Ổ cứng máy tính bao nhiêu GB là đủ?

Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin về ổ SSD để bạn có thể hiểu thêm và lựa chọn mức dung lượng phù hợp cho mình nhé.

TÓM TẮT NỘI DUNG

Ổ SSD là gì? SSD có gì khác nhau so với ổ HDD?

Ổ SSD LÀ GÌ? CÓ GÌ KHÁC NHAU SO VỚI Ổ HDD?

Nếu không biết quá nhiều về công nghệ, ít ai biết ổ SSD là gì, có công dụng gì và khác biệt thế nào so với ổ HDD.

SSD ,viết tắt của Solid-State Drive, là ổ đĩa thể rắn. Dữ liệu lưu trên ổ SSD sẽ nằm trên các con chip flash liên kết với nhau và được lưi giữ ngay cả khi ổ không được cung cấp điện.

HDD viết tắt của Hard Disk Drive, là ổ cứng chạy bằng cơ. Dữ liệu lưu trên HDD nằm trên các phiến đĩa gọi là platter. Khi ta tìm kiếm dữ liệu, đầu từ của ổ sẽ quét trên các phiến đĩa để tìm ra dữ liệu cần thiết.

Thường thì tốc độ sẽ rất nhanh khi dữ liệu lưu không nhiều, chỉ mất vài giây, nhưng khi chúng ta lưu trữ quá nhiều dữ liệu trên ổ HDD, tốc độ truy quét sẽ bị chậm đi rất nhiều. Mặc dù được nâng cấp về dung lượng nhưng tốc độ xử lý của ổ HDD thì không được cải tiến nhiều.

Trong khi đó, vì được cấu tạo thành dạng nhiều con chip liên kết với nhau, dữ liệu tập trung trên chip nên tốc độ truy xuất dữ liệu của ổ SSD nhanh hơn gấp nhiều lần so với HDD, đây chính là lý do vì sao nên nâng cấp ổ SSD.

Ưu điểm của ổ SSD là gì?

ƯU ĐIỂM CỦA Ổ SSD LÀ GÌ?

Hiệu suất và thông dụng: SSD có hiệu suất ổn định hơn SSD rất nhiều, bên cạnh đó còn có tính năng chống sốc hơn hẳn HDD.

Tốc độ: Không thể so sánh về tốc độ bởi đây chính là ưu điểm chính của ổ SSD. Trong khi ổ SSD chỉ mât vài giây để khởi động máy tính thì ổ HDD lại mất đến gần 1 phút hoặc hơn. Tốc độ này cũng tương đương khi sử dụng các phần mềm đồ họa, chơi game hoặc lướt web…

Độ bền: SSD bền hơn hẳn vì ổn định, trong khi HDD liên tục phải quay trục ổ đĩa và đĩa từ.

Tiếng ồn: ổ SSD chạy êm hơn HDD rất nhiều do cấu tạo lưới chip, có thể nói là hoàn toàn yên lặng và mượt mà.

Sự phân mảnh dữ liệu: do cấu trúc là mặt đĩa hình tròn, vì thế dữ liệu lớn và tập trung sẽ dễ lưu và truy cập hơn trên HDD, nếu dữ liệu nhỏ lẻ sẽ dễ bị phân mảnh và mất thời gian hơn [ổ đĩa quay], điều này không xuất hiện trên SSD do cấu trúc các chip nhớ rời và dữ liệu được phân vùng trên đó.

Ổ cứng SSD có bao nhiêu mức dung lượng? Dùng SSD bao nhiêu là đủ?

Ổ cứng SSD có bao nhiêu mức dung lượng? Dùng SSD bao nhiêu là đủ?

Ổ SSD hiện có các mức dung lượng: 64GB, 128Gb, 256Gb, 512GB và 1TB.

Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể tùy chọn nâng cấp ổ SSD theo ý muốn. Tuy nhiên, giá thành của ổ SSD lại không hề rẻ. Ở mức 1TB ổ HDD chỉ khoảng trên dưới 1 triệu đồng, trong khi đó ổ SSD lại rơi vào khoảng 10 triệu, gấp 10 lần.

