Như ý có nghĩa là gì

Trong tâm niệm của mỗi người, nhắc tới “Như Ý” là nói đến những gì tốt lành [Cát Tường] mong gì được nấy, cầu được ước thấy, vậy nên “Như ý cát tường”, “Vạn sự như ý” là mong ước, lời chúc tốt đẹp ta cầu cho gia đình mình, dành tặng cho bằng hữu người thân mọi sự đều được mãn nguyện mỗi khi Tết đến Xuân về.

Khái niệm “Như ý” chắc cũng không có gì đáng bàn nếu không có vấn đề gốc gác của nó vốn là danh xưng của một “vật” có giá trị văn hóa, nghệ thuật, lịch sử lâu đời, đó chính là cái “Như ý”.

Tên gọi “Như Ý” chính thức xuất hiện ở Trung Hoa lần đầu tiên cách đây khoảng 1640 năm, trong một cuốn sách mang tên “Thập di ký” do tác giả Vương Gia thời Tấn soạn.

Hình ảnh của “vật” có tên gọi trên xuất hiện trong một bức tranh bích họa khoảng giữa thời Đường vẽ đức Văn Thù Bồ Tát. Trong bức tranh đó, Văn Thù Bồ Tát dáng vẻ uy nghi thông tuệ ngồi trên Liên Hoa Bảo Tháp, tay cầm một  vật dài, đầu có hình cong như bàn tay.

Hình tượng ban đầu của “Như Ý” mang thông điệp rõ ràng tượng trưng cho trí tuệ và hiểu biết, đó chính là quyền năng của đức Văn Thù Bồ Tát.

Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu về lai lịch của chiếc “Như Ý”, người ta xác định nó có mối liên hệ mật thiết với một loại tích trượng [vì có hình bàn tay nên cũng gọi là trảo trượng] có xuất xứ tận bên Ấn Độ, là pháp cụ tùy thân sử dụng hàng ngày của các vị sư thời cổ đại, tiếng Phạn gọi là Anuruddha, nghĩa là “Vô diệt” hoặc là “Vô bần”.

Vật có hình dạng tương đồng cũng được tìm thấy ở quê nhà của Khổng Tử là Khúc Phụ, thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc có niên đại ở vào cuối thời Chiến Quốc.

Vật “Như Ý” được tìm thấy đó khắc chạm hình bàn tay, dài khoảng 40 cm có chạm hoa văn mây, được làm từ răng động vật.

Ngoài ra, những vật có hình dạng tương tự như trên cũng được tìm thấy và lưu giữ trong kho tàng văn hóa truyền thống của Nhật Bản.

Theo thời gian, cùng với quá trình phát triển của văn hóa và xã hội, ý nghĩa biểu trưng của “Như Ý” cũng thay đổi theo ý nguyện của con người giống như chính tên gọi của nó.

Hình dáng của “Như Ý” cũng được cách điệu phong phú và ngày càng đẹp đẽ, thường trang trí đục chạm chữ nghĩa hay các hình tượng tốt lành của Phúc  - Lộc - Thọ.

Chất liệu có khi được đẽo từ gỗ quí, chạm bằng ngọc, san hô hay đúc bằng vàng ròng, sau đó được cẩn ngọc trai hay các vật liệu quý, được sử dụng trong Hoàng cung hoặc quan phủ như là biểu tượng của quyền uy và ân sủng.

Trong Hoàng cung, “Như Ý” càng được làm phức tạp công phu, vật liệu càng quí báu thì càng tôn vinh địa vị cao quí tương ứng của chủ nhân.

Trong một số nghiên cứu về văn hóa sau này còn cho rằng, “Như Ý” có khi còn là hình tượng của Dương trong quan hệ  Âm Dương, mang ẩn ý về sự phồn thực, là nguyện ước về sự sinh sôi nảy nở giống nòi.

“Như ý” trong các thời kỳ Đường, Tống, Minh sau này trở thành vật dụng phổ biến của các bậc tu hành trong cả Phật giáo và Đạo giáo, cũng là vật tùy thân ưa thích của giới văn nhân.

Đến triều Thanh, “Như Ý” còn được sử dụng như một tín vật quan trọng trong nghi lễ kết hôn ở trong Hoàng Cung.

Một số Hoàng đế triều Thanh khi mở yến tiệc chiêu đãi quần thần thường dùng “Như Ý” để ban thưởng cho người có công, có lúc lại tặng “Như Ý” cho tướng lĩnh trước khi ra trận với hàm ý mong xuất sư được thành công toại nguyện, ngoài ra việc trao tặng “Như Ý” cho các sứ thần và vua chúa các nước khác cũng khá phổ biến.

