Phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thông báo tuyển sinh khoá đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ “Phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài” năm 2020.

1. Đối tượng tuyển sinh:


Người Việt Nam và người nước ngoài có đủ năng lực, có nhu cầu được đào tạo và được cấp chứng chỉ Phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
2. Hồ sơ đăng ký xét tuyển: - Phiếu đăng ký tham gia khóa học [theo mẫu tại cơ sở đào tạo] - Bản sao bằng cử nhân hoặc sau đại học [nếu có] - Bản sao thẻ sinh viên [nếu có] - Bản sao chứng minh thư nhân dân [hoặc hộ chiếu] - 2 ảnh chân dung cỡ 4 x 6 chụp trong vòng 3 tháng trở lại đây [mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh].

Ghi chú : Các loại văn bằng, thẻ sinh viên, chứng minh thư nhân dân [hoặc hộ chiếu] không bắt buộc bản sao có công chứng. Khi nộp hồ sơ, ứng viên mang theo bản gốc để đối chiếu.


3. Thời hạn nộp hồ sơ: Trước ngày 21/10/2020.
4. Nơi nhận hồ sơ: Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [phòng 24 hoặc phòng 27, số 75 [B7bis] phố Trần Đại Nghĩa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng. Hà Nội]

5. Thời gian học: 3 tuần, 5 buổi/ tuần vào tối thứ tư, ngày thứ 7 và Chủ nhật.


6. Nhập học [dự kiến]: khai giảng ngày 24/10/ 2020.
7. Học phí:
- 7.000.000đ/khóa học [bảy triệu đồng]. - Các đối tượng sau được giảm học phí:

  + Đang là sinh viên và Cán bộ của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: học phí 3.500.000đ/ khóa học [Ba triệu năm trăm nghìn đồng].


  + Đang là sinh viên các trường Đại học khác: học phí 4.000.000đ/khóa học [Bốn triệu đồng].
8. Tư vấn tuyển sinh: – Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [B7 Bis, Trần Đại Nghĩa, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội]. – ĐT: [024] 38694323. Email: – Thường trực tuyển sinh: TS. Nguyễn Thị Huyền Vân: 0977.899.981 hoặc ThS. Nguyễn Minh Hạnh: 0904.361.011.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

[Ngày đăng: 02-04-2022 19:20:13]

Để dạy tiếng Việt cho người nước ngoài trong thời gian ngắn đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp sư phạm cao, và giỏi tiếng bạn địa của người nước ngoài.

SGV là trung tâm có phương pháp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thực sự hiểu quả, uy tín và chất lượng, giáo viên có trình độ sư phạm cao, giỏi tiếng bản địa người nước ngoài.

Trung tâm dạy tiếng Việt SGV được đánh giá là hàng đầu tại TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai với đội ngũ giáo viên được tuyển chọn khắt khe, đã có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo và nghiên cứu tiếng Việt, có chứng chỉ sư phạm tiếng Việt cao cấp. 

Đối với người Việt Nam, việc học tiếng Việt đã không hề đơn giản, thì sự khó khăn ấy càng nhân lên gấp nhiều lần so với người nước ngoài. Bởi riêng việc nhớ được bảng chữ cái tiếng Việt, nguyên âm, phụ âm cũng như phân biệt được thanh sắc vô cùng phức tạp. 

Giáo viên tại SGV sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp giảng dạy tiếng Việt đa dạng, đơn giản, dễ hiểu. Chủ yếu dùng hình ảnh, âm nhạc, bái hát, trò chơi ngôn ngữ hay video minh họa những tình huống thực tế với nhiều mẫu câu ngắn, dễ sau đó mới đến các câu dài và phức tạp. 

Giáo viên đặc biệt chú ý tới việc kiên trì sửa sai cách phát âm [hầu như tất cả người học đều vướng mắc và cảm thấy khó nhất khi học tiếng Việt đó là cách phát âm chuẩn thanh sắc], bởi đây là cơ sở để phát triển kĩ năng nói tiếng Việt lưu loát.

