Nhiệm vụ của xéc măng Công nghệ 11

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 11 – Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 11

    Trả lời câu hỏi Bài 23 trang 109 Công nghệ 11: Trên má khuỷu làm thêm đối trọng để làm gì?

    Lời giải:

    Bài này đang trong quá trình biên soạn.

    Câu 1 trang 109 Công nghệ 11: Nêu nhiệm vụ của pit-tông, thanh truyền và trục khuỷu.

    Lời giải:

    – Nhiệm vụ của pittong: Cùng với xilanh và nắp máy tạo thành không gian làm việc, nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền lực cho trục khuỷu để sinh công và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén, thải khí.

    – Nhiệm vụ của thanh truyền: Chi tiết dùng để truyền lực giữa pittong và trục khuỷu.

    – Nhiệm vụ của trục khuỷu: Nhận lực từ thanh truyền để tạo momen quay kéo máy công tác, dẫn động các cơ cấu và hệ thống động cơ.

    Câu 2 trang 109 Công nghệ 11: Trình bày cấu tạo của pit-tông, thanh truyền và trục khuỷu.

    Lời giải:

    – Cấu tạo của pittong: Gồm 3 phần chính đỉnh, đầu và thân.

    + Đỉnh pit-tông: có 3 dạng: đỉnh lồi, đỉnh bằng, đỉnh lõm.

    + Đầu pittong: Có nhiệm vụ bao kín buồng cháy. Đầu pit-tông có các rãnh để lắp xecmăng khí và xecmăng dầu, xecmăng dầu được lắp ở phía dưới. Xec-măng khí ngăn không cho khí trên buồng cháy lọt xuống cate. Xec-măng dầu ngăn không cho dầu bôi trơn từ cate lọt vào buồng cháy.

    + Thân pittong: Thân pit-tông có nhiệm vụ dẫn hướng cho pit-tông chuyển động trong xilanh. Trên thân pit-tông có khoan lỗ để lắp chốt pit-tông liên kết với thanh truyền

    – Cấu tạo của thanh truyền: Thanh truyền được chia làm 3 phần: đầu nhỏ, thân và đầu to.

    + Đầu nhỏ thanh truyền để lắp vơi chốt pit-tông, có dạng hình trụ.

    + Đầu to thanh truyền để lắp với chốt khuỷu, có thể làm liền khối hoặc làm 2 nửa và dùng bu lông ghép lại với nhau.

    + Bên trong đầu to và đầu nhỏ có lắp bạc lót để dảm ma sát và chống mài mòn.

    – Cấu tạo trục khuỷu gồm :

    + Cổ khuỷu lắp trên ổ đỡ trên thân máy và là trục quay của trục khuỷu.

    + Chốt khuỷu lắp đầu to thanh truyền. Cổ khuỷu, chốt khuỷu có dạng hình trụ.

    + Má khuỷu nối chốt khuỷu và cổ khuỷu, trên má khuỷu còn có đối trọng.

    + Đuôi trục khuỷu lắp vớ bánh đà.

    Câu 3 trang 109 Công nghệ 11: Tại sao không làm pit-tông vừa khít với xilanh để không phải sử dụng xecmăng?

    Lời giải:

    Vì kim loại giãn nở khi nóng ra, nếu làm vừa khít với xilanh thì khi nóng pittong sẽ giãn nở và làm bó máy, ngoài ra bạc xecmang cũng cần có độ hở và có các lỗ nhỏ để cho nhớt đi qua.

    Xéc măng được lắp trong rãnh ở đầu pit tông. Số lượng xéc măng nhiều hay ít tuỳ thuộc vào loại động cơ. Thường các động cơ có số vòng quay cao, đường kính xi lanh càng bé và áp suất khí cháy càng nhỏ thì số lượng xéc măng càng ít. Có hai loại: xéc măng khí và xéc măng dầu.
    Xéc măng khí: Bao kín buồng cháy, ngăn không cho khí cháy lọt xuống các te. Ngoài ra xéc măng khí còn có tác dụng truyền nhiệt từ pit tông, qua xi lanh ra ngoài.
    Xéc măng dầu: Bao kín buồng cháy, ngăn không cho dầu bôi trơn từ dưới các te sục lên buồng cháy và phân bố đều dầu bôi trơn trên mặt xi lanh để giảm ma sát giữa pit tông, xéc măng với xi lanh.

