Nội dung ôn thi tuyển sinh 10 môn văn năm 2024

Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đưa ra những lưu ý trong ôn tập, rèn luyện với môn Văn cho thí sinh dự thi vào lớp 10 công lập 2024.

Ngày 14/12, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho biết đề thi Văn vào lớp 10 công lập năm 2024 có cấu trúc tương tự các năm trước. Thí sinh làm bài thi Văn trong thời gian 120 phút, với ba phần: Đọc hiểu [3 điểm], Nghị luận xã hội [3 điểm] và Nghị luận văn học [4 điểm].

Theo Sở, nội dung đề thi lớp 10 nằm trong chương trình THCS, chủ yếu ở lớp 9. Đề thi không chỉ dừng ở việc kiểm tra kiến thức môn học của học sinh mà chú trọng kiểm tra năng lực vận dụng, đọc hiểu, tư duy logic. Sở chủ trương tăng cường các câu hỏi vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tế.

Với phần Đọc hiểu, các câu hỏi được tổ chức từ dễ đến khó, từ mức độ nhận biết, thông hiểu đến phân tích, suy luận và đánh giá, vận dụng. Trong các câu hỏi đọc hiểu có 1 câu hỏi về tiếng Việt.

Sở lưu ý thí sinh có thể lựa chọn các văn bản [báo chí, các bài bình luận, sách khoa học] có nội phù hợp với lứa tuổi, gắn với tình hình thời sự để luyện tập kỹ năng đọc hiểu như phát hiện, nhận diện, giải mã từ ngữ, chi tiết, hình ảnh; tập tóm tắt văn bản, kết nối với thực tế cuộc sống, đưa ra quan điểm cá nhân về vấn đề đặt ra trong văn bản; sáng tạo cách thể hiện khác, đề xuất giải pháp, đặt nhan đề mới.

Khi trả lời các câu hỏi đọc hiểu, thí sinh cần đọc toàn bộ văn bản để nắm nội dung, trả lời ngắn gọn, rõ ràng theo đúng yêu cầu của đề. Các em không nên lan man, dài dòng không cần thiết.

Thí sinh xem lại nội dung ôn tập môn Văn trước giờ thi vào lớp 10 tại TP HCM, hồi đầu tháng 6. Ảnh: Quỳnh Trần

Phần thứ hai của đề thi là Nghị luận xã hội, thường yêu cầu thí sinh viết bài nghị luận dài khoảng 500 chữ. Bài làm phải đảm bảo cấu trúc, có đủ mở, thân, kết bài.

Để làm tốt bài nghị luận xã hội, thí sinh cần tập phân tích, xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Các thao tác lập luận giải thích, chứng minh, bình luận phải được rèn luyện nhuần nhuyễn.

Sở lưu ý, thí sinh cần tránh thiếu thao tác lập luận [ví dụ thiếu giải thích về vấn đề bàn luận]; dẫn chứng chưa sát với vấn đề, thiếu phân tích dẫn chứng để làm rõ vấn đề hoặc chưa rút ra được bài học cho bản thân thông qua việc bàn luận về vấn đề; các ý bàn luận chưa phong phú, chưa sâu sắc.

Phần cuối của đề Văn thi lớp 10 là Nghị luận văn học, thí sinh được một trong hai đề để làm bài. Đề đầu tiên yêu cầu thí sinh tự chọn một tác phẩm [hoặc đoạn trích] theo yêu cầu, cảm nhận tác phẩm ấy và chỉ ra ảnh hưởng, tác động của tác phẩm đối với bản thân mình hoặc liên hệ đến tác phẩm khác, liên hệ thực tế cuộc sống để rút ra một vấn đề văn học hoặc cuộc sống.

Đề thứ hai đặt ra một tình huống cụ thể và yêu cầu thí sinh sử dụng kiến thức, trải nghiệm trong quá trình đọc để giải quyết tình huống ấy.

Để làm tốt phần nghị luận văn học, thí sinh cần nắm vững kỹ năng viết dạng bài này; rèn luyện kỹ năng phân tích, cảm nhận tác phẩm văn học theo thể loại thơ, truyện; đọc thêm các tác phẩm ngoài cùng thể loại và chủ đề với sách giáo khoa. Thí sinh dùng kiến thức và trải nghiệm đọc tác phẩm để giải quyết một tình huống cụ thể.

