Phụ cấp trưởng thôn năm 2023

Năm 2018, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 43 về số lượng chức danh,mức phụ cấp đối với NHĐKCT ở thôn, tuy nhiên theo phản ánh của nhiều địa phương việc thực hiện gặp nhiều khó khăn, nảy sinh vướng mắc, cụ thể: mức phụ cấp 1,5 mức lương cơ sở đối với chức danh Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn hoặc kiêm Trưởng Ban CTMT chưa tương xứng với khối lượng công việc đảm nhận, chưa kể sau khi sắp xếp, sáp nhập thôn thì quy mô về diện tích, dân số tăng lên; việc bố trí “Công an viên kiêm Thôn đội trưởng” chưa hợp lý, bất cập về tiêu chuẩn, điều kiện; bên cạnh đó ở những nơi không bố trí công an viên, chỉ bố trí 01 người thực hiện nhiệm vụ khối đội trưởng thì vẫn được hưởng phụ cấp với mức 1,0.


 
 Đại biểu Đặng Thị Minh Nguyệt phát biểu tại buổi thảo luận chung

Để khắc phục những bất cập nêu trên; đồng thời thực hiện Nghị định số 34 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người HĐKCT ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, tại kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh đã thông qua nghị quyết quy định mức phụ cấp, phụ cấp kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, Công an viên, Thôn/Khối đội trưởng; mức bồi dưỡng, bồi dưỡng kiêm nhiệm đối với người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh với đa số đại biểu tán thành.

Theo đó, đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo: mức phụ cấp cho mỗi chức danh Bí thư chi bộ, Trưởng thôn/Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác mặt trận là 1,66 mức lương cơ sở/người/tháng; đối với các thôn còn lại và tổ dân phố: mức phụ cho mỗi chức danh Bí thư chi bộ, Trưởng thôn/Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác mặt trận là 1,0 mức lương cơ sở/người/tháng. Mức phụ cấp hằng tháng đối với Công an viên, Thôn/Khối đội trưởng bằng 0,75mức lương cơ sở/người/tháng.

Mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia công việc ở thôn gồm các chức danh Chi hội trưởng Hội Cựu chiến binh, Chi hội trưởng Hội Nông dân, Chi hội trưởng Hội phụ nữ, Chi hội trưởng Hội Người cao tuổi, Bí thư Chi đoàn thanh niên, Phó Bí thư chi bộ được bầu tại đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2020-2022 không kiêm nhiệm các chức danh khác bằng 300.000 đồng/người/tháng. Riêng chức danh Phó Bí thư chi bộ được bầu tại đại hội chi bộ chỉ áp dụng đến hết nhiệm kỳ 2020-2022.

Về mức phụ cấp kiêm nhiệm, bồi dưỡng kiêm nhiệm,các chức danh quy định nêu trên nếu bố trí kiêm nhiệm mà giảm được 01 [một] người thì người kiêm nhiệm được hưởng 50% mức phụ cấp hoặc mức bồi dưỡng của chức danh kiêm nhiệm. Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh cũng chỉ được hưởng một mức kiêm nhiệm. Bên cạnh đó, các chức danh Bí thư chi bộ, Trưởng thôn/Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác mặt trận, Công an viên, Thôn/Khối đội trưởng được ngân sách nhà nước hỗ trợ 3% mức lương cơ sở/người/tháng để đóng bảo hiểm y tế [trừ những đối tượng đang được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định].

Bên cạnh bảng lương người hoạt động không chuyên trách ở xã thì một đối tượng khác cũng nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả là người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố gồm Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố... Vậy họ được hưởng lương thế nào?

Tiêu chuẩn trở thành Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là gì?

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư 04/2012/TT-BNV, thôn, tổ dân phố được định nghĩa như sau:

1. Thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc... [gọi chung là thôn]; thôn được tổ chức ở xã; dưới xã là thôn.

2. Tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu... [gọi chung là tổ dân phố]; tổ dân phố được tổ chức ở phường, thị trấn; dưới phường, thị trấn là tổ dân phố.

Đây không phải đơn vị hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư trong một khu vực. Theo đó, mỗi thôn sẽ có Trưởng thôn, mỗi tổ dân phố sẽ có Tổ trưởng Tổ dân phố.

Đặc biệt, nếu cần thiết thì có thể có thêm 01 Phó Trưởng thôn hoặc 01 Phó Tổ trưởng Tổ dân phố [căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 14/2018/TT-BNV].

Về tiêu chuẩn lựa chọn Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố và cấp phó, Điều 11 Thông tư 04/2012 nêu rõ, gồm:

- Những người này phải có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố.

- Độ tuổi phải đủ 21 trở lên, có sức khoẻ, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác;

- Những người này phỉa có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, được mọi người dân tín nhiệm; bản thân cũng như gia đình phải gương mẫu trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Có kiến thức văn hoá, năng lực, kinh nghiệm và thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư cũng như những công việc cấp trên giao.

Đồng thời, theo khoản 9 Điều 1 Thông tư số 14/2018/TT-BNV, Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố sẽ được bầu cư bởi cư tri tại thôn, tổ dân phố. Thời điểm bầu cử sẽ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Mỗi Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố sẽ có nhiệm kỳ 2,5 năm hoặc 05 năm. Việc quyết định nhiệm kỳ bao nhiêu năm cũng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định thống nhất dựa trên điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Nhiệm kỳ của Phó Trưởng thôn và Phó Tổ trưởng Tổ dân phố cũng thực hiện theo nhiệm kỳ của Trưởng thông, Tổ trưởng Tổ dân phố. Tức là cũng là 2,5 năm hoặc 05 năm theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, để được lựa chọn Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố, cử tri của cả thôn, tổ dân phố sẽ thực hiện bầu cử lựa chọn người có đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên.

Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố hưởng lương thế nào?

Cũng tại Thông tư 04/2012 cụ thể là Điều 13, Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố là người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố và sẽ được hưởng phụ cấp hàng tháng.

Căn cứ Điều 13 Thông tư 13/2019/TT-BNV, mức phụ cấp cho Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố [Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng Tổ dân phố - nếu có] được thực hiện theo hình thức khoán quỹ phụ cấp từ ngân sách Nhà nước.

Mức khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở và được chi trả hàng tháng. Riêng ba loại thôn sau đây sẽ được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở:

- Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên.

- Thôn thuộc xã có tình hình an ninh, trật tự trọng điểm, phức tạp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Thôn thuộc xã biên giới/hải đảo.

Hiện nay, chưa có thông tin về việc có tăng mức lương cơ sở không. Do đó, Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố vẫn đang hưởng quỹ khoán phụ cấp theo mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng căn cứ Nghị định 38/2019/NĐ-CP.

Do đó, mức khoán quỹ phụ cấp được quy định như sau:

Loại thôn

Mức khoán quỹ phụ cấp

- Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên

- Thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự

- Thôn thuộc xã biên giới, hải đảo

7.450.000 đồng/tháng

Thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố khác

4.470.000 đồng/tháng

Tuy mức khoán được quy định thế này nhưng tuỳ vào từng địa phương khác nhau, những người hoạt động không chuyên trách ở thôn sẽ được hưởng mức phụ cấp khác nhau. Ví dụ tại TP. Hà Nội căn cứ theo Nghị quyết 08/2019/NQ-HĐND:

STT

Quy mô thôn, tổ dân phố

Mức phụ cấp hàng tháng

1

Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền

2.682.000 đồng/tháng

2

Thôn còn lại và tổ dân phố

1.639.000 đồng/tháng

Trên đây là lương Trưởng thôn 2022 và lương Tổ trưởng Tổ dân phố 2022./.

Theo: //luatvietnam.vn/

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề