Nhân viên dịch vụ golf là gì

Mỗi caddie sau khi nhập môn sẽ phải trải qua một khoá huấn luyện ngắn ở sân golf để nắm luật chơi. Họ phải học từng chi tiết rất nhỏ như ngắm đường bay của bóng, đoán cách thức chơi cũng như sở trường của người chơi để phục vụ một cách tốt nhất. Kéo theo trào lưu ham thích Golf - môn thể thao quý tộc là một nghề gắn với giới trẻ, nhất là giới sinh viên: nghề caddie...

Bước dẻo trên sân cỏ

Yêu cầu đầu tiên để tuyển một caddie là sức khoẻ, năng động, ngoại hình và ngoại ngữ. Một nữ caddie là SV cho biết: "Một số SV có người quen ở sân golf nên xin vào khá thuận lợi, còn mình phải vượt qua rất nhiều ứng viên khác mới được chính thức nhận vào". Mỗi caddie sau khi nhập môn sẽ phải trải qua một khoá huấn luyện ngắn ở sân golf để nắm luật chơi. Họ phải học từng chi tiết rất nhỏ như ngắm đường bay của bóng, đoán cách thức chơi cũng như sở trường của người chơi để phục vụ một cách tốt nhất. Không chỉ có các luật chơi, các thuật ngữ bằng tiếng Anh về golf cũng là một "bảng cửu chương" mà các cô gái caddie phải tiếp cận và luôn phải làu làu như: banana ball [quả đánh tạo đường bay hình trái chuối], Wood [gậy mặt to để đánh bóng xa], gross score [tổng điểm], lie [kiểu nằm của bóng trên sân cỏ]... Tuỳ thời điểm, số lượng caddie đủ hay thiếu mà tiến trình huấn luyện co giãn vài tuần hay hơn một tháng. Sau thời gian đào tạo ấy, họ được làm việc. Hà [năm 2, ĐH Dân lập Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM] cho biết: "Caddie làm theo ca. Công việc chủ yếu của mình là vác gậy đi theo khách chơi golf. Những lúc vắng khách thì làm các việc lặt vặt như làm cỏ, tưới cây, phục vụ nước giải khát, lau chùi các cây gậy...". Khi chưa làm, những SV như Trân [năm 3, ĐH Quốc gia TP.HCM] hình dung công việc tương đối nhẹ nhàng, nhưng khi là một caddie mới thấy hết nỗi cực khổ của nó. Cô than: "Khách thường đánh 18 lỗ, một vòng sân thì mình cũng phải đi theo họ. Trung bình mỗi ngày mình đi bộ khoảng 4 đến 5 giờ, tương đương cả chục cây số. Với các sân rộng hàng chục hec-ta thì việc đi một vòng cũng đủ phờ phạc. Hơn nữa, đa số người chơi thường chơi vào khoảng 11 giờ trưa đến khoảng 16 giờ. Đây là thời điểm nắng nhất trong ngày. Các caddie phải "diện" bộ trang phục kín mít dưới trời đổ lửa, vác theo những hành lý lỉnh kỉnh như túi cát, gậy, bóng nặng hàng chục ký". Caddie, với nghiệp vụ của mình, phải hướng dẫn khách chọn gậy hoặc lấy số gậy đúng theo yêu cầu khách. Họ phải nheo mắt dõi theo đường bay của quả banh sau mỗi cú đánh. Mỗi lần khách đánh xong, họ lấy túi cát mang theo bên mình lấp mảng cỏ vừa bị gậy sớt đi. Những caddie không có sự dẻo dai sẽ không chịu được tốc độ đi của nhiều tay golf. Tuân [năm 2, ĐH Kỹ thuật Công nghệ], cho biết: " Vì mỗi ngày phải lút cút chạy theo khách, mang đủ thứ dụng cụ nặng, đa phần là vào giữa trưa nên một số bạn nữ yếu, không chịu nổi. Có hôm, một nữ caddie ngất giữa sân, phải chuyển đến bệnh viện gấp. Tiền công không bằng tiền thuốc".

