kết phách của nàng ta. Mình cảm thấy đây là số phận của cây đèn này và Tố Cẩm gắn kết rất mật thiết trong câu chuyện này. Thánh vật này là của gia tộc Tố Cẩm, cũng được coi là phần di sản mà nàng kế thừa dc từ tộc mình. Vì lừa Tố Tố nhảy Tru Tiên đài khiến Dạ Hoa cũng nhảy theo mà suýt bỏ mạng, nàng đã dùng nó để hồi lại 1 mạng cho Thái tử thiên tộc. Hành động cứu người đó nhìn thì tưởng là ân cứu mạng, nhưng thật là là trả giá vì suýt giết chết 1 mạng của Dạ Hoa. Cái nghiệt đầu tiên mà nàng gây ra, tổ tông đã đứng ra thay nàng trả. Nhưng nàng thì lại ko hiểu dc như vậy. Ỷ có Thiên quân chống đỡ, nàng lại đem chính cây đèn ra làm vật đánh đổi yêu sách nài ép Dạ Hoa đón nhận mình. Nhưng cũng như việc nàng hứa hẹn Kết phách đăng chỉ tạo ra được 1 bản sao của người đã từng sống, nàng cũng dc Dạ Hoa quân ban cho 1 căn phòng lạnh lẽo trong Tẩy Ngô cung cùng vị trí Trắc thái tử phi hữu danh vô thực. Cả đời của Tố Cẩm thực sự đã sống 1 cách uổng phế và tràng đầy đau khổ chỉ vì nàng mãi mãi theo đuổi bóng trăng trong đáy nước, ôm ấp dục vọng, chấp nê bất ngộ.

Cuối cùng vẫn là nghiệt mà Tố Cẩm tạo ra quá nhiều nên vẫn phải chịu hậu quả. Nàng tạo con rối giả toan tính chia cắt Bạch Thiển và Dạ Hoa như khi xưa hãm hại Tố Tố. Hiểu lầm nàng gây ra khiến Bạch Thiển thương tâm uống rượu, trong cơn say hất vỡ Kết phách đăng. Chiếc đèn vỡ nát cũng biểu chứng cho việc Tố Cẩm mất đi sự phù hộ mà tổ tiên để lại cho mình. Bạch Thiển nhớ ra tất cả quay về trả đủ cho nàng mọi đau khổ ngày trước nàng gây ra cho Tố Tố. Bị móc mắt, bị phanh phui âm mưu, bị đuổi khỏi Thiên Cung, rồi cuối cùng bị đày vào lục đạo muôn kiếp chịu nỗi khổ phàm nhân. Nhân quả tuần hoàn. Cả đời của Tố Cẩm thực sự đã sống 1 cách uổng phế và tràn đầy đau khổ đến mức đáng thương chỉ vì nàng mãi mãi theo đuổi bóng trăng trong đáy nước, ôm ấp dục vọng, cuối cùng tự chuốc lấy cái kết thảm thương.

Xem thêm: Cách Chơi Ađội Hình Siêu Công Nghệ Dtcl Mùa 3, Cách Build Đội Hình Siêu Công Nghệ Dtcl Mùa 3

Bởi zị mới nói làm người tính cách tốt nhất ko nên cực đoan quá, tài năng cũng ko cần chói sáng quá. Cầu toàn diện thì tự gây sức ép cho mình như Dạ Hoa. Tài giỏi quá thì nặng gánh trên vai như Mặc Uyên hay Đông Hoa [à, Đông Hoa sẽ bàn sau :3] . Cố chấp ương ngạnh thì dễ bỏ lỡ hạnh phúc như Bạch Thiển. Bất tài bạc nhược quá thì ko tự chủ được cuộc đời như Ly Kính. Cứ như Chân Chân và Chiết Nhan hạnh phúc biết bao nhiêu. An phận chút, bớt lo bao đồng bớt rước khổ vào thân. Tham sân si ít lại, biết đủ là vui. Ây da đạo lý đơn giản vậy nhưng thật ra chưa từng trải qua được mất thì ko phải là ai cũng thẩm thấu dễ dàng.

Video liên quan

Chủ Đề