Nước ta có bao nhiêu tên tỉnh thành chưa tiếng ăn?

Việt Nam ta có tất cả 63 tỉnh thành cùng 54 dân tộc anh em. Việc phân chia tỉnh thành được pháp luật nước ta quy định rõ ràng trong các điều khoản luật. Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội có quy định danh sách các tỉnh thành Việt Nam cụ thể ngay dưới đây. Đừng đầu mỗi thành phố là hội đồng nhân dân, đây là cơ sở để lập ra bộ máy khác. Để tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này, hãy cùng Vận Tải Thái Hùng tham khảo ngay bài viết.

Mục lục bài viết

    Danh sách các tỉnh thành Việt Nam

    Danh sách các tỉnh thành Việt Nam hiện nay có tổng cộng 63 tỉnh thành được chia thành 3 miền Bắc – Trung – Nam. Mỗi tỉnh thành đều có điểm mạnh riêng, thích hợp để hoạt động các lĩnh vực khác nhau.

    Dân số nước ta hiện nay là hơn 96 triệu người. Trong đó, thành phố đông dân nhất là Hồ Chí Minh với 8.993.082 người; xếp thứ 2 là Hà Nội với dân số 8.053.663 người; Thanh Hóa với tổng dân số là 3.640.128 người; Nghệ An có dân số ;à 3.327.791 người và Đồng Nai với dân số là 3.097.107 người. Tỉnh thành ít dân nhất hiện nay là Bắc Kạn với dân số chỉ 313.095 người, tiếp theo là Lai Châu, Kon Tum.

    Tính theo diện tích tỉnh thành thì Nghệ An hiện là tỉnh thành có diện tích lớn nhất. Tỉnh nhỏ nhất chính là Bắc Ninh. Có tất cả 5 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Đà Nẵng. Các thành phố này hiện đang không ngừng phát triển cả về kinh tế, chính trị, y tế, văn hóa, giáo dục và xã hội.

    Danh sách các tỉnh thành Việt Nam bao gồm tất cả 63 tỉnh do Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội quy định

    >>> Xem ngay: Hướng dẫn hạch toán chi phí vận chuyển và lưu ý cần biết.

    Danh sách các tỉnh thành Việt Nam cụ thể như sau:

    • An Giang
    • Bà Rịa – Vũng Tàu
    • Bắc Giang
    • Bắc Kạn
    • Bạc Liêu
    • Bắc Ninh
    • Bến Tre
    • Bình Định
    • Bình Dương
    • Bình Phước
    • Bình Thuận
    • Cà Mau
    • Cao Bằng
    • Đắk Lắk
    • Đắk Nông
    • Điện Biên
    • Đồng Nai
    • Đồng Tháp
    • Gia Lai
    • Hà Giang
    • Hà Nam
    • Hà Tĩnh
    • Hải Dương
    • Hậu Giang
    • Hòa Bình
    • Hưng Yên
    • Khánh Hòa
    • Kiên Giang
    • Kon Tum
    • Lai Châu
    • Lâm Đồng
    • Lạng Sơn
    • Lào Cai
    • Long An
    • Nam Định
    • Nghệ An
    • Ninh Bình
    • Ninh Thuận
    • Phú Thọ
    • Quảng Bình
    • Quảng Nam
    • Quảng Ngãi
    • Quảng Ninh
    • Quảng Trị
    • Sóc Trăng
    • Sơn La
    • Tây Ninh
    • Thái Bình
    • Thái Nguyên
    • Thanh Hóa
    • Thừa Thiên Huế
    • Tiền Giang
    • Trà Vinh
    • Tuyên Quang
    • Vĩnh Long
    • Vĩnh Phúc
    • Yên Bái
    • Phú Yên
    • Cần Thơ
    • Đà Nẵng
    • Hải Phòng
    • Hà Nội
    • Thành phố Hồ Chí Minh

    Nguồn gốc tên gọi 1 số tỉnh thành ở nước ta

    Với 63 tỉnh thành chắc hẳn bạn khó có thể ghi nhớ được hết tất cả tên gọi. Tuy nhiên, có khi nào bạn thắc mắc tại sao những tỉnh thành này lại được gọi như vậy hay chưa? Vận Tải Thái Hùng chia sẻ cho bạn nguồn gốc tên gọi của các thành phố đặc trưng, bắt nguồn từ những câu chuyện xa xưa. Đừng bỏ lỡ thông tin thú vị này nhé!

    Hà Nội

    Sở dĩ có tên gọi Hà Nội vì thủ đô của nước ta được bao bọc bởi hai con sông lớn là Sông Hồng và Sông Đáy. Hai con sông này bồi đắp phù sa màu mỡ, giúp ích rất nhiều cho việc trồng trọt của bà con nông dân. Đứng trên cây cầu Long Biên lịch sử, bạn dễ dàng chiêm ngưỡng toàn cảnh sông Hồng vô cùng đẹp đẽ.

    Hà Nội nghìn năm văn hến, mang nét đẹp vừa cổ kính vừa hiện đại, là thủ đô của nước Việt Nam ta

    Trong tiếng Hán Việt, Hà Nội có nghĩa là nằm trong sông. Năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng, Hà Nội có tên gọi khác là Thăng Đông. Đây chính là thành Đông Đô xưa được đổi tên. Sở dĩ lựa chọn Hà Nội là thủ đô vì vùng đất này chính là thành Thăng Long xưa. Thế đất Thăng Long rồng cuộn hổ ngồi cực kỳ phong thủy mang đến nguồn linh khí tuyệt vời.

