Nứt kẽ hậu môn là gì

Nứt kẽ hậu môn là một bệnh lý ở bộ phận tiêu hóa khá phổ biến. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa hiểu và còn nhầm lẫn về bệnh này với trĩ, bài viết dưới đây sẽ thông tin rõ ràng về nguyên nhân, triệu chứng cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả của bệnh nứt kẽ hậu môn

1. Bệnh lý nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xuất hiện vết rách ở niêm mạc hậu môn, gây đau rát và chảy máu sau khi đi đại tiện, xảy ra ở hệ tiêu hóa, đa số do người bệnh cố rặn phân cứng.

Tuổi trung niên có nguy cơ cao mắc bệnh nứt kẽ hậu môn do tình trạng lão hóa, tuy nhiên bệnh cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác.

Nứt kẽ hậu môn là bệnh tiêu hóa phổ biến hiện nay.

2. Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý phổ biến và có nhiều nguyên nhân tạo thành, điển hình như:

  • Viêm nhiễm tại vùng trực tràng – hậu môn: các vi khuẩn sản sinh gây viêm nhiễm ở khu vực này làm giảm sức bền tổ chức, khiến niêm mạc hậu môn trở nên yếu và dễ xuất hiện vết nứt cùng ổ loét khi có sự căng giãn, nhất là khi phân cứng đi qua.
  • Chấn thương: chấn thương vùng hậu môn có thể đến do tai nạn, do bê vác các vật nặng gây áp lực xuống hậu môn trực tràng…
  • Viêm xơ cơ thắt trong hậu môn: khiến cơ thắt hậu môn bị phì đại, co thắt rất mạnh và tăng trương lực, lâu dần gây nứt kẽ hậu môn.
  • Tiêu chảy, táo bón kéo dài khiến niêm mạc hậu môn trở nên mỏng và dễ tổn thương

Ngoài ra nứt kẽ hậu môn cũng thể đến từ những bệnh lý như: HIV, lao hậu môn – trực tràng, giang mai, bệnh Crohn, viêm đại tràng, ung thư hậu môn – trực tràng…

3. Triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn

Bệnh nứt kẽ hậu môn thường gây ra các triệu chứng như sau:

  • Đau hậu môn dữ dội, tình trạng đau rát có thể kéo dài hàng giờ
  • Cảm giác nóng rát vùng hậu môn trong và sau khi đại tiện:
  • Cơn đau thường tăng cấp theo giai đoạn: Đau khi bắt đầu đại tiện, hết đau sau vài phút nhưng sau đó tăng lên dữ dội rồi lại đột ngột hết đau.
  • Đi đại tiện có thể thấy ra máu dính trên giấy vệ sinh.
  • Hậu môn ngứa ngày khó chịu
  • Xuất hiện vết rách, vị trí nằm trên da quanh hậu môn.
  • Thường ở gần vết nứt sẽ có da thừa và nhú hậu môn phì đại 

Đây tuy là bệnh phổ biến nhưng nếu để lâu không chữa trị có thể gây ra các biến chứng như:

  • Vết nứt lan vào cơ vòng hậu môn rất khó lành, tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu môn, nứt kẽ hậu môn để lâu thành mạn tính có thể gây thiếu máu và đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng như áp xe hậu môn, viêm nhiễm hậu môn…
  • Khiến cơ thể suy nhược: Bệnh lý không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà với cơn đau đớn, khó chịu liên tục như vậy mà còn ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý người bệnh, mệt mỏi về thể chất, mặc cảm trong tinh thần sẽ dẫn tới cơ thể suy nhược, không điều trị dứt điểm thì không thể phục hồi

4. Điều trị nứt kẽ hậu môn

4.1. Sử dụng thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn

Điều trị bằng thuốc khi bệnh ở giai đoạn nhẹ

Ở giai đoạn đầu của nứt kẽ hậu môn, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc chuyên dụng có tác dụng làm mềm phân, thuốc làm giãn cơ thắt đi kèm với thuốc bôi giúp giảm khó chịu từ vết nứt…

Ngoài ra để điều trị dứt điểm bệnh lý người bệnh cũng cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học để đẩy lui bệnh lý một cách toàn diện, tránh tái phát.

Lưu ý: Các thông tin điều trị đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể. Đặc biệt người bệnh tuyệt đối không tự ý lên mạng gõ triệu chứng và mua thuốc về sử dụng mà không có sự theo dõi của bác sĩ, không áp dụng các bài thuốc dân gian chưa qua kiểm chứng của khoa học. 

4.2. Phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn

Phẫu thuật được áp dụng trong trường hợp nứt kẽ hậu môn đã trở nên nặng hoặc điều trị nội khoa không còn tác dụng. 

