Phòng hành chính quản trị tiếng anh là gì

Phòng Hành chính tổng hợp là Phòng chức năng của Trường Cao đẳng Y tế và Thiết bị Việt Đức, Phòng được hình thành trên cơ sở kế thừa chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tổ chức cán bộ, Hành chính Quản trị, Tài chính kế toán của Trường Cao đẳng Kỹ thuật trang thiết bị Y tế và các chức năng, nhiệm vụ mới theo định hướng phát triển của nhà trường. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, tổ chức nhân sự của Phòng được quy định tại Quyết định số 216/QĐ-VĐ ngày 26/01/2022 của Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng Y tế và Thiết bị Việt Đức và Quyết định số 12/QĐ-CĐYT&TBVĐ ngày 21/03/2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế và Thiết bị Việt Đức ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Phòng Hành chính tổng hợp.

Phòng Hành chính tổng hợp là Phòng có vai trò đặc biệt quan trọng, đảm nhiệm công tác chuyên môn và công tác hậu cần phục vụ cho các hoạt động của nhà trường, Phòng do Phó Hiệu trưởng, Trưởng Phòng Hành chính tổng hợp ThS. Trần Thị Hồng Thắm trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo.

Kể từ khi được kiện toàn, Phòng Hành chính tổng hợp luôn được Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện, Ban Giám hiệu nhà trường tin tưởng, giao những nhiệm vụ quan trọng và Phòng luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

IV. Chức năng, nhiệm vụ:

  • Chức năng:

Phòng Hành chính tổng hợp là Phòng chức năng chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của Ban Giám hiệu nhà trường. Phòng có chức năng tham mưu giúp Ban Giám hiệu quản lý, điều hành về công tác Tổ chức – Thanh tra – Pháp chế -Văn phòng, công tác Hành chính Quản trị, công tác Công nghệ thông tinh và truyền thông, công tác Tài chính Kế toán và thực hiện các hoạt động chuyên môn có liên quan.

  • Nhiệm vụ: phòng có 04 nhiệm vụ chính: Công tác Tổ chức – Thanh tra – Pháp chế – Văn phòng; Công tác Công nghệ thông tin – Truyền thông; Công tác Hành chính Quản trị; Công tác Tài chính Kế toán. Cụ thể:

– Tham mưu, xây dựng quy hoạch tổng thể về phát triển cơ sở vật chất của nhà trường.

– Thực hiện công tác quản lý về cơ sở vật chất, phương tiện đi lại, thiết bị phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ, Ký túc xá, công tác an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, cứu hộ cứu nạn.

– Thực hiện công tác truyền thông, phát triển thương hiệu nhà trường.

– Phối hợp các đơn vị tổ chức các sự kiện của nhà trường.

– Thực hiện công tác quản lý, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin liên quan đến hoạt động của nhà trường.

– Thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản và nghiệp vụ kế toán theo quy định.

– Triển khai các chương trình, kế hoạch về công tác Tổ chức – Thanh tra – Pháp chế theo thẩm quyền quy định.

– Thực hiện công tác văn thư lưu trữ theo quy định.

– Thực hiện công tác hậu cần và các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ khác phục vụ cho các hoạt động của nhà trường.

  1. Tổ chức nhân sự:
  • Ban Lãnh đạo đương nhiệm: 01 Trưởng Phòng, 01 Phó Trưởng Phòng

+ ThS. Trần Thị Hồng Thắm – Trưởng Phòng

+ ThS. Lê Quyết Thắng – Phó trưởng phòng

Phòng HCTH Trường hiện có cán bộ, là những cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác đào tạo, trong đó có:

Chức năng và nhiệm vụ Phòng Tổ chức, Hành chính

  • 28/02/2016
  • In bài viết

1. Chức năng Tổng hợp, điều phối các hoạt động theo chương trình, kế hoạch công tác của Lãnh đạo Viện. Quản lý, điều hành các hoạt động hành chính, văn thư, lưu trữ, tổ chức cán bộ, lao động.

Tên giao dịch tiếng Anh: Division of Personnel and Administration. Viết tắt là DiPA.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn

  1. Giúp Viện trưởng chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch đã được duyệt. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các quyết định quản lý của Viện trưởng.
  2. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác về tổ chức, hành chính của Viện.
  3. Tổng hợp, xử lý thông tin, báo cáo của các đơn vị, văn bản của cấp trên thu nhận được.
  4. Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, lao động. Cụ thể: - Yêu cầu các đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, báo cáo theo định kỳ và đột xuất phục vụ cho công tác tổng hợp, tham mưu của Phòng. - Thực hiện công tác tuyển dụng viên chức; công tác quản lý đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức, lao động; công tác quản lý hồ sơ công chức, viên chức, lao động trong Viện theo quy định. Thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm và đột xuất về công tác nhân sự, lao động và thu nhập gửi các cơ quan có liên quan theo quy định. - Thực hiện các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các loại hình bảo hiểm bắt buộc khác đối với công chức, viên chức, lao động. - Trực tiếp hoặc làm đầu mối phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các báo cáo theo yêu cầu của Viện, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan. - Dự thảo báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động của công tác tổ chức cán bộ - lao động trình Viện trưởng phê duyệt. - Làm đầu mối xây dựng Đề án vị trí việc làm của Viện từng giai đoạn. - Thường trực Hội đồng nâng bậc lương; Hội đồng Thi đua, khen thưởng, kỷ luật; Hội đồng sáng kiến của Viện. đ] Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tại Viện; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác văn thư, lưu trữ trong các đơn vị của Viện. Cụ thể: - Tiếp nhận các văn bản để trình Viện trưởng; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Viện trưởng hoặc các Phó Viện trưởng theo từng mảng công việc [lĩnh vực] đã được phân công. - Là đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm phát hành các loại văn bản của Viện [lấy số và dấu do Phòng quản lý]. - Cấp các loại giấy tờ hành chính cho công chức, viên chức, lao động trong Viện theo quy định của pháp luật và của Viện. - Quản lý và sử dụng con dấu của Viện, dấu tên của Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và các loại dấu hành chính khác của Viện theo quy định của pháp luật. - Thực hiện công tác lưu trữ các văn bản theo quy định.
  5. Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ hành chính tại Viện. Cụ thể: - Chuẩn bị các tài liệu phục vụ các cuộc họp của Viện trưởng. Làm đầu mối tổ chức các hội nghị, các buổi lễ, các buổi tiếp khách theo Quy chế làm việc của Viện. - Quản lý công tác thường trực, bảo vệ tại trụ sở chính của Viện; công tác an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; công tác tự vệ cơ quan; công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ. - Thực hiện công tác quản lý tài sản và hồ sơ tài sản của Viện; thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm và đột xuất về tài sản gửi các cơ quan liên quan. Thực hiện kiểm kê, thanh lý tài sản theo Quy chế quản lý tài sản của Viện. - Thường trực Hội đồng thanh lý và điều chuyển tài sản của Viện. - Quản lý và thực hiện công tác hành chính khác theo quy định của Viện.
  6. Phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện mối liên hệ với cơ quan cấp trên, cấp dưới; với các cơ quan tổ chức khác.
  7. Quản lý lao động, cơ sở vật chất của Phòng theo sự phân cấp của Viện.
  8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.

3. Cơ cấu tổ chức

  1. Tổ Tổ chức cán bộ - Lao động;
  2. Tổ Hành chính. Nhiệm vụ của các Tổ do Trưởng phòng quy định, phân công phù hợp với Quy định này.

Chủ Đề