Phỏng vấn sâu trong nghiên cứu khoa học

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • 1. Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học là gì ?
  • 2. Đặc điểm của Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học
  • 4. Một số nguyên tắc khi thực hiện phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học
  • 5. Kết luận

Khi làm một bài nghiên cứu khoa học, các bạn thường thu thập dữ liệu bằng các phương pháp phổ biến như gửi link Google forms hoặc gửi giấy để làm khảo sát. Tuy nhiên, với những đề tài cần nghiên cứu định tính thì phuong pháp phỏng vấn sẽ thường được dùng để thu thập dữ liệu. Vậy các bạn đã hiểu rõ về phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học chưa. Hãy cùng MOSL tìm hiểu về phương pháp phổ biến này nhé !

1. Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học là gì ?

Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học thuộc phương pháp điều tra thực tiễn. Đối với phương pháp này, Người thu thập số liệu sẽ thực hiện phỏng vấn trực tiếp [hoặc gián tiếp qua điện thoại, video call,..] với i các đối tượng cần biết ý kiến.

Nội dung cuộc phỏng vấn nên được chuẩn bị chu đáo về nội dung, về chiến thuật dẫn dắt câu chuyện, làm cho cuộc nói chuyện diễn ra tự nhiên và người được hỏi tự bộc lộ quan điểm, tâm trạng của mình. Nội dung thu được sẽ là những ý kiến giúp người phỏng vấn thu được các kết quả định tính.

Phỏng vấn có thể được ghi âm, tốc ký hay quay phim để có tài liệu đầy đủ và chính xác.

Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học là gì

2. Đặc điểm của Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học

2.1 Ưu điểm

Ưu điểm lớn nhất của Phương pháp phỏng vấn chính là phương pháp này sẽ giúp người phỏng vấn phát hiện ra những ý kiến mới. Việc phỏng vấn chuyên sâu sẽ giúp người phỏng vấn xác định được những ý kiến của người được phỏng vấn, cho họ cái nhìn đa chiều của những đối tượng khác nhau. Những ý kiến mới này sẽ là căn cứ để người làm nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết và mở rộng để tài nghiên cứu Phương pháp này đăc biệt hữu ích trong các nghiên cứu định tính.

Phương pháp phỏng vấn cũng sẽ giúp người làm nghiên cứu xác định rõ hơn về vấn đề nghiên cứu. Qua các tri thức được chia sẻ trong quá trình thực hiện phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu sẽ hiểu rõ hơn về đề tài nghiên cứu, từ đó có thể xác định rõ các mục đích nghiên cứu khoa học.

2.2 Nhược điểm

Khó khăn trong việc chuẩn bị câu hỏi:. Việc chuẩn bị câu hỏi sao cho người được phỏng vấn có thể hiểu và trả lời được các ý kiến mới phục vụ bài nghiên cứu là rất khó. Mặt khác, các câu hỏi cũng không được quá riêng tư hoặc khó hiểu.

Tốn thời gian:. Phương pháp phỏng vấn thường tốn nhiều thời gian để thu được một mẫu. Việc phải ngồi hỏi và lắng nghe ý kiến, đồng thời hệ thống quá câu trả lời nhận được thành các ý kiến thường tốn nhiều thời gian của người nghiên cứu.

Khó tìm người phỏng vấn:. Không phải ai cũng có thời gian và tất nhiên không phải ai cũng sẵn lòng dành ra một khoảng thời gian đáng kể để chia sẻ thông tin của mình. Việc tìm được người để phỏng vấn thường khó và chỉ là một nhóm đối tượng nhất định có cùng hệ tư tưởng hoặc liên quan tới người làm nghiên cứu.

3. Phân loại các phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học

3.1 Phân loại phương pháp phỏng vấn theo mức độ chuẩn bị

  • Phỏng vấn có tiêu chuẩn hóa: Vai trò của điều tra viên chỉ là giải thích sáng tỏ cho người được nghiên cứu về cuộc điều tra đang tiến hành, và đặt câu hỏi dưới dạng nguyên xi như nó đã trình bày từ trước.

    Ưu điểm:. Số liệu thu thập có thể so sánh trực tiếp với nhau. Dễ tổng hợp với việc kiểm định giả thuyết.

    Nhược điểm:  Yêu cầu theo trình tự gò bó nên ít khi dùng để điều tra về tâm lý. Mặt khác: Đòi hỏi việc xây dựng các câu hỏi, sắp xếp trật tự các câu hỏi, cũng như cách thức tiến hành phải được quy định chặt chẽ.

  • Phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa [phỏng vấn tự do]:. Chỉ các câu hỏi khung là cố định, còn các câu hỏi thăm dò có thể thay đổi cho phù hợp với người được hỏi và ngữ cảnh thực hiện.

      Ưu điểm:.  Tạo tâm lý thoải mái cho người điều tra và người được điều tra.

