Tại sao lại có trùng tang

“Trùng tang”, “Trùng tang liên táng” là hiện tượng gây ám ảnh đối với mỗi gia đình, dòng tộc khi nhà có người thân mất. Ví dụ trong 49 ngày có một người chết, trong một năm lại thêm mấy người chết, ba năm thêm mấy người chết nữa. Câu chuyện chết trùng phủ trùm lên nhiều gia đình, nhất là sau khi gia đình có tang lễ, điều đó làm cho mọi người lo lắng vô cùng.

Phải chăng có một thế lực vô hình chi phối cái chết của con người? Chúng ta phải làm sao để hóa giải hiện tượng này? Chùa Ba Vàng xin gửi đến quý Phật tử bài viết “Trùng tang là gì? Cách hóa giải trùng tang theo đạo Phật” qua lời chia sẻ trên Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh.

Trùng tang - Trùng tang liên táng là gì ?

Về vấn đề này, Sư Phụ chia sẻ: “Chúng ta thấy có nhiều gia đình. Sau khi một người chết, một thời gian ngắn sau có người chết tiếp. Một thời gian ngắn sau lại có thêm ba, bốn người chết. Liên tiếp như vậy và mọi người gọi hiện tượng như vậy là chết trùng, trùng tang”.

Bên cạnh đó, Sư Phụ cũng giải thích thêm rằng chữ “trùng tang liên táng” là tang trùng nhau, liên táng là chôn liên hoàn.

Những cái chết liên tục xảy ra khi trong gia đình, dòng tộc khiến nhiều người sợ hãi, họ liên tưởng đến hiện tượng trùng tang, trùng tang liên táng [ảnh minh họa]

Những cái chết liên tục xảy ra khi trong gia đình, dòng tộc khiến nhiều người sợ hãi, họ liên tưởng đến hiện tượng trùng tang, trùng tang liên táng [ảnh minh họa]

Hiện tượng trùng tang là do thần trùng sai vong linh về bắt con cháu có đúng không?

Hiện tượng trùng tang, chết trùng khiến nhiều người lo sợ vong hồn người chết sẽ dẫn quỷ về bắt người thân sang “thế giới bên kia”; do đó, họ phải tìm cách “nhốt vong” lại để không xảy ra chuyện chết trùng. Vậy quan niệm đó có đúng với quan điểm của Phật giáo hay không?

Sư Phụ nhấn mạnh: “Tinh thần đạo Phật khẳng định không có thần trùng, quỷ trùng về bắt người nhà chúng ta. Và cũng không có câu chuyện Diêm vương, quỷ sứ bắt vong linh người nhà đã mất dẫn về để bắt con cháu. Theo đạo Phật, chuyện sinh tử của chúng ta hoàn toàn do nghiệp”.

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ việc Diêm vương, quỷ sứ bắt vong linh người nhà đã mất dẫn về để bắt con cháu là hoàn toàn không đúng [ảnh minh họa]

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ việc Diêm vương, quỷ sứ bắt vong linh người nhà đã mất dẫn về để bắt con cháu là hoàn toàn không đúng [ảnh minh họa]

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ việc Diêm vương, quỷ sứ bắt vong linh người nhà đã mất dẫn về để bắt con cháu là hoàn toàn không đúng

Con cháu “nhốt vong” không cho vong về nhà là việc làm bất hiếu, không đúng đạo lý. Bởi lẽ, Sư Phụ chia sẻ rằng: “Cha mẹ cả đời nuôi nấng, chăm sóc, lo lắng cho mình, đến khi vừa nhắm mắt thì con đã bắt, đem nhốt và không cho về nhà nữa, từ mặt cha mẹ. Việc làm như vậy phạm ngay tội bất hiếu. Mà tội bất hiếu là một trong những tội nặng nhất. Cho nên, việc nhốt vong cha mẹ, người thân, tiên tổ là việc hoàn toàn không đúng tinh thần đạo lý”.

Chúng ta thử suy nghĩ xem, nếu mình là cha mẹ, ai bảo mình về bắt con cháu, dù là quỷ sứ, mình có bắt không? Mình sẽ chống cự lại: Không, con tôi nó phải sống chứ! Nếu cha mẹ thương con chân thật, không ai về bắt con cháu mình. Khi sống mình thương con, khi chết mình vẫn như thế! Đó là tình thương của cha mẹ dành cho chúng ta.

