Quy trình giới thiệu học cảm tình Đảng

Mục lục bài viết

  • 1. Điều kiện, thủ tục kết nạp Đảng viên hiện nay?
  • 2. Điều kiện xét lý lịch để kết nạp đảng viên ?
  • 3. Thủ tục, quy trình xét kết nạp đảng viên mới, Đảng viên dự bị ?
  • 4. Ly hôn có được kết nạp Đảng viên hay không?
  • 5. Khi nào chi bộ tạm dừng kết nạp Đảng viên ?
  • 6. Giải đáp những vướng mắc trong việc kết nạp Đảng viên mới ?

1. Điều kiện, thủ tục kết nạp Đảng viên hiện nay?

Xin chào luật Minh Khuê, Hiện tại em đang làm việc cho công ty trên Hà Nội được 6 năm, tuy nhiên hộ khẩu thường trú của em ở Hà Nam. Em cũng thường xuyên về quê thăm gia sinh hoạt các phong trào ở địa phương và có nguyện vọng đựoc kết nạp đang tại địa phương. Em cũng đã được giới thiệu và học cảm tình Đảng và được xét kết nạp Đảng đợt này. Em cũng đã được giới thiệu và học cảm tình đảng và được xét kết nạp đảng đợt này.

Vậy em có được kết nạp tại Đảng bộ địa phương không? Sau này nếu em có điều kiện nhập khẩu ở Hà Nội thì em chuyển về sinh hoạt Đảng tại công ty nơi mình làm việc được không? Thủ tục kết nạp Đảng và chuyển Đảng như thế nào?

Mong luật sư tư vấn giúp em !

>> Luật sư tư vấn điều kiện, thủ tục kết nạp Đảng viên mới, gọi: 1900.6162

>> Xem thêm: Mẫu bản tự kiểm điểm Đảng viên, bản kiểm điểm cá nhân mới 2022

Luật sư tư vấn:

Theo Khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 quy định điều kiện trở thành Đảng viên như sau:

"Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : Thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng."

Trình tự và thủ thục kết nạp như sau :

Bước 1. Tổ chức họp và giới thiệu:

Sau thời gian phấn đấu học cảm tình đảng, các đơn vị tổ chức họp đề nghị xét kết nạp Đảng cho quần chúng ưu tú. Cụ thể: Đối với quần chúng là đoàn viên và đang sinh hoạt Đoàn thì Chi đoàn tổ chức họp xét. Buổi họp phải có ít nhất 2/3 thành viên của đơn vị tham dự, theo trình tự:

- Người xin vào đảng tự nhận xét về bản thân;

- Các ý kiến đóng góp của đơn vị tập trung vào 04 vấn đề: Về phẩm chất chính trị; Về đạo đức, lối sống và quan hệ quần chúng; Về học tập, chuyên môn; Về quá trình hoạt động và năng lực công tác;

- Tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm: Những trường hợp đơn vị chuyển hồ sơ lên cấp trên phải được sự đồng ý của trên 50% số người tham dự cuộc họp.

Bước 2. Hoàn thành hồ sơ:

>> Xem thêm: Quy định mới nhất năm 2022 về điều kiện kết nạp Đảng viên ?

Trong khoảng thời gian 3 tuần sau khi họp, các đơn vị gửi hồ sơ lên cấp trên. Hồ sơ bao gồm: Biên bản họp đơn vị, Biên bản kiểm phiếu; Phiếu tín nhiệm; Sau đó Chi bộ họp cho ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cho khai lý lịch. Cuộc họp phải đảm bảo về số lượng đảng viên [từ 2/3 trở lên]; ý kiến nhận xét và tỷ lệ phiếu tín nhiệm [trên 2/3 tổng số đảng viên chính thức trở lên]. Chi bộ xem xét, đồng ý cho khai lý lịch đối với những trường hợp đạt và phân công Đảng viên chính thức trong chi bộ theo dõi, giúp đỡ quần chúng. Chi bộ liên hệ Văn phòng Đảng ủy để nhận Lý lịch người xin vào đảng. Đảng viên được phân công trong khoảng thời gian 1 tuần phải chuyển Lý lịch và hướng dẫn quần chúng khai lý lịch đầy đủ và rõ ràng trong khoảng thời gian 2 tuần kể từ ngày nhận được Lý lịch người xin vào đảng , trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Bước 3. Thẩm tra lý lịch:

Trong thời gian 2 tuần làm việc, hồ sơ thẩm tra lý lịch phải được gửi đi để thẩm tra. Công tác thẩm tra lý lịch bao gồm thẩm tra lý lịch bản thân và gia đình, thẩm tra vấn đề sinh hoạt và chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Người được cử xác minh lý lịch là đảng viên được phân công hướng dẫn quần chúng. Tuy nhiên, tùy tình hình Chi bộ có thể cử Đảng viên khác.