    Miệng xéc măng và tiết diện xéc măng

    2. Điều kiện làm việc xéc măng

    Xéc măng thường làm việc trong điều kiện áp suất lớn, nhiệt độ cao, chịu va đập mạnh và ma sát nhiều, lực quán tính lớn, ăn mòn hoá học và ứng suất uốn ban đầu nên chóng mòn và mất tính đàn hồi.

    3. Vật liệu chế tạo xéc măng

    Xéc măng thường được chế tạo bằng gang xám pha hợp kim. Gang hợp kim dùng nhiều vì có ưu điểm là: vết xước trên mặt ma sát nếu có sẽ bị mất dần lúc làm việc.

    Một số động cơ, xéc măng khí trên cùng được mạ một lớp crôm xốp để tăng tuổi thọ của xéc măng.

    Xéc măng dầu tổ hợp thường được chế tạo bằng thép.

    4. Cấu tạo xéc măng

    Cấu tạo chung của xéc măng có dạng hình tròn, chỗ cắt là miệng, mặt ngoài và hai mặt cạnh [trên và dưới] được mài nhẵn.

    Miệng xéc măng và tiết diện xéc măng

    a. Xéc măng khí 

    Sự khác nhau giữa các xéc măng khí được đặc trưng bởi cấu tạo miệng và tiết diện ngang của  xéc măng.

    Miệng của xéc măng có nhiều loại: cắt thẳng, cắt nghiêng, cắt bậc. Loại cắt thẳng [hình 20 – 22 a] chế tạo đơn giản, nhưng dễ bị lọt khí và sục dầu qua miệng. Loại cắt vát [hình   b] và cắt bậc [hình  c] gia công chế tạo phức tạp, nhưng khả năng bao kín tốt.

    Tiết diện xéc măng loại hình chữ nhật [hình 20 – 22d], có cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo nhưng khả năng bao kín thấp. Loại  có mặt côn [hình 20 – 22 e], có áp suất tiếp xúc lớn, rà khít với xi lanh nhanh, nhưng chế tạo phức tạp. Ngoài ra, để tăng áp suất tiếp xúc, người ta có thể sử dụng các loại xéc măng có tiết diện ngang như  [hình 20 – 22g].

    b. Xéc măng dầu

    Xéc măng dầu dày hơn xéc măng khí và có thêm rãnh hoặc lỗ thoát dầu. Trên một số động cơ sử dụng xéc măng dầu tổ hợp gồm ba chi tiết riêng rẽ là: lò xo hình sóng được ép bởi hai vòng thép mỏng lên hai mặt đầu của rãnh xéc măng. Xéc măng dầu tổ hợp khi lắp vào rãnh không có khe hở bên. Do đó, xéc măng dầu tổ hợp có khả năng ngăn dầu và giảm va đập rất tốt.

    Xéc măng được chế tạo theo quy cách tiêu chuẩn: lúc lắp vào lỗ xi lanh phải có các khe hở [khe hở miệng, khe hở, khe hở bên lưng] thích hợp để khi bị đốt nóng không bị bó kẹt trong xi lanh. Các he hở này có kích thước khác nhau giữa các loại động cơ, giữa xéc măng dầu và xéc măng khí.

    Khi xéc măng ở trạng thái tự do, khe hở miệng bằng khoảng 1/10 bán kính xéc măng.

