Quy luật kinh tế cơ bản là gì

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá. ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị.

Quy luật giá trị là quy luật chi phối cơ chế thị trường và chi phối các quy luật kinh tế khác, các quy luật kinh tế khác là biểu hiện yêu cầu của quy luật giá trị mà thôi..

Quy luật giá trị quy.ết định giá cả hàng hoá, dịch vụ, mà giá cả là tín hiệu nhạy bén nhất của cơ chế thị trường .

Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở của việc hao phí lao động xã hội cần thiết: Trong sản xuất nó đòi hỏi người sản xuất luôn luôn có ý thức tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết.

Trong lĩnh vực sản xuất :Đối với việc sản xuất một thứ hàng hóa riêng biệt thì yêu cầu của quy luật giá trị được biểu hiện ở chỗ: hàng hoá của người sản xuất muốn bán được trên thị trường, muốn được xã hội thừa nhận thì lượng giá trị của một hàng hoá cá biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết. Đối với một loại hàng hoá thì yêu cầu quy luật giá trị thể hiện là tổng giá trị của hàng hóa phải phù hợp với nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội .

Trong lĩnh vực trao đổi : Việc trao đổi phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá. Quy luật giá trị biểu hiện sự hoạt động của mình thông qua sự vận động của giá cả xung quanh giá trị. Giá cả phụ thuộc vào giá trị, giá trị là cơ sở của giá cả, những hàng hoá có hao phí lao động lớn thì giá trị của nó lớn dẫn đến giá cả cao và ngược lại. Đối với mỗi hàng hoá thì giá cả hàng hoá có thể bằng hoặc nhỏ hơn hoặc lớn hơn giá trị nhưng đối với toàn bộ hàng hóa của xã hội thì chúng ta luôn luôn có tổng giá cả hàng hóa bằng tổng giá trị.

Tác dụng của quy luật giá trị: quy luật giá trị tự phát điều tiết việc sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua sự biến động của cung - cầu thể hiện qua giá cả trên thị trường.

Cung phản ánh khối lượng sản phẩm hàng hoá được sản xuất và đưa ra thị trường để thực hiện [để bán]. cung do sản xuất quyết định, nó không đồng nhất với sản xuất .

Cầu phản ánh nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán của xã hội. Do đó, cầu không đồng nhất với tiêu dùng, vì nó không phải là nhu cầu tự nhiên, nhu cầu bất kì theo nguyện vọng tiêu dùng chủ quan của con người, mà phụ thuộc vào khả năng thanh toán.

Cung - Cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường xuyên tác động lẫn nhau trên thị trường, ở đâu có thị trường thì ở đó có quy luật cung - cầu tồn tại và hoạt động một cách khách quan. Cung - cầu tác động lẫn nhau:

Cầu xác định cung và ngược lại cung xác định cầu. Cầu xác định khối lượng, chất lượng và chủng loại cung về hàng hoá. những hàng hoá nào được tiêu thụ thì mới được tái sản xuất. Ngược lại, cung tạo ra cầu, kích thích tăng cầu thông qua phát triển số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá, hình thức, quy cách và giá cả của nó.

Cung - cầu tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Đây là sự tác động phức tạp theo nhiều hướng và nhiều mức độ khác nhau.

Quy luật cung - cầu tác động khách quan và rất quan trọng. Nếu nhận thức được chúng thì chúng ta vận dụng để tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều hướng có lợi cho quá trình tái sản xuất xã hội. Nhà nước có thể vận dụng quy luật cung - cầu thông qua các chính sách, các biện pháp kinh tế như: giá cả, lợi nhuận, tín dụng, hợp đồng kinh tế, thuế, thay đổi cơ cấu tiêu dùng. Để tác động vào các hoạt động kinh tế theo quy luật cung - cầu, duy trì những tỷ lệ cân đối cung - cầu một cách lành mạnh và hợp lý.

Cạnh tranh là sự tác động lẫn nhau giữa các nhóm người, giữa người mua và người bán hay giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Hai nhóm này tác động lẫn nhau với tư cách là một thể thống nhất, một hợp lực. ở đây cá nhân chỉ tác động với tư cách là một bộ phận, một lực lượng xã hội, là một nguyên tử của một khối. Chính dưới hình thái đó mà cạnh tranh đã vạch rõ cái tính chất xã hội của sản xuất và tiêu dùng.

Bên canh tranh yếu hơn cả cũng đồng thời là cái bên mà ở đó mỗi cá nhân đều hoạt động một cách độc lập với đông đảo những người cạnh tranh với mình và thường thường là trực tiếp chống lại những người đó. Chính vì sự phụ thuộc lẫn nhau giữa một người cạnh tranh cá biệt với những người khác lại càng thêm rõ ràng. Trái lại bên mạnh hơn bao giờ cũng đương đầu với đối phương với tư cách là một chỉnh thể ít nhiều thống nhất.

Người mua làm cho giá thị trường càng thấp, càng tốt. Mỗi người chỉ quan tâm đến đồng nghiệp trong chừng mực thấy đi với họ có lợi hơn việc chống lại họ.

Khi một bên yếu hơn bên kia thì hành động chung sẽ chấm dứt, mỗi người sẽ tự lực xoay sở lấy. Nếu một bên chiếm ưu thế thì mỗi người bên đó đều sẽ được lợi, tất cả diễn ra như là họ cùng nhau thực hiện độc quyền chung vậy.

Cạnh tranh như một tất yếu trong nền kinh tế hàng hoá. Cạnh tranh có tác dụng san bằng các giá cả mấp mô để có giá cả trung bình, giá trị thị trường và giá cả sản xuất đều hình thành từ cạnh tranh trong nội bộ ngành và giữa các ngành.

Tóm lại: Trong cơ chế thị trường, quy luật cạnh tranh như một công cụ, phương tiện gây áp lực cực mạnh thực hiện yêu cầu của quy luật giá trị, cạnh tranh trong một cơ chế vận động chứ không phải cạnh tranh nói chung.

Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật xác định lượng tiền cần cho lưu thông. Lượng tiền cần cho lưu thông chính bằng tỷ số giữa tổng giá cả hàng hoá với tốc độ lưu thông tư bản .

Trong thực tế: lượng tiền cần cho lưu thông bằng tỷ số giữa tổng giá cả hàng hóa trừ đi tổng tiền khấu trừ, trừ đi tổng giá cả bán chịu cộng với tổng tiền thanh toán với tốc độ lưu thông tư bản.

Quy luật lưu thông tiền tệ tuân theo các nguyên lý sau:

Lưu thông tiền tệ và cơ chế lưu thông tiền tệ do cơ chế lưu thông hàng hoá quyết định.

Tiền đại diện cho người mua, hàng đại diện cho người bán. Lưu thông tiền tệ có quan hệ chặt chẽ với tiền - hàng, mua - bán, giá cả - tiền tệ.

Kinh tế hàng hoá trên một ý nghĩa nhất định có thể gọi là kinh tế tiền tệ, quyết định cơ chế lưu thông tiền tệ.

Mặt khác cơ chế lưu thông tiền tệ còn phụ thuộc vào cơ chế xuất nhập khẩu, cơ chế quản lý kim loại quý, cơ chế kinh doanh tiền của ngân hàng.

Nếu quy luật canh tranh, quy luật cung - cầu làm giá hàng hoá vận động, san bằng thì quy luật lưu thông tiền tệ giữa mối liên hệ cân bằng giữa hàng và tiền.

Ngoài ra còn một số loại quy luật khác như: quy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm, quy luật khủng hoảng kinh tế , quy luật tâm lý… cũng ảnh hưởng đến cơ chế thị trường.

Các qui luật kinh tế [tiếng Anh: Economic laws] phản ánh những mối liên hệ tất yếu, bản chất, thường xuyên, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế.

  • 24-10-2019Quan hệ sản xuất [Relations of production] là gì? Phương diện thể hiện quan hệ
  • 24-10-2019Nhãn sinh thái [Ecolabel] là gì? Lợi ích
  • 24-10-2019Lực lượng sản xuất [Productive forces] là gì? Các bộ phận cấu thành
  • 24-10-2019Sản phẩm xã hội là gì? Các bộ phận cấu thành
  • 24-10-2019Tư liệu lao động [Means of labor] là gì? Phân loại

Hình minh hoạ [Nguồn: photos]

Qui luậtkinh tế

Khái niệm

Qui luậtkinh tế trong tiếng Anh được gọi làEconomic laws.

Các qui luật kinh tế phản ánh những mối liên hệ tất yếu, bản chất, thường xuyên, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế.

Tính chấtQui luậtkinh tế

Qui luật kinh tế có những tính chất sau:

- Cũng như các qui luật khác, qui luật kinh tế là khách quan, nó xuất hiện, tồn tại trong những điều kiện kinh tế nhất định và mất đi khi các điều kiện đó không còn; nó tồn tại độc lập ngoài ý chí con người.

Người ta không thể sáng tạo, hay thủ tiêu qui luật kinh tế mà chỉ có thể phát hiện, nhận thức và vận dụng qui luật kinh tế để phục vụ cho hoạt động kinh tế của mình.

- Qui luật kinh tế là qui luật xã hội, nên khác với các qui luật tự nhiên, qui luật kinh tế chỉ phát sinh tác dụng thông qua hoạt động kinh tế của con người.

Nếu nhận thức đúng và hành động theo qui luật kinh tế sẽ mang lại hiệu quả, ngược lại sẽ phải chịu những tổn thất.

- Khác với các qui luật tự nhiên, phần lớn các qui luật kinh tế có tính lịch sử, chỉ tồn tại trong những điều kiện kinh tế nhất định.

Do đó, có thể chia qui luật kinh tế thành hai loại. Đó là các qui luật kinh tế đặc thù và các qui luật kinh tế chung.

Các qui luật kinh tế đặc thù là các qui luật kinh tế chỉ tồn tại trong một phương thức sản xuất nhất định. Các qui luật kinh tế chung tồn tại trong một số phương thức sản xuất.

Ý nghĩa

Nghiên cứu qui luật kinh tế có ý nghĩa quan trọng bởi vì các hiện tượng và quá trình kinh tế đều chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế. Qui luật kinh tế là cơ sở của chính sách kinh tế.

Chính sách kinh tế là sự vận dụng các qui luật kinh tế và các qui luật khác vào hoạt động kinh tế. Nó chỉ đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả kinh tế cao khi nó phù hợp với yêu cầu của qui luật kinh tế, và đáp ứng được lợi ích kinh tế của con người.

Không hiểu biết, vận dụng sai hoặc coi thường qui luật kinh tế sẽ không tránh khỏi bệnh chủ quan, duy ý chí, chính sách kinh tế sẽ không đi vào cuộc sống, thậm chí còn gây hậu quả khó lường.

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tếchính trị Mác - Lênin, PGS. TS. Nguyễn Văn Hảo, BộGiáo dục vàđào tạo]

Quan hệ sản xuất [Relations of production] là gì? Phương diện thể hiện quan hệ

24-10-2019 Nhãn sinh thái [Ecolabel] là gì? Lợi ích

24-10-2019 Lực lượng sản xuất [Productive forces] là gì? Các bộ phận cấu thành

Video liên quan

Chủ Đề