Nguyên nhân và cách hóa giải hiện tượng trùng tang theo góc nhìn đạo Phật

1. Nguyên nhân của trùng tang

Theo quan niệm dân gian, gia đình có người chết vào các giờ, ngày, tháng, năm thuộc Dần, Thân, Tỵ, Hợi được coi là xấu và sẽ xảy ra hiện tượng trùng tang. Tuy nhiên, với quan điểm Phật giáo, chúng ta là con của ai, sinh ở gia đình nào, địa vị ra sao, chết trong hoàn cảnh nào, chết ngoài đường hay ở chợ, chết bệnh tật hay an lành,… cũng đều là do nghiệp mình tạo.

Bên cạnh đó, Sư Phụ lý giải như sau: “Đối với đạo Phật, trong gia đình, huyết thống, dòng tộc chúng ta đều có cộng nghiệp, đồng nghiệp nên sinh trong một gia đình làm con cái của cha mẹ, anh em hoặc họ hàng với nhau. Nếu một gia đình, một dòng tộc mà có đồng nghiệp: người này chết rồi, những người sau phải chết nên sẽ sinh ra hiện tượng như là chết trùng”.

Qua chia sẻ trên Sư Phụ mà chúng ta nhận định rằng trùng tang [hay còn gọi là chết trùng] là do nghiệp chi phối chứ không có chuyện ông thần trùng về bắt người thân hay quan niệm chết vào giờ trùng.

Để đại chúng hiểu rõ hơn, Sư Phụ chia sẻ câu chuyện trong kinh Pháp Cú: Có năm vị Tỳ-kheo trên đường về thăm Đức Phật; vì trời tối nên nghỉ chân tại một hang đá cạnh ngôi làng nhỏ. Nửa đêm có trận động đất khiến một tảng đá rơi từ trên núi xuống bịt kín cửa hang. Sáng hôm sau, dân làng dùng mọi phương tiện cũng không di chuyển được hòn đá để cứu năm thầy Tỳ - kheo. Năm thầy không làm gì được đành thiền tu và đợi chết.

Nhưng rất kỳ lạ, đến ngày thứ bảy, có một cơn địa chấn khiến hòn đá tự lăn đi. Lúc này các thầy đi ra, mặt ai nấy cũng đều xanh xao, dân làng biết tin họ ra đón và đưa các thầy về chăm sóc. Khi đến tịnh xá, năm vị bạch Đức Phật về sự việc đó, Ngài đã thấy biết rõ và giảng giải cho năm vị Tỳ-kheo về nhân quả.

Trong tiền kiếp, năm thầy là năm cậu bé chăn trâu. Hôm ấy, năm cậu bé thấy một con rắn mối liền đuổi theo để bắt nó. Con rắn chui vào cái hang, năm cậu thấy vậy liền dùng đá bịt cửa hang lại; sau đó dắt trâu về.

Một tuần sau, năm cậu bé chăn trâu nhớ ra là đã từng nhốt con rắn mối vào trong hang, liền bỏ hòn đá ra xem con rắn còn sống hay đã chết. Lúc này, con rắn run rẩy bò ra, thân mình tong teo; năm cậu bé thương xót nên tha cho con rắn. Vì năm vị Tỳ-kheo cùng nhau làm việc ác nên giờ cùng nhau chịu quả báo; đồng phải trả nghiệp quả, đấy gọi là đồng nghiệp. Đức Phật dạy nếu con rắn mà chết thì năm thầy Tỳ - kheo kiếp này cũng sẽ chết cùng nhau ở trong hang.

5 Thầy Tỳ-kheo về thăm Phật [ảnh minh họa]

5 Thầy Tỳ-kheo về thăm Phật [ảnh minh họa]

2. Cách hóa giải trùng tang

Với hiện tượng trùng tang, Sư Phụ khẳng định có thể chuyển hóa được nếu chúng ta biết thực hành theo đúng lời Phật dạy. Việc tu tập, làm việc thiện, tích lũy phước báu có thể kéo dài thọ mạng và chuyển hóa ác nghiệp mà chúng ta đã gây tạo.