Để dạy tốt tiếng Việt cho người nước ngoài, thì giáo viên phải có nhiều năm học tập, nghiên cứu để hiểu sâu sắc về đặc điểm ngữ âm, cấu tạo ngữ pháp trong cấu trúc câu,.. đặc biệt giáo viên còn thành thạo ngôn ngữ và văn hóa bản địa của học viên như: tiếng Anh, Nhật, Hoa, Hàn, Pháp, Nga, Đức...đây là điều làm cho việc truyền tải kiến thức từ giáo viên tới học viên một cách hiệu quả nhất.

Là trung tâm có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cũng như dụng cụ giảng dạy học tập đầy đủ, phòng học được trang bị máy chiếu, âm thanh, ánh sáng đạt chuẩn cũng là những điều kiện thiết yếu giúp cho học viên hoàn thành khóa học với kết quả tốt nhất.

Trụ sở chính: 374 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM

Hoặc gọi số 0707074807 gặp Thầy Tuấn - Cô Mai để được tư vấn miễn phí về trung tâm có phương pháp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài uy tín, hiệu quả.

Nguồn: //saigonvina.edu.vn

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Các phương pháp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài mới điều nhấn mạnh vào một điểm : lấy học viên làm trung tâm. Nhưng học viên không phải là một khái niệm chung chung và trừu tượng .

Trong lớp học , muốn có hiệu quả cao nhất, học sinh phải được đối xử như những cá nhân cụ thể với những khả năng , nhu cầu và sở thích rất cụ thể. Điều này đúng với tất cả mọi môn học, nhưng đặc biệt đúng với dạy tiếng Việt. Lý do là tiếng Việt có những đặc trưng rất riêng, gắn liền với những yếu tố nằm ngoài môn học. Hoàn cảnh gia đình và điều kiện xã hội, chẳng hạn, không ảnh hưởng gì mấy đến khả năng học toán hay khoa học của học viên nhưng lại tác động mạnh mẽ đến việc học ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ thứ hai.

Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Việt của học viên người nước ngoài , những yếu tố sau đây được xem là quan trọng và cần được chú ý nhất :

Với những người nước ngoài từng có kinh nghiệm học một ngoại ngữ, việc học thêm tiếng Việt sẽ thuận lợi hơn. Những người từng đi du lịch hoặc làm làm việc ở Việt Nam một thời gian cũng như những người có quan hệ gần gũi với người Việt Nam thường có nhiều lợi thế và thường học nhanh hơn những người chưa từng có kinh nghiệm gì về tiếng Việt.

Đây là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến việc học tiếng Việt tốt không. Không có động cơ mạnh, người học tiếng Việt dễ mất khả năng tập trung cũng như sự kiên nhẫn . Động cơ được hình thành từ bốn yếu tố nội tại , liên quan đến thái độ [attitudinal factors] : sở thích, sự thích hợp , sự kỳ vọng và kết quả; và ba yếu tố ngoại tại, liên quan đến cách hành xử [ behavioral factors] : sự tâm huyết, kiên trì và siêng năng. Xin lưu ý giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài có thể ảnh hưởng đến động cơ của học viên bằng nhiều cách khác nhau như giải thích, động viên và nhắc nhở.

Cách học: Mỗi học viên người nước ngoài có thể có những khuynh hướng học tập khác nhau . Có thể chia làm bốn nhóm :

Với mỗi loại học viên , giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cần có những chiến lược giảng dạy và giúp đỡ khác nhau. Cá tính : Mỗi học viên người nước ngoài có mỗi cá tính khác nhau . Những cá tính ấy có thể ảnh hưởng đến việc học tiếng Việt.

Ví dụ , những người nói nhiều , mạnh dạn, thích giao tiếp làm bạn với người khác học tiếng Việt nhanh hơn những học viên ít nói thiên về nội tâm. Những người có khiếu về thính giác [ ear-based learner ] dễ phát triển khả năng nói ; những người có khiếu về thị giác [ eye- based learner ] thường dễ phát triển khả năng nhớ mặt chữ, do đó, cũng dễ phát triển khả năng đọc ; những người thích phân tích dễ phát triển kiến thức về từ pháp và ngữ pháp; những người có trí nhớ tốt dễ học về từ vựng ,…

