Theo em làm thế nào để bảo vệ môi trường khi sử dụng biện pháp hóa học


Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Tình trạng môi trường bị ô nhiễm có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm tới sức khỏe của con người. Để mọi người có thể hiểu hơn về tình trạng ô nhiễm môi trường và những hậu quả nguy hiểm của nó, mời tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Ô nhiễm môi trường là gì?

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường trong tự nhiên bị bẩn. Khi môi trường bị ô nhiễm dẫn tới những tính chất hóa học, sinh học, vật lý của môi trường thay đổi gây hậu quả nguy hiểm tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường là do hoạt động của con người. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường còn có thể xảy ra do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường.

Có thể bạn quan tâm:

Các loại ô nhiễm môi trường

Những dạng ô nhiễm môi trường khác nhau bao gồm:

Ô nhiễm môi trường đất

Hiện tượng ô nhiễm môi trường đất xảy ra là hậu quả của các hoạt động do con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua giới hạn sinh thái.

Môi trường đất là nơi cư trú của con người và những sinh vật khác. Do đó, khi môi trường đất bị ô nhiễm là rất đáng lo ngại và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây môi trường đất bị ô nhiễm bao gồm:

  • Tro than
  • Nước thải không qua xử lý
  • Thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ
  • Ô nhiễm đất tự nhiên có thể kể đến như đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn

Hậu quả nguy hiểm khi môi trường đất bị ô nhiễm bao gồm:

  • Ảnh hưởng đến sức khoẻ
  • Ảnh hưởng đến sinh thái

Cách khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đất:

  • Nghiêm cấm xả nước thải, chất thải và các chất độc hại ra môi trường đất
  • Giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
  • Giảm sử dụng phân khoáng
  • Áp dụng nông lâm kết hợp, lâm ngư kết hợp
  • Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân
  • Dùng nhiệt để khiến các chất độc bốc hơi khỏi môi trường đất

Ô nhiễm môi trường nước

Hiện tượng ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của nước theo chiều hướng tiêu cực. Những vật thể lạ xuất hiện ở trong nước ở thể lỏng hoặc rắn có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường nước gây độc hại với con người và sinh vật, giảm độ đa dạng các sinh vật trong nước.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước có thể là:

  • Sự cố tràn dầu
  • Các loại hóa chất
  • Chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra sông, ra biển mà chưa qua xử lý
  • Các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ
  • Nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông

Hậu quả nguy hiểm xảy ra khi môi trường nước bị ô nhiễm bao gồm:

  • Suy giảm hệ miễn dịch. Trong nước chưa qua xử lí có chứa các chất như Asen, Flo và phèn. Những chất này tích tự nhiều trong cơ thể có thể gây thần kinh, sắc tố da, tim mạch, đường ruột, thậm chí là ung thư.
  • Đói nghèo. Môi trường nước bị ô nhiễm sẽ dẫn đến nguồn nước bị bẩn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Người dân tại vùng ven biển miền Tây và Nam Trung thường phải xây bể để chứa nước sinh hoạt vào mùa khô hoặc nước bị ngập mặn với số tiền khá tốn kém.

Cách khắc phục tình trạng môi trường nước bị ô nhiễm:

  • Truyền thông để bảo vệ môi trường
  • Các luật về môi trường cũng được đưa ra
  • Cơ quan chức năng cần thường xuyên đôn đốc kiểm tra các công ty để tránh tình trạng các công ty vì lợi nhuận mà không chấp hành luật
  • Sử dụng hệ thống lọc có thể loại bỏ mọi chất cặn bẩn, chất độc hại

Ô nhiễm môi trường không khí

Hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí là sự biến đổi lớn trong thành phần không khí hoặc do sự có mặt của chất lạ dẫn đến không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa.

Tình trạng môi trường không khí bị ô nhiễm đang là vấn đề thời sự được quan tâm nhiều nhất trên toàn thế giới.

Những nguyên nhân phổ biến gây ô nhiễm môi trường không khí bao gồm:

  • Con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt
  • Thải vào môi trường một khối lượng lớn chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp
  • Do khói bụi từ xe gắn máy

Hậu quả của hiện tượng môi trường không khí bị ô nhiễm bao gồm:

  • Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và “sương mù”
  • Gây nhiều bệnh cho con người
  • Gây ra những cơn mưa axit làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng
  • Gây hiệu ứng nhà kính
  • Thủng lỗ tầng ozon

Ô nhiễm môi trường khác

  • Ô nhiễm môi trường ánh sáng bao gồm xâm lấn ánh sáng, giao thoa thiên văn, chiếu sáng quá mức.
  • Ô nhiễm môi trường tiếng ồn bao gồm tiếng ồn máy bay, tiếng ồn công nghiệp, tiếng ồn trên đường.
  • Ô nhiễm môi trường nhựa là sự tích tụ các chất nhựa và vi dẻo trong môi trường gây ảnh hưởng xấu đến động vật hoang dã và con người.
  • Ô nhiễm môi trường phóng xạ xuất hiện từ thế kỉ XX do sản xuất điện hạt nhân và nghiên cứu, sản xuất và triển khai vũ khí hạt nhân.
  • Ô nhiễm môi trường nhiệt là sự biến đổi nhiệt độ trong các vùng nước tự nhiên do ảnh hưởng của con người, chẳng hạn như sử dụng nước làm chất làm mát trong nhà máy điện.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường

  • Nâng cao ý thức của người dân, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác lung tung
  • Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để ngừa tắc cống thoát nước
  • Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường
  • Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế
  • Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường
  • Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ phụ trách công tác môi trường
  • Đầu tư, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại
  • Trồng cây, gây rừng
  • Chôn lấp và đốt rác thải một cách khoa học
  • Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường như gió, mặt trời
  • Tái chế rác thải
  • Phòng chóng ô nhiễm
  • Sử dụng những sản phẩm hữu cơ
  • Sử dụng điện hợp lý
  • Hạn chế sử dụng túi nilon

Như vậy chúng tôi đã chia sẻ những kiến thức bổ ích về tình trạng ô nhiễm môi trường và những nguyên nhân, hậu quả nguy hiểm. Hi vọng với những thông tin ở bài viết trên sẽ giúp mọi người có thể hiểu hơn về hiện tượng này.

Mời bạn tham khảo thêm các chủ đề về môi trường:

Nguồn: 24hthongtin.com/cac-giai-phap-khac-phuc-o-nhiem-moi-truong.html

Sưu tầm: Minh Hải – Tổ Kỹ Thuật

21 Tháng 7 2020

"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." 

Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:

Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...

Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...

Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.

Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.

Môi trường có những chức năng cơ bản nào?

Môi trường có các chức năng cơ bản sau:

Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất.Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.

Vì sao nói Môi trường trái đất là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người?

Môi trường trái đất được coi là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người bởi vì chính môi trường trái đất là nơi:

Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xẩy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất, v.v.Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gien, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác.

Bảo vệ môi trường là việc của ai?

Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường".

Phải làm gì để bảo vệ môi trường?

Để bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam nghiêm cấm các hành vi sau đây:

Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái;Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phát phóng xạ, bức xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh;Thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước;Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép;Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ;Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu, xuất khẩu chất thải;

Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật.

Long Cảnh [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề