Rước kiệu là gì

LSO-Trong một lễ hội [LH], thường sẽ bao gồm phần lễ và phần hội. Đối với LH dân gian thì hai phần này được phân định khá rõ. Phần lễ sẽ gồm các nghi thức tế lễ, cầu cúng, dâng lễ… Còn phần hội gồm các trò chơi, trò diễn. Nếu xét theo cách phân chia trên thì nghi lễ rước kiệu chính là một trò diễn. Và ngày 22 - 27 tháng giêng, nhân dân và du khách lại náo nức đón chào nghi lễ này trong LH đền Kỳ Cùng và Tả Phủ ở thành phố Lạng Sơn [TPLS].Trên địa bàn tỉnh nói chung, TPLS nói riêng không nhiều LH có nghi lễ này. Tại Bắc Sơn, người dự hội được chiêm bái rước kiệu tại LH xã Quỳnh Sơn ngày 12, 13 tháng giêng… Còn trên địa bàn thành phố, nghi lễ này, nếu so với mấy những năm trước đây chỉ thấy tại LH đền Kỳ Cùng và Tả Phủ Kỳ Lừa ngày 22 - 27 tháng giêng thì nay đã có thêm tại LH chùa Tam Thanh - Nhị Thanh ngày 15 tháng giêng. Song nhìn chung, nghi lễ rước kiệu tại TPLS so với...

LSO-Trong một lễ hội [LH], thường sẽ bao gồm phần lễ và phần hội. Đối với LH dân gian thì hai phần này được phân định khá rõ. Phần lễ sẽ gồm các nghi thức tế lễ, cầu cúng, dâng lễ… Còn phần hội gồm các trò chơi, trò diễn. Nếu xét theo cách phân chia trên thì nghi lễ rước kiệu chính là một trò diễn. Và ngày 22 – 27 tháng giêng, nhân dân và du khách lại náo nức đón chào nghi lễ này trong LH đền Kỳ Cùng và Tả Phủ ở thành phố Lạng Sơn [TPLS].