Những phương pháp phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn thường được áp dụng hiện nay bao gồm: 

  • Nong hậu môn [áp dụng với vết nứt mới], bên cạnh tác dụng điều trị nứt kẽ còn có tác dụng ngăn ngừa lỗ hậu môn có thể  bị chít hẹp
  • Cắt bỏ vết nứt hoặc mở cơ thắt trong bằng phẫu thuật hay hóa chất [trong trường hợp vết nứt cũ], với phương pháp này, bác sĩ sẽ tạo ở cơ vòng hậu môn một vết rạch nhằm làm giảm sức căng và giảm áp lực lên vết rách hậu môn từ đó áp dụng các phương pháp chuyên môn để sửa chữa lại các vết rách

Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt để của bệnh lý này.

5. Phòng ngừa bệnh nứt kẽ hậu môn

  • Tạo lập thói quen đi đại tiện theo giờ giấc, không nhịn vì có thể dẫn tới táo bón mạn tính.
  • Người bị táo bón không nên dùng sức để rặn vì rất dễ gây nứt kẽ, trong trường hợp khó đi nên thụt tháo phân bằng nước muối.
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đại tiện để tránh môi trường có thể tạo vi khuẩn gây viêm nhiễm, có thể vệ sinh bằng nước sau đó lau khô bằng giấy/ vải sạch
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh, cụ thể:
  • Ăn nhiều các chất xơ và khoáng chất đặc biệt là các loại rau xanh, củ cải, khoai lang,…
  • Uống đủ 2 lít nước/ ngày [nước lọc, nước ép quả, nước ép rau củ,…] để kích thích nhu động ruột, tốt cho hệ tiêu hóa, thuận lợi hơn khi đại tiện
  • Thường xuyên thăm khám hệ tiêu hóa, đặc biệt là khi nhận thấy những bất thường như đau rát, khó chịu vùng hậu môn
  • Tránh xa các loại đồ ăn đồ uống chứa còn và các chất kích thích
  • Tập thể dục thường xuyên, xây dựng một lối sống khoa học, lành mạnh

Trên đây là chi tiết về bệnh lý nứt kẽ hậu môn, hy vọng bài viết đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn trong việc phát hiện sớm, điều trị đúng cách căn bệnh khó chịu này. 

Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng xuất hiện những vết rách ở niêm mạc hậu môn. Vết rách gây nên sự đau đớn và chảy máu. Người bệnh bị ám ảnh thậm chí không dám đi vệ sinh. Để điều trị dứt điểm tình trạng này, cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Từ đó lựa chọn được giải pháp điều trị phù hợp.

1. Nứt kẽ hậu môn nguyên nhân do đâu?

Nứt kẽ hậu môn thường xảy ra ở độ tuổi trung niên do lão hóa. Tuy nhiên, bệnh cũng gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau do các nguyên nhân sau:

– Ăn uống không khoa học: Nếu bạn thường xuyên ăn đồ ăn liền, đồ cay nóng và các thực phẩm không tốt cho  sức khỏe sẽ dẫn đến táo bón. Táo bón dài ngày dẫn đến nứt kẽ hậu môn. Do đó, cần lưu ý bổ sung nhiều nước và rau xanh. Không nên lười ăn rau, tốt nhất nên lên thực đơn nấu nướng hằng ngày. Không ăn vô tội vạ và cần ăn đúng giờ, đúng bữa.

– Bị táo bón: Táo bón là yếu tố hàng đầu gây nứt kẽ ở lớp niêm mạc hậu môn. Quá trình rặn để đẩy phân khiến người bệnh đau đớn. Khi táo bón liên tục sẽ dẫn đến tổn thương lớp niêm mạc.

– Bị nhiễm bệnh Crohn: Đây là một căn bệnh viêm nhiễm đường ruột. Khi mắc bệnh này, người bệnh bị viêm loét đường tiêu hóa, bị tiêu chảy, mất sức trầm trọng. Tiêu chảy kéo dài cũng khiến hậu môn quá tải, viêm nhiễm xảy ra tạo nên tổn thương.

– Quan hệ tình dục không an toàn: Hiện tượng này xảy ra khi hậu môn bị tác động quá mức dẫn đến viêm loét, đau đớn. Những tổn thương sẽ gây nên vết nứt ở lớp niêm mạc và rất khó lành.

– Điều trị các bệnh lý hậu môn không hiệu quả: Trong quá trình thực hiện điều trị các bệnh như trĩ… nếu phẫu thuật không đúng cách sẽ khiến hậu môn bị tổn thương. Từ đó, những vết nứt có thể xuất hiện.

Ngoài ra, đối với những người hay ngồi nhiều, vác nặng thường xuyên… cũng có nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn lớn.

Nứt kẽ hậu môn thường là do táo bón lâu ngày

2. Điều trị nứt kẽ hậu môn

Từ các nguyên nhân và tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ có chỉ định để điều trị bệnh hiệu quả. Điều trị cần chấm dứt hiện tượng nứt kẽ, làm lành niêm mạc đồng thời chặn đứng từ nguyên nhân tái phát. Bệnh chia làm 2 giai đoạn điều trị như sau:

2.1. Điều trị nứt kẽ hậu môn tình trạng nhẹ

Giai đoạn vết nứt chưa quá nhiều và tổn thương chưa quá nặng, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc. Tùy triệu chứng mà có loại thuốc phù hợp như:

-Thuốc làm mềm phân

– Thuốc giãn cơ trơn

– Thuốc bôi làm lành vết nứt

– Thuốc kháng sinh…

Điều trị nội khoa cần chú ý đến chế độ ăn uống và chăm sóc hằng ngày để có hiệu quả. Ngoài dinh dưỡng hợp lý, có lợi tiêu hóa, cần chăm sóc vệ sinh hợp lý. Có thể kết hợp ngâm hậu môn bằng nước ấm để làm dịu cơn đau.

Thuốc điều trị cần có đơn của bác sĩ chuyên khoa. Khi dùng sai thuốc, vùng hậu môn có thể bị nứt nặng hơn. Từ đó, rất khó điều trị và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Mỗi người bệnh tùy tình trạng và nguyên nhân sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc khác nhau.

Nứt kẽ hậu môn được điều trị bằng thuốc trong giai đoạn nhẹ

2.2. Trường hợp bệnh tổn thương nặng

Khi xác định điều trị thuốc không có tác dụng, bệnh nhân đau đớn khó chịu vùng hậu môn không thể sinh hoạt bình thường được thì cần can thiệp phẫu thuật.

Phẫu thuật có thể là:

– Dùng phương pháp nong hậu môn trong trường hợp các vết nứt còn mới. Nong hậu môn sẽ chấm dứt nứt kẽ đồng thời ngăn ngừa hiện tượng chít hẹp hậu môn.

– Loại bỏ hẳn vết nứt bằng phương pháp cắt hoặc mở cơ thắt khi có nhiều vết nứt cũ. Phương pháp này tạo 1 vết rạch ở cơ vòng hậu môn. Mục đích là giảm áp lực lên vết rách để không gây biến chứng khi sửa chữa vết nứt.

2.3. Chế độ ăn uống và sinh hoạt trong và sau điều trị bệnh

Chế độ ăn và sinh hoạt là phương pháp kết hợp trong điều trị bệnh. Vì chỉ khi có dinh dưỡng hợp lý và tiêu hóa khỏe mạnh thì vùng hậu môn mới khỏe được. Người bệnh cần:

– Nên đi vệ sinh theo giờ, vì bất cứ lý do gì cũng không nên nhịn. Thói quen nhịn đại tiện có thể dẫn đến táo bón.

– Khi bị táo bón lặp lại không nên dùng quá sức rặn. Hãy nhờ đến các loại thuốc hoặc thụt tháo phân.

– Vùng hậu môn cần được vệ sinh sạch sẽ kết hợp ngâm nước ấm sạch. Hạn chế quan hệ tình dục không an toàn.

– Các thực phẩm có lợi cho tiêu hóa cần bổ sung đầy đủ trong thực đơn hằng ngày.

– Kiêng đồ cay nóng hay thực phẩm ăn nhanh, ăn liền không tốt cho dạ dày

– Nước là thành phần cần bổ sung đầy đủ hằng ngày. Ít nhất phải uống đủ 2 lít mỗi ngày. Có thể bổ sung bằng các loại nước ép hoa quả tự nhiên khác.

– Sau khi điều trị vẫn nên thăm khám định kỳ để xác định vùng hậu môn không còn vết nứt. Nếu có dấu hiệu bất thường cũng cần thăm khám ngay.

– Vận động hằng ngày bằng các bài tập thể thao lành mạnh

– Nghỉ ngơi đúng giờ, tránh căng thẳng hay mệt mỏi

Lối sống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa bệnh nứt kẽ hậu môn tái phát

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và cần chặn đứng từ gốc thì mới mong ngăn chặn được sự tái phát bệnh. Hãy tuân thủ chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa, bệnh sẽ được đẩy lui hiệu quả. Nứt kẽ hậu môn có thể điều trị hiệu quả hay không hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.

Video liên quan

Chủ Đề