Nếu bạn có nhu cầu thường xuyên phải truy xuất-nhập khối lượng dữ liệu lớn thì nên nâng cấp ổ SSD để tốc độ xử lý nhanh hơn và tiết kiệm thời gian.

Tuy nhiên với mức giá không mấy dễ chịu, ngoài việc cân nhắc xem xét mức độ nhu cầu của bản thân, bạn cũng cần xem xét cả khả năng chi trả phù hợp nữa.

Trên đây là một số thông tin về ổ SSD, cảm ơn bạn đã đọc và hi vọng sau bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về ổ SSD cũng như mức nhu cầu của mình để lựa chọn nâng cấp dung lượng một cách hợp lý.

Hiện tại Bencomputer đều có bày bán ổ SSD đầy đủ các mức dung lượng với mức giá rẻ hơn so với thị trường rất nhiều.



Con laptop của mình đang dùng SSD 1TB, so với con máy trước thì đã tăng gấp đôi rồi, còn so với chiếc máy trước đó của mình thì nó đã gấp 4 lần. Dù hiện tại giá ổ cứng hay SSD đã rẻ hơn rất nhiều nhưng đây vẫn là một con số mà anh em phải suy nghĩ đến khi đi mua laptop. Mình chia sẻ một số kinh nghiệm về cách mình đưa ra lựa chọn “bao nhiêu là đủ”, và một số thứ mình thường làm để mình không thường xuyên rơi vào cảnh thiếu dung lượng khi xài laptop. Mời anh em tham khảo.



Chọn dung lượng bao nhiêu?


Mức dung lượng phổ biến hiện nay bạn sẽ thấy là 500GB, 1TB với các máy dùng HDD, hoặc 128GB và 256GB với các máy dùng SSD. Một số máy có thể được nâng lên tới 512GB cho SSD, rất ok.


Nhưng thường thì khi bạn chọn mức dung lượng bộ nhớ cao hơn thì giá máy cũng cao hơn. Có thể lệch vài trăm nghìn đến 1 triệu, hoặc nhiều triệu trong trường hợp của MacBook. Số tiền đó cũng lớn đấy. Nếu bạn đủ tiền thì cứ xúc cái tối đa bạn có thể chi tiền, đừng suy nghĩ nhiều. Còn nếu tài chính không dư dả và cần tiết kiệm thì bạn hãy đọc tiếp.



Cái quan trọng khi lựa dung lượng dựa vào 2 yếu tố: việc bạn thường làm, và kinh nghiệm của bạn. Ví dụ, nếu bạn chỉ là một bạn làm báo, viết bài, chỉnh sửa ảnh… thì dung lượng các file sinh ra rất nhỏ. Tổng cộng hết dung lượng các file tài liệu có thể chỉ khoảng vài chục GB mà thôi. Mọi laptop hiện nay đều dư sức đáp ứng, không cần mua dung lượng quá to làm gì.

Nhưng nếu bạn làm video như mình, một file video 4K quay từ máy ảnh đã là 7-8GB, chưa kể một loạt cảnh quay cắt cảnh phải chèn vào video nữa. Nên chỉ làm 1 video thì cần 10GB là rất bình thường. Đó là chưa tính tới phần dung lượng mà phần mềm edit phim cần sử dụng để làm việc, để làm cache này kia nữa, rồi dung lượng để cài đặt các app quan trọng khác, dung lượng cho hệ điều hành... Nên laptop dung lượng thấp là bạn sẽ thấm đòn ngay. Làm tầm vài dự án là máy báo hết dung lượng.



Thế nên bạn phải ngồi suy nghĩ coi việc mình thường làm là gì, các file sinh ra hoặc file đầu vào có dung lượng to nhỏ ra sao, và kinh nghiệm của bạn với các phần mềm bạn hay sử dụng là gì. Bạn sẽ cần tự mình biết và chốt phần dung lượng vì mỗi người có công việc khác nhau, mình chỉ có thể đưa ra lời khuyên tới mức này thôi.

Còn nếu chọn một mức dung lượng mà mình cho là tạm ổn, thì bạn hãy chọn mức từ 256GB trở lên. Đừng thấp hơn, bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi dùng máy trong dài hạn.

Dùng cloud để “giảm tải” cho laptop như thế nào?


