Nước tiểu có mùi tanh là bị bệnh gì

Nước tiểu là một trong những yếu tố dự báo về sức khoẻ. Nước tiểu thường có màu hơi nhạt và không có mùi quá nồng. Nếu có nước tiểu mùi tanh, nồng thì nguy cơ bạn mắc bệnh thận rất cao.

Bệnh thận

Nước tiểu là một trong những yếu tố dự báo về sức khoẻ. Nước tiểu thường có màu hơi nhạt và không có mùi quá nồng. Nếu có nước tiểu mùi tanh, nồng thì nguy cơ bạn mắc bệnh thận rất cao. Nguyên nhân là do nước tiểu đọng lại trong hệ tiết niệu, sau một thời gian lên men, chúng sẽ làm nước tiểu có mùi tanh hôi.

Ngoài ra, nếu nam giới mắc bệnh thận thì trong nước tiểu thường có bọt. Khi thận không hoạt động đúng cách, có thể dẫn đến sự tích tụ protein trong nước tiểu. Protein này sẽ tạo ra bọt khí khi nó tiếp xúc với nước trong nhà vệ sinh. Trường hợp nam giới bị sỏi thận, ngoài các cơn đau dữ dội thì người bệnh còn gặp tình trạng chảy máu đường tiết niệu, khiến nước tiểu có mùi hôi.

Nhiễm trùng bàng quang và nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng bàng quang và đường tiết niệu là một nguyên nhân phổ biến dẫn tới nước tiểu có mùi hôi. Ngoài ra, nam giới bị nhiễm trùng đường tiểu còn kèm theo cả triệu chứng tiểu són, đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu có cảm giác nóng rát, thậm chí là nước tiểu đục và có máu. Khi cơ thể bị viêm nhiễm, các khuẩn bệnh ở bên ngoài, các bộ phận trong cơ thể rất dễ bị tổn thương, niệu đạo, bàng quang, thận đều bị liên quan ở các mức độ khác nhau. Do đó, khi phát hiện mùi nước tiểu hôi cần đặt nghi vấn mình có phải bị nhiễm trùng đường tiết niệu không và kịp thời tới cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra kịp thời.

Do dùng thuốc hoặc thực phẩm

Một số thuốc cũng có thể dẫn đến hiện tượng nước tiểu đục và hôi. Ngoài ra, nếu nam giới tiêu thụ các thực phẩm như măng tây, bắp cải, hành tây, tỏi, cá hồi, rượu... cũng dẫn tới nước tiểu có mùi. Nguyên nhân là do một số người khó tiêu hóa hoàn toàn các thực phẩm này dẫn tới thải ra các chất chuyển hóa kèm theo mùi. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Anh, khoảng 40% người thấy những thay đổi về mùi nước tiểu sau khi ăn măng tây bởi họ thiếu một loại enzyme phá vỡ các hợp chất trong loại rau này.

Cơ thể mất nước

Cơ thể thiếu nước là một trong những nguyên nhân làm cho nước tiểu nam giới có mùi hôi khó ngửi. Bởi khi cơ thể mất nước, hàm lượng amoniac trong nước tiểu sẽ tăng lên, điều này làm cho nước tiểu hôi nồng. Vì vậy hằng ngày nam giới nên chú ý bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, đặc biệt là vào những ngày mùa đông thời tiết hanh khô cần phải uống nhiều nước, từ 2 đến 2,5 lít/ngày.

Bị đái tháo đường

Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể gặp phải tình trạng nước tiểu có mùi. Bình thường những người bị đái tháo đường do insulin trong cơ thể bài tiết không đủ làm cho mức đường huyết tăng cao, mức đường huyết trong máu của người bị đái tháo đường cao sẽ làm cho đường glucose tràn vào trong nước tiểu và khiến nước tiểu có mùi khó ngửi. Ngoài nước tiểu có mùi thì bệnh nhân tiểu đường cũng có hiện tượng tăng tần suất đi tiểu.

Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nam giới nếu mắc phải một số loại bệnh lây lan qua đường tình dục như bệnh lậu do Trichomoniasis hay Chlamydia thường xuyên gây viêm nhiễm niệu đạo. Bất kỳ thứ gì gây viêm nhiễm hoặc kích ứng đều có thể do vi khuẩn gây ra, kèm theo đó là các triệu chứng như chảy máu, chảy mủ và làm thay đổi mùi của nước tiểu. Nước tiểu hôi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như trên, do vậy nếu phát hiện nước tiểu của mình có mùi khó chịu thì nam giới nên tới bác sĩ để được tìm nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.

Nhưng có những trường hợp “nước tiểu nặng mùi” có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tiểu đường không kiểm soát được và gan nhiễm mỡ, theo tờ Express [Anh].

Nước tiểu có mùi thường không phải là dấu hiệu của bệnh và sẽ hết theo thời gian. Tiêu thụ măng tây và một số loại vitamin có thể làm thay đổi mùi nước tiểu.

Thông thường, đối với người có sức khỏe tốt và uống đủ nước thì nước tiểu sẽ không có mùi nồng

Shutterstock

Nước tiểu cũng có thể có mùi nặng hơn vào buổi sáng hoặc khi bị mất nước.

Bác sĩ tiết niệu Amy Krambeck từ Phòng khám Mayo Clinic [Mỹ] giải thích trên trang web của Mayo Clinic: Nước tiểu có mùi nặng hơn vào buổi sáng là bình thường. Sau một đêm ngủ dậy, nước tiểu cô đặc hơn và có mùi.

Nhưng ngoài những trường hợp này, nước tiểu có mùi có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe ở mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Đầu tiên, nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh nhiễm khuẩn.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Bác sĩ Krambeck giải thích: Nước tiểu nặng mùi có thể là do nhiễm trùng đường tiết niệu.

Có thể đi kèm với một số triệu chứng khác bao gồm nước tiểu đục hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu, hoặc cảm giác rất “mắc” tiểu.

Nhưng bác sĩ Krambeck giải thích rằng cũng có thể triệu chứng duy nhất là nước tiểu nặng mùi.

Cô Krambeck nói: Nhiễm trùng đường tiết niệu cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng thận và tổn thương thận.

Viêm tuyến tiền liệt

Ở nam giới, nước tiểu nặng mùi có thể là do viêm tuyến tiền liệt.

Giống như nhiễm trùng bàng quang, nó cũng có thể gây ra mùi trứng thối trong nước tiểu.

Các triệu chứng khác của viêm tuyến tiền liệt bao gồm đau xung quanh vùng kín, có thể đau khi đi tiểu hoặc sau khi xuất tinh.

Bệnh tiểu đường không kiểm soát

Ở người bệnh tiểu đường nặng ngoài tầm kiểm soát, nước tiểu sẽ có mùi rất mạnh và ngọt

Shutterstock

Bệnh tiểu đường nặng ngoài tầm kiểm soát có thể làm thay đổi mùi nước tiểu. Nước tiểu sẽ có mùi rất mạnh và ngọt, theo Express.

Bác sĩ Krambeck giải thích rằng mùi của nước tiểu có thể do sự hiện diện của đường và xeton trong nước tiểu.

Đó là bởi vì cơ thể bạn đang cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa qua nước tiểu. Đối với một số người, đây là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường.

Bệnh gan

Trang web của Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ MedlinePlus giải thích các vấn đề về gan cũng có thể khiến “nước tiểu có mùi mốc”, theo Express.

Mùi này là do sự tích tụ chất độc trong nước tiểu, do gan không phân hủy chúng đúng cách.

Bệnh gan nhiễm mỡ theo thời gian, có thể khiến gan không hoạt động bình thường. Một trong những vai trò của nó là loại bỏ các chất độc như amoniac ra khỏi cơ thể.

Hậu quả là chất này, thường được mô tả là có “mùi rất khai”, có thể tích tụ trong nước tiểu, theo Express.

Chủ Đề