Bước 4. Xét kết nạp Đảng:

Hồ sơ xét kết nạp đảng bao gồm:

1. Lý lịch của người xin vào Đảng [đã xong phần thẩm tra]

2. Đơn xin vào Đảng [viết tay, không được đánh máy – thêm phần tự nhận xét];

3. Giấy giới thiệu người ưu tú vào Đảng:

4.Nhận xét của đoàn thể: Chi đoàn nơi người xin vào Đảng trực tiếp sinh hoạt [nếu người xin vào Đảng còn tuổi sinh hoạt đoàn thanh niên]

5.Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể và nơi cư trú;

>> Xem thêm: Mẫu bản cam kết bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của Đảng viên

6.Bản sao giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng;

7.Biên bản họp chi bộ xét kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng và Nghị quyết;

8.Nghị quyết xét đề nghị kết nạp đảng viên của Chi bộ;

9.Nghị quyết xét đề nghị kết nạp đảng viên của Đảng bộ;

Bước 5. Tổ chức lễ kết nạp:

Khi có quyết định kết nạp đảng viên của cấp có thẩm quyền, trong thời gian không quá 1 tháng, chi bộ phải tổ chức lễ kết nạp đảng viên. Lễ kết nạp Đảng viên phải tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một [nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một lễ].

Bước 6. Giai đoạn đảng viên dự bị:

Thời gian dự bị là 12 tháng tính từ ngày Chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong giai đoạn này, đảng viên dự bị có các quyền và nghĩa vụ như đảng viên chính thức [trừ quyền bầu cử, ứng cử và biểu quyết]. Chi bộ tiếp tục theo dõi và bồi dưỡng đảng viên dự bị.

Bước 7. Thủ tục chuyển đảng chính thức:

Sau 12 tháng kể từ ngày được kết nạp, Đảng viên dự bị phải làm bản kiểm điểm và làm đơn đề nghị Chi bộ xem xét chuyển đảng chính thức. Chi bộ họp cho ý kiến nhận xét và biểu quyết.

>> Xem thêm: Năm 2022, Viên chức, Đảng viên, giáo viên sinh con thứ ba xử lý như thế nào ?

Hồ sơ xét chuyển đảng chính thức bao gồm:

- Đơn xin chuyển Đảng chính thức;

- Bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị;

- Bản nhận xét của đảng viên được phân công giúp đỡ

- Ý kiến nhận xét của BCH Đoàn nếu đang sinh hoạt Đoàn

- Bản nhận xét của cấp uỷ nơi cư trú đối với đảng viên dự bị

- Giấy chứng nhận tốt nghiệp chương trình ly luận chính trị phổ thông [lớp bồi dưỡng đảng viên mới]

- Biên bản họp Chi bộ xét chuyển chính thức

- Nghị quyết của Chi bộ đề nghị công nhận đảng viên chính thức

- Nghị quyết của Đảng uỷ đề nghị công nhận Đảng viên chính thức

>> Xem thêm: Các hình thức xử lý kỷ luật Đảng viên theo quy định hiện nay ?

Bước 8. Thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng:

Để có thể chuyển sinh hoạt Đảng một cách đơn giản, dễ dàng, các bạn cần chú ý những điều sau: Hồ sơ chuyển sinh hoạt Đảng cần đầy đủ từ giấy giới thiệu sinh hoạt đảng chính thức, thẻ đảng viên hoặc hồ sơ kết nạp của đảng viên dự bị, hồ sơ Đảng viên... Cũng như chấp hành những yêu cầu mà Đảng bộ địa phương đưa ra, thời gian chờ đợi chuyển sinh hoạt Đảng là 1 tháng. Hồ sơ bao gồm:

- Giấy giới thiệu sinh hoạt đảng chính thức [loại 10 ô].

