Phổ biến là gì trong triết học

BẠN ĐANG ĐỌC

Câu 6: Phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.Ý nghĩa phương pháp luận?

Fantasy

#viễntưởng

Câu 6: Phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.Ý nghĩa phương pháp luận?

214K 163 52
bởi vithantinhyeu007 Theo dõi
Chia sẻ
  • Post to Your Profile
  • Share via Email
  • Report Story
Gửi
Send to Friend
Chia sẻ
  • Post to Your Profile
  • Share via Email
  • Report Story

Câu 6: Phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Ý nghĩa phương pháp luận?
􀀣 Khái niệm mối liên hệ phổ biến
Trong thế giới có vô vàn các sự vật, các hiện tượng và các quá trình khác nhau. Vậy giữa chúng có
mối liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ đó? Trong lịch sử triết học, để trả lời những câu hỏi đó, ta thấy có những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Trả lời câu hỏi thứ nhất, những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng
tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia. Chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau. Nếu giữa chúng có sự quy định lẫn nhau thì cũng chỉ là những quy định bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên. Tuy vậy, trong số những người theo quan điểm siêu hình cũng có một số người cho rằng, các sự vật, hiện tượng có mối quan hệ với nhau và mối liên hệ rất đa dạng phong phú, song các hình thức liên hệ khác nhau không có khả năng chuyển hoá lẫn nhau.
Trái lại, những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng các sự vật, hiện tượng và các quá
trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau. Chẳng hạn, bão từ diễn ra trên mặt trời sẽ tác động đến từ trường của trái đất và do đó tác động đến mọi sự vật, trong đó có con người; sự gia tăng về dân số sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế, xã hội, giáo dục y tế.v.v;
Trả lời câu hỏi thứ hai, những người theo chủ nghĩa duy tâm cho rằng cái quyết định mối quan hệ,
sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng là một lực lượng siêu tự nhiên [như trời] hay do ý thức cảm giác của con người.
Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là
cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vât và hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất- thế giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại chuyển hoá lẫn nhau theo những quan hệ xác định.
Các sự vật hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nhau. Bản chất tính quy luật của sự vật, hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác động qua lại giữa các mặt của bản thân chúng hay sự tác động của chúng đối với sự vật, hiện tượng khác.
􀀣 Các tính chất của mối liên hệ phổ biến
+ Tính khách quan:
Mối liên hệ của các sự vật là khách quan vốn có của mọi sự vật, hiện tượng. Ngay cả các sự vật vô tri vô giác hàng ngày cũng chịu sự tác động của các sự vật hiện tượng khác. Con người cũng chịu tác động của các sự vật, hiện tượng khác và các yếu tố trong chính bản thân.
Nhờ có mối liên hệ mà có sự vận động, mà vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là 1 tất yếu khách quan nên mối liên hệ cũng tồn tại khách quan.
Ví dụ: Sự phụ thuộc của cơ thể sinh vật vào môi trường, khi môi trường thay đổi thì cơ thể sinh vật cũng phải thay đổi để thích ứng với môi trường. Mối liên hệ đó không phải do ai sáng tạo ra, mà là cái vốn có của thế giới vật chất
+ Tính phổ biến:
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với các sự vật , hiện tượng khác. Không có sự vật nào nằm ngoài mối liên hệ. Nó tồn tại trong tất cả các mặt: tự nhiên, xã hội và tư duy. Mối liên hệ phổ biến là hiện thực, là cái vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, nó thể hiện tính thống nhất vật chất thế giới.
Ví dụ: Trong tự nhiên [ mlh mặt trời và mặt trăng-> xem thêm định luật vạn vật hấp dẫn] trong xã hội
[các hình thái kinh tế xã hội: CXNT-CHNL-PK-TBCNCS]; trong tư duy [ LỚP 1-2-3-5 V.V..]
+ Tính đa dạng, phong phú, nhiều vẻ:
Các sự vật hiện tượng trong thế giới là đa dạng nên mối liên hệ giữa chúng cũng đa dạng, vì vậy khi
nghiên cứu mối liên hệ giữa các sự vật cần phân loại mối liên hệ một cách cụ thể.
Căn cứ vào tính chất, phạm vi, trình độ, có thể có những cách phân loại sau: chung và riêng, cơ bản và không cơ bản, bên trong và bên ngoài, chủ yếu và thứ yếu, không gian và thời gian. Sự phân loại này chỉ mang tính tương đối vì mối liên hệ chỉ là 1 bộ phận, 1 mặt trong mối liên hệ phổ biến nói chung.
Ví dụ: các loái cá, chim , thú đều có quan hệ với nước, nhưng cá quan hệ với nước khác với chim và thú.
Cá sống thường xuyên trong nước, không có nước thường xuyên thì cá không thể tồn tại được, nhưng các loài chim và thú thì lại không sống trong nước thường xuyên được.
􀀣 Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Quan điểm toàn diện: là quan điểm khi xem xét và nghiên cứu sự vật phải nghiên cứu tất cả các mặt, các yếu tố kể cả các mắt khâu trung gian, gián tiếp có liên quan đến sự vật. Trong nhận thức nên tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa các cá bộ phận, các yếu tố; giữa sự vật này với sự vật khác; giữa lý luận với nhu cầu thực tiễn
+ Quan điểm lịch sử - cụ thể: là quan điểm khi xem xét sự vật phải chú ý đúng mức hoàn cảnh lịch sử cụ thể đã phát sinh ra vấn đề đó.
Ví dụ: biện hộ cho việc ăn cướp là vì nghèo. Theo luật Hình sự thì đây chỉ là tình tiết gảim nhẹ mà thôi->
vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Còn tiếp nữa...
Câu 6: Phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.Ý nghĩa phương pháp luận?
Cập nhật Lần cuối: Jun 10, 2011
Thêm
Danh Sách Đọc Mới
Bình chọn
  • Post to Your Profile
  • Share via Email
  • Report Story
Các truyện được quảng cáo
Bạn cũng sẽ thích

Video liên quan

Chủ Đề