Nhiệm vụ A3 trong Quân đội là gì

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Công việc cung cấp cũng quan trọng như việc trực tiếp đánh giặc trước mặt trận: Cung cấp đủ súng đạn, đủ cơm áo cho bộ đội thì bộ đội mới đánh thắng trận”[1]; “Các chú phải làm thế nào một bát gạo, một đồng tiền, một viên đạn, một viên thuốc, một tấc vải, phải đi thẳng đến chiến sĩ. Đó là bổn phận của các chú”[2].

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, suốt chặng đường hơn 76 năm qua, cùng với sự trưởng thành, lớn mạnh của quân đội, ngành HCQĐ đã hình thành và phát triển, bảo đảm đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu về hậu cần, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của toàn dân, toàn quân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, phía Tây Nam và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc [BVTQ] ngày nay.

Lãnh đạo Tổng cục Hậu cần kiểm tra công tác triển khai Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 2 Bộ Quốc phòng [tháng 5-2021]. Ảnh: BÙI HIỆP

Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ huy các cấp, công tác HCQĐ đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ, bảo đảm đầy đủ, kịp thời cho toàn quân thực hiện nhiệm vụ QS, QP, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu [SSCĐ], BVTQ và phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, từng bước nâng cao đời sống bộ đội; góp phần xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Nổi bật là:

1. Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, xây dựng, đề xuất ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; thể chế hóa, đồng bộ hóa hệ thống cơ chế, chính sách; đổi mới, hoàn thiện phương thức bảo đảm vật chất hậu cần phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quân ủy Trung ương đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 623-NQ/QUTW ngày 29-10-2012 về lãnh đạo công tác HCQĐ đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Đề xuất, báo cáo Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2016/NĐ-CP ngày 1-7-2016 về tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với quân nhân tại ngũ, công nhân và viên chức quốc phòng, phù hợp với nhu cầu phát triển và khả năng bảo đảm của nhà nước. Tổ chức tổng kết 10 năm công tác hậu cần thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22-9-2008 của Bộ Chính trị khóa X, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hậu cần khu vực phòng thủ [KVPT] tỉnh, thành phố vững mạnh toàn diện, đi vào chiều sâu.

Tổ chức lực lượng và trang bị hậu cần có nhiều đổi mới, đề xuất kiện toàn về tổ chức, biên chế theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ từ cơ quan chiến lược đến cơ sở, phù hợp với Nghị quyết số 606 và 607 của Quân ủy Trung ương về tổ chức lực lượng, bảo đảm vũ khí, trang bị [VKTB] cho quân đội đến năm 2025. Chỉ đạo hoàn thành đề án “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hệ thống kho hậu cần”. Phát triển trang bị vận tải, trang bị quân y hiện đại; cải tiến quân phục dã chiến, hệ thống bếp dầu, bếp điện; nghiên cứu, sản xuất nhiên liệu đặc chủng... chủ động bảo đảm cho mọi tình huống.

2. Lãnh đạo, chỉ đạo điều chỉnh, đổi mới một số nội dung, phương thức bảo đảm hậu cần [BĐHC] phù hợp với Chiến lược quốc phòng, Chiến lược quân sự và các quyết tâm, kế hoạch A, A2, A3... Bảo đảm kịp thời mọi mặt hậu cần cho nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ và các nhiệm vụ đột xuất. Đặc biệt, trong phòng, chống dịch [PCD] Covid-19, đã nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu cho Chính phủ và ban chỉ đạo PCD Covid-19 các cấp với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “vì nhân dân quên mình” và quan điểm chỉ đạo “bất luận trong tình huống nào, quân đội cũng phải đi đầu trong PCD Covid-19”. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương, thực hiện "4 tại chỗ", huy động cao nhất mọi nguồn lực, bảo đảm tốt mọi mặt hậu cần cho PCD.

3. Lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới công tác hậu cần thường xuyên, giữ vững ổn định đời sống bộ đội. Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm và phòng, chống tham nhũng, lãng phí; phát huy ý thức “cần, kiệm”, tinh thần “tự lực, tự cường”, triển khai đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng công tác BĐHC, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình mới.

4. Lãnh đạo xây dựng, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác hậu cần; coi trọng nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức của đội ngũ cán bộ, nhân viên hậu cần; đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền nếp chính quy; xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, cơ quan vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đi vào chiều sâu, hiệu quả thiết thực, gắn với thực hiện Phong trào thi đua “Ngành HCQĐ làm theo lời Bác Hồ dạy”, các phong trào, cuộc vận động của các cấp và Phong trào Thi đua Quyết thắng; xây dựng cơ quan, đơn vị hậu cần các cấp vững mạnh, chính quy.

Trong những năm tới, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI đã xác định: Xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại; đến năm 2025, cơ bản xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại...

Đây là chủ trương đúng đắn, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ BVTQ trong tình hình mới. Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu công tác hậu cần, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội tiến lên hiện đại, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong giai đoạn mới, công tác HCQĐ cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:

Trước hết, thường xuyên quán triệt sâu sắc chủ trương và quyết tâm chiến lược của Đảng; từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực hậu cần của toàn dân; kế hoạch động viên thời chiến, kế hoạch BĐHC cho các tình huống phù hợp với các lực lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới.