Ở phần này, lỗi thí sinh thường gặp phải là diễn xuôi lại tác phẩm; bài làm thiếu cảm xúc do ít đọc, ít suy tư; không hiểu rõ yêu cầu của đề, viết lại các nội dung đã học một cách máy móc.

Kỳ thi vào lớp 10 công lập năm 2024 dự kiến được tổ chức vào đầu tháng 6, với ba môn thi bắt buộc. Trong đó, Toán và Ngữ văn có thời gian làm bài 120 phút, Ngoại ngữ là 90 phút. Thí sinh dự thi vào lớp 10 chuyên, tích hợp sẽ dự thi thêm môn chuyên, tích hợp với thời gian là 150 phút.

Năm nay, TP HCM cũng dừng tuyển sinh lớp 10 không chuyên theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Một số bài viết lan man, dài dòng do học sinh cố gắng viết cho "mượt", dẫn đến nhiều câu văn bay bổng nhưng sáo rỗng, không cần thiết.

Nguyên nhân thứ hai là do tốc độ viết của học sinh còn chậm. Sở dĩ như vậy bởi các bạn không có sự rèn luyện thói quen viết thường xuyên, tư duy khi đọc đề, xử lý đề, tìm ý và lập dàn ý chưa được nhanh nhạy, còn phụ thuộc vào nội dung thuộc lòng mà không thực sự hiểu để linh hoạt vận dụng.

Nhận ra được hai nguyên nhân trên, chúng ta sẽ có những biện pháp hiệu quả để cải thiện tốc độ viết cũng như chất lượng bài viết trong bài thi tuyển sinh.

Chú ý vào trọng tâm đề bài và đặc điểm kiểu bài để viết thật ngắn gọn

Về bản chất, hai câu làm văn trong đề thi tuyển sinh lớp 10 là hai câu hỏi, hai nhiệm vụ mà thông qua việc giải quyết chúng, học sinh bộc lộ được kiến thức, kỹ năng văn học của mình.

Vì vậy, để đạt kết quả tốt, điều cốt yếu học sinh cần xác định đúng nhiệm vụ cần giải quyết và trả lời đúng, đủ, chính xác nhiệm vụ ấy dưới dạng bài văn.

Chẳng hạn, với câu nghị luận xã hội, khi xác định được vấn đề nghị luận, học sinh cần triển khai bài viết đúng theo các thao tác nghị luận và hiểu rõ mục đích của từng thao tác để không viết dư thừa.

Mục đích của đoạn giải thích là làm rõ cách hiểu của những từ ngữ, hình ảnh quan trọng trong đề, từ đó chốt được vấn đề nghị luận cần bàn để định hướng nội dung toàn bài viết.

Như vậy, đoạn giải thích không cần viết bay bổng, dài dòng, mà cần trực tiếp đi vào giải thích các từ ngữ, khái quát được định hướng bài viết, tất cả nội dung này viết trong khoảng từ 3 – 5 câu.

Nhiều bạn học sinh viết lan man ở phần lập luận, đưa dẫn chứng, sa đà vào việc kể dẫn chứng mà quên mất rằng trọng tâm của văn nghị luận là phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm.

Để khắc phục tình trạng này, HS có thể triển khai phần bàn luận – chứng minh theo mô hình sau: nêu luận điểm -> trình bày lý lẽ -> tái hiện dẫn chứng -> phân tích dẫn chứng -> chốt ý.

Tham khảo phần triển khai một lý lẽ - bằng chứng cụ thể cho đề bài bàn về thái độ trân trọng thiên nhiên của con người:

Thông qua ví dụ trên, ta thấy chỉ cần viết 7, 8 câu văn đã có thể triển khai một lý lẽ và một dẫn chứng hoàn chỉnh, chặt chẽ, hấp dẫn.

Những câu văn hay, bay bổng, nhũng từ ngữ đặc sắc, những trích dẫn để làm tăng sức thuyết phục cho bài viết có thể được đưa vào phần phân tích dẫn chứng. Tuy nhiên, cần lưu ý: viết hay là viết đúng và trúng vấn đề, chứ không phải viết dài dòng, trùng lặp.