Trên địa bàn tỉnh nói chung, TPLS nói riêng không nhiều LH có nghi lễ này. Tại Bắc Sơn, người dự hội được chiêm bái rước kiệu tại LH xã Quỳnh Sơn ngày 12, 13 tháng giêng… Còn trên địa bàn thành phố, nghi lễ này, nếu so với mấy những năm trước đây chỉ thấy tại LH đền Kỳ Cùng và Tả Phủ Kỳ Lừa ngày 22 – 27 tháng giêng thì nay đã có thêm tại LH chùa Tam Thanh – Nhị Thanh ngày 15 tháng giêng. Song nhìn chung, nghi lễ rước kiệu tại TPLS so với các địa bàn khác vẫn là tưng bừng, náo nhiệt nhất. Cứ mỗi độ xuân về, bước vào mùa LH rất nhiều người mong ngóng đến ngày có nghi lễ này. Điều đáng nói là, nghi lễ được nhân dân chiêm bái, đón chào rất trọng thịnh. Biểu hiện cụ thể là, tại các dãy phố, trục đường mà đoàn rước kiệu đi qua, các gia đình đều sắm sửa những mâm lễ rất tươm tất. Có dãy phố, trục đường các tổ liên gia họp lại với nhau để sắm lễ chung. Tất cả đều thể hiện một sự thành kính và niềm phấn khởi chào đón ngày hội và nghi lễ. Theo quan niệm dân gian, mỗi năm chỉ có một lần kiệu các vị thần được nhân dân tôn kính rước qua trước cửa nhà. Đây là dịp may hiếm có, dịp tốt để cầu ước những điều tốt lành, may mắn sẽ đến với bản thân, gia đình và cộng đồng, làng xóm trong năm mới… Chính đó mà nhân dân đã sắm lễ rất trang trọng để nghênh đón đoàn rước kiệu. Đối với LH chùa Tam Thanh – Nhị Thanh ngày 15 tháng giêng là rước kiệu bài vị danh nhân Ngô Thì Sĩ từ chùa Nhị Thanh sang Tam Thanh dự hội rồi sau đó rước về. Với LH đền Kỳ Cùng – đền Tả Phủ Kỳ Lừa từ ngày 22 – 27 tháng giêng thì nghi lễ rước kiệu sẽ được tiến hành trong hai ngày 22 và 27 tháng giêng. Theo đó, ngày 22 là kiệu từ đền Kỳ Cùng sẽ được rước lên đền Tả Phủ Kỳ Lừa. Đến ngày 27 sẽ rước từ đền Tả Phủ về đền Kỳ Cùng. Nghi lễ này gắn với hai nhân vật được nhân dân tôn kính là quan lớn Tuần Tranh [đền Kỳ Cùng] và Tả đô đốc Hán quận công Thân Công Tài [đền Tả Phủ]. Trên cơ sở thời gian và hành trình do Ban tổ chức công bố, nhân dân ở các đường phố có đoàn rước kiệu đi qua sẽ chuẩn bị lễ để nghênh đón. Trong mâm lễ thường có đủ xôi, gà, hoa, quả, bánh kẹo,… nếu có điều kiện hơn nữa thì có thêm chú lợn quay vàng rộm, thơm nồng hương vị mác mật – một đặc sản ẩm thực của Xứ Lạng nức tiếng gần xa. Trong mấy năm trở lại đây, do điều kiện kinh tế của người dân khấm khá hơn nên sự xuất hiện của những chú lợn quay trong mâm lễ nghênh đón đoàn rước kiệu ngày càng nhiều hơn. Điều đó đã phần nào thể hiện sự chào đón, mong ngóng của nhân dân đối với nghi lễ hấp dẫn và quan trọng này cũng như phản ánh đời sống kinh tế của nhân dân ngày càng được nâng cao. Bao giờ cũng vậy, dẫn đầu đoàn rước kiệu là các đội sư tử, rồng thật oai phong, rực rỡ sắc màu. Trong tiếng trống, chiêng rộn rã, đoàn rước đi đến đâu được nhân dân ùa ra đón chào đến đó. Để ý thấy, rất nhiều người khi đoàn rước kiệu đi tới đã chắp tay vái rất trân trọng và thành kính. Đặc biệt, các gia đình sắm lễ nghênh đón rất vui được các đội sư tử, rồng dừng chân vào múa chúc mừng năm mới, chúc gia chủ tấn lộc, tấn tài, an khang thịnh vượng. Dân gian quan niệm, nếu đội sư tử, rồng ghé vào chúc mừng thì năm đó gia đình sẽ có nhiều điều hanh thông, viên mãn, hỷ sự. Và đó như là một cách xua đi tất cả những điều xui xẻo, không may mắn trong năm cũ để đón rước những điều tốt lành sẽ đến trong năm mới… Có thể nói, nghi lễ rước kiệu trong một số LH tiêu biểu ở TPLS đã góp phần làm cho LH đến gần với mỗi người dân và du khách hơn. Đó chính là cầu nối giữa lễ và hội. Sự tấp nập, náo nức và trang trọng của nghi lễ đã khắc họa sâu trong tâm trí của mỗi người về những nét đẹp văn hóa trong LH. Đồng thời khiến cho mỗi người nhớ đến các nhân vật được nhân dân đón rước một cách sâu sắc hơn. Đó thực sự là một cách giáo dục truyền thống lịch sử – văn hóa của quê hương, đất nước, dân tộc cho mọi người thiết thực.

Mỗi độ xuân về, chiêm ngưỡng nghi lễ rước kiệu trong LH ở TPLS, mỗi người sẽ thấy lòng chộn rộn, xốn xang hơn. Tin rằng, trong nghi lễ rước kiệu xuân Tân Mão 2011 này, mỗi người sẽ có thêm nhiều cảm nhận ý nghĩa.

Lễ rước kiệu của các xã, phường, thị trấn vùng ven về Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng. [Ảnh: Trung Kiên/TTXVN]

Nằm trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022, đúng 9 giờ ngày 7/4 [tức ngày mùng 7/3 âm lịch], tại 7 xã, phường, thị trấn vùng ven Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chính thức thực hiện nghi lễ rước kiệu về về Đền Hùng, thành phố Việt Trì [Phú Thọ].

Đây là một trong những nghi lễ truyền thống trong chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng hàng năm, được duy trì và bảo tồn từ lâu đời, qua đó tôn vinh giá trị Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách thập phương khi về hành lễ.

[Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ]

Tham gia đoàn rước kiệu năm nay có 7 xã, thị trấn vùng ven Khu di tích rước kiệu, dâng lễ vật cung tiến về Đền Hùng gồm Chu Hóa, Hùng Lô, Kim Đức, Vân Phú, Hy Cương [thành phố Việt Trì], Tiên Kiên, Hùng Sơn [huyện Lâm Thao].

Lễ rước kiệu của các xã, phường, thị trấn vùng ven về Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng. [Ảnh: Trung Kiên/TTXVN]

Theo lịch trình, 7 đoàn rước đồng loạt rước kiệu từ đình, đền ở các xã, thị trấn về Đền Hùng. Sau đó, đoàn sẽ đi qua sân Trung tâm lễ hội, lên sân công quán rồi về Đền Giếng.

Đội hình rước kiệu được sắp xếp theo trình tự đi đầu là đội múa sư tử, tiếp đó là đoàn rước Quốc kỳ và cờ hội, đoàn người đánh chiêng, trống, rước tàn, lọng, đội kiệu, chủ tế và quan viên, các cụ cao tuổi và đông đảo nhân dân địa phương.

Lễ vật gồm có hương hoa, bánh chưng, bánh giầy và các sản vật địa phương.

Nghi lễ rước kiệu về Đền Hùng là hoạt động mang tính cộng đồng cùng thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ; nhằm thể hiện đạo lý uống nước, nhớ nguồn và sự tôn kính đối với Tổ tiên của dân tộc ta, đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng dân tộc./.

Tạ Văn Toàn [TTXVN/Vietnam+]

Nghi lễ tế nữ quan trong lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ

Theo các cụ cao niên xã Hiền Lương kể lại, không ai biết lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ chính xác có từ khi nào, chỉ biết rằng trải qua nhiều thế kỷ với những biến cố thăng trầm, cho đến nay lễ hội vẫn tồn tại và gắn bó sâu rễ, bền gốc nơi đất thiêng. Đây là lễ hội diễn ra ngay sau Tết Nguyên đán, mở đầu cho chuỗi lễ hội mùa xuân trên vùng Đất Tổ. Nghi lễ chính của lễ hội là rước kiệu và tế nữ quan - một nghi lễ đặc biệt để tưởng nhớ về nguồn cội, tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ cùng các chư vị thánh thần.

Theo nghi thức truyền thống, để chuẩn bị cho lễ rước kiệu và tế nữ quan vào mùng 7 tháng Giêng, trước đó nhiều ngày, Ban phụng sự tế lễ của đền phải chuẩn bị chu đáo mọi công việc, từ chuẩn bị chúc văn, lễ vật dâng cúng; sắp xếp, bày biện đồ thờ cúng, lau chùi kiệu rước… cho đến quét dọn các tòa đền và sân hành lễ. Đặc biệt, việc lựa chọn những người tham gia đội tế lễ phải được thực hiện cẩn thận, kỹ lưỡng. Yêu cầu chung là nam, nữ có độ tuổi từ 16 - 18, gia đình song toàn, không có tang chế và phải thành thục các nghi lễ tế. Đối với đội tế nam cần 100 thanh niên trai tráng tượng trưng cho 100 người con của Mẫu, có sức khỏe, đạo đức tốt, hình thức khôi ngô, tuấn tú. Đối với đội tế nữ cần 21 nữ thanh tân, khỏe mạnh, xinh xắn, phẩm hạnh tốt.

Đoàn rước kiệu khởi hành từ Đình Đức Ông

Sau khi hoàn tất công tác chuẩn bị, đến sáng sớm mùng 7, các thành viên Ban phụng sự tế lễ và nhân dân tập trung đông đủ ở sân Đình Đức Ông - nơi thờ Đức Ông Đột Ngột Cao Sơn, người con trai thứ 2 của Tổ Mẫu đã có công cai quản, bảo vệ dân làng Hiền Lương. Ai nấy đều trong trang phục nghiêm chỉnh, đẹp đẽ và đủ sắc màu. Đúng 7 giờ, đoàn rước kiệu thánh gồm 100 thanh niên trai tráng khởi hành rước kiệu từ đình ra Đền Mẫu Âu Cơ. Đi đầu đoàn rước là đội cờ ngũ hành và cờ thần, tiếp đến là các cô gái mang lễ vật dâng cúng [gồm 5 tráp bánh, quả, rượu, trà, trầu và hương, hoa, mâm cơm chay, cơm mặn], rồi đến phường bát âm, đội chấp kích bát cửu, kiệu thánh - kiệu bát cống sơn son thiếp vàng. Sau cùng là các vị chức sắc, bô lão mặc áo dài khăn đóng, các vãi già mặc áo tứ thân và dân làng.