Yếu tố ảnh hưởng đến người nước ngoài học tiếng Việt

Một số yếu tố khác có thể có ảnh hưởng đến việc người nước ngoài học tiếng Việt, như :

Giới tính và tuổi tác

Về giới tính: Nữ thường có khuynh hướng sử dụng nhiều chiến lược học tập hơn nam giới, thích vận dụng việc học tiếng Việt cho các mục tiêu xã hội, trong khi nam giới thường tập trung vào một chiến lược [ có người thích đọc, có người thích nói, … ] và thích sử dụng tiếng Việt cho mục tiêu khác [ như học tập, làm ăn, nghiên cứu, … ]

Về tuổi tác: Nói chung, những người trẻ tuổi thường bắt chước cách phát âm giỏi , do đó, mạnh về khả năng nghe và nói ; những người lớn tuổi thường mạnh về phân tích , do đó, dễ có ưu thế về đọc và viết. Những người lớn tuổi thường phát triển nhanh giai đoạn đầu, nhưng đến một mức nào đó thì chậm lại, trong khi với giới trẻ, con đường phát triển khá liên tục

Tất cả những khác biệt trên cần được giáo viên quan tâm. Ví dụ trước khi đặt câu hỏi cho học viên trả lời, bao giờ cũng nên lưu ý đến những khác biệt của từng học viên. Đừng hỏi một học viên giỏi những câu quá dễ ; ngược lại, đừng hỏi một học viên kém và một câu hỏi quá khó. Học viên nào cũng cần được khuyến khích nhưng mức độ và sự tinh tế khác nhau.

Mục tiêu chính của người nước ngoài học tiếng Việt là giao tiếp

Có khi học viên nhắm đến việc giao tiếp gián tiếp [ đọc và viết] hoặc học để giao tiếp trực tiếp [ nghe và nói ] ; và có khi là nhắm đến cả hai. Học để giao tiếp trực tiếp là cách học hoàn toàn có tính chất thực dụng : chỉ cần tập trung phát triển khả năng nghe và nói. Tuy nhiên nếu phải lựa chọn thì ưu tiên phải được dành cho loại giao tiếp trực tiếp với hai kỹ năng nghe và nói.

Liên quan đến giao tiếp có hai vấn đề cần được nhấn mạnh là :

Thứ nhất, giao tiếp có nhiều cấp độ khác nhau : nghe, nói, đọc và viết mà trung tâm là ý thức về văn hóa. Không thể phát triển khả năng giao tiếp hoàn hảo mà thiếu một trong năm yếu tố này.
Thứ hai, giao tiếp có nhiều hình thức khác nhau , từ văn bản nói đến. Nói , có hai hình thức chính : Nghi thức [ formal] và thân mật [ informal ] [ kể cả với một, hai người hay với đám đông ] . Viết, cũng có hai hình thức : văn chương và phi-văn chương. Văn chương là một tác phẩm nào đó, từ thơ đến truyện, phê bình và nghiên cứu. Phi-văn chương là bất cứ văn bản nào đó chúng ta thường gặp trong đời sống hàng , từ một tờ thực đơn nhà hàng đến một tờ quảng cáo, một tin nhắn, một bức thư,một bài báo, ….
Dạy giao tiếp, giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cần quan tâm đến tất cả các cấp độ và hình thức ấy.

Học tiếng Việt không những là học một số kiến thức mới mà còn là tập luyện một số kỹ năng , hơn nữa, một thói quen mới : thói quen suy nghĩ và giao tiếp bằng ngôn ngữ mới. Nói đến kỹ năng hay thói quen là nói đến hai việc chính : Bắt chước và lặp lại .

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên trong các giờ dạy tiếng Việt cho người nước ngoài là tạo cơ hội để học viên có thể lặp đi lặp lại những gì họ đã học .

