Quy luật giá trị thặng dư và ý nghĩa thực tiễn vận dụng ở Việt Nam

TÓM TẮT CÁC ĐỀ MỤC CHÍNHPHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦUPHẦN II: LÍ LUẬN GIÁ TRỊ THẶNG DƯ-CÁC HÌNH THỨCBIỂU HIỆN GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄNCỦA VIỆC NGHIÊN CỨUI.Định nghĩa giá trị thặng dưII.Đặc điểm quy luật sản xuất giá trị thặng dưIII.Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư1.Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối2.Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đốiIV.Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dưIV.Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật giá trị thặng dưPHẦN III: PHẦN KẾT LUẬNPHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦUTheo V.I Lênin thì lí luận giá trị thặng dư là hòn đá tảng của học thuyết kinhtế C.Mác. Các nhà tư bản để đạt được mục đích tối đa của mình, họ đã mua sứclao động của người công nhân kết hợp với tư liệu sản xuất để sản xuất ra sảnphẩm và thu về giả trị thặng dư.Các nhà kinh tế học thường cho rằng mọi công cụ lao động, mọi tư liệu sảnxuất đều là tư bản. Thực ra bản thân tư liệu sản xuất không phải là tư bản, nóchỉ là yếu tố cơ bản của sản xuất trong bất cứ xã hội nào. Tư liệu sản xuất chỉtrở thành tư bản khi nó trở thành tài sản của các nhà tư bản và được dùng để bóclột lao động làm thuê. Ta có thể định nghĩa chính xác tư bản là giá trị mang lạigiá trị thặng dư bằng cách bót lột công nhân làm thuê. Giá trị thặng dư – phầngiá trị do lao động của công nhân làm thuê sáng tạo ra ngoài sức lao động và tưbản chiếm không.Chính vì vậy mà sản xuất giá trị thặng dư tối đa cho nhà tư bản là nội dungchính của quy luật giá trị thặng dư. Nó quyết định đến nội dung chính của quyluật giá trị thặng dư. Nó quyết định đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và sựthay thế nó bằng một xã hội khác cao hơn là quy luật vận động của phương thứcsản xuất tư bản chủ nghĩa.Việc nghiên cứu phạm trù giá trị thặng dư có vai trò rất quan trọng, nó có ýnghĩa quan trọng trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vì vậy mà emđã chọn đề tài: “Các biểu hiện giá trị thặng dư và ý nghĩa thực tiễn của việcnghiên cứu”.PHẦN II: LÍ LUẬN GIÁ TRỊ THẶNG DƯ – CÁC HÌNH THỨCBIỂU HIỆN GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄNCỦA VIỆC NGHIÊN CỨUI.Định nghĩa giá trị thặng dưGiá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức laođộng do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.Giá trị thặng dư được Mác xem là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và sốtiền nhà tư bản bỏ ra trong kinh doanh. Nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thứctư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến và bỏ ra tư bản để thuê mướn lao động gọilà tư bản khả biến. Tuy nhiên, người lao động sẽ đưa vào hàng hoá một lượnggiá trị lớn hơn số tư bản khả biến mà nhà tư bản trả cho người lao động. Phầndư ra được gọi là giá trị thặng dư, tức là số lượng của hàng hoá mà người laođộng làm ra có giá trị cao hơn phần tiền mà nhà tư bản trả cho công nhân vàmức chênh lệch đó là giá trị thặng dư.Có thể lấy một ví dụ sau để giải thích: Giả sử một người lao động có trongtay nguyên vật liệu la 1000đồng. Trên cơ sở sức lao động đã bỏ ra, người laođộng đó sẽ làm được sản phẩm mới có giá trị 1100đ. Số tiền 100đ chênh lệch đólà giá trị thặng dư sức lao động. Tuy nhiên, nhà tư bản chỉ trả cho anh ta 50đ, cónghĩa là 50đ còn lại là phần nhà tư bản chiếm không của người lao động.Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư:-Năng suất lao độngThời gian lao độngCường độ lao độngCông nghệ sản xuấtTrình độ quản líII. Đặc điểm quy luật sản xuất giá trị thặng dưQuy luật sản xuất giá trị thặng dư là một trong những quy luật kinh tế cơ bảncủa chủ nghĩa tư bản. Nội dung quy luật này là sản xuất nhiều và ngày càngnhiều hơn giá trị thặng dư bằng cách tăng cường độ bóc lột công nhân làm thuê.Nếu quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá là quy luật giá trị thì quy luậtkinh tế cơ bản của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là quy luật giá trị thặng dư. Cóthể thấy, vì giá trị thặng dư là cội nguồn sinh ra sự giàu có sung túc vì xuất hiệngiá trị mới, nên để duy trì và phát triển sự giàu có dôi dư này, giai cấp tư sản cóxu hướng không ngừng sản xuất với quy mô ngày càng lớn hơn trước. Nhữngtiền bạc thu được đều được đưa vào tái đầu tư, tái sản xuất, thuê mua nguyênvật liệu nhà xưởng để vận hành tạo giá trị thặng dư.Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của CNTB vì theo kinhtế chính trị Mác nó quy định bản chất của nền sản xuất TBCN, chi phối mọi mặtđời sống kinh tế của xã hội tư bản. Không có sản xuất giá trị thặng dư thì khôngcó CNTB.Theo Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư- đó là quy luật kinh tế tuyệt đốicủa phương thức sản xuất TBCN. Ở đâu có giá trị thặng dư thì ở đó có CNTB,ngược lại ở đâu có chủ nghĩa tư bản thì ở đó có giá trị thặng dư.Sản xuất nhiều và ngày càng nhiều giá trị thặng dư là mục đích là động lựcthường xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là nhân tố đảm bảo sự tồn tạivà thúc đẩy sự vận động phát triển của chủ nghĩa tư bản, đồng thời nó làm chomọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc. Quy luật giá trị thặng dư là nguồn gốc mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tưbản:+ Mâu thuẫn của tư bản và lao động+Mâu thuẫn giữa giai cấp tư bản và giai cấp công nhânQuy luật giá trị thặng dư đứng đằng sau cạnh tranh tư bản chủ nghĩa với mụcđích thu được ngày càng nhiều giá trị thặng dư. Các nhà tư bản cạnh tranh vớinhau, tiêu diệt lẫn nhau để có được quy mô giá trị thặng dư lớn hơn, tỉ suất giátrị thặng dư cao hơn.Để sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản ra sức áp dụngnhững tiến bộ khoa học kĩ thuật cải tiến sản xuất. Từ đó thúc đẩy lực lượng sảnxuất phát triển mạnh mẽ, nền sản xuất có tính xã hội hoá ngày càng cao, mâuthuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bảnchủ nghĩa ngày càng gay gắt.III. .Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư1.Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.Sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặngdư được thực hiện trên cơ sở kéo dài tuyệt đối ngày lao động của công nhântrong điều kiện thời gian lao động tất yếu không đổi và giá trị thặng dư được sảnxuất ra bằng phương pháp này gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối.Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là cơ sở chung của chế độ tư bản chủnghĩa. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở giai đoạn đầu của chủ nghĩatư bản, khi lao động còn thấp. Với lòng tham không đáy, nhà tư bản mọi cáchkéo dài ngày lao động để nâng cao trình độ bóc lột. Nhưng do giới hạn về ngàytự nhiên, về sức lực con người nên không thể kéo dài vô hạn. Mặt khác, còn dođấu tranh quyết liệt những giai cấp công nhân đòi rút ngắn thời gian lao độngcũng không thể rút ngắn chỉ bằng thời gian lao động tất yếu. Một hình thứckhác của sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là tăng cường lao động vì tăngcường lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động trong ngày trong khithời gian lao động cần thiết không thay đổi.2.Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đốiPhương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Là phương pháp sản xuấtgiá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trịsức lao động nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên trong điều kiện độ dàingày lao động, cường độ lao động cũng như cũ.