Như Sư Phụ giảng giải: “Gia đình có tang sự không nên đi xem bói, mà nên nghe theo lời Phật dạy. Trong kinh Địa Tạng, Đức Phật dạy nhà có người mất thì con cháu nên tu phúc, làm chay cúng dường, bố thí, phóng sinh; ấn tống kinh điển, tụng kinh sám hối, hồi hướng phước báu cho người đã mất để họ và người sống đều được phước báu.

Đó là cách tu tập để chuyển hóa việc này. Nếu chúng ta đi xem thầy bói thì rước lo vào nhà, điều đó rất đáng sợ. Và chúng ta tin chắc không có thần trùng, quỷ trùng, Diêm vương bắt vong linh nhà mình về chỉ điểm bắt con cháu mà chỉ có nghiệp đồng nhau”.

Chúng ta cũng nên phóng sinh, làm các việc thiện để lợi ích cho gia đình cũng như người thân đã khuất [ảnh minh họa]

Chúng ta cũng nên phóng sinh, làm các việc thiện để lợi ích cho gia đình cũng như người thân đã khuất [ảnh minh họa]

Gia đình nên y theo lời Phật dạy trong kinh Địa Tạng là tụng kinh, tu phúc để chuyển hóa nghiệp chết trùng [ảnh minh họa]

Gia đình nên y theo lời Phật dạy trong kinh Địa Tạng là tụng kinh, tu phúc để chuyển hóa nghiệp chết trùng [ảnh minh họa]

Vậy nên, theo lời Đức Phật dạy và sự giảng giải trên Sư Phụ, chúng ta nên làm các việc phúc thiện, bố thí, cúng dường Tam Bảo - đó là cách chuyển hóa nghiệp lực để bản thân và gia đình được nhiều điều tốt lành!

>>> Người chết đi về đâu trong 49 ngày?

Hạnh Liên

04/06/2021 11:35 View: 60361

Trùng tang là một hiện tượng tâm linh mà cho đến nay không mấy người giải thích được một cách kỹ càng & hợp lí, cũng ít người phân tích cho dễ hiểu nhất. Vậy trùng tang là gì? Nguyên nhân, cách tính trùng tang & cách hoá giải ra sao? 

Bản chất thực sự của trùng tang

Thật ra trùng tang là đến cái giờ phút đó, đến cái tuổi đó người ta phải trả nghiệp. Hoặc có thể hiểu theo một khía cạnh khác, một ví dụ đơn giản cho mọi người dễ hình dung hơn là kiếp trước có 3, 4 người đều làm điều ác, đều giết một người nhưng kiếp này lại đầu thai vào cùng một nhà [ có thể là 3,4 thế hệ].  Và khi xuống cõi âm bị tra khảo, bị đánh đập không chịu nổi nữa người ta khai ra hết những việc xấu, những người cùng mình đã từng làm việc xấu.

Thế là quỷ chỉ có vậy về lần lượt bắt đi từng người. Có nhà trùng tang nhẹ thì chỉ kéo theo 2,3 mạng, nhưng có những nhà người ta kéo theo luôn cả thảy 7, 8 người. Bởi khi bị chết vì trùng tang là cái chết đột ngột, bất ngờ, khi bị đánh đập, tra tấn đau đớn người ta không thể suy nghĩ được gì nữa đành phải chỉ đại một người trong gia đình làm con tốt thí mạng.

Bác tôi bị trùng tang.

Hôm đó bác và anh tôi cãi nhau, xô đẩy nhau, anh tôi chẳng may đẩy mạnh tay và bác ngã đập đầu vào thành vỉa hè nên bị chết. Lại đúng vào giờ xấu, con gà to nhất nhà cũng gáy lên một tiếng rồi chảy máu mắt và cũng chết cùng lúc. Khi chuẩn bị đi chôn bác tôi có đến, vừa đến cổng thì tôi thấy nhiều quân lính lắm, xếp hàng từ ngoài cổng vào tận trong nhà, đầu họ đội cái nón và tay cầm giáo nhìn y như con tốt trong bộ tam cúc, chả khác tí nào. Tôi thấy bác bị giải ra, bị dẫn đi trong khi ở trong nhà mới chuẩn bị đưa tang và vẫn tiếng trống tiếng kèn, tôi thấy bác bị cùm gông như thời xưa, chỉ có những người xấu mới bị xích, bị cùm như vậy chứ?

Bác tôi có làm điều gì xấu đâu? Sao bị như vậy? Hay chỉ vì nghề mổ lợn? Àh cũng đúng mà, nó là nghề đồ tể đó thôi.

