Nhổ răng bao lâu thì tiêu xương

Nhổ răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi quá trình tiêu xương hàm thường diễn ra âm thầm, không có triệu chứng hoặc triệu chứng mờ nhạt nên rất ít khi có thể phát hiện và điều trị sớm. 

Nhổ răng bao lâu thì bị tiêu xương là mối bận tâm hàng đầu của bệnh nhân được chỉ định nhổ bỏ răng

Tiêu xương răng là tình trạng xương ổ răng bị tiêu hủy và hư hại. Trong đó, nhổ răng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này. Thực tế, tiêu xương sau khi nhổ răng là phản ứng tự nhiên bắt nguồn từ hai cơ chế sau:

  • Thông thường, chân răng cắm sâu vào bên trong xương ổ răng và được bao bọc bởi tổ chức nha chu. Khi ăn uống, tác động từ lực nhai sẽ kích thích tế bào xương sinh trưởng và phát triển. Khi răng bị nhổ bỏ, xương ổ răng không nhận được tác động mỗi ngày sẽ có hiện tượng thoái hóa và tiêu biến.
  • Khi răng bị nhổ bỏ, áp lực lên hai răng kế cận sẽ tăng lên đáng kể. Điều này khiến vùng xương ổ răng chính giữa bị sụp lún và hư hại theo thời gian.

Hiện tượng tiêu xương hàm sau khi nhổ răng diễn ra âm thầm, không đau nhức và không có triệu chứng điển hình nên rất khó nhận biết. Do đó, rất ít trường hợp phát hiện sớm và điều trị tình trạng này kịp thời.

“Nhổ răng bao lâu thì bị tiêu xương?” là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Nắm rõ vấn đề này sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị. Tuy nhiên trên thực tế, tốc độ của quá trình tiêu xương diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể [bị chi phối bởi độ tuổi, tình trạng sức khỏe, vị trí răng bị nhổ bỏ,…].

Sau khi nhổ răng khoảng 3 tháng, tình trạng tiêu xương hàm bắt đầu diễn ra

Theo ước tính, khoảng 3 tháng sau khi nhổ răng sẽ xuất hiện tình trạng tiêu xương hàm và có khoảng 25% xương hàm sẽ bị tiêu biến sau khoảng 6 – 12 tháng. Mức độ tiêu xương sẽ tăng lên theo thời gian nếu không được thăm khám và điều trị sớm. Tốc độ tiêu xương cũng có thể xảy ra nhanh hơn nếu có những yếu tố như viêm nha chu, loãng xương và tiểu đường.

Tiêu xương hàm là phản ứng sinh lý tự nhiên sau khi nhổ răng. Chính vì vậy, nhiều người nhầm tưởng tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như tổng thể. Tuy nhiên, tiêu xương hàm là vấn đề răng miệng nghiêm trọng cần được thăm khám và điều trị sớm để tránh các hệ lụy, biến chứng nặng nề.

Nếu không được thăm khám và khắc phục kịp thời, tiêu xương hàm sau khi nhổ răng có thể gây ra các ảnh hưởng như:

Các cơ quan cấu thành tổ chức nâng đỡ răng đều có tác động qua lại lẫn nhau. Tình trạng tiêu xương hàm sau khi nhổ răng có thể khiến các răng lân cận bị xô lệch. Ngoài ra, răng đối diện và các răng khác trên cung hàm cũng bắt đầu có sự dịch chuyển và biến đổi để bù lấp cho vị trí răng bị nhổ bỏ.

Tiêu xương hàm sau khi nhổ bỏ răng có thể khiến các răng trên cung hàm có thể bị dịch chuyển và xô lệch

Xô lệch răng trên cung hàm không chỉ ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ mà còn làm sai lệch khớp cắn, gây không ít khó khăn và phiền toái trong quá trình ăn uống. Nếu không điều trị kịp thời, toàn bộ cấu trúc răng có thể bị hư hại nặng dẫn đến khó khăn khi thực hiện các phương pháp phục hình.

Tiêu xương hàm không được điều trị có thể gây xô lệch các răng lân cận. Tình trạng này khiến cho chân răng bị hư hại nặng, lung lay và lỏng lẻo. Nếu có tác động mạnh, răng có thể bị gãy, rụng.

Ngoài những ảnh hưởng đối với sức khỏe, tiêu xương hàm sau khi nhổ răng còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Tình trạng răng xô lệch ảnh hưởng đến thẩm mỹ, cấu trúc mặt,… gây ra tâm lý thiếu tự tin và e ngại khi giao tiếp. Hơn nữa, tiêu xương hàm còn gây lệch khớp cắn khiến quá trình ăn uống gặp nhiều vấn đề dẫn đến tình trạng chán ăn, ăn uống kém và sụt cân.

Tiêu xương hàm là phản ứng sinh lý sau khi nhổ răng xảy ra từ khoảng tháng thứ 3. Có thể thấy, tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe răng miệng. Hơn nữa, các phương pháp điều trị tiêu xương hàm thường rất phức tạp và có chi phí khá cao.

Để phòng ngừa tiêu xương hàm, bạn nên cấy ghép Implant ngay sau khi nhổ răng. Đây là phương pháp phục hình răng hiệu quả nhất hiện nay với ưu điểm là không gây tiêu xương hàm, độ bền tốt, tuổi thọ kéo dài và có thể phục hồi hoàn toàn chức năng sinh lý của răng.

Chủ động cấy ghép Implant sau khi nhổ bỏ răng là biện pháp phòng ngừa tiêu xương hàm hiệu quả nhất

Cấy ghép Implant được thực hiện bằng cách dùng trụ Implant để thay thế cho chân răng. Sau đó, gắn khớp nối và chế tác mão sứ để thay thế cho thân răng. Răng Implant có hình dáng và chức năng tương tự răng thật. Hơn nữa, trụ Implant còn có vai trò dẫn truyền lực xuống xương ổ răng kích thích xương tiếp tục phát triển và tái tạo giúp hạn chế tình trạng tiêu xương hàm hiệu quả.

Răng Implant có tuổi thọ lâu dài [khoảng 10 – 30 năm]. Vì vậy, đây được xem là giải pháp tối ưu sau khi nhổ răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, cấy ghép Implant là phương pháp phức tạp nên cần lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Nhổ răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?” và một số thông tin có liên quan. Để được giải đáp cụ thể, bạn nên tìm gặp bác sĩ. Ngoài ra, bác sĩ còn đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp bạn dễ dàng lựa chọn được phương pháp phục hình răng phù hợp và biết cách chăm sóc răng miệng hiệu quả, khoa học.

Tham khảo thêm:


SAU KHI MẤT RĂNG BAO LÂU THÌ XƯƠNG HÀM BỊ TIÊU HÕM

Mất răng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó đáng chú ý nhất là hiện tượng tiêu xương hàm. Vậy mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm??

Mất răng là một tình trạng thường gặp, nhất là ở người trung niên. Việc mất răng có thể do tai nạn hoặc mắc các bệnh lý nha khoa không thể bảo tồn, phục hồi răng thật. Sau khi nhổ bỏ răng, nếu không được phục hình răng giả sớm sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó đáng chú ý nhất là hiện tượng tiêu xương hàm. Vậy mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm??

TIÊU XƯƠNG HÀM LÀ GÌ??

Tiêu xương hàm là sự suy giảm về mật độ, số lượng, chất lượng của xương hàm gây tiêu hõm tại vị trí mất răng, từ đó khiến phần nướu teo lại, gương mặt bị lão hóa và chảy xệ. Nguyên nhân tiêu xương hàm chính là lực nhai tác động của răng lên xương hàm không còn nữa. Lâu ngày, quá trình tiêu xương sẽ bắt đầu diễn ra âm thầm và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

MẤT RĂNG BAO LÂU THÌ BỊ TIÊU XƯƠNG HÀM?

