Quy định cấm hút thuốc lá trong quan đội

Chỉ thị nêu rõ: Những năm qua, các cơ quan, đơn vị trong toàn Quân chủng đã quán triệt và triển khai thực hiện tương đối nghiêm túc Luật phòng chống tác hại của thuốc lá đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCNVN thông qua ngày 18-6-2012 và có hiệu lực thi hành ngày 1-5-2013. Trên cơ sở nhận thức về tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe con người, nhiều đơn vị trong Quân chủng đã thực hiện tốt phong trào không khói thuốc lá trong cơ quan, đơn vị như Vùng 3, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân, Lữ đoàn 189… từ đó đã góp phần không nhỏ vào công tác bảo đảm sức khỏe cho bộ đội để sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, trong Quân chủng vẫn còn nhiều cơ quan, đơn vị có nhiều quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng hút thuốc lá [thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào… và thuốc lá điện tử, sau đây gọi chung là thuốc lá], nguyên nhân là do cấp ủy, người chỉ huy chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thực hiện Luật phòng chống tác hại của thuốc lá, chưa nhận thức hết ảnh hưởng của thuốc lá đối với sức khỏe của quân nhân, qua đó ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ chung của cơ quan, đơn vị mình.

Từ tình hình trên, Tư lệnh Hải quân chỉ thị: Các cơ quan, đơn vị trong Quân chủng thực hiện “Không có khói thuốc lá” triển khai theo lộ trình sau:

Giai đoạn 1: Từ ngày 30-6-2018 đến trước ngày 31-12-2018

Bộ Tham mưu là cơ quan chủ trì, giao Phòng Quân huấn làm cơ quan thường trực cùng với Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong Quân chủng xây dựng kế hoạch, lộ trình cho việc vận động thực hiện “Không có khói thuốc lá” trong toàn Quân chủng.

Cục Chính trị chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tuyên truyền, giáo dục, phát động phong trào không khói thuốc lá trong cơ quan, đơn vị; chỉ đạo Báo Hải quân tuyên truyền, biểu dương các đơn vị thực hiện tốt, các phương pháp thực hiện có hiệu quả.

Cục Hậu cần chỉ đạo Ngành Quân y tuyên truyền về tác hại của hút thuốc lá đến sức khỏe con người, môi trường và các biện pháp cai thuốc không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bộ Tham mưu và Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện tốt cuộc vận động “Không khói thuốc lá”.

Cấp ủy, người chỉ huy, chính ủy [chính trị viên] các cấp tuyên truyền, giáo dục cho mọi quân nhân, công nhân viên quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền thấy rõ tác hại của việc hút thuốc lá để mọi người tự giác không hút thuốc lá.

Phát huy sức mạnh tổ chức Đảng, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng trong việc tuyên truyền, giáo dục, động viên, giám sát, nhắc nhở, bình xét đánh giá.

Tổ chức đăng ký, động viên, nhắc nhở những người đang hút thuốc lá tự giác từng bước bỏ thuốc.

Không bán thuốc lá ở cửa hàng, căng tin trong cơ quan, đơn vị; không dùng thuốc lá khi tiếp khách, liên hoan.

Lấy Vùng 3, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân, Lữ đoàn 189 làm nhân tố điển hình để nhân rộng ra các cơ quan, đơn vị trong toàn Quân chủng.

Thực hiện ở cơ quan Quân chủng; cơ quan vùng; cơ quan các lữ đoàn, trung đoàn trực thuộc Quân chủng trước, đơn vị sau. Các đồng chí trong cấp ủy, người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên phải làm gương không hút thuốc để quần chúng và cấp dưới noi theo.

Giai đoạn 2: Từ ngày 1-1-2019 thực hiện triệt để “Không có khói thuốc lá” trong toàn Quân chủng

Giao cho lãnh đạo, chỉ huy các cấp duy trì không khói thuốc trong cơ quan, đơn vị mình; kiên quyết xử lý những cá nhân cố tình vi phạm Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá như: Hút thuốc trong phòng làm việc, hút thuốc nơi công cộng, nơi tập trung đông người. Lấy việc không hút thuốc là một tiêu chí trong bình xét thi đua cá nhân; lấy cơ quan, đơn vị không khói thuốc là một tiêu chí trong bình xét đơn vị có “Môi trường văn hóa tiêu biểu”.