Chôn cất bác xong được một tuần thì bác về, khi chôn bác rõ ràng ông thầy cũng đã yểm bùa, đã căn dặn khi đi chôn một đường và khi về một đường khác rồi và người trong nhà không ai được bật tiếng khóc. Thế mà bác vẫn về được, đêm nghe rõ tiếng dép tông bác đi loẹt quẹt ở trên hè, xong bác lại ra chuồng gà trêu cho gà kêu rồi lại trêu cho chó sủa inh ỏi suốt đêm... Cả người nhà và hàng xóm thừa biết đấy là bác nhưng không ai dám ra.

Có những đêm bác xuống bếp, lục lọi đồ ăn, tiếng vung nồi rơi, tiếng bát đũa loảng xoảng. Rồi có đêm bác vào tận phòng bác gái cầm tay lôi đi, bác gái chỉ biết quỳ xuống xin:" tha cho em, em còn nuôi mấy đứa con". Bác cứ trêu như vậy trong suốt nhiều ngày sau đó, ngày 49 chưa đến thì anh tôi bữa đó đi dỡ nhà do người ta thuê, chả hiểu sao lúi húi kiểu gì mà viên ngói nó rơi từ trên vào đầu, khoảng cách cũng không có gì là cao lắm đâu so với ngôi nhà cấp 4. Thế mà anh tôi vẫn đi, nhẹ nhàng. Và dường như như thế vẫn chưa đủ, gia đình vẫn chưa nguôi ngoai thì tiếp đến một anh thứ hai nữa đêm đó đi uống rượu về, rồi nằm ở cái phản bác hay nằm, sáng ra mọi người gọi anh cứ nằm im, vì tính anh hay trêu đùa, tưởng anh giả vờ nên bác gái mới ra vỗ vỗ thì anh ấy cũng đứng đơ từ bao giờ rồi....

Trùng Tang [trùng tang liên táng] là gì ?

Từ “trùng” chỉ sự lặp lại, chồng lên, giống nhau giống như từ trùng lặp, trùng trùng điệp điệp, muôn trùng, trùng trùng lớp lớp... Từ “tang” ngoài ý nghĩa trực tiếp là việc nghi lễ tiễn đưa người quá cố thì còn có ý nghĩa là nỗi buồn giống như tang thương [đau buồn], tang môn [cánh cửa của sự u buồn]...

Trùng Tang [trùng tang liên táng] là một hiện tượng trong một gia đình hay một dòng họ có những tang lễ xẩy ra liên tục trong một thời gian ngắn mang lại cảm giác đau thương u uất.

Thần Trùng là gì?

  • Thần Trùng theo quan niệm dân gian là một con quỷ mang hình dáng một con chim có mỏ màu đỏ chuyên đi hành hạ người chết vào ngày trùng hoặc bắt những người trong gia đình có người chết vào ngày trùng thì những người trực hệ với người chết có nguy cơ bị “trùng” bắt.
  • Có nơi thì quan niệm đó là một vị thần chuyên đi bắt những linh hồn lang thang sẽ tra tấn để khai ra tên họ người nhà, càng những trường hợp hợp tuổi hoặc mệnh với linh hồn càng dễ bị bắt,...

Có rất nhiều quan niệm khác nhau tùy vào từng vùng miền bởi vì có rất nhiều trường hợp xẩy ra vì đó là một hiện tượng khó lí giải nên dân gian thường nhân cách hóa đó là một thực thể nào đó để dễ hình dung.

Cổ nhân cho rằng “Thần trùng” là thần hành hạ người chết vào ngày trùng hoặc bắt những người trong gia đình có người chết vào ngày trùng thì những người trực hệ với người chết có nguy cơ bị “trùng” bắt [con dâu,con rể,cháu ngoại, người giúp việc không bị]. Chữ gọi là “Trùng tang liên táng”.