Để hạ thấp giá trị sức lao động thì phải giảm bớt giá trị các tư liệu sinh hoạtvà dịch vụ cần thiết cho người công nhân. Muốn vậy, phải tăng năng suấtlao động xã hội trong các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành sảnxuất tư liệu sản xuất để sản xuất ra các tư liệu sản xuất tiêu dùng.IV.Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư1- Lợi nhuận thương nghiệpLợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quátrình sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhượng cho tư bản thương nghiệp, đểtư bản thương nghiệp bán hàng hoá thay cho mình.Thực chất, lợi nhuận thươngnghiệp chỉ là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư nên nguồn gốc của lợinhuận thương nghiệp chính là một bộ phận laođộng của công nhân không đượctrả công- Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp:Tư bản công nghiệp nhượng một phần giá trị thặng dư cho tư bản thươngnghiệp bằng cách bán hàng hoá thấp hơn giá trị của nó, để rồi tư bản thươngnghiệp bán hàng hoá theo đúng giá trị sẽ thu được khoản chênh lệch[hoahồng].Tư bảnTư bảncôngnghiệpthươngBán HnghiệpNgườiBán Htiêudùng[Giá cả < Giá trị]-[Giá cả = Giá trị] = PtnViệc nhượng giá trị thặng dư giữa nhà tư bản công nghiệp và tư bản thươngnghiệp cũng diễn ra theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân. Nghĩa là, tư bảnthương nghiệp cũng tham gia vào cạnh tranh giữa các ngành để thu được lợinhuận bình quân cho mình.2.Lợi tức và tỷ suất lợi tức.- Lợi tức chính là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay trảcho nhà tư bản cho vay về quyền sở hữu tư bản để được quyền sử dụng tư bảntrong một thời gian nhất định. Ký hiệu là z.Nguồn gốc của lợi tức cũng chính là từ giá trị thặng dư do công nhân làm thuêsáng tạo ra từ trong lĩnh vực sản xuất. Vì vậy,có thể khẳng định tư bản cho vaycũng gián tiếp bót lột công nhân làm thuê thông qua nhà tư bản đi vay.- Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ chovay trong một thời gian nhất định. Ký hiệu z’zz’ =x 100 %KcvTỷ suất lợi tức phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận bình quân và quan hệ cungcầu về tư bản cho vay. Thông thường giới hạn vận động của tỷ suất lợi tức là:0 < z’ < p’3. Địa tôBản chất của địa tô:Trong nông nghiệp, nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp cũng phải thuđược lợi nhuận bình quân như các ngành khác, nhưng họ phải thuê ruộng đấtcủa địa chủ để kinh doanh, do vậy ngoài lợi nhuận bình quân họ phải thu đượcphần lợi nhuận siêu ngạch để trả cho nhà tư bản dưới hình thức địa tô. Phần lợinhuận siêu ngạch phải ổn định và lâu dài.Vậy: Địa tô TBCN là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quâncủa tư bản kinh doanh trong nông nghiệp do công nhân nông nghiệp tạo ra, mànhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ với tư cách là kẻ sởhữu ruộng đất.Bản chất của địa tô TBCN là mối quan hệ bóc lột giá trị thặng dư giữa 3 giaicấp trong đó, giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ cùng tham gia bóc lột giai cấpcông nhân làm thuê trong nông nghiệp.Các hình thức địa tô TBCNĐịa tô chêch lệch:Trong kinh doanh nông nghiệp, giá cả của hàng hoá nông phẩm được hìnhthành trên cơ sở điều kiện sản xuất xấu nhất [độ màu mỡ xấu nhất, vị trí địa lýkhó khăn nhất...], chứ không phải ở điều kiện trung bình như trong côngnghiệp.Vì thế, nếu kinh doanh trên đất tốt hoặc trung bình sẽ có lợi nhuận siêungạch.Phần lợi nhuận siêu ngạch này tồn tại thường xuyên, tương đối ổn địnhvà nó thuộc về người chủ ruộng đất [nhà tư bản phải trả cho địa chủ] gọi là địatô chêch lệch.Vậy: Địa tô chêch lệch là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bìnhquân thu được trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chêchlệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộngđất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình.Địa tô chêch lệch có hai loại: Địa tô chêch lệch I và địa tô chêch lệch II.+ Địa tô chêch lệch I: là loại địa tô thu được trên những ruộng đất cónhững điều kiện tự nhiên thuận lợi, tức là có độ màu mỡ hay vị trí thuận lợihơn.+ Địa tô chêch lệch II :là loại địa tô thu được gắn liền với thâm canh tăngnăng suất, là kết quả của tư bản đầu tư thêm trên cùng một đơn vị diện tích.Trong thời hạn hợp đồng, lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh đem lạithuộc nhà tư bản kinh doanh ruộng đất. Nhưng khi hết hợp đồng, địa chủ sẽ tìmcách nâng giá thuê ruộng đất lên, tức là biến địa tô chêch lêch II thành địa tôchêch lêch I. Tình trạng này dẫn đến mâu thuẫn: Nhà tư bản muốn kéo dài thờihạn thuê ruộng đất, ngược lại, địa chủ lại chỉ muốn cho thuê trong thời hạnngắn. Vì vậy trong thời hạn thuê đất nhà tư bản tìm mọi cách quay vòng sảnxuất, tận dụng và vắt kiệt độ màu mỡ của đất đai. Mác cho rằng lối kinh doanhTBCN trong nông nghiệp dẫn đến quy luật màu mỡ đất đai ngày càng giảmxuống.Địa tô tuyệt đối.+ Địa tô tuyệt đối là số lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bìnhquân, hình thành bởi sự chêch lệch giữa giá trị nông sản và giá cả sản xuất chung.Đây là loại địa tô mà nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp tuyệt đốiphải nộp cho địa chủ, bất kể ruộng đất tốt hay xấu.+ Cơ sở của địa tô tuyệt đối là do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nôngnghiệp thấp hơn trong công nghiệp.+ Nguyên nhân tồn tại của địa tô tuyệt đối là do chế độ độc quyền sở hữuruộng đất đã ngăn cản nông nghiệp tham gia cạnh tranh để hình thành lợi nhuậnbình quân.Vậy: Địa tô tuyệt đối là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bìnhquân, được hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp luônthấp hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp, nó là số chênh lệch giữagiá trị nông sản phẩm và giá cả sản suất chung.V.Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật giá trị thặngdư1.Ý nghĩa của việc nghiên cứu 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dưViệc nghiên cứu 2 phương pháp nói trên, khi gạt bỏ mục đích và tính chấtcủa chủ nghĩa tư bản thì các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, nhất làphương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạchcó thể vận dụng trong các doanh nghiệp ở nước ta nhằm kích thích sản xuất,tăng năng suất lao động xã hội, sử dụng kỹ thuật mới, cải tiến tổ chức quản lý,tiết kiệm chi phí sản xuất.Đối với quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân của nước ta, việc nghiêncứu sản xuất giá trị thặng dư gợi mở cho các nhà hoạch định chính sách phươngthức làm tăng của cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện điểm xuấtphát của nước ta còn thấp, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần tận dụng triệt đểcác nguồn lực, nhất là lao động và sản xuất kinh doanh. Về cơ bản lâu dài, cầnphải coi trọng việc tăng năng suất lao động xã hội, coi đẩy mạnh công nghiệphoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là là giải pháp cơ bản để tăng năng suấtlao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.2.Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư trong quảnlý các doanh nghiệp nước ta hiện nay khi chuyển sang kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa.a] Điều kiện nước taQuy luật giá trị thặng dư đã phát huy vai trò to lớn của nó, đem lại những tiếnbộ vượt bậc và thành tựu đáng kinh ngạc cho chủ nghĩa tư bản. Nước ta nóiriêng và các nước xã hội chủ nghĩa nói chung đang nỗ lực không ngừng trên conđường của mình để xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Riêng với nước ta,chúng ta đang trong giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa từ chế độ phong