Đoàn rước kiệu ngài Đột Ngột Cao Sơn - người con thứ 2 của Mẫu Âu Cơ

Đúng 8 giờ, kiệu ngài Đột Ngột Cao Sơn được rước từ ngoài đường vào đền chính. Vào tới sân đền, đoàn rước hạ kiệu và tiến hành nghi lễ tế nữ quan. Trong tiếng trống chiêng trầm hùng, đèn nến lung linh, tiếng nhạc bát âm réo rắt, tỏa ngát hương trầm, 21 nữ thanh tân trong trang phục áo dài, đầu đội mấn, chân đi hài thêu, thắt lưng lụa, riêng chủ tế mặc áo màu đỏ bắt đầu làm lễ khai tế; rước ẩm thực, rước chúc và làm lễ dâng hương, đọc sớ báo cáo Mẫu về kết quả mà con cháu trong làng đã đạt được trong năm qua; đồng thời cầu mong cho dân làng một năm mới bình an, no đủ và thịnh vượng.

Nghi thức hóa chúc trong lễ tế nữ quan

Sau phần tế nữ quan, dân làng Hiền Lương và khách thập phương bắt đầu vào đền lễ Mẫu, dâng hương, dâng sớ tỏ lòng thành kính tưởng nhớ Thánh Mẫu và cầu chúc cho một năm mới gặp nhiều may mắn. Khoảng gần trưa, lễ tế Tổ Mẫu hoàn tất, kiệu được rước từ đền trở về đình trong âm thanh của tiếng trống, tiếng chiêng, thanh la, não bạt, tiếng bát âm và đông đảo dân làng.

Người dân thắp hương bày tỏ lòng thành kính với Tổ Mẫu [Ảnh chụp tháng 2/2020]

Cùng với các nghi thức tế lễ, tại lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ còn diễn ra nhiều trò chơi dân gian trong khuôn viên đền như đu tiên, thi đấu cờ người, tổ tôm điếm, kéo co..., đặc biệt còn có phần ca hát những bài hát ca ngợi Mẫu Âu Cơ và công đức của Người.

Trải qua năm tháng, đến nay lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ đã trở thành phong tục văn hóa đặc trưng tiêu biểu, không thể thiếu của người dân Hiền Lương nói riêng và người dân Đất Tổ nói chung mỗi dịp tết đến, xuân về. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh COVID-19 nên vài năm gần đây, các hoạt động của lễ hội được thu gọn lại, chỉ tổ chức phần lễ để đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Nhân viên y tế phun khử khuẩn tại Đền Mẫu Âu Cơ

“Theo tinh thần chỉ đạo của tỉnh, Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ năm Nhâm Dần 2022 sẽ không tổ chức phần hội. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19 thời điểm trước, trong và sau lễ hội, nhà đền đã tích cực phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành phân luồng ngay từ Quốc lộ 32C rẽ vào cổng đền; bố trí các điểm quét mã QR để khai báo y tế, dung dịch sát khuẩn và khẩu trang miễn phí cho người dân; đồng thời phun khử khuẩn toàn bộ khu vực đền. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh và Fanpage của đền; phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thông huyện treo panô, áp phích tuyên truyền phòng chống dịch tại các trục đường chính và khu vực xung quanh. Qua đó giúp người dân nâng cao nhận thức phòng chống dịch khi đến tham quan và hành lễ tại đền” - bà Tô Thị Hải Yến - Trưởng Ban Quản lý Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ cho biết.

Trong không khí linh thiêng của đất trời khi vào xuân, mỗi người dân Việt Nam cùng thành tâm hướng về đất Mẹ Âu Cơ với lòng thành kính và biết ơn vô hạn. Hướng về nguồn cội, mỗi người sẽ có thêm niềm tin và sức mạnh để quyết tâm đoàn kết bảo vệ giang sơn, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh hiện đại hơn, nhưng vẫn bảo tồn và tiếp tục phát huy hơn nữa những nét đẹp đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.

Thanh Hòa

Video liên quan

Chủ Đề