Cội nguồn “Thần Trùng liên quan đến một chuyện như sau: từ thủa xưa bên Bắc quốc có 12 con quỷ dữ chuyên giết những người cùng họ với người chết “nhằm vào giờ độc”. 12 con quỷ đó được Hán nhân gọi là “Thập nhị thời thần” Ví dụ hình trên, dân gian vẽ thần trùng xuất hiện dưới dạng một con chim, gọi là “thần nanh đỏ mỏ” từ trên không đáp xuống mồ người chết mổ thật mạnh đến nảy lửa làm cho người chết phải rên la. Do vậy bức tranh này người xưa chú là: “Thương tàn vật mệnh chi báo”

Để trừ hậu họa, dân chúng đã nhờ đến các Đạo . Một đạo sĩ giở phép “thiên la địa võng”vây bắt được 12 con quỷ dữ đó. Sau đó Đạo sĩ đem nhốt chúng vào 1 cái hòm lớn, đậy nắp lại và dán lá bùa lên, rồi thả bè trôi sông. Hòm trôi ra biển, sóng gió đưa giạt dần xuống vùng biển nước Nam.

Bấy giờ ở làng nọ có một ngư dân tên Tín khi ngồi thuyền câu cá trên biển. đã trông thấy cái hòm nghĩ là hòm của cải châu báu. Ông này liền kéo với chiếc hòm lên và mở ra xem. Thế là 12 quỷ dữ được giải thoát, lên bờ, tràn vào nước Nam. Lũ quỷ hại người có thân nhân mất vào giờ độc được người Việt gọi là “Thần trùng”.

Đến nay vẫn chưa thấy tài liệu nào viết về bản chất của nó. Nhưng trong dân gian vẫn truyền tụng với nhau những trường hợp Trùng tang liên táng hết sức đau thương. thậm chí có nhà nhân đinh đông đúc là thế mà chỉ vài ba năm phải chịu cảnh tuyệt tự.

Cũng theo dân gian thì bởi âm lịch chia tháng năm theo địa Chi với 12 con Giáp nên tháng, năm nào cũng có một con quỷ tương ứng, tức là có “Thần Trùng” chờ sẵn. Trong đó năm tháng nào cũng kỵ 4 ngày Dần, Thân, Tỵ, Hợi và tùy tuổi của vong mà chết vào ngày nào trong 4 ngày đó sẽ gặp Thần trùng, tức gia đình bị “Trùng tang liên táng”. Đồng thời mỗi tháng có những ngày Thần Trùng khác nhau. Đó là các ngày có tên Chi là Dần, Thân, Tị, Hợi; tên Can là Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh. Như vậy các ngày có Can, Chi khác khỏi bận lòng. Cụ thể:
Tuổi Thân Tý Thìn chết năm tháng ngày giờ Tỵ.

  • Tuổi Dần Ngọ Tuất chết năm tháng ngày giờ Hợi.
  • Tuổi Tỵ Dậu Sửu chết năm tháng ngày giờ Dần.
  • Tuổi Hợi Mão Vị chết năm tháng ngày giờ Thân.

Chú ý rằng nếu gặp thêm năm, tháng cùng Can, Chi với ngày Thần Trùng sẽ càng nặng.

Mặt khác, dân gian còn cho rằng tuy ngày chết không gặp Thần Trùng nhưng con cháu không biết mà chôn nhằm ngày đại xấu thì cũng nguy chẳng kém gì "Trùng tang liên táng".

Chính vì vậy từ xưa đã có có nhiều cách giải trừ, như mời pháp sư dùng gậy, súng được âm binh trợ giúp đã đánh đuổi hoặc tiêu diệt con chim ấy đi không cho hành hạ người đã khuất nữa. Sau đó pháp sư còn phải đặt bùa không cho thây ma hoá thành "thần trùng" để làm hại gia đình mình nữa. Hoặc thực hiện việc "nhốt trùng"...

Tuy nhiên việc giải trừ này còn tùy thuộc vào phúc phần của mỗi người, mỗi dòng họ, nếu gặp được người đạo pháp cao.

Những trường hợp bị Thần Trùng bắt?

Thần Trùng thường chọn những người hợp bản mệnh với mình để bắt. Vậy thế nào là hợp bản mệnh?

Hợp Bản Mệnh là việc hợp lại thành một thể thống nhất, hài hoà với nhau trong cùng một bản mệnh.