Chi tiết Chỉ thị 7061/CT-BTL

PV [tổng hợp]

 

 Đồng chí cho biết: Năm 1996, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Chỉ thị 1312/CT-BQP về việc không hút thuốc lá [và thuốc lào] trong quân đội.

Thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng, BĐBP đã có phong trào tuyên truyền, vận động không hút thuốc. Học viện Biên phòng và các trường trong toàn lực lượng là đơn vị đi đầu trong phong trào này đã có những quy định cấm hút thuốc khá cụ thể, thu được những kết quả nhất định.Song hiệu quả còn thấp và chưa vững chắc, trong đó có nguyên nhân liên quan đến việc áp dụng chế tài.

Chỉ thị 1645/CT-BTLBP của Tư lệnh BĐBP lần này vừa quán triệt tinh thần coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục theo Chỉ thị của Bộ, đồng thời gắn biện pháp vận động giáo dục với các chế tài cụ thể, nghiêm khắc và quy định rõ phương pháp xử lý những tập thể, cá nhân vi phạm.

Trong đó, cấp ủy, chỉ huy từng cơ quan đơn vị xây dựng quy chế, quy định có biện pháp cụ thể, thiết thực tổ chức triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả. Những cá nhân, tập thể đơn vị không thực hiện nghiêm túc chỉ thị, những trường hợp vi phạm nhiều lần phải có hình thức kỷ luật và không đưa vào diện bình chọn các danh hiệu thi đua, xem xét đề nghị nâng lương, phong quân hàm hàng năm...

- Để Chỉ thị đi vào đời sống của cán bộ, chiến sĩ, CNV, ngoài chế tài xử phạt, các đơn vị cần phải làm gì nữa, thưa đồng chí?

- Từ ngày 1-10-2011, Chỉ thị trên của Bộ Tư lệnh có hiệu lực, đồng nghĩa với việc trong đơn vị không còn thành viên nào hút thuốc. Để giúp mỗi cán bộ, chiến sĩ, CNV có thói quen hút thuốc chiến thắng chính mình không còn là việc riêng của mỗi người mà còn là nhiệm vụ, là yêu cầu đặt ra đối với cấp ủy, chỉ huy và các tổ chức quần chúng tại mỗi đơn vị cơ sở, cả trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện.

Mỗi cấp ủy, chỉ huy phải thực sự là người gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện chỉ thị. Đặc biệt, phải tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ, CNV có nhận thức đúng đắn về tính nhân văn của chủ trương cấm hút thuốc lá và việc đề ra các quy định cụ thể, xử lý nghiêm túc, công bằng mọi vi phạm. Thông qua các hoạt động của các tổ chức quần chúng, các phong trào của đơn vị để động viên, khen thưởng, khích lệ quyết tâm, ý thức trách nhiệm của mỗi người, đồng thời giám sát, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn một cách kiên quyết những tập thể, cá nhân vi phạm.

Điểm nổi bật của nghị định là những quy định mới, nâng cao mức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính liên quan đến thuốc lá, trong đó có hành vi hút thuốc lá nơi công cộng. Làm gì để quy định này đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu quả là vấn đề được dư luận quan tâm.

Tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP, nội dung xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến thuốc lá được quy định từ Điều 25 đến Điều 29.Điều 25 quy định xử phạt vi phạm về địa điểm cấm hút thuốc lá. Nếu như trước đâyhành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấmchỉ bị xử phạt 100.000-200.000đồng thì hiện nay tăng lên 200.000-500.000 đồng.Hành vi không có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của pháp luậtsẽ bị xử phạt 3-5 triệu đồng...

Bà Phạm Lê Thanh, cán bộ kỹ thuật Chương trình Phòng, chống tác hại thuốc lá và các bệnh không lây [Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam] cho biết: “Trước đây, thẩm quyền xử phạt được quy định rất chung chung, chồng chéo, không xác định rõ cơ quan nào có thẩm quyền xử lý vi phạm. Nghị định số 117/2020/NĐ-CP đã phân định rất rõ, mở rộng thẩm quyền xử phạt tới nhiều cơ quan như: Lực lượng công an, thanh tra y tế, chủ tịch UBND các cấp... Bên cạnh đó, cơ quan chức năng được sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc qua phản ánh, kiến nghị của người dân để phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm liên quan tới sử dụng, quảng cáo thuốc lá.Các địa phương cần có sự phối hợp, huy động sự vào cuộc của các lực lượng chức năng; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành giám sát, xử lý vi phạm và có chế tài kỷ luật với các tổ chức, cơ quan, cá nhân không tuân thủ các quy định phòng, chống tác hại của thuốc lá”.Hầu hết người dân mà chúng tôi hỏi ý kiến đều cho rằngviệc Nghị định số 117/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP là phù hợp và cần thiết. Nghị định mới đã làm rõ hơn, đầy đủ hơn các hành vi vi phạm, mức xử phạt tăng lên, có tính răn đe. Tuy nhiên, theo phản ảnh của người dân và qua khảo sát thực tế, chúng tôi thấy mặc dùNghị định số 117/2020/NĐ-CP đã có hiệu lực nhưngtình trạng vi phạm, rõ nhất là hành vi hút thuốc lá nơi công cộng vẫn diễn ra khá phổ biến.