Trong bộ “Tứ khố toàn thư” còn ghi chép lại rõ ràng cả việc vua Càn Long tặng An Nam sứ thần, phó sứ và tùy tùng một số vật quí như Ngọc Quan  Âm và “Như Ý” làm bằng ngọc, đây cũng có lẽ là văn hiến xác thực nhất về sự xuất hiện của “Như Ý” ở Việt Nam ta.

Trong ngôn ngữ, khái niệm “Như Ý - Cát Tường” đã được Việt hóa với ý nghĩa là “tốt đẹp, cầu được ước thấy”, còn vật thiêng “Như Ý” cũng thực sự xuất hiện khá nhiều ở Việt Nam ta trong thời gian gần đây, có khi được đục bằng gỗ rất công phu tỷ mỷ, có khi chạm bằng đá ngọc kết hợp với kệ gỗ quí chế tác cẩn thận, trở  thành một cặp “mộc thạch” đặt trên bàn.

Bước sang những năm cuối của thế kỷ trước cho đến nay, khi mà sự phát triển bùng nổ về kinh tế khiến ý nghĩa văn hóa của “Như Ý” cũng thay đổi rõ rệt, nguyện vọng khát khao làm giàu của mỗi cá nhân dẫn đến việc hình tượng “Như Ý” dần trở thành một biểu tượng linh thiêng cầu Lộc cầu Tài.

Đặc trưng này càng thể hiện rõ khi “Như Ý” có lúc đi kèm với hình tượng thần Lộc Tinh trong ba vị “Tam đa” Phúc Lộc Thọ, có khi lại được đúc cùng với tượng Di Lặc Bồ tát.

Trong hình tượng mà dân ta vẫn gọi là “Phật Di Lặc” hiện nay thường thấy là một vị thân hình đẫy đà, vai gánh tiền vàng, tay cầm “Như Ý”, miệng cười viên mãn, thường hay đi kèm với dòng chữ “Kim ngọc mãn đường” [Vàng Ngọc đầy nhà], đây thực chất là một biểu tượng cho sự May Mắn, Tài Lộc và Hạnh Phúc trong nguyện ước của mỗi người.

* Trong Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học 1997, trang 705,  từ “Như ý” được giải thích đơn giản là : “Được đúng theo ý muốn của mình”. Câu gợi ý là:  Chúc mọi sự như ý. Như ý sở cầu [cũ]: Được như mong muốn.

Họ Tên mỗi người theo hán tự sẽ có những nét riêng. Mỗi nét lại mang một ý nghĩa riêng nên khi kết hợp lại họ tên thì sẽ có sự tốt xấu khác nhau. Dưới đây là chi tiết luận giải tên Nguyễn Như Ý theo ý nghĩa số nét trong hán tự. Xem tên Nguyễn Như Ý bạn đặt là tốt hay xấu có hợp phong thủy hợp mệnh tuổi bố mẹ.

Hướng dẫn xem chi tiết tên Nguyễn Như Ý theo hán tự

- Chọn số nét Hán tự theo Họ, tên đệm và tên.
- Nhấn Luận giải để xem chi tiết luận giải xem tên theo số nét Hán Tự đó tốt hay xấu.

Luận giải tên Nguyễn Như Ý tốt hay xấu ?

Họ tên Nguyễn Như Ý được chia làm 5 cách, đó là: Thiên, Địa, Nhân, Tổng và Ngoại cách. Ngoài Thiên cách là bất di bất dịch ra, thì các cách còn lại nên chọn dùng số lành, tốt đẹp. Thiên cách là vận thành công của nhân cách. Nhân cách là nền tảng cơ bản của địa cách, chúng nên tương sinh lẫn nhau. Dưới đây là phân tích chi tiết 5 cách theo tên Nguyễn Như Ý của bạn.

Về thiên cách tên Nguyễn Như Ý

Thiên Cách là đại diện cho mối quan hệ giữa mình và cha mẹ, ông bà và người trên. Thiên cách là cách ám chỉ khí chất của người đó đối với người khác và đại diện cho vận thời niên thiếu trong đời.

Thiên cách tên Nguyễn Như Ý là Nguyễn, tổng số nét là 7 và thuộc hành Dương Kim. Do đó Thiên cách tên bạn sẽ thuộc vào quẻ Cương ngoan tuẫn mẫn là quẻ CÁT. Đây là quẻ có thế đại hùng lực, dũng cảm tiến lên giàng thành công. Nhưng quá cương quá nóng vội sẽ ủ thành nội ngoại bất hòa. Con gái phải ôn hòa dưỡng đức mới lành.

Xét về địa cách tên Nguyễn Như Ý

Ngược với thiên cách thì địa cách đại diện cho mối quan hệ giữa mình với vợ con, người nhỏ tuổi hơn mình và người bề dưới. Ngoài ra địa cách còn gọi là "Tiền Vận" [ tức trước 30 tuổi], địa cách biểu thị ý nghĩa cát hung [xấu tốt trước 30 tuổi] của tiền vận tuổi mình.