Xương hàm có cấu tạo bám chắc vào chân răng, có chức năng nâng đỡ và tăng cường khả năng ăn nhai. Đồng thời, lực nhai của răng tạo sự kích thích lên xương, giúp duy trì các tế bào xương luôn ổn định. Vì vậy, khi nhổ bỏ răng, xương hàm sẽ có một khoảng trống tại vị trí chân răng bị mất và không còn được tác động cơ học [lực nhai của răng] nên dần bị tiêu. Qúa trình tiêu xương nhanh hay chậm còn phục thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người. Tuy nhiên, thông thường sau khi mất răng khoảng 3 tháng, mật độ xương sẽ suy giảm từ từ. Các biểu hiện tiêu xương ở giai đoạn đầu rất khó nhận biết bằng mắt thường. Tiêu xương chỉ biểu hiện rõ rệt khi nướu bị teo, gương mặt mất cân đối và già hơn so với tuổi.

Tiêu xương răng là quá trình mật độ xương hàm bị suy giảm tức là tiêu biến xương hàm trong tổng thể cấu trúc của răng do khi mất răng thì lực nhai tác động xương dưới xương hàm không còn. Tiêu xương răng gây nên khá nhiều hệ lụy mà cơ bản là ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt khi xương bị tiêu, cơ mặt chùng hoặc răng kế bên bị đổ xiên lệch vào vùng răng bị mất.

SAU KHI MẤT RĂNG BAO LÂU THÌ XƯƠNG HÀM BỊ TIÊU HÕM??

Qúa trình tiêu xương nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Thông thường, 2 tháng đầu là thời gian xương bị tiêu đi nhanh nhất, sau đó tốc độ chậm lại hẳn nhưng vẫn âm thầm diễn ra từ từ. Do đó, nếu làm răng tháo lắp, bác sĩ cũng thường khuyên bệnh nhân đợi 2 tháng để xương tương đối ổn định rồi mới làm. Như vậy quá trình này diễn ra khá lâu và gây ra những thay đổi đáng kể trên khuôn mặt của bạn. Tỷ lệ tiêu xương phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau và không giống nhau ở tất cả mọi người. Một số người bị tiêu xương nhanh hơn những người khác. Cuối cùng, tiêu xương nghiêm trọng đến mức không thể thay thế vị trí răng bị mất với cấy ghép implant. Cách duy nhất ngăn tiêu xương là cắm implant nhưng cách này chi phí hơi cao. Phương pháp này thực hiện cắm trụ implant vào xương hàm và lắp mão sứ lên trên với chắc năng thay thế hoàn hảo cho một răng bị mất, hạn chế xâm lấn đến răng thật. Khi lực nhai được duy trì thì tình trạng tiêu hõm xương cũng được hạn chế. Nếu xương hàm của bạn bị tiêu biến nhiều và không thể hỗ trợ cấy ghép implant thì cách tốt nhất chính là ghép xương. Đây là cách bổ sung xương nhân tạo hoặc tự thân vào xương hàm để tăng thể tích của răng, giúp cho việc neo giữ trụ implant được tốt hơn. Trong một số trường hợp trước khi cấy ghép implant cần phải nâng xoang. Điều này bao gồm việc mở các mô nướu và sau đó tạo một cửa sổ phía bên xoang và ghép nó với xương bệnh nhân hoặc xương nhân tạo. Sau khi thêm xương và khu vực ghép, cửa sổ được đóng lại và các mô mềm trở lại vị trí ban đầu. Bạn nên cố gắn đi trồng răng càng sớm càng tốt trong lúc răng chưa thay đổi vị trí để tránh bị bệnh về khớp thái dương hàm sau này cũng như hạn chế tối đa tình trạng xương hàm bị tiêu hõm.

Tốt nhất bạn nên sắp xếp thời gian và chi phí đến Nha Khoa Tâm Việt để được bác sĩ thăm khám và thực hiện trồng răng implant. Do là một kỹ thuật khó trong nha khoa mà việc thực hiện cấy ghép cần tới một trung tâm nha khoa uy tín. Với công nghệ trồng răng Implant tốt nhất thì hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng, độ tích hợp của xương.

MẤT RĂNG BAO LÂU THÌ BỊ TIÊU XƯƠNG HÀM??