Tập trung quán triệt sâu sắc đường lối quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân, quan điểm hậu cần toàn dân của Đảng, trực tiếp là Chiến lược quốc phòng, Chiến lược quân sự Việt Nam và các nghị quyết của Đảng về công tác QS, QP BVTQ, nhất là Nghị quyết Trung ương 8 [khóa IX, khóa XI] về “Chiến lược BVTQ trong tình hình mới”. Nghiên cứu, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng thế trận và tiềm lực hậu cần của nền quốc phòng toàn dân, sẵn sàng chuyển hóa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong chiến tranh nhân dân BVTQ. Phát huy sức mạnh hậu cần toàn dân, lấy hậu cần nhân dân rộng khắp làm cơ sở, hậu cần KVPT làm nền tảng và hậu cần chiến lược, chiến dịch làm nòng cốt. Ngành hậu cần chủ động tham mưu cho Bộ Quốc phòng về quy hoạch, xây dựng căn cứ hậu cần chiến lược, chỉ đạo xây dựng các căn cứ hậu phương, căn cứ hậu cần của các quân khu và KVPT, ưu tiên xây dựng hệ thống giao thông, cơ sở y tế quân-dân y, cơ sở công nghiệp chế biến và sửa chữa xe máy...

Hai là, tiếp tục triển khai thực hiện các đề án kiện toàn ngành hậu cần về tổ chức lực lượng, trang bị và công tác bảo đảm đồng bộ với VKTB, phương tiện quân sự, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội hiện đại.

Triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng các kho hậu cần theo “Đề án KH-20”; các đề án: “Đổi mới trang bị phương tiện vận tải thủy quân sự”, “Quy hoạch hệ thống bệnh viện, bệnh xá quân y toàn quân”. Đầu tư xây dựng một số thành phần ngành quân y tiến thẳng lên hiện đại; nâng cao năng lực hệ thống y học dự phòng quân đội, đáp ứng yêu cầu xây dựng ngành hậu cần theo hướng tinh, gọn, mạnh, từng bước ổn định, phù hợp với chiến lược QS, QP và phương án tác chiến trên từng địa bàn.

Ba là, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện phương thức, cơ chế bảo đảm vật chất hậu cần phù hợp với các lực lượng, các chiến lược QS, QP; bảo đảm tốt cho nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất; nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ và phòng, chống thiên tai, dịch bệnh.

Tiếp tục đổi mới phương thức bảo đảm vật chất hậu cần phù hợp với cơ chế quản lý tài chính và Luật Ngân sách nhà nước. Nghiên cứu xã hội hóa một số mặt công tác BĐHC phù hợp với điều kiện của đất nước và thực tiễn quân đội. Chú trọng đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; phát huy ý thức “cần, kiệm”, tinh thần “tự lực, tự cường” trong công tác hậu cần.

Bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn bảo đảm tiêu chuẩn vật chất hậu cần, tiến tới thực hiện tiêu chuẩn hóa, định mức hóa trong công tác BĐHC; nâng cao chất lượng trang bị cơ sở vật chất, doanh trại, nhà ăn, nhà bếp, góp phần ổn định và cải thiện đời sống, sinh hoạt của bộ đội.

Bốn là, tiếp tục xây dựng ngành HCQĐ vững mạnh toàn diện, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Trước hết, xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần cấp chiến lược có bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng; nâng cao chất lượng nghiên cứu, dự báo, tham mưu, đề xuất, tập trung vào những thách thức, tình huống quốc phòng liên quan trực tiếp đến công tác hậu cần; xây dựng nhiều phương án bảo đảm linh hoạt, lấy bảo đảm tại chỗ theo khu vực là chủ yếu, triệt để khai thác các nguồn hậu cần bảo đảm kịp thời cho các lực lượng trong mọi tình huống [nhất là các lực lượng mới thành lập, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại].

Đổi mới chương trình, nội dung huấn luyện hậu cần, tiếp tục thực hiện phương châm huấn luyện “cơ bản, thiết thực, vững chắc”; chú trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, sát thực tế. Nâng cao năng lực, trình độ tham mưu, tổ chức chỉ huy, chỉ đạo cho đội ngũ cán bộ, khả năng cơ động, BĐHC theo các phương án, tình huống tác chiến BVTQ của hậu cần các cấp; coi trọng xây dựng, nâng cao chất lượng lực lượng hậu cần dự bị động viên...

Năm là, tích cực nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới, thực hiện Chính phủ điện tử trong công tác hậu cần, nâng cao chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, các hoạt động bảo đảm, quản lý mọi lúc, mọi nơi; ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ, thực hiện hậu cần số theo kịp xu thế cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Các học viện, nhà trường, viện nghiên cứu và cơ quan chức năng của Tổng cục Hậu cần tích cực nghiên cứu, bổ sung, phát triển lý luận hậu cần phù hợp với yêu cầu xây dựng quân đội, BVTQ trong tình hình mới. Đầu tư xây dựng Học viện Hậu cần, các Trường Cao đẳng Hậu cần 1 và Cao đẳng Hậu cần 2 theo mô hình “nhà trường thông minh”; các bệnh viện quân y trực thuộc Tổng cục Hậu cần trở thành “bệnh viện thông minh”.

Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Chủ động nghiên cứu, triển khai các đề án, giải pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu trong hoạt động hậu cần; đề xuất, bổ sung một số định mức về hậu cần cho trang bị mới, nhiệm vụ, đối tượng đặc thù, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội hiện đại, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Trung tướng TRẦN DUY GIANG,Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần


[1], [2]: Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H. 2011, tr.179, 433.

Video liên quan

Chủ Đề