Xung quanh khoản tiền "tip"

Caddie Nga [năm 1, ĐH Ngân hàng] tâm sự:"Ngoài tiền lương 50 nghìn đồng/giờ, mình còn được cấp áo khoác, mũ, kính, kem dưỡng da...". Với các caddie làm hằng ngày, mức lương xấp xỉ một triệu đồng/tháng không hề cao. Riêng với những SV như H.Tiên, làm việc cách nhật [hai buổi/tuần] thì mức lương chẳng là bao. Caddie là nghề phục vụ, vì vậy chất lượng phục vụ là yếu tố quyết định. Tại TP.HCM, các sân golf như Him Lam, Rạch Chiếc, Thủ Đức thường đón các đại gia trong nước cũng như nước ngoài. Vì vậy, ngoài tiền lương it ỏi, thu nhập của caddie chủ yếu ở tiền tip. Chỉ cần caddie chịu đi bộ ngoài nắng, vui vẻ và phục vụ chu đáo là có thể được khách chơi "tip" rất hậu. Theo số đông các caddie thì người Việt chịu chi tiền tip cho các caddie hơn người nước ngoài. Nga cho biết: "Lương cơ bản của mình khoảng 1 triệu thôi nhưng tiền tip mỗi buổi khoảng 100 ngàn. Mỗi tuần nếu mình chịu khó đi khoảng 5 buổi thì được 500 ngàn rồi. Thu nhập, vì thế cũng khấm khá hơn". Những khi tới ca ban đêm thì khoẻ hơn nhiều, nhưng tiền tip thì không bằng. Nữ caddie thường là các cô gái trẻ, có ngoại hình, độ tuổi từ 19-25. Vì vậy, câu chuyện "kiều nữ và đại gia" vẫn thường được các caddie truyền tai nhau. Trong giờ làm, caddie thường mang trang phục kín mit. Sân golf cũng có quy định, caddie không được gọi điện cho khách, không được tỏ ra thân thiết. Trong giờ làm việc của caddie, người chơi golf chẳng có biểu hiện gì ngoài việc... chơi golf. Tuy nhiên, điều đó không hạn chế được một cái liếc mắt lúng liếng nào đó. Một số caddie có những mối quan hệ riêng với khách chơi golf. Họ thường có những cuộc "offline" riêng sau những đường bóng.

Caddie Hà cho biết:"Một phần vì chất lượng phục vụ, một phần vì cảm tình riêng, nhiều người chơi phải đợi đúng caddie mình cần thì mới chịu vào sân". Hân [năm 2, ĐH Dân lập Kỹ thuật Công nghệ], bức xúc: "Một số người vào đây không chỉ để chơi golf. Sau khi caddie xong công việc của mình thì mượn cớ caddie vất vả, họ mời đi karaoke, nhậu nhẹt. Đã có không ít caddie không giữ được mình trước các cám dỗ của đại gia". Tuy nhiên, theo H.Tiên, một caddie có thâm niên 5 năm: " Đó chỉ là một vài đối tượng không giữ mình, mượn danh caddie để làm việc không lành mạnh". Và vì thế, caddie vẫn luôn là nghề làm thêm hấp dẫn cho các nữ SV năng động, có bản lĩnh.

Chơi golf từng được coi là bộ môn thể thao của giới quý tộc, nhưng những năm gần đây, golf trở nên gần gũi và không còn quá xa lạ với nhiều người. Hàng loạt sân chơi golf ở Việt Nam được xây dựng và đi vào hoạt động.

Theo khảo sát PV Dân Việt tại phía Bắc, phí dịch vụ chơi golf cũng khá đa dạng, tuỳ vào chất lượng, quy mô của sân golf. Đơn cử, sân golf 9 hố Asean Golf Resort [Thạch Thất, Hà Nội] có giá dịch vụ 500 nghìn đồng/ người; sân golf 18 hố tại Hà Nội như: BRG King's Island Golf Resort [sân Đồng Mô], BRG Legend Hill Golf Resort [sân Sóc Sơn]… có giá dịch vụ 1,8 -2,1 triệu đồng/ người; sân golf 36 hố Phoenix Golf Resort [Lương Sơn, Hoà Bình] có giá dịch vụ khoảng 3-4 triệu đồng/ người… Hay thẻ hội viên sân Van Tri Golf Club ở Đông Anh, Hà Nội có giá 50,5 triệu đồng/ người. 

Đối với một người chơi golf chuyên nghiệp, ít nhất phải dành ra từ 3 triệu đến 4 triệu đồng cho mỗi lần chơi. Cụ thể các khoản gồm: từ 1 triệu đến 1,8 triệu tiền lệ phí sân tùy sân và thời gian đánh; tiền ăn và các chi phí  khác kèm theo từ 1 đến 2 triệu đồng.