Câu nghị luận văn học, Đề 1, không cần phân tích tác phẩm chọn để liên hệ. Thông quá việc phân tích sự tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm [tuỳ yêu cầu đề], học sinh đồng thời cũng đã nêu được khái quát những đặc điểm chính của tác phẩm được chọn để liên hệ.

Nhiều bạn học sinh sợ mình viết "chưa mượt" vì vậy đã tốn nhiều thời gian viết những câu văn dài, nhiều hình ảnh chỉ để chuyển ý.

Thật ra, có thể sử dụng những từ ngữ có tính chất chuyển ý như "bên cạnh đó, mặt khác, hơn nữa,…", vừa giúp diễn đạt ngắn gọn vừa đảm bảo sự mạch lạc, liên kết giữa các ý.

Các phép liên kết như phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng, đồng nghĩa, trái nghĩa cũng có thể được sử dụng một cách nhuần nhuyễn để kết nối các ý.

Rèn luyện để tăng tốc độ tư duy và thuần thục kỹ năng viết

Về bản chất, kỹ năng viết là một kỹ năng tư duy, vì vậy muốn tăng tốc độ viết, ta phải tăng tốc độ tư duy [tức là cách ta suy nghĩ để giải quyết đề bài] và tăng sự thuần thục khi tạo lập văn bản [dùng từ, đặt câu, viết đoạn,…].

Để làm được điều đó, các bạn học sinh cần luyện tập viết bài tại nhà có canh thời gian [có thể phân chia: 15 phút cho phần đọc hiểu – 45 phút nghị luận xã hội – 60 phút nghị luận văn học], sau mỗi lần tự viết, sửa và rút kinh nghiệm, ta sẽ dần phát triển kỹ năng viết bài và tăng tốc độ làm bài.

Để viết nhanh hơn và chuẩn xác hơn, học sinh có thể làm theo những gợi ý sau:

Thứ nhất, hình dung các nhiệm vụ cần thực hiện, các ý cần triển khai dưới dạng sơ đồ. Nếu ví bài thi tuyển sinh giống như một cuộc chạy đua với thời gian, thì người nắm được sơ đồ đường đi sẽ về đích sớm nhất. HS có thể tham khảo sơ đồ:

Đề 1 câu nghị luận văn học

Thứ hai, hình dung trong đầu dung lượng và tổng thể các đoạn văn cần triển khai trong bài văn. Chẳng hạn bài nghị luận xã hội sẽ có khoảng 8 đoạn văn [mở bài, 6 đoạn thân bài, kết bài] trong khoảng một trang rưỡi giấy thi [khoảng 500 chữ]. Việc hình dung này giúp học sinh làm chủ được dung lượng bài viết.

Thứ ba, hiểu được tác dụng/ mục đích của từng đoạn văn trong bài viết để từ đó triển khai nội dung tương ứng.

Một mẹo để bài viết được rõ ràng, mạch lạc đó là luôn luôn định trước trong đầu phần kết thúc của từng đoạn, như vậy có thể linh hoạt co duỗi nội dung viết nhưng vẫn đảm bảo ý được triển khai trọn vẹn.

Cần hiểu bản chất của văn nghị luận là đảm bảo các yếu tố luận điểm, lý lẽ, dẫn chứng, chứ không phải là lạm dụng các câu văn bay bổng, hoa mĩ.

Thứ tư, với câu nghị luận văn học nếu đề cho văn bản thơ, có thể khai thác văn bản được trích dẫn trong đề. Thay vì phụ thuộc vào phần ghi nhớ đề cương, có thể thao tác gạch chân các từ ngữ, hình ảnh ngay trên văn bản và viết theo cách hiểu, lời văn của mình.

Cách học này giúp ta chủ động hơn khi viết, tranh tình trạng mơ hồ vì thuộc bài nhưng không hiểu bài, không linh hoạt vận dụng. Tham khảo một ví dụ về cách phân tích dựa trên văn bản thơ như hình dưới:

Ảnh: ThS Trần Lê Duy

Kết luận

Còn khoảng một tuần nữa đến kì thi tuyển sinh, thời gian tuy gấp rút nhưng việc rèn luyện kỹ năng viết sao cho thành thục, tăng tốc độ viết đến giai đoạn này vẫn chưa phải là muộn.

Chủ Đề