- Quyết định của cấp có thẩm quyền về thay đổi nơi làm việc hoặc nơi cư trú.

- Phiếu đảng viên [khi đảng viên chuyển sinh hoạt đảng ra khỏi đảng bộ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng].

- Thẻ đảng viên hoặc hồ sơ kết nạp của đảng viên dự bị.

- Hồ sơ đảng viên [có bổ sung lý lịch, quá trình công tác; mục lục hồ sơ đảng viên đến thời điểm chuyển đi]

- Bản tự kiểm điểm của đảng viên, có nhận xét của cấp ủy cơ sở nơi giới thiệu đảng viên chuyển sinh hoạt đảng đi.

2. Điều kiện xét lý lịch để kết nạp đảng viên ?

Chào Luật sư.Tôi hiện tại đang làm trong một cơ quan nhà nước.Tôi muốn xin được kết nạp Đảng nhưng rắc rối về lý lịch. Ba tôi có thời gian đi tù sau thời gian mãn hạn tù ông về lại quê và sinh sống cho tới bây giờ .Trong thời gian ông đi tù mẹ tôi đi làm ăn xa và có con với người khác, nhưng hiện tại thì mẹ tôi đã bị tai nạn giao thông và qua đời cách đây đã 10 năm, người con đó nay đã lớn và đã lập gia đình.

Khoảng thời gian sau chị gái tôi lấy chồng,được khoảng vài năm thì người anh rể bỏ đi sống với một người phụ nữ khác. Chị tôi nuôi hết hai người con đến bây giờ và chưa làm thủ tục ly hôn. Nhưng chúng tôi không có thông tin gì về người anh rể đó cả chỉ nghe người khác kể lại là người đó đã có con với người phụ nữ khác rồi. Hiện tại thì ba tôi đã đi bước nữa với người phụ nữ khác.

Vậy xin được hỏi Luật Sư, tôi có thể xin kết nạp Đảng được không ?

Cảm ơn luật sư!

>> Luật sư tư vấn Luật dân sự trực tuyến gọi:1900.6162

Trả lời:

>> Xem thêm: Hướng dẫn 09-HD/UBKTTW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm

Theo Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011:

“Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xem xét để kết nạp vào Đảng”.

Thêm vào đó, tại Mục 3, Điểm 3.2, Hướng dẫn số 04 của Ban Tổ chức TW về vấn đề lý lịch của người vào Đảng nêu rõ:

+ Đối với bản thân người vào Đảng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

+ Đối với cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở quê quán, nơi làm việc, nơi cư trú, do cấp uỷ cơ sở xác nhận.

+ Đối với ông, bà nội, ngoại, cô, dì, chú, bác… cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị ở quê quán, nơi đang ở, do cấp ủy cơ sở xác nhận.

+ Nếu những người thân [ông, bà, nội, ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột…] có nghi vấn về lịch sử chính trị phức tạp thì phải xác minh rõ từng trường hợp.

Quy định số 57-QĐ/TW ngày 3-5-2007 của Bộ Chính trị về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, tại Khoản 2, Điều 2 quy định người vào Đảng có người thân vi phạm một trong các điều sau đây thì không được kết nạp:

Có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng, vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng:

- Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, cộng tác viên hoặc làm việc cho các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin vào Đảng, giấy giới thiệu Đảng viên mới nhất 2022

- Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân, giữ chức vụ ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thư ký hoặc tương đương trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên.

Trường hợp đặc biệt, người xin vào Đảng có quan hệ gia đình quy định nêu trên, nhưng từ khi tham gia công tác đến nay có thành tích xuất sắc, thật sự giác ngộ lý tưởng của Đảng, tỏ rõ thái độ kiên quyết phản đối sai phạm, tội ác của người thân, được cấp ủy có thẩm quyền thẩm tra, kết luận, nếu có đủ tiêu chuẩn đảng viên thì vẫn kết nạp vào Đảng, nhưng phải được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý.

- Đang làm tình báo, gián điệp hoặc làm việc cho các “trung tâm” phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch dưới mọi hình thức.