Ở độ tuổi nào cũng có thể xảy ra tình trạng mất răng. Dù đây được xem là chuyện mất mát to lớn, nhưng thực tế hậu quả còn nghiêm trọng hơn nhiều. Đó chính là mất răng kéo theo hiện tượng tiêu xương hàm. Vậy câu hỏi được đặt ra: Mất răng sau bao lâu thì bị tiêu xương hàm??

Thông thường, khi bị mất răng, mọi người chỉ nghĩ đến chuyện mất các răng kéo theo mất thẩm mỹ hay gián đoạn chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, trong thực tế, việc tiêu xương hàm mới cần quan tâm trên hết.

BẠN CÓ BIẾT TIÊU XƯƠNG HÀM LÀ GÌ KHÔNG?

Tiêu xương hàm là sự tiêu biến dần lớp xương tại vị trí răng mất. Đây chính là hiện tượng suy giảm về mật độ, số lượng cũng như chất lượng của xương hàm. Điều này làm cho nơi mất răng bị lõm xuống, nướu teo lại, làm biến dạng gương mặt, da nhăn nheo, lão hóa. Nguyên nhân dễ thấy gây ra hiện tượng này là do lực nhai tác động không đồng đều lên các vùng có răng và mất răng.

Không còn tác nhân kích thích để phát triển hay chổ neo giữ ổn định, thì quá trình tiêu xương hàm sẽ diễn ra nhanh chóng.

VẬY MẤT RĂNG BAO LÂU THÌ BỊ TIÊU XƯƠNG HÀM??

Xương hàm có cấu tạo khá đặc biệt, nó kết dính với chân răng tạo thành một khối vững chắc. Tuy nhiên, vẫn cho một độ đàn hồi trong ăn nhai, và có chức năng nâng đỡ hàm răng chắc chắn. Khi còn răng, lực nhai tác động kích thích lên xương giúp duy trì tế bào xương luôn ổn định. Khi mất răng, không còn vật truyền tải lực nhai. Đồng thời không còn vật bám cố định nên dần dần tế bào xương sẽ bị tiêu biến.

Sau khi răng bị mất, quá trình tiêu xương diễn ra nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào từng cơ địa của mỗi người. Hoặc tùy vào sức khỏe răng miệng của chủ thể. Tuy nhiên, theo nghiên cứu y khoa, thì thường khoảng 3 tháng sau khi mất răng, mật độ xương sẽ giảm từ từ. Các dấu hiệu tiêu xương hàm ở giai đoạn đầu rất khó thấy, nhưng có thể quan sát khi chụp phim CT Cone Beam. Và biểu hiện rõ rệt nhất khi giai đoạn tiêu xương đã trở nên nghiêm trọng chính là lúc nướu teo, gương mặt biến dạng...

TIÊU XƯƠNG HÀM CÓ CÁC DẠNG THẾ NÀO??

Tiêu xương theo chiều ngang: Mô tả tính từ chân răng này đến chân răng kia. Vùng xương này bị thu hẹp lại, kéo theo vùng xương của các khu vực lân cận giãn rộng ra. Dấu hiệu răng lân cận bị nghiêng, xô lệch về vị trí mất răng. Tiêu xương theo chiều dọc: Được mô tả theo chiều trên dưới của vùng xương hàm. Bạn sẽ thấy khu vực mất răng, bề mặt xương ngay dưới nướu bị lõm xuống, trũng sâu so với các vùng xương lân cận. Nướu phủ lên trên dần dần cũng bị teo lại.

- Tiêu xương hàm trên: Theo hướng tiêu biến dần đến xoang hàm. Bạn sẽ thấy hiện tượng móm rất rõ rệt.

- Tiêu xương hàm trên và dưới: Khi mất nhiều răng ở cả hàm trên và dưới. Bạn sẽ thấy sự mất cân đối rõ rệt khi quan sát gương mặt từ bên ngoài. Khuôn miệng có thể méo, móm, cằm lồi ra ngoài, má hóp, da nhăn...