     Nhược điểm:. Đòi hỏi người điều tra phải có trình độ học vấn cao, biết nói chuyện và lái câu chuyện theo đúng phương hướng.

  • Phỏng vấn bán tiêu chuẩn:. một số câu hỏi có tính chất quyết định được tiêu chuẩn hóa, còn các câu hỏi khác có thể phát biểu tùy tình hình cụ thể.

    Ưu điểm.: người phỏng vấn có thể giải thích cho người được phỏng vấn về mục đích cuộc phỏng vấn, nội dung các câu hỏi..qua đó nâng cao được tinh thần sẵn sàng trả lời được chính xác của người được phỏng vấn. Chức năng của các câu hỏi kiểm tra có tác dụng tốt hơn. Người phỏng vấn có khả năng tạo thêm hàng loạt những thông tin bổ sung quan trọng để đánh giá đối tượng khảo sát.

    Nhược điểm: Để tiến hành phỏng vấn: Những cán bộ phỏng vấn phải được đào tạo và làm chủ được kỹ thuật phỏng vấn. Do đó, chi phí để đào tạo họ cũng khá tốn kém. Trong những trường hợp, phỏng vấn thiếu khéo léo đã dẫn đến thái độ mâu thuẫn, không đồng tình của người được phỏng vấn.

        + Trong những trường hợp, phỏng vấn thiếu khéo léo đã dẫn đến thái độ mâu thuẫn, không đồng tình của người được phỏng vấn. Từ đó làm cho họ từ chối trả lời hoặc trả lời sai không chính xác.

        + Ngược lại, cán bộ phỏng vấn có thể có những tác động gợi ý mạnh mẽ làm cho người trả lời bị chi phối không nói đúng được ý kiến của bản thân.

        + Xử lý thông tin phức tạp, tốn kém.

  • Phỏng vấn sâu:. là cuộc phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu tìm hiểu một vấn đề chính trị hay kinh tế, xã hội hóc búa nào đó.

3.2 Phân loại phương pháp phỏng vấn theo số lượng người được phỏng vấn

Phỏng vấn nhóm: Phỏng vấn nhóm là phương pháp phỏng vấn trong đó một nhóm các cá nhân được tập hợp lại để thảo luận về một vấn đề cụ thể nào đó. Phỏng vấn nhóm được thiết kế để thu thập thông tin từ những con người bình thường. Mục đích của việc tổ chức phỏng vấn nhóm là để điều tra mối quan tâm, kinh nghiệm, hoặc thái độ, niềm tin liên quan đến một chủ đề đã được xác định rõ ràng.

Phỏng vấn cá nhân: Phỏng vấn cá nhân là phương pháp phỏng vấn với chủ thể là người nghiên cứu và một người trả lời phỏng vấn.

Hiểu về Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học trong 5 phút| 2022 3

4. Một số nguyên tắc khi thực hiện phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học

Như đã đề cập từ trước, việc đặt câu hỏi là việc rất quan trọng và khó. Nên trước hết, ta cần nắm rõ các nguyên tắc đặt câu hỏi khi sử dụng phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học:.

  • Đặt câu hỏi phái hợp lý, tập trung vào vấn đề tránh các câu hỏi tế nhị, liên quan đến cá nhân quá nhiều
  • Các câu hỏi cần phải mang tính mở rộng, tránh câu hỏi đóng.
  • Không hướng người được phỏng vấn vào các câu trả lời có sẵn.
  • Khi hỏi, nên hỏi từng câu mọt, dành thời gian để người được phỏng vấn trả lời từng câu một, tránh hỏi dồn dập

Bên cạnh việc đặt câu hỏi cho hợp lý, ta còn phải có kĩ năng lắng nghe và ghi nhận thông tin cách chính xác:

  • Phải biết suy luận, chắt lọc và tìm hiểu những chỉ báo về những gì người nói còn băn khoăn, lo lắng hoặc những gì mà người nói đã tin tưởng và khẳng định.
  • Phải hiểu ý nghĩa của từng chi tiết khi người trả lời do dự, im lặng hay có những biểu hiện khác nhau khi trả lời một câu hỏi nào đó

5. Kết luận

Bài viết đã cho hiểu được thế nào là Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa. Đây là một phương pháp khá hữu ích trong các bài nghiên cứu, đặc biệt là các bài nghiên cứu sáng tạo tiên phong, Phương pháp phỏng vấn sẽ giúp người làm nghiên cứu xác định được nhưng yếu tố mới, qua đó mở rộng bài nghiên cứu của mình.

Ngoài ra, MOSL cung cấp các dịch vụ hỗ trợ viết luận văn và thu thập, phân tích số liệu. Nếu trong quá trình học tập có khó khăn gì, các bạn đừng ngại liên hệ chúng mình qua số điện thoại 0707.33.9698 hoặc Mail:  | Fanpage: Mentor Of Số Liệu

Xem thêm: Cách xác định Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học chuẩn 2022 cực đơn giản

Chủ Đề