Địa cách tên Nguyễn Như Ý là Như Ý, tổng số nét là 12 thuộc hành Âm Mộc. Do đó địa cách sẽ thuộc vào quẻ Bạc nhược tỏa chiết là quẻ HUNG. Đây là quẻ người ngoài phản bội, người thân ly rời, lục thân duyên bạc, vật nuôi sinh sâu bọ, bất túc bất mãn, một mình tác chiến, trầm luân khổ nạn, vãn niên tối kỵ.

Luận về nhân cách tên Nguyễn Như Ý

Nhân cách là chủ vận ảnh hưởng chính đến vận mệnh của cả đời người. Nhân cách chi phối, đại diện cho nhận thức, quan niệm nhân sinh. Nhân cách là nguồn gốc tạo vận mệnh, tích cách, thể chất, năng lực, sức khỏe, hôn nhân của gia chủ, là trung tâm của họ và tên. Muốn tính được Nhân cách thì ta lấy số nét chữ cuối cùng của họ cộng với số nét chữ đầu tiên của tên.

Nhân cách tên Nguyễn Như Ý là Nguyễn Như do đó có số nét là 12 thuộc hành Âm Mộc. Như vậy nhân cách sẽ thuộc vào quẻ Bạc nhược tỏa chiết là quẻ HUNG. Đây là quẻ người ngoài phản bội, người thân ly rời, lục thân duyên bạc, vật nuôi sinh sâu bọ, bất túc bất mãn, một mình tác chiến, trầm luân khổ nạn, vãn niên tối kỵ.

Về ngoại cách tên Nguyễn Như Ý

Ngoại cách là đại diện mối quan hệ giữa mình với thế giới bên ngoài như bạn bè, người ngoài, người bằng vai phải lứa và quan hệ xã giao với người khác. Ngoại cách ám chỉ phúc phận của thân chủ hòa hợp hay lạc lõng với mối quan hệ thế giới bên ngoài. Ngoại cách được xác định bằng cách lấy tổng số nét của tổng cách trừ đi số nét của Nhân cách.

Tên Nguyễn Như Ý có ngoại cách là Ý nên tổng số nét hán tự là 7 thuộc hành Dương Kim. Do đó ngoại cách theo tên bạn thuộc quẻ Cương ngoan tuẫn mẫn là quẻ CÁT. Đây là quẻ người ngoài phản bội, người thân ly rời, lục thân duyên bạc, vật nuôi sinh sâu bọ, bất túc bất mãn, một mình tác chiến, trầm luân khổ nạn, vãn niên tối kỵ.

Luận về tổng cách tên Nguyễn Như Ý

Tổng cách là chủ vận mệnh từ trung niên về sau từ 40 tuổi trở về sau, còn được gọi là "Hậu vận". Tổng cách được xác định bằng cách cộng tất cả các nét của họ và tên lại với nhau.

Do đó tổng cách tên Nguyễn Như Ý có tổng số nét là 18 sẽ thuộc vào hành Dương Hỏa. Do đó tổng cách sẽ thuộc quẻ Chưởng quyền lợi đạt là quẻ CÁT. Đây là quẻ có trí mưu và quyền uy, thành công danh đạt, cố chấp chỉ biết mình, tự cho mình là đúng, khuyết thiếu hàm dưỡng, thiếu lòng bao dung. Nữ giới dùng cần phải phối hợp với bát tự, ngũ hành.

Quan hệ giữa các cách tên Nguyễn Như Ý

Số lý họ tên Nguyễn Như Ý của nhân cách biểu thị tính cách phẩm chất con người thuộc “Âm Mộc” Quẻ này là quẻ Tính ẩn nhẫn, trầm lặng, ý chí mạnh, có nghị lực vượt khó khăn gian khổ. Bề ngoài ôn hoà, mà trong nóng nảy, có tính cố chấp, bảo thủ. Tính cao ngạo đa nghi, có lòng đố kỵ ghen ghét lớn.

Sự phối hợp tam tài [ngũ hành số] Thiên - Nhân - Địa: Vận mệnh của phối trí tam tai “Dương Kim - Âm Mộc - Âm Mộc” Quẻ này là quẻ Kim Mộc Mộc: Trong cuộc sống thường bị chèn ép, gặp nhiều điều bất mãn, thần kinh suy nhược, ốm yếu, gia đình bất hạnh [hung].

Kết quả đánh giá tên Nguyễn Như Ý tốt hay xấu

Như vậy bạn đã biêt tên Nguyễn Như Ý bạn đặt là tốt hay xấu. Từ đó bạn có thể xem xét đặt tên cho con mình để con được bình an may mắn, cuộc đời được tươi sáng.

Video liên quan

Chủ Đề