Có nhiều cách Thần Trùng bắt người:

  • Trùng giờ ngày tháng năm sinh hoặc mất [ ví dụ: Thần Trùng là nam mất ngày 03/09 năm hợi thì sẽ chọn người nữ sinh ngày 03/09 năm hợi để bắt]
  • Đối lập ngày tháng năm sinh hoặc năm mất [ ví dụ: Thần Trùng là nam mất giờ tý ngày sửu thì sẽ chọn nữ sinh giờ ngọ ngày mùi. Đây là cách dễ bắt nhất vì nó tạo nên cán cân hoàn hảo đối lập giữa hai linh hồn để mở ra cách cửa sinh tử]
  • Hoặc chọn trùng giờ Tam Tai, Tam Hợp [ tức là những người có năm sinh giờ trùng với cung mênh của Thần Trùng. Ví dụ: Thân, Tý, Thìn hợp Thủy Cục ]

Cách hóa giải Thần Trùng:

Để hóa giải được điều này thì đầu tiên ta phải xác định từng trường hợp một:

Đối với trường hợp Thần Trùng bắt người trong gia đình thì khi người thân mất đi chúng ta nên xem người đó có mất vào những khung giờ độc không. [ những khung giờ độc Tamlinh.org đã đăng trong bài viết này các bạn vào tìm hiểu nhé].

Nếu có thì phải tìm thầy về làm lễ giải hạn cho những người trong gia đình hợp với tuổi người đã mất, đặc biệt người nhà cần hiểu sâu về nhân - quả, hành thiện tích đức để trả Nghiệp cho bản thân, gia tiên, dòng họ. Cũng có thầy sẽ chọn cách trấn yểm Thần Trùng.

Đối với những trường hợp bị Thần Trùng bắt ở ngoài đường thì cũng làm tương tự nhưng thêm bước trục vong hay gọi là trục thần trùng về âm phủ tránh trường hợp vong lại đi quấy nhiễu người dân vô tội. [ ngoài ra những người bị thần trùng nhắm tới nên tạo phước đức nhiều hơn để tránh những khoảng thời gian vận hạn không may xẩy đến với mình ]

Xem thêm: Nghiệp là gì? Có mấy loại Nghiệp?

Cách hoá giải trùng tang

Bắt, nhốt trùng:

Theo phương pháp của Tiên Gia, Phù thủy, Đạo gia thường là những phương pháp bắt nhốt Trùng. Vị Pháp sư đã dùng lực và sức mạnh của Thày Tổ, Thần linh, binh gia bắt nhốt Trùng và vong linh người mất cho vào hũ và trấn bằng những lá Bùa trên miệng để khỏi chạy ra. Cách này tuy hiệu quả nhưng thực ra rất nguy hiểm vì khi công lực của Thày còn cao, Trùng còn phải chịu hãm trong vòng tù ngục, nhưng khi Thày chết, không còn ai cai quản nhà tù nữa, Trùng sẽ thoát ra gây ảnh hưởng rất nặng đến Gia đình Thày và Thân chủ.

Trấn trùng:

Một số phương pháp khác là: sử dụng các bài thuốc trấn trùng với các vị thần sa, chu sa, sương luật, địa liền... cho vào túi rồi yểm trong quan tài. Hoặc có thể dùng các bộ linh phù bằng cách dùng linh phù để gối đầu người đã khuất, dán lên giữa ngực, rốn hoặc lót dưới quan tài... cũng có thể dùng bài thuốc kết hợp giữa sớ, phù bắc tông và kỳ nam để xông vào mộ và người sống để cầu siêu, giải thoát cho trùng, biến từ âm binh thành thiên binh. Một số người còn cho rằng có thể áp dụng phương pháp làm huyệt giả, đổ tỏi vào huyệt khi lấp đất hay dùng thần chú, bát quái trận đồ trấn âm trạch để hóa giải.

Đối Với Việc Trị Thần Trùng Chỉ Có Cửa Phật Và Quyền Uy Trừ Tà Sát Quỷ Của Nhà Trần

Cách đây gần 1000 năm [Thời Lý ] đã có những trung tâm trấn trùng nổi tiếng là Chùa Hàm Long ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ – Tỉnh Bắc Ninh. Chùa này còn lưu giữ bộ ván khắc Bùa Trấn trùng đầy đủ nhất. Sau này, chùa Liên Phái tại Hà Nội cũng có được bộ ván khắc này. Đệ nhất giữ vong hiện nay là Chùa Hàm Long, từ trong Nam ngoài Bắc trùng tang đều đem về đó gửi. Hàng ngày vào buổi sáng các nhà sư tụng kinh niệm phật cúng vong rất cẩn thận. Tụng kinh là để cho vong linh tu tập và tại đây thì chùa có nấu đồ cho vong linh ăn.