Người dân hút thuốc lá tại điểm trung chuyển xe buýt Long Biên [Hà Nội].

Có mặt tại Bệnh viện Nhi Trung ương chiều 10-12, chúng tôi ghi nhận, mặc dù bệnh viện đã có biển “cấm hút thuốc lá” nhưng chỉ khoảng 10 phút đã có gần 10 người hút thuốc lá ngay trong khuôn viên bệnh viện. Điều đáng nói là hành vi vi phạm này lại không hề bị ngăn cản hay nhắc nhở. Những hình ảnh như vậy không khó để bắt gặp tại nhiều nơi công cộng khác. Bà Trần Thị Ngọc, hộ lý Khoa Sản thường, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chia sẻ: “Trong quá trình làm việc, nếu phát hiện có người hút thuốc trong khuôn viên bệnh viện, chúng tôi đều nhắc nhở. Nếu người hút thuốc vẫn cố tình vi phạm thì chúng tôi sẽ gọi bảo vệ đến lập biên bản để các cơ quan chức năng xử phạt theo quy định. Tuy nhiên, những hành vi này diễn ra nhanh nên rất khó phát hiện và lực lượng chức năng không phải lúc nào cũng có mặt thường xuyên nên việc xử phạt rất khó khăn”.

Việc tăng chế tài xử phạt, mở rộng thẩm quyền các cơ quan xử lý, cho phép cộng đồng giám sát, cung cấp bằng chứng xử phạt nguội là cơ sở để chúng ta hy vọng vào một xã hội không khói thuốc nơi công cộng. Tuy nhiên, để quy định này thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, đòi hỏi phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, đồng thời luật pháp phải được thực thi một cách nghiêm minh.

Luật sư Nguyễn Văn Thắng,Đoàn Luật sư TP Hà Nội,Giám đốc Công ty Luật Hợp Danh, cho rằng: “Nghị định số 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15-11-2020. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những nội dung xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến thuốc lá trong nghị định này. Bởi vậy, cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền để mọi người dân hiểu, nắm rõ. Người dân cũng phải có trách nhiệm lên tiếng, đấu tranh, tố giác đối với hành vi vi phạm. Lực lượng chức năng cần kiên quyết và xử lý nghiêm vi phạm theo đúng quy định hiện hành. Nếu thường xuyên để xảy ra tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng mà không bị xử lý thì phải quy trách nhiệm cho người đứng đầu địa bàn đó. Đối với những khu vực phức tạp cần tăng cường lực lượng xử lý”.

Đồng quan điểm về vấn đề này, bà Phạm Lê Thanh cho rằng: “Công tác tuyên truyền phải được thực hiện triệt để. Bên cạnh việc tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan đến phòng, chống tác hại của thuốc lá, chúng ta cần tuyên truyền để thế hệ trẻ nói không với thuốc lá. Tại những nơi có quy định cấm hút thuốc lá cần ghi rõ số điện thoại của lực lượng chức năng để người dân kịp thời phản ảnh, tố cáo người vi phạm”.

Theo ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống tác hại thuốc lá TP Hà Nội, qua công tác kiểm tra cho thấy, những đơn vị thực hiện tốt môi trường không khói thuốc một phần quan trọng là nhờ đưa quy định cấm hút thuốc lá vào quy chế nội bộ cơ quan, trưởng các đầu mối phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm. Để xử phạt nghiêm hành vi hút thuốc lá tại nơi cấm hút thuốc lá, tới đây Sở Y tế TP Hà Nội sẽ phối hợp thành lập các đoàn kiểm tra, xử lý vi phạm.

VĂN THI

Video liên quan

Chủ Đề