- Có hành vi chống Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Đang bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia, đang bị phạt tù về tội hình sự đặc biệt nghiêm trọng.

- Là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hành vi chống Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc không rõ lai lịch chính trị.

- Đang làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hành vi chống Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, nếu gia đình bạn không thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì được xem xét kết nạp Đảng.

>> Xem thêm: Chi Đảng phí như thế nào là hợp lý ? Cách tính tiền Đảng phi cho cá nhân Đảng viên ?

3. Thủ tục, quy trình xét kết nạp đảng viên mới, Đảng viên dự bị ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi được nhận làm nhân viên thực tập tại công ty cổ phần xây dựng a vào tháng 10/2016, sau khi hết thời gian thực tập, tôi được nhận vào làm việc chính thức tại công ty. Tôi đang cố gắng phấn đấu để có thể được công ty giới thiệu kết nạp đảng vào ngày 10/2017 [12 tháng tính cả thời gian thực tập].

Vậy tôi xin hỏi trường hợp của tôi có thể được kết nạp đảng viên dự bị hay không?

Xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Hành chính, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam quy định điều kiện trở thành Đảng viên như sau:

>> Xem thêm: Quy định 101-QĐ/TW năm 2012 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp

"Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng."

Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm bồi dưỡng chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp. Trường hợp của bạn là người đang làm hợp đồng tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thì nếu bạn làm hợp đồng có thời hạn, thời gian thực tế làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp dưới 12 tháng thì tổ chức đảng nơi cư trú xem xét kết nạp; trước khi làm thủ tục xem xét kết nạp phải có nhận xét của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người vào Đảng đang làm việc. Bài viết tham khảo thêm: Hỏi về xác minh lý lịch để vào đảng ?

>> Xem thêm: Quy định mới nhất về xử lý kỷ luật Đảng viên sinh con thứ 3 ?

4. Ly hôn có được kết nạp Đảng viên hay không?

Xin chào các luật sư của công ty luật Minh Khuê. Hiện nay tôi có nguyện vọng kết nạp Đảng, tuy nhiên tôi đã ly hôn với vợ tôi. Do vậy tôi muốn hỏi luật sư tôi là người đã từng ly hôn vậy còn có đủ điều kiện kết nạp Đảng không ?

Xin chân thành cảm ơn luật sư và công ty.

Trả lời:

Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Khoản 2 Điều 1 quy định:

"Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xem xét để kết nạp vào Đảng"

"Điều 2. Đảng viên có nhiệm vụ :

3. ... thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”."

Tại mục 3, điểm 3.2, Hướng dẫn số 04 của Ban Tổ chức TW về vấn đề lý lịch của người vào Đảng nêu rõ:

+ Đối với bản thân người vào Đảng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

+ Đối với cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở quê quán, nơi làm việc, nơi cư trú, do cấp uỷ cơ sở xác nhận.

+ Đối với ông, bà nội, ngoại, cô, dì, chú, bác… cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị ở quê quán, nơi đang ở, do cấp ủy cơ sở xác nhận.

+ Nếu những người thân [ông, bà, nội, ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột…] có nghi vấn về lịch sử chính trị phức tạp thì phải xác minh rõ từng trường hợp. Theo Mục 1 và 2 trong Điều 4 của Điều lệ Đảng về thủ tục kết nạp Đảng viên[ kể cả kết nạp lại] có ghi: Người xin vào Đảng phải: có đơn xin vào Đảng; phải báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ. Người giới thiệu phải báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét".

Trong khi đó Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

>> Xem thêm: Thẩm quyền thi hành kỷ luật Đảng viên vi phạm

"Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn"

Như vậy có thể phân tích rằng ly hôn là quyền của mỗi công dân được pháp luật cho phép và Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam không cấm người đã ly hôn kết nạp làm Đảng viên. Nếu qua quá trình xác minh chứng minh được bản thân bạn có động cơ phấn đấu tốt, đáp ứng quy định điều lệ Đảng thì bạn có thể được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam.

>> Xem thêm: Đảng viên bị kỷ luật có tiếp tục được bổ nhiệm không ?