    Hơn nữa, Văn Miếu Quốc Tử Giám, trường học đầu tiên tại Việt Nam và Lăng Bác đều được đặt tại Hà Nội. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên, người ta lại gọi nơi đây là nghìn năm văn hiến. Hà Nội là kết tinh truyền thống văn hóa dân tộc, mang những nét cổ điển từ xa xưa kết hợp với vẻ đẹp của hiện đại tạo nên một nét đẹp rất riêng.

    >>> Xem ngay: Hàng quốc cấm là gì? Danh mục hàng cấm xuất nhập khẩu.

    Hải Phòng

    Hải Phòng được biết đến với tên gọi là Đất Cảng, thành phố Cảng, thành phố Hoa Phượng Đỏ, được thành lập  vào năm 1888. Hải Phòng bắt nguồn từ tên gọi “Hải Tần Phòng Thủ”. Tên gọi này do bà nữ tướng Lê Chân đặt vào thế kể 1.

    Tên gọi này còn được bắt nguồn từ một cơ quan thời Tự Đức là ti sở nha Hải Phòng sứ. Hoặc chính từ tên gọi mà Bùi Viện đã đặt năm 1871 là đồn Hải Phòng. Cho đến nay, thành phố Hải Phòng là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương. Đây là cảng biển lớn nhất miền Bắc, nơi vận chuyển hàng hóa Bắc Nam và xuất nhập khẩu hàng hóa đi nước ngoài.

    Thành phố Hải Phòng với bề dày lịch sử và là hậu phương ủng hộ miền Nam khách chiến chống Mỹ. Sân bay Cát Bi thời đó chính là nơi vận chuyển lương thực chính cho đồng bào Miền Nam. Thêm nữa, đây còn là nơi bắt đầu của của con đường Hồ Chí Minh trên biển vận chuyển vũ khí, đạn dược tiếp viện cho chiến trường miền Nam.

    Hải Phòng là cảng biển lớn của Miền Bắc, đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ

    Thành phố Hồ Chí Minh [Sài Gòn]

    Được mệnh danh là “Hòn Ngọc Viễn Đông” và là trung tâm kinh tế lớn trên cả nước. Ban đầu thành phố Hồ Chí Minh có tên gọi là sài Gòn. Thuyết đúng nhất về tên gọi này là có nguồn gốc từ Brai Nagara. Vào thế kể 18, vùng Gia Định xưa được chia thành 2 địa danh là Rai – gon  thong [Sài Gòn Thượng] và Rai – gon ha [Sài Gòn hạ].

    Nguồn gốc chính của Rai Gon là Brai Nagara hay Prey Nokor. Còn Sài Gòn là từ đồng âm của Rai Gon nên từ đó thành phố này có tên gọi là Sài Gòn. Sài Gòn trước và sau năm 1975 mang sự khác biệt đặc trưng. Trước năm 1975, do Mỹ chiếm đóng và sau năm 1975, khi đã giành độc lập, người dân bắt đầu tham gia phát triển kinh tế.

    Được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông, Sài Gòn là trung tâm kinh tế sầm uất bậc nhất nước ta

    Về sau này, Sài Gòn được theo tên Bác gọi là Thành Phố Hồ Chí Minh. Việc làm này nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc Việt Nam. Tên gọi Hồ Chí Minh là tên chính thức được sử dụng trên các phương tiện truyền thông đại chúng và bất cứ văn bản, giấy tờ của nhà nước, đơn vị vận chuyển. Tuy nhiên, tùy theo cách gọi của mỗi người, bạn có thể sử dụng cả 2 tên là Sài Gòn và Thành Phố Hồ Chí Minh.

    Đà Nẵng

    Được mệnh danh là thành phố đáng số nhất Việt Nam, Đà Nẵng mang đến cho tất cả những du khách ghé qua cảm giác vô cùng tuyệt vời. Thực chất, tên gọi Đà Nẵng bắt nguồn từ tiếng Chăm Cổ Đaknan. Trong đó Đak có nghĩa là nước; nan [nưn], tức Ianung có nghĩa là rộng. Hàm ý của cụm từ này chính là vùng sông nước rộng mênh mông ở cửa sông Hàn.

    Điều này mang đến cho Đà Nẵng tài nguyên du lịch cực lớn. Cầu Sông Hàn cùng toàn cảnh sông Hàn thơ mộng khiến cho bất cứ ai đã từng ngắm nhìn đều nhớ mãi không quên. Hễ cứ nhắc đến Đà Nẵng, người ta thường sẽ nhớ ngay đến sông Hàn.

    Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn cho rằng tên gọi Đà Nẵng xuất phát từ ngôn ngữ Môn – Khmer, Dakdong – Đà dong, nghĩa là sông nguồn.

    Đà Nẵng là thành phố đáng sống, nơi có cầu sông Hàn thơ mộng

    >>> Xem ngay: Vận chuyển xà bần TPHCM nhanh chóng, chất lượng tại Thái Hùng.

    Qua đây, các bạn đã biết danh sách các tỉnh thành Việt Nam và nguồn gốc tên gọi của 1 số tỉnh thành. Mỗi tỉnh thành đều mang nét đặc trưng cùng nền văn hóa rất riêng mang đến cho du khách trải nghiệm hoàn toàn khác nhau. Nếu có cơ hội, bạn hãy đi khám phá tất  cả 63 tỉnh thành trên cả nước.

    Chủ Đề