LƯU Ý: Nếu không điều trị giữ xương kịp thời, khi xương hàm dưới bị tiêu biến nhiều, sẽ dẫn đến sự ảnh hưởng các ống thần kinh phân bổ bên dưới. Lúc này việc phục hồi bằng cách ghép xương sẽ khó khăn hơn nếu bạn muốn làm răng giả implant.

BỊ TIÊU XƯƠNG HÀM CÓ NÊN TRỒNG RĂNG GIẢ KHÔNG??

Cón nên trồng răng giả không khi bị tiêu xương hàm?? Cấy ghép implant giúp khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm, tụt nướu và lão hóa gương mặt.

Tiêu xương hàm là một trong những hậu quả nặng nề nhất khi mất răng. Nếu lựa chọn sai biện pháp hoặc không khắc phục kịp thời, tình trạng bị tiêu xương sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Vậy những khách hàng bị tiêu xương hàm có nên trồng răng giả không??

HẬU QUẢ CỦA VIỆC BỊ TIÊU XƯƠNG HÀM

Khi mất răng, xương hàm ở chỗ mất răng của khách hàng sẽ có một khoảng trống do không còn chân răng ở đó. Về lâu ngày khi không còn lực nhai tác động, xương hàm ở vị trí răng mất sẽ bị tiêu dần đi. Việc bị tiêu xương hàm gây ra rất nhiều vấn đề tiêu cực cho khách hàng. Lúc này, hai má khách hàng sẽ bị hóp lại, vùng da quanh miệng bị chảy xệ và xuất hiện nhiều nếp nhăn khiến vẻ ngoài trông già đi rất nhiều so với tuổi thật. Hơn thế nữa, khi để lâu thì tình trạng tiêu xương hàm sẽ ngày càng nặng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí điều trị của khách hàng hơn khi trồng răng giả.

Bên cạnh đó, việc tiêu xương hàm khi bị mất 1 răng hoặc 1 vài răng sẽ khiến các răng còn lại bị xô lệch, răng đối diện răng bị mất bị trồi, dẫn đến các vấn đề răng miệng khác như: Hôi miệng, sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,... Về lâu dài, hàm răng sẽ bị yếu dần, các răng còn lại dễ bị lung lay và mất thêm răng.

KHÁCH HÀNG BỊ TIÊU XƯƠNG HÀM CÓ NÊN TRỒNG RĂNG GIẢ KHÔNG??

Khách hàng bị tiêu xương hàm hoàn toàn có thể trồng răng giả. Hơn thế nữa, việc lựa chọn phương pháp trồng răng giả phù hợp sẽ giúp khách hàng khắc phục được những vấn đề mà mất răng gây ra. Trong đó, có cả tình trạng tiêu xương hàm. Sau đây là danh sách các phương pháp trồng răng giả phổ biến hiện nay dành cho khách hàng bị tiêu xương hàm.

HÀM GIẢ THÁO LẮP

Cấu tại hàm giả tháo lắp gồm 3 phần: Răng giả [bằng nhựa hoặc sứ], nền hàm [nhựa dẻo] và móc kim loại. Ưu điểm của phương pháp này không đòi hỏi về chất lượng xương hàm của khách hàng. Tuy nhiên, phương pháp này lại có nhược điểm là khiến tình trạng tiêu xương hàm của khách hàng trầm trọng hơn. Đồng thời hàm giả tháo lắp còn có thể làm tuột nướu và khiến gương mặt khách hàng bị lão hóa sớm khi dùng lâu dài.

CẦU RĂNG SỨ

Cầu răng là phương pháp mài nhỏ hai răng thật kế cận răng đã mất để làm trụ cho phục hình cầu răng sau đó. Sau khi mài, hai răng kế cận răng đã mất sẽ được chụp hai mão răng sứ, răng giả bằng sứ sẽ ở chính giữa hai mão răng này, thay thế vị trí cho răng bị mất của khách hàng.

Tương tự như hàm răng giả tháo lắp, cầu răng sứ cũng khiến khách hàng có nguy cơ bị tiêu xương hàm, tuột nướu và khiến gương mặt bị lão hóa sớm. Hơn thế nữa, do phải mài hai răng kế cận răng đã mất để làm trụ, cầu răng sứ khiến cho tủy của hai răng này bị tổn thương nên khách hàng có khả năng sẽ bị mất thêm răng thật.

CẤY GHÉP IMPLANT

Trồng răng bằng Implant là phương pháp trồng răng giả được đánh giá cao nhất hiện nay về tính hiệu quả, độ an toàn, cũng như tỷ lệ thành công. Một răng implant có cấu tạo gồm trụ Titanium, khớp nối Abutment và mão răng sứ. Trong đó, trụ Titanium sẽ được đặt bên trong xương hàm để thay thế cho chân răng thật. Về căn bản, xương hàm khi đang trong quá trình bị tiêu dần đi thường không đủ khả năng nâng đỡ trụ Titanium trước tác động của lực nhai. Từ đó, nguy cơ phẫu thuật cấy ghép Implant bị thất bại là rất cao.

Mặc dù vậy, vấn đề tiêu xương hàm không còn là vấn đề quá khó khăn với kỹ thuật nha khoa hiện đại. Ngày nay, khách hàng bị tiêu xương hàm vẫn có thể cấy ghép implant nhờ phẫu thuật cấy ghép xương. Tùy theo tình trạng tiêu xương hàm và sức khỏe khách hàng, thời gian phục hồi sau khi cấy ghép có thể từ 3 đến 6 tháng.

CÁCH HÌNH THỨC CẤY GHÉP XƯƠNG CHO KHÁCH HÀNG BỊ TIÊU XƯƠNG HÀM

Có hai hình thức cấy ghép xương, bao gồm cấy ghép xương tự thân và cấy ghép xương nhân tạo. Tùy theo kết quả kiểm tra tổng quát, bác sĩ sẽ tư vấn đến khách hàng nên dùng hình thức cấy ghép xương nào là phù hợp nhất.

- Cấy ghép xương tự thân: Đây là hình thức sử dụng xương của khách hàng. Vị trí lấy xương có thể là mào chậu, xương hàm dưới vùng cắm và vùng góc hàm. Xương tự thân giúp tăng độ dày, chắc cứng cho xương hàm. Hình thức này có tỷ lệ thành công cao vì dễ tích hợp và không bị cơ thể khách hàng đào thải.

- Cấy ghép xương nhân tạo: Hình thức này sẽ dùng các vật liệu ghép an toàn với cơ thể cấy ghép vào phần bị thiếu xương. Xương nhân tạo giúp tăng thể tích xương, tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển. Trung bình xương tự thân sẽ phát triển lên 1mm/tháng. Bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của xương tự thân, cho đến khi đủ điều kiện bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép Implant như bình thường.

LỢI ÍCH CỦA RĂNG IMPLANT KHÔNG CHỈ DỪNG LẠI Ở VIỆC NGĂN CẢN SỰ TIÊU XƯƠNG HÀM

So với phương pháp cũ dùng để phục hồi răng mất là cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp, Implant có nhiều ưu điểm vượt trội hơn:

- Phục hồi về thẩm mỹ và chức năng gần như 100% so với răng thật. - Răng Implant bền với thời gian, không bị mài mòn hay gỉ sét, nguyên liệu thân thiện với cơ thể. - Răng Implant tích hợp với xương hàm tạo thành khối vững chắc nên không xảy ra tình trạng xê dịch hay lỏng lẻo như phương pháp cũ. - Làm răng Implant không làm ảnh hưởng đến răng bên cạnh. Mất chỗ nào, cấy chỗ đó, có ngay răng mới, không mài răng lân cận.

- Chi phí thực hiện dù có cao hơn phương pháp cũ. Nhưng nếu chia nhỏ trên thời gian sử dụng mấy chục năm, bạn sẽ thấy đây mới là phương pháp tiết kiệm đúng đắn nhất.

LƯU Ý: Trong trường hợp tiêu xương hàm đã diễn ra trước khi cấy ghép implant, thì cần đánh giá mức độ tiêu xương để quyết định có cấy ghép thêm xương hay không nhé.

Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email: 

Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149

Facebook.com/nhakhoatamviet.366

Video liên quan

Chủ Đề