5. Khi nào chi bộ tạm dừng kết nạp Đảng viên ?

Thưa luật sư! Tôi có một số vấn đề liên quan đến việc kết nạp Đảng viên mới : Việc là khi 1 cán bộ đã có quyết định kết nạp Đảng viên và chuẩn bị làm lễ tuyên thệ thì xảy ra sự việc là có người ý kiến về vấn đề đạo đức của người cán bộ đó [Vấn đề đạo đức này xảy ra trước thời gian người cán bộ này được đưa vào đối tượng theo dõi để kết nạp và cũng không có bằng chứng xác thực mà chỉ dựa vào lời nói của 1 người.

Rồi chi bộ đã dừng việc kết cho Cán bộ đó ? Giờ phải làm sao luật sư ?

Em cảm ơn ạ.

>> Xem thêm: Quy định về căn cứ để tính đóng Đảng phí ? Mức đóng Đảng phí hiện nay của đảng viên ?

Luật sư tư vấn:

Vấn đề của bản chúng tôi giải đáp như sau:

Theo như thông tin mà chúng tôi nhận được thì thời điểm có một ý kiến về đạo đức của người cán bộ đó xẩy ra trong khoảng thời gian sau khi có quyết định kết nạp Đảng viên và trước khi tổ chức lế kết nạp[ lễ tuyên thệ]. Thông tin đạo đức của Cán bộ này trong ý kiến đó, lại có trước thời điểm người Cán bộ này được đưa vào đối tượng theo dõi để kết nạp và không có bằng chứng xác thực mà chỉ dựa vào lời nói của 1 người. Và cuối cùng Chi bộ đã dừng việc kết nạp cho cán bộ này.Vấn đề này được quy định tại khoản 3, điều 4 của Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam năm 2011 và khoản 5.7 mục 7 của Quyết định 45 QĐ-TW thi hành điều lệ Đảng quy định như sau.

"Điều 4.Thủ tục kết nạp đảng viên [kể cả kết nạp lại] :

3. Trách nhiệm của chi bộ và cấp uỷ :

- Trước khi chi bộ xét và đề nghị kết nạp, chi uỷ kiểm tra lại điều kiện của người vào Đảng và lấy ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi người đó sinh hoạt."

Bên cạnh đó, căn cứ Quy định 29-QĐ/TW thi hành Điều lệ Đảng 2016 quy định cụ thể như sau:

"4- Điều 5: Về thời hạn tổ chức lễ kết nạp đảng viên, xét công nhận đảng viên chính thức, tính tuổi đảng của đảng viên [ Quy định 29-QĐ/TW thi hành Điều lệ Đảng 2016 ]

4.1- [Khoản 1]: Thời hạn tổ chức lễ kết nạp.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền, chi bộ phải tổ chức lễ kết nạp cho đảng viên. Nếu để quá thời hạn nêu trên phải báo cáo và được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý.

4.2- [Khoản 2]: Thời điểm công nhận đảng viên chính thức.

a] Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày đảng viên hết 12 tháng dự bị, chi bộ phải xét và đề nghị công nhận chính thức cho đảng viên; nếu không đủ điều kiện công nhận là đảng viên chính thức thì đề nghị lên cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên.

b] Đảng viên dự bị đủ điều kiện được công nhận là đảng viên chính thức, dù chi bộ họp chậm, cấp ủy có thẩm quyền chuẩn y chậm, vẫn được công nhận đảng viên chính thức đúng thời điểm hết 12 tháng dự bị.

c] Trường hợp tổ chức đảng cấp dưới đã qua 3 lần biểu quyết nhưng không đủ hai phần ba số đảng viên chính thức hoặc cấp ủy viên tán thành công nhận một đảng viên dự bị là đảng viên chính thức hoặc đề nghị xóa tên trong danh sách đảng viên thì báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp và cấp ủy có thẩm quyền xem xét, quyết định.

4.3- [Khoản 3, Khoản 4]: Thời hạn, thẩm quyền quyết định kết nạp đảng viên, xét công nhận đảng viên chính thức.