Ngoài ra, một bộ gậy chơi có giá từ khoảng 26 triệu đến hơn 800 triệu. Và để trở thành thành viên của một sân golf Việt Nam, người chơi còn phải chi khoảng 10 -15 triệu đồng. 

Sự phát triển môn thể thao quý tộc này cũng kéo theo những nghề liên quan nở rộ. Trong đó, đồng hành với mỗi golfer luôn có "két-đi" [tên gọi khác là caddy]. Đây là nhân viên hướng dẫn, phục vụ khách chơi golf tại các sân golf trong khu nghỉ dưỡng hoặc sân golf độc lập.

Tại Việt Nam, "két-đi" trên các sân golf đa phần là nữ. [ảnh Golf Việt Nam]

Theo anh Nguyễn Minh Thu - một "két-đi" đang làm việc tại sân golf ở Hòa Bình chia sẻ, người làm nghề "két-đi" yêu cầu đầu tiên phải có sức khoẻ, năng động, ngoại hình và ngoại ngữ. Tiếp đó, mỗi "két-đi" sau khi nhập môn sẽ phải trải qua một khóa huấn luyện ngắn ở sân golf để nắm luật chơi.

"Két-đi" phải học từng chi tiết rất nhỏ như ngắm đường bay của bóng, đoán cách thức chơi cũng như sở trường của người chơi để phục vụ một cách tốt nhất. Không chỉ có các luật chơi, các thuật ngữ bằng tiếng Anh về golf…", "két-đi" Thu chia sẻ.

Về công việc, một "két-đi" thường làm theo ca, công việc chủ yếu của "két-đi" là nhặt bóng, vác gậy, che ô... đi theo khách chơi golf. Những lúc vắng khách thì làm các việc lặt vặt như làm cỏ, tưới cây, phục vụ nước giải khát, lau chùi các cây gậy. 

Bên cạnh đó, với nghiệp vụ của mình, "két-đi" phải hướng dẫn khách chọn gậy hoặc lấy số gậy đúng theo yêu cầu khách. Họ phải nheo mắt dõi theo đường bay của quả banh sau mỗi cú đánh. Mỗi lần khách đánh xong, họ lấy túi cát mang theo bên mình lấp mảng cỏ vừa bị gậy sớt đi.

"Mỗi ca làm việc từ 4-5 tiếng, "két-đi" phải chạy theo khách, mang đủ thứ dụng cụ nặng, đặc biệt những ngày nắng nóng. Do đó, caddy không có sức khỏe sẽ không trụ được", Thu chia sẻ thêm.

"Két-đi" là nhân viên hướng dẫn, phục vụ khách chơi golf tại các sân golf. [ảnh Golf Việt]

Theo khảo sát, mức lương cơ bản của nhân viên "két-đi" hiện dao động trong khoảng 2 – 5 triệu đồng/ tháng, tùy vào quy mô từng sân golf. Tuy nhiên, caddy cũng có thêm thu nhập từ tiền "tip" của khách chơi.

Theo chia sẻ của nhiều "két-đi", đây là nghề phục vụ, vì vậy chất lượng phục vụ là yếu tố quyết định. Người Việt chịu chi tiền "tip" cho các caddy hơn người nước ngoài.

Thường thì "két-đi" sẽ được khách chơi "tip" số tiền từ 300-500 nghìn đồng/ ca làm việc. Tuy nhiên, công việc "két-đi" không thể làm 30 ngày đều, do đó thu nhập hàng tháng của vị trí công việc này cao nhất cũng chỉ có thể lên đến 8 – 12 triệu đồng.

Thu nhập không cao nhưng, bên cạnh những người chơi golf coi "két-đi" là bạn đồng hành, tôn trọng họ trong suốt trận đấu thì cũng có không ít người chơi mất bình tĩnh khi đánh nhầm bóng, thua trận và sẵn sàng trút giận, chửi thề, xúc phạm "két-đi". 

Bên cạnh đó, những bộ gậy của khách chơi golf trị giá hàng nghìn USD. "Két-đi" phải đặc biệt giữ gìn, bảo quản, bởi không may làm xước, sứt mẻ hoặc lấy gậy của khách ra đánh thử thì sẽ bị đuổi việc vĩnh viễn. 

Video liên quan

Chủ Đề