    Ngoài độ hở, khi lắp xéc măng vào rãnh còn có độ rơ [khe hở bên] theo chiều cao. Khe hở theo chiều cao khoảng 0,02 – 0,20mm [đặt biệt đối với động cơ xăng]. Càng về phía đỉnh pit tông khe hở miệng hoặc độ rơ càng lớn để tránh bó kẹt xéc măng trong rãnh, vì  xéc măng ở trên chịu nhiệt độ cao nên độ giãn nở lớn.


    - Hư hỏng và phương pháp sửa chữa xéc măng
    - Xéc măng động cơ đốt trong

    • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

    Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền chia làm 3 nhóm chi tiết chính. Nhóm pit-tông, nhóm thanh truyền, nhóm trục khuỷu. Khi động cơ làm việc pit-tông chuyển động tịnh tiến trong xilanh, trục khuỷu quay tròn, còn thanh truyền là chi tiết truyền lực giữa pit-tông và trục khuỷu.

    1. Nhiệm vụ

    Pit-tông có nhiệm vụ cùng với xilanh, nắp máy tạo thành không gian làm việc, nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền lực cho thục khuỷu để sinh công và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén và thải khí.

    2. Cấu tạo

    Pit-tông được chia làm ba phần chính: đỉnh, đầu và thân.

    Đỉnh pit-tông: có 3 dạng: đỉnh lồi, đỉnh bằng, đỉnh lõm.

    Đầu pit-tông có các rãnh để lắp xecmăng khí và xecmăng dầu, xecmăng dầu được lắp ở phía dưới. Đáy rãnh lắp xecmang dầu có khoan các lỗ nhỏ thông vào bên trong để thoát dầu.

    Thân pit-tông có nhiệm vụ dẫn hướng cho pit-tông chuyển động trong xilanh và liên kết thanh truyền lực. Trên thân pit-tông có khoan lỗ để lắp chốt pit-tông liên kết với thanh truyền.

    1. Nhiệm vụ

    Thanh truyền là chi tiết truyền lực giữa pit-tông và trục khuỷu.

    2. Cấu tạo

    Thanh truyền được chia làm 3 phần: đầu nhỏ, thân và đầu to.

    - Đầu nhỏ thanh truyền để lắp vơi chốt pit-tông, có dạng hình trụ.

    - Đầu to thanh truyền để lắp với chốt khuỷu, có thể làm liền khối hoặc làm 2 nửa và dùng bu lông ghép lại với nhau.

    - Bên trong đầu to và đầu nhỏ có lắp bạc lót hoặc ổ bi. Riêng với đầu to thanh truyền loại cắt làm hai nửa chỉ dùng bạc lót 5 và bạc lót cắt làm hai nửa.

    1. Nhiệm vụ

    Trục khuỷu có nhiệm vụ nhận lực từ thanh truyền tạo ra mô men quay để kéo máy công tác, ngoài ra trục khuỷu còn dẫn động cho tất cả các cơ cấu hệ thống để động cơ hoạt động.

    2. Cấu tạo

    Cấu tạo trục khuỷu gồm các chi tiết sau:

    - Cổ khuỷu 3 là trục quay của trục khuỷu.

    - Chốt khuỷu 2 để lắp đầu to thanh truyền.

    - Má khuỷu 4 nối chốt khuỷu và cổ khuỷu.

    Cổ khuỷu và chốt khuỷu có dạng hình trụ, má khuỷu có hình dạng tuỳ thuộc từng loại động cơ. Trên má khuỷu thường cấu tạo thêm đối trọng 5. Đối trọng làm liền với má khuỷu hoặc làm riêng rồi hàn hoặc lắp với má khuỷu bằng gugiông.

    Đuôi trục khuỷu 6 được cấu tạo lắp bánh đà, cơ cấu truyền tới lực máy công tác.

    Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án hay khác:

    Giới thiệu kênh Youtube VietJack

    • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

    Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

    Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

    Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

    Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

    bai-23-co-cau-truc-khuyu-thanh-truyen.jsp

    Video liên quan

    Chủ Đề