4.3.1. Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày chi bộ có nghị quyết đề nghị kết nạp; trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày chi bộ có nghị quyết đề nghị công nhận đảng viên chính thức, thì cấp ủy có thẩm quyền phải xem xét, quyết định; trường hợp đặc biệt, có thể gia hạn tối đa 30 ngày làm việc. Việc đồng ý hoặc không đồng ý, phải thông báo kết quả cho chi bộ nơi đề nghị kết nạp đảng viên hoặc công nhận đảng viên chính thức biết. Nếu để quá thời hạn trên mà không có lý do chính đáng thì phải kiểm điểm trách nhiệm trước cấp ủy cấp trên.

4.3.2- Thẩm quyền quyết định kết nạp đảng viên và xét công nhận đảng viên chính thức.

a] Đảng ủy cơ sở được ủy quyền kết nạp đảng viên: Do tập thể đảng ủy cơ sở xem xét, quyết định.

b] Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng, đảng ủy được giao quyền cấp trên cơ sở: Do ban thường vụ xem xét, quyết định.

c] Tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương: Do tập thể thường trực cấp ủy và các đồng chí ủy viên thường vụ là trưởng các ban đảng cùng cấp xem xét, quyết định.

d] Thẩm quyền quyết định kết nạp đảng viên và xét công nhận đảng viên chính thức trong Đảng bộ Quân đội và Đảng bộ Công an Trung ương: Bộ Chính trị có quy định riêng."

Như vậy, do bạn đã có quyết định kết nạp Đảng, chuẩn bị làm lễ tuyên thệ thì căn cứ trong từng thời hạn nêu trên để Cấp ủy xem xét bạn đủ điều kiện hay chưa. Trong trường hợp này bạn nên viết một đơn lên Cấp ủy cấp trên trực tiếp để giải trình là thông tin mà người đó đưa ra là không có cơ sở và có mục đích nhằm nói xấu bạn. Bạn cũng xem xét người đó có đủ tư cách, điều kiện để đưa ra ý kiến về đạo đức của Cán bộ đó hay không?

6. Giải đáp những vướng mắc trong việc kết nạp Đảng viên mới ?

Thưa luật sư! Tôi có câu hỏi mong được giải đáp: Có một cán bộ văn phòng đảng ủy vào làm việc tháng 10/2013, đến khoảng đầu 2014 được Bí thư Đảng ủy cho đi học lớp cảm tình đảng, sau đó xin vào đảng. Sau đó, Bí thư Đảng ủy lại tiếp tục cho đi học lớp trung cấp chính trị hành chính hệ tập trung đến đầu 2015 hoàn thành khóa học.Tháng 05/2016, lý lịch các ứng cử viên đại biểu HĐND được thẩm tra để làm nhân sự trong đó có cán bộ này. Tôi báo cáo kết quả cho Đ/c Bí thư Đảng ủy và lưu ý chỗ cán bộ văn phòng đảng ủy.