Khi gửi vào chùa rồi, bạn có thể yên tâm ăn ngủ nếu thực hiện đúng các điều sau:

  • 1- Sau khi gửi lên chùa, ở nhà không được lập bàn thờ cúng bái người đã chết nữa kể cả ngày giỗ tết, vì có hương là có hồn, chỉ cần bạn đốt hương và đọc tên người chết thì đó coi như chìa khoá mở ngục cho vong thoát ra ngoài.
  • 2- Khi đưa vong lên chùa phải nhờ người không phải là họ hàng, nếu nhờ được bạn bè là tốt nhất, còn nếu không cũng phải nhờ người bên họ ngoại. Vì vong chết trùng thường rất khôn ngoan, nếu thấy người quen đưa đi thì thường nó sẽ đi theo về hoặc tệ hơn là nó đã biết trước và không đi theo. Thế nên không nên bàn chuyện đưa tiễn vong lên chùa ở nhà người chết hoặc để cho vong biết chuyện mình sẽ làm.
  • 3- Sau khi nên mộ tròn tức là người chết đã về với tổ tiên, mới được thờ cúng lại bình thường.
  • 4. Ở chùa Hàm Long có các lá bùa để gia đình đeo vào trong khoảng 3 năm để tránh tai hoạ, một mặt là chữ nho một mặt là phật bà.

Hoặc để tránh trùng tang, ngay từ khi có người chết, ngoài việc xem thân nhân chết có “phạm giờ” không, ta nhờ thầy hay tự tính, tự xem giờ “Nhập mộ”, phòng “Trùng tang” nhằm trấn trùng, hóa giải.

Dân gian thì có một số cách hoá giải trùng tang như sau:

Tìm 1 bộ bài Tổ tôm cũ [tức là đã chơi cũ rồi] bỏ mấy con Bát sách đi, số còn lại lấy rải đều ở 4 góc quan tài trong lúc đang liệm.

  • Dùng bộ bài Chắn gồm 120 quân bỏ 20 quân Yêu đi, tức là bỏ bộ Nhất và bộ Nhị, chứ không bỏ Bát sách. Kèm theo là 1 cuốn lịch Tàu hoặc bộ sách Trương Thiên Sư, và bộ Bùa trùng tang.
  • Sau khi tính ra người mất bị phạm trùng tang thì những người thuộc tam hợp chi cùng với chi trùng tang phải tránh mặt lúc liệm xác. VD: trùng tang tại Tị, vậy tam hợp của Tị là Dậu và Sửu bị phạm. Những người thuộc tam hợp tuổi với người mất bị trùng tang phải tránh . VD: người mất tuổi Hợi thì tam hợp Mão Mùi bị phạm. Ngoài tránh mặt lúc "liệm" thì còn cần phải tránh cả lúc "nhập quan", "đóng cá" và đặc biệt là cả tránh lúc "hạ huyệt, lấp đất".

Trước khi liệm: Dùng 6 lá Linh phù Lục tự Đại minh có kích thước 31 x 10.5 cm viết theo chiều dọc từ trên xuống dán vào thành trong của quan tài tại đầu, chân, hai bên vai, hai bên hông. Những Linh phù này có tác dụng trấn tà khí của Linh hồn.

Khi chôn: Vong Nam 7, Vong Nữ 9 quả trứng vịt đã luộc chín, để trên nắp quan tài trên vùng bụng, dùng một cái niêu đất úp lên trứng, sau đó lấp đất. Cách này dùng để thu nốt những Tà khì còn sót lại. Lưu ý Linh phù được viết trên giấy vàng chữ đỏ.

Sau khi chôn người ta lại dùng 108 cọc tre đực dóng trên mộ, 36 cọc tre hoá đóng ở nhà. Trên mộ cột thêm 1 con quạ hoặc gà mái đen.

Một số người còn cho rằng có thể áp dụng phương pháp làm huyệt giả, đổ tỏi vào huyệt khi lấp đất hay dùng thần chú, Bát quái trận đồ trấn âm trạch để hoá giải…

Trùng nặng thì người ta dùng con cóc màu vàng đang chửa để luyện thành thần tướng hộ vong.