Thứ nhất: ngày nay chúng ta đã có cloud, nên không cần dung lượng rất to trên máy

Quảng cáo


Cái tuyệt vời của việc dùng cloud đó là bạn có thể lựa chọn sync một số folder mà thôi, một số khác không cần thiết thì không cần phải sync về máy tính của mình, trong khi dữ liệu của bạn vẫn được bảo lưu đầy đủ. Bạn có thể tưởng tượng việc này giúp như bạn sao lưu dữ liệu của mình ra ổ cứng rời, có điều thay vì nó là ổ cứng vật lý thì giờ bạn dùng các dịch vụ cloud như Google, OneDrive, Dropbox. Chức năng này gọi là Selective Sync, và bạn luôn có thể điều chỉnh lại nó trong trình cài đặt của ứng dụng cloud cài trên máy bạn.



Như vậy, bạn hãy cứ làm việc bình thường, và khi bạn có những file nào ít dùng thì hãy “offload” [giảm tải] nó lên cloud, sau đó tắt folder đó trong Selective Sync là máy tính của bạn sẽ không còn phải lưu trữ chúng nữa. Mình thường áp dụng cái này với những tài liệu mà mình đã không còn dùng nữa, với những đoạn video đã xuất xong và đã upload lên YouTube, và với những file ảnh sau những chuyến đi du lịch.

Dung lượng cloud bây giờ mua cũng rẻ lắm, nếu bạn dùng Office 365 bản quyền [để xài được Word, Excel, PowerPoint] thì bạn đã có sẵn 1TB OneDrive, xài bao la. Nếu bạn không thích thì có thể mua dung lượng Google Drive, giá cũng rẻ. Mình hiện đang dùng gói 2TB, trả 225.000 đồng / tháng, quá rẻ để mua lại sự yên tâm và tiện lợi, và đặc biệt là an toàn. Vì sao an toàn, mình sẽ nói ở bên dưới. Đồng thời bạn cũng không phải chi thêm tiền để nâng dung lượng SSD, HDD cho laptop khi mới mua, bạn có thể rải phần tiền ra trả tiền cloud mỗi tháng cho nhẹ hơn.

Thứ hai: lưu trữ mọi thứ trên 1 máy là rất nguy hiểm


Đây cũng là một lý do quan trọng mà bạn cần để ý khi chọn mua dung lượng. Theo thói quen truyền thống, bạn sẽ muốn lưu hết tất cả mọi file trên chiếc máy tính của mình “cho dễ truy cập khi cần”. Nhưng giả sử cái máy của bạn bị hỏng thì sao? Nếu chúng bị mất cắp thì sao? Có phải là toàn bộ dữ liệu của bạn sẽ tan thành mây khói không? Mất máy mua lại được, dù máy có đắt tới đâu thì bạn vẫn sẽ mua lại được. Nhưng mất dữ liệu thì bạn không bao giờ có thể tìm lại được đầy đủ. Cố lắm thì cũng chỉ được hơi hơi thôi, không thể đủ được.

Thế nên việc dùng cloud để “giảm tải” nó còn giúp cho chúng ta giảm rủi ro về dữ liệu của mình. Dữ liệu của bạn luôn được lưu trữ, đồng bộ với cloud của các công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Chúng là những hệ thống có hàng nghìn server, hàng nghìn ổ đĩa, chúng được thiết lập để một ổ đĩa bị hỏng thì dữ liệu của bạn vẫn còn sống trong một ổ khác, và chúng lại được “replicate” [sao chép] sang một ổ khác nữa khi hệ thống chạy lại bình thường. Chưa kể dữ liệu còn được replicate sang nhiều trung tâm dữ liệu khác nhau, lỡ 1 cái bị sập vì chiến tranh, thiên tai thì dữ liệu của bạn vẫn còn sống đâu đó ở một nơi khác.

Quảng cáo





Sự an toàn của việc dùng cloud khi đó là cực kì cao, còn cao hơn cả việc bạn dùng ổ cứng rời, và chắc chắn là cao hơn hẳn so với việc lưu hết dữ liệu trên laptop rồi.

Và đương nhiên, nó giúp bạn không cần mua dung lượng lưu trữ quá to cho laptop 😆

Chủ Đề