Tháng 06/2016 Bí thư Đảng ủy chỉ đạo chi bộ cơ quan tiến hành lập thủ tục kết nạp đảng cho cán bộ này. Tôi đã tham mưu với Đ/c Bí thư Đảng ủy về vấn đề khai lý lịch của cán bộ này. Nhưng Đ/c Bí thư Đảng ủy vẫn kiên quyết chỉ đạo phải kết nạp vì văn phòng đảng ủy phải là đảng viên. Tôi báo cáo với tập thể chi bộ về lý lịch cán bộ này và lưu ý các vấn đề như sau: quyển thứ 1 khai khi xin vào làm văn phòng đảng ủy tháng 10/2013 và quyển thứ 2 khai là lý lịch tự khai của người xin vào Đảng tháng 01/2014 là khai giống nhau về lịch sử chính trị của Cha ruột "trước 1975 tham gia phụ giúp cách mạng dưới sự chỉ đạo của Đ/c ...; chú ruột làm giáo viên". Kết quả thẩm tra: "cha ruột trước khi tiếp quản tham gia chế độ cũ, chức vụ Phó Xã trưởng quận Hương Mỹ, sau khi tiếp quản được học tập cải tạo và trả tự do; chú ruột trước 1975 thư ký văn phòng địch, học tập cải tạo...". Tôi thấy có vấn đề gì đó nên yêu cầu cán bộ này trung thực khai lại lý lịch thì lần này quyển lý lịch thứ 3 và lý lịch ứng cử viên đại biểu H ĐND lại giống nhau khai "cha ruột trước 1975 làm ruộng, sau 1975 làm vườn" và khi thẩm tra lại thì kết quả thẩm tra vẫn như trên. Ý kiến một số đảng viên trong chi bộ là do cán bộ này nhận thức chưa tới nên khai lý lịch vậy, yêu cầu khai lại lý lịch, thẩm tra lại và kết nạp đảng. Tôi nói rõ quan điểm của bản thân vì đc phân công kiềm cập giúp đỡ: nếu nói nhận thức chưa đến thì nên xem lại trong khi cán bộ này đã đc học lớp trung cấp chính trị hành chính vừa xong, có 02 bằng đại học [có 01 bằng Luật] và khi vừa vào làm cán bộ này đã dò hỏi đ/c nguyên PBT TT Đảng ủy về tiêu chuẩn để vào đảng và đã được trả lời cụ thể, cán bộ này đã nghiên cứu rất kỹ Quy định 57 rồi mới khai lý lịch, về chuyên môn tham mưu chưa tốt, chuyên môn hạn chế, thường xuyên dùng giờ làm việc ngồi cafe tán gẫu, về phong trào tham gia rất tốt; cần để lại tiếp tục rèn luyện, phấn đấu. Thì nhận đc sự cô lập từ những người đồng chí cùng ý kiến với Bí thư Đảng ủy, PBT Đảng ủy củng một số đ/c trong Ban Chấp hành Đảng bộ và những chuyện từ trên trời rơi xuống. Đ/c Bí thư Đảng ủy chỉ đạo Bí thư Chi bộ cho cán bộ này khai lại và thẩm tra lại lý lịch và chỉ đạo Bí thư chi bộ phải có nghệ thuật lãnh đạo làm sao để lý lịch này qua được chi bộ và kết nạp đợt 03/02/2017. Tôi có ý kiến: cán bộ hưu trí nhận định về chất lượng đảng viên hiện nay rất bèo, tôi thấy nên để lại giáo dục kiềm cập vì chưa chín muồi không sẽ gây hậu quả không phải bây giờ mà về sau này. Đ/c Bí thư Đảng ủy ý kiến là: không phải đợi chín muồi hay đủ năm đủ tháng mà mới kết nạp, thấy người ta được thì kết nạp. Đ/c [tôi] có ý gì mà không muốn kết nạp cán bộ này...

Bản thân tôi là Ủy viên BCH Đảng bộ, phụ trách công tác tổ chức và được chi bộ phân công kiềm cập giúp đỡ cán bộ này, tôi nhận thấy sao tôi tham mưu và đánh giá theo quan điểm của tôi.

Vậy mà đ/c Bí thư Đảng ủy lại nói tôi có ý gì... và kết cục là tôi giống như chống đối lại lãnh đạo và các đ/c khác trong BCH Đảng bộ vì không theo ý Bí thư. Mong các đồng chí giúp đỡ tôi trong trường hợp này. Bí thư Đảng ủy chỉ đạo như thế là đúng hay không? Cán bộ văn phòng đảng ủy như vậy có vi phạm gì không? có tiến hành làm thủ tục hay phải để lại tiếp tục kiềm cập giáo dục? Có nhiều ý kiến từ các đ/c cán bộcao niên, hưu trí phản ánh thái độ trách nhiệm làm việc của cán bộ này ở các hội nghị sơ kết của Đảng ủy và khẳng định đây là thành phần cơ hội... nhưng Đ/c Bí thư vẫn cho qua. Rất mong các đồng chí tư vấn kỹ giúp tôi và một vài đ/c khác trong chi bộ cùng quan điểm với tôi. Nếu không chắc chắn những ngày tháng sau này sống rất vất vả...

Rất mong các đồng chí giúp đỡ!

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại, gọi: 1900.6162

>> Xem thêm: Thủ tục xin chuyển sinh hoạt đảng về địa phương cho đảng viên thực hiện như thế nào ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 4 Điều lệ đảng Cộng sản Việt nam 2011: Người vào Đảng phải Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ và Trách nhiệm của chi bộ và cấp uỷ trước khi chi bộ xét và đề nghị kết nạp, chi uỷ kiểm tra lại điều kiện của người vào Đảng và lấy ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi người đó sinh hoạt.