Việc lặp đi lặp lại ấy được thực hiện bằng ba cách :

  1. Thiết kế chương trình . Một chương trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài tối ưu phải được thiết kế theo hình xoắn ốc [ spiral approach ] , ở đó, bài học sau phải là một sự phát triển của các bài học trước. Khái niệm phát triển bao giờ cũng bao gồm hai khía cạnh chính : lặp lại và thêm một số yếu tố mới .
    Việc lặp lại diễn ra ở nhiều lĩnh vực : ngữ âm, từ vựng và cấu trúc câu. Những yếu tố được xem là mới trong bài học này cũng sẽ được lặp lại ở các bài học kế tiếp. Như vậy, ở mỗi bài, học viên người nước ngoài bao giờ cũng có dịp ôn lại những gì đã học rồi.
  2. Trong mỗi giờ học, các bài đọc cũng nên được thiết kế theo lối lặp lại . Ví dụ, trong các lớp tiếng Việt sơ cấp mỗi bài học bao gồm một hoặc một số bài đối thoại [ conversation] và một bài tự sự [narration ] . Đặc biệt là bài tự sự bao giờ cũng sử dụng lại phần lớn các từ vựng đã học trong các bài đối thoại , qua đó, học viên sẽ ôn lại các từ mà họ đã biết dưới những hình thức diễn ngôn mới , từ ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ viết.
  3. Trong trường hợp giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài không thể thay đổi được chương trình của khóa học cũng như các bài học trong từng buổi thì họ cũng có thể tạo cơ hội cho học viên ôn tập thường xuyên bằng cách, ở đầu mỗi buổi học , nên dành ra ít phút để chuyện trò với học viên về những mẫu câu căn bản nhất.

Ví dụ :

Học viên người nước ngoài cần được phản hồi

Phản hồi [ feedback] bao gồm những nhận xét và đánh giá của giáo viên dạy tiếng Việt đối với các bài làm và bài tập của học viên. Đó là một phần quan trọng trong nội dung dạy tiếng Việt và là một trong những nhiệm vụ chính của giáo viên.

Phản hồi có thể được chia thành hai loại chính :

Một, phản hồi tích cực nhằm khẳng định những cái đúng và sự tiến bộ của học viên để biểu dương hoặc khuyến khích .

Hai, phản hồi tiêu cực [ negative feedback ] hoặc còn gọi là sửa lỗi [ error corrective feedback ] nhằm chỉ ra những lỗi sai và sửa các lỗi sai ấy.

Hai loại phản hồi ấy có thể thực hiện theo nhiều mức đọ khác nhau. Một, cách nhẹ nhàng, bằng cách gật đầu hay cười khi học sinh nói đúng hoặc hay ; lắc đầu nhẹ khi họ sai hoặc làm điều gì không phải.; nhắc lại chữ mà học viên phát âm sai mà không cần giải thích [ recast ] .Hai , một cách chi tiết hoặc bằng lời nói [ khi khen hay sửa lỗi học viên] hoặc bằng văn viết [ sau mỗi bài làm, bài tập hay luận văn của học viên ] .

Dù dưới hình thức hay mức độ nào thì phản hồi , nói chung , cũng có năm chức năng chính là giúp học viên :

  1. Nhận ra lỗi sai để sửa
  2. Nhận ra mặt yếu của họ để cố gắng khắc phục
  3. Nhận ra mặt mạnh của họ để tiếp tục phát huy
  4. Biết được họ đang ở đâu so với mục tiêu được đề ra cho khóa học.
  5. Nhận thức về những tiến bộ mà họ đã đạt được

Khi phản hồi các bài tập và bài làm của học viên , giáo viên cần chú ý :

  1. Mọi nhận xét và đánh giá phải dựa trên yêu cầu của bài tập, bài làm cụ thể và mục tiêu chung của khóa học.
  2. Phản hồi phải căn cứ trên bài làm hay bài hay bài tập . Tuyệt đối không nhắm vào cá nhân học viên [ ví dụ : “ Em lười lắm “ hay “Em cẩu thả quá “ ,…]
  3. Luôn luôn tích cực và xây dựng. Cần chú ý, trước hết, đến việc phát triển và ưu điểm và sự tiến bộ của học viên người nước ngoài.
  4. Khi chỉ ra các lỗi sai và điểm yếu của học viên , cần có tinh thần xây dựng : cùng lúc chỉ cho họ thấy cách sửa và thay đổi.
  5. Tuyệt đối không làm cho học sinh mất tự tin hay mất động cơ học tập.

Video liên quan

Chủ Đề