kiến,bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, xuất phát điểm là một nền kinh tếnghèo nàn lạc hậu, chủ yếu là dựa vào nông nghiệp. Yêu cầu đặt ra là phải từngbước xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, chúng taphải học tập những thành tựu mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được, trong đó quantâm đặc biệt đến quy luật kinh tế cơ bản của nó là quy luật giá trị thặng dư, sửachữa quan niệm sai lầm trước kia xây dựng nền kinh tế tự cấp khép kín, kếhoạch hoá tập trung. Ngày nay chúng ta thực hiện chính sách kinh tế mới:chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy nên hiểu nhưthế nào cho đúng?b] Hiểu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩaThuật ngữ được sử dụng là kinh tế hàng hóa: nền kinh tế hàng hóa là một nềnkinh tế mà trong đó hầu hết các quan hệ kinh tế được thực hiện trên thị trườngdưới hình thái hàng hoá. Chúng ta đã xoá bỏ chế độ bao cấp, tem phiếu. Ngàynay, quan hệ trên thị trường Việt Nam là quan hệ trao đổi hàng hoá-tiền tệ. ViệtNam đã mở cửa nền kinh tế, cho phép cơ chế thị trường hoạt động. Cơ chế thịtrường là những nhân tố, biện pháp, quan hệ, công cụ mà nhà nước sử dụng đểtác động đến nền kinh tế thị trường để nó vận động theo những quy luật vốn cócủa nó nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kì nhấtđịnh. Trong cơ chế thị trường mọi quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá. Trướcđây, sự hoạt động của nền kinh tế chịu sự quản lí, điều tiết của nhà nước từ vĩmô đến vi mô, nhiều chính sách không phù hợp với quy luật vận động của nềnkinh tế đã làm cho kinh tế trì trệ, chậm phát triển. Công nhận cơ chế thị trườngvà ủng hộ cho kinh tế phát triển tự do theo những quy luật vốn có của nó thìmới có thể phát triển được kinh tế. Tuy nhiên, nếu để cơ chế thị trường tự dohoạt động thì sẽ làm chệch hướng phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội của nước tavì cơ chế này bên cạnh tính ưu việt của nó thì còn nhiều hạn chế gây ảnh hưởngxấu. Phương châm của ta là xây dựng cơ chế thị trường theo định hướng xã hộichủ nghĩa. Nghĩa là nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường có sựquản lý của nhà nước. Phải có sự điều tiết của nhà nước thì mới đảm bảo pháttriển kinh tế hàng hoá vì mục đích phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sởvật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬNĐề tài giúp nâng cao tư duy nhận thức và trình độ lí luận về học thuyết kinhtế cũng như chủ nghĩa Mác, nó giúp chúng ta hiểu sâu hơn quy luật kinh tế củachủ nghĩa tư bản là quy luật giá trị thặng dư, nhận thấy vai trò quan trọng của nótrong phát triển kinh tế.Việt nam hiện nay đang phát triển kinh tế thị trường, nền kinh tế mở cửa, vìvậy đã có quy luật giá trị thặng dư hoạt động. Nhận thức về quy luật trang bịcho các nhà kinh tế những hiểu biết trong quản lí và sản xuất kinh doanh. Hiểuđược quy luật này thì sẽ nắm được sự vận động của các quy luật khác: quy luậtcạnh tranh, quy luật giá trị.... vì quy luật giá trị thặng dư là quy luật trung tâm.Từ đó các nhà kinh tế có biện pháp tối ưu hơn, phù hợp quy luật để tạo hiệu quảkinh doanh cao nhất.Đề tài thực sự có ý nghĩa thực tiễn và giá trị vận dụng trong phương thứcsản xuất và nền sản xuất ở Việt Nam hiện nay. Một yêu cầu trong phát triểnkinh tế, sử dụng quy luật giá trị thặng dư trong quản lí doang nghiệp là cácdoanh nghiệp nước ta phải vận dụng một cách hợp lí quy luật giá trị thăng dư,tuân theo sự điều tiết, quản lí vĩ mô của nhà nước để đảm bảo định hướng xã hộichủ nghĩa quyền lợi thuộc về nhân dân và người lao độngTÀI LIỆU THAM KHẢO:1-Giáo trình: Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin2-Kinh tế chính trị học Mác-Lênin3-Giáo trình kinh tế chính trị4-Các tạp chí kinh tế thời báo doanh nghiệp

Video liên quan

Chủ Đề