Trường hợp nặng hơn thì người ta dùng bộ gạo nếp nặn thành 12 ông thần trùng, sau khi làm phép thì dùng dao chặt đầu rồi nặn thành 1 hình nhân, dùng quan tài bằng lúc lác tẩm liệm rồi dùng 1 quả trứng vịt cắm 13 cây kim, đoạn dùng bè chuối; chọn giờ thiên giải thì thả xuôi ra sông. 

********************************************

Tuy nhiên: Không biết hiệu quả đến đâu nhưng những cách như dùng bùa chú, thuốc trấn trùng để chôn theo người đã mất, dùng cọc tre đóng lên mộ, đổ tỏi vào huyệt.... Tamlinh.org nghĩ rằng con cháu không nên làm. Có thầy bà nào chỉ làm cũng không nên cứ thế làm theo chỉ vì sợ chết, cách này là quá ác với người đã khuất

Phương pháp hiệu quả nhất là tụng kinh hồi hướng cho vong siêu thoát, sau đó hồi hướng công đức cho họ. Phương pháp này dùng những năng lực của Phật pháp, siêu độ cho Trùng rất tốt, khiến cho Trùng sớm siêu thăng tịnh độ, không còn làm ác được. Và đã gọi là thần trùng thì sẽ có quyền phép, vì thần trùng là binh lính của Diêm Vương. Được giao lệnh để đi bắt, vậy nên không được xem thần trùng như các vong linh bình thường khác.

Trốn được kiếp này, kiếp sau phải trả 

Thật ra là có cách phòng ngừa và hoá giải trùng tang nhưng cao lắm cũng chỉ trốn được kiếp này, kiếp sau vẫn phải trả thôi ....  Vì thật ra trùng tang là hiện tượng hiếm chứ không phải hay gặp nó phải hội đủ điều kiện Cộng nghiệp như phần đầu Tamlinh.org đã nói.

Do đó, việc người người nhà nhà đi tính ra năm tuổi chết trùng tang, rồi lo sợ đi cúng Trùng Tang cũng không thể giải quyết hết gốc rễ vấn đề. Mặc dù chết vào ngày xấu giờ xấu dẫn đến trùng tang cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết chết trùng. Tuy nhiên, tất cả đều đã được sắp đặt trước, cứ thế mà diễn ra thôi. Người chết vào ngày giờ xấu sẽ rơi vào nhà có gieo nghiệp trước để lại. Và người bị dính trùng tang cũng là họ phải trả nghiệp cho chính họ ở kiếp trước nữa.

Trùng tang chỉ tự ngừng khi đã giết hết đám người Cộng nghiệp đó, và nhiều khi còn tính thêm cả lãi. Thế mới có trường hợp vô tình ông thầy cúng cúng ngay người cuối cùng thì trùng tang cũng tự ngưng. Từ đó sinh ra các vụ mê tín cúng bái linh đình mà họ không biết rằng, đó là cái nghiệp sát mà người thân của họ phải trả, trốn kiếp này kiếp khác cũng sẽ bị thôi. Điều này ai "có khả năng và đạo hạnh" thật sự cũng sẽ thấy và hiểu rõ.

Ông thầy nào vỗ ngực cắt được trùng, thì cũng đừng vội mừng... Một là người ta đã thu nợ xong nên không bắt người nữa, hai là ông thầy đó có âm binh khá mạnh. Người ta tạm lui chờ cho ông thầy suy vi rồi bắt tiếp và dĩ nhiên sẽ tìm lại "nợ cũ" bắt không trượt người nào. Bởi thế nghiệp làm thầy phù thủy pháp sư hay để lại di họa cho đời sau, còn bản thân thầy hay chết 1 cách kỳ cục. Cho nên nhân quả không trừ một ai. 

Từ đó rút ra bài học, khi bàn tính cái gì hại người có tổ chức, nhất là giết người thì nên suy nghĩ cho kỹ, phước mình lớn cỡ nào thì lúc chết cũng là lúc nguy hiểm nhất nếu không chịu tu hành sám hối lúc còn sống ...

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo

Thờ cúng gia tiên

Thờ cúng

Truyện ma

Tâm linh

Kiêng kỵ

Trùng tang

Phúc đức

Tích đức

Duyên nghiệp

Nghiệp

Hẻm truyện ma

Ma

Trùng tang liên táng

Thần trùng

Video liên quan

Chủ Đề