Hướng dẫn 01-HD/TW Thi hành điều lệ đảng do Ban chấp hành trung ương ban hành đã quy định chi tiết về vấn đề này như sau:

+ Tại tiểu mục 3.3 mục 3, Lý lịch của người vào Đảng:

a] Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.

b] Lý lịch phải được cấp uỷ cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

+ Tại tiểu mục 3.4 mục 3, Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

a] Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :

- Người vào Đảng.

- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ [chồng] hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ [sau đây gọi chung là người thân].

>> Xem thêm: Bầu trưởng thôn có bắt buộc phải là Đảng viên ? Quy định về trình tực bầu trưởng thôn ?

b] Nội dung thẩm tra

- Đối với người vào Đảng : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

- Đối với người thân : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Như vậy, đối với việc thẩm tra lý lịch về người thân của người vào Đảng, đã phát hiện ra những vấn đề về lịch sử chính trị như: cha ruột trước khi tiếp quản tham gia chế độ cũ, chức vụ Phó Xã trưởng quận Hương Mỹ, sau khi tiếp quản được học tập cải tạo và trả tự do; chú ruột trước 1975 thư ký văn phòng địch, học tập cải tạo,..Điều này có thể ảnh hưởng tới việc quyết định người này có được kết nạp vào đảng hay không. Tuy nhiên, khi tiến hành tự khai lý lích, người vào đảng đã có hành vi che giấu, không trung thực về những nội dung lý lịch của người thân. Như vậy là hành vi của cán bộ văn phòng đảng ủy là vi phạm điều lệ đảng và không đủ tư cách để trở thành đảng viên.

Đối với chỉ đạo của Bí thư Đảng ủy về việc chi bộ phải cho vị Cán bộ văn phòng này qua trong đợt xét kết nạp người vào đảng là vi phạm quy định của điều lệ đảng. Theo quy định tại tiều mục 3.6 mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW:

"Nghị quyết của chi bộ và cấp uỷ cơ sở xét kết nạp người vào Đảng

a] Chi bộ [kể cả chi bộ cơ sở] xem xét : Đơn xin vào Đảng; lý lịch của người vào Đảng; văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức; nghị quyết giới thiệu đoàn viên của ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn của ban chấp hành công đoàn cơ sở; bản tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi uỷ hoặc chi bộ nơi cư trú.

b] Nếu được hai phần ba số đảng viên chính thức trở lên đồng ý kết nạp người vào Đảng thì chi bộ ra nghị quyết đề nghị cấp uỷ cấp trên xem xét, quyết định.

Nghị quyết nêu rõ kết luận của chi bộ về lý lịch; ý thức giác ngộ chính trị; ưu, khuyết điểm về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác; quan hệ quần chúng... của người vào Đảng; số đảng viên chính thức tán thành, không tán thành.

Ở những nơi có đảng uỷ bộ phận thì đảng uỷ bộ phận thẩm định nghị quyết của chi bộ về kết nạp đảng viên, báo cáo cấp uỷ cơ sở."

Theo đó, việc người này có được chi bộ ra nghị quyết đề nghị cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định phụ thuộc vào tỉ lệ đảng viên chính thức trong chi bộ đảng đồng ý kết nạp.

Theo quy định tại điểm c tiểu mục 3.7 mục 3: "Trường hợp người vào Đảng có vấn đề liên quan đến lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay, nếu thuộc thẩm quyền quyết định của cấp uỷ thì cấp uỷ chỉ đạo xem xét, kết luận trước khi xét kết nạp; nếu không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp uỷ [theo quy định của Bộ Chính trị] thì báo cáo ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc đảng uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, nếu được sự đồng ý bằng văn bản thì cấp uỷ có thẩm quyền mới ra quyết định kết nạp." Do đó, việc người vào đảng che giấu về lý lịch của người thân và người thân người này lại có vấn đề liên quan đến lịch sử chính trị có thể là căn cứ để không kết nạp người này.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

>> Xem thêm: Cán bộ công chức được bổ nhiệm có bắt buộc là Đảng viên hay không?

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hành chính - Công ty luật Minh Khuê

>> Xem thêm: Quy định về chuyển sinh hoạt Đảng của Đảng viên ?

Video liên quan

Chủ Đề