Rượu cần Đà Lạt giá bao nhiêu

Rượu cần là một trong những món ngon Đà Lạt được tạo ra từ bàn tay lao động chăm chỉ của những tộc người thiểu số. Sẽ thật đáng tiếc nếu đến với Đà Lạt mà bạn không thử ngồi lại bên bếp lửa, nhấp thử một ngụm rượu cần.

Đà Lạt là một thành phố du lịch nổi tiếng của cả nước, là nơi cư trú của rất đông các tộc người bản địa Tây Nguyên như người Cơ Ho, Chu Ru, Mạ, Xơ đăng, Hrê, Co, Cơ Tu… Các tộc người này có một điểm chung là họ rất thích và quý rượu cần. Loại rượu được xem như là một thức uống trang trọng trong các dịp quan trọng như lễ hội, cưới xin, khách quý đến buôn… Chính vì vậy, nơi đây đã tạo ra rất nhiều loại rượu cần ngây ngất lòng lữ khách.

Truyền thuyết về rượu cần

Theo những người dân địa phương, rượu cần đã có từ rất lâu. Tương truyền, một vị thần Nhím đã làm ra một loại nước màu trắng đục, uống vào khiến người lâng lâng. Một người khi tới chơi nhà thần đã được thử thứ nước ngon lành ấy, người này đã xin thần được học cách làm. Thứ nước ấy chính là rượu cần. Cho nên, các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên vô cùng quý rượu cần, trước khi uống họ phải mời Giàng, mời thần Nhím uống trước rồi mới mời mọi người cùng uống.

Vậy món ngon ở Đà Lạt này được làm như thế nào?

Rượu cần được những tộc người thiểu số ở Đà Lạt làm bằng gạo, loại gạo được trồng trên các sườn núi cao. Tuy nhiên, tùy theo từng địa bàn sinh sống và lương thực của mỗi tộc người mà họ còn bổ sung thêm một số loại tinh bột khác như khoai lang, khoai mì, hạt bắp, bo bo… Đặc biệt, các tộc người Tây Nguyên thường dùng lá cây để lên men rượu các loại ngô, khoai gạo. Mỗi tộc người sẽ có những loại lá cây khác nhau để len men cho rượu cần như người Cơ Ho dùng lá cây đòng và cây me kà zút, hay vỏ, lá cây Blakda từ người Banna…

Khi làm rượu, người dân địa phương nấu chín gạo, khoai… Sau đó, họ để nguội, rồi trộn với trấu và ủ với men trong một cái bình gọi là ché. Sau quá trình ủ lâu dài, chúng ta sẽ có được một ché rượu cần thơm ngon mang hương vị của núi rừng. Thêm vào đó, chính vì được ủ bằng lá cây rừng nên món ngon Đà Lạt này là loại rượu rất tốt để thông kinh mạch, giúp tiêu hóa tốt hơn.

Ủ rượu cần bằng lá cây rừng [ảnh sưu tầm]
Ché rượu cần [ảnh sưu tầm]

Cách uống rượu cần

Rượu cần có nguồn gốc được thần ban cho nên người Tây Nguyên rất tôn trọng và quy cách khi uống rượu cần, không phải ai cũng được uống và không phải lúc nào cũng được uống. Đây là một món ngon được tạo ra từ văn hóa núi rừng, nên khi uống rượu phải được trải nghiệm trong không gian của nhà dài, bên bếp lửa, trong vũ điệu cồng chiêng vang vọng khắp núi rừng cao nguyên.

Khi uống rượu cần, bạn không phải rót ra từng bát, hay cầm nguyên ché để uống mà bạn sẽ dùng cần được làm bằng tre, trúc thông lỗ rỗng để hút rượu lên. Tên gọi rượu cần cũng từ đó mà ra.

Đêm hội cồng chiêng [ảnh sưu tầm]

Nếu bạn muốn thưởng thức món ngon ở Đà Lạt này đúng cách, bạn nên tham dự một buổi giao lưu văn hóa cồng chiêng tại đây. Khi đó, bạn sẽ được xem những vũ điệu, âm thanh cồng chiêng từ văn hóa rừng núi. Sau đó, bên bếp lửa ấm cúng – địa điểm ăn uống thú vị, bạn sẽ được thưởng thức thịt rừng nướng, được mời uống rượu trong một ché lớn đặt ngay giữa nhà sàn. Chủ nhà sẽ cầm cần bằng hai tay nâng lên đưa cho khách để vào ché. Nếu khách đông, cần sẽ được truyền từ phải qua trái bằng hai tay. Lưu ý, bạn không nên dùng tay trái để truyền rượu cho họ vì tộc người thiểu số ở Tây Nguyên quan niệm, như vậy là không xem trọng họ.

Uống rượu cần quanh bếp lửa [ảnh sưu tầm]

Cách uống đặc biệt của món ngon Đà Lạt này cùng âm thanh của cồng chiêng, ánh lửa ấm áp, những điệu múa, tiếng hát giữa cao nguyên se se lạnh sẽ tạo cho du khách một cảm giác vô cùng mộc mạc, trong lành. Để rồi khi về lại với thành phố náo nhiệt, trong bạn sẽ đọng lại những cảm xúc khó quên về Đà Lạt.

Đang xem

  • Rượu cần Chu Ru là thức uống không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, đặc biệt là người Lâm Đồng - Đà Lạt. Bất cứ nhà giàu hay nghèo, trong nhà cũng phải có chóe rượu để sẵn phòng khi có khách và những dịp buôn làng có lễ hội. Vì thế, rượu cần Đà Lạt đã trở thành một nét văn hóa độc đáo không thể thiếu trong các dịp lễ hội của đồng bào nơi đây.
  • Rượu cần Chu Ru là gì? Rượu cần Chu Ru là tên gọi loại rượu ủ trong chum, không qua chưng cất, khi uống phải dùng cần làm bằng thân cây trúc hoặc dây mây đục thông lỗ để hút rượu.
  • Nguyên liệu để làm rượu gồm gạo lứt, men và vỏ trấu.
  • Men rượu được các đồng bào dân tộc ở đây làm rất kỳ công, mệt nhọc khi phải lên rừng tìm kiếm các loại cây như Dong Patơi, Dông ơ mre, Dông Wong, Dong dă, Kruz. Sau khi có đủ 5 loại cây trên, người ta đem phơi nắng 4 loại men “đực” cho héo khô, rồi đem băm nhỏ, bỏ vào cối giã cho đến khi thành bột. Sau đó bỏ vỏ vào nia đem phơi nắng cho khô. Bấy giờ người ta đem gạo ra ngâm nước một đêm, vớt ra để cho ráo, rồi giã thành bột. Cây men “cái” Kzut bây giờ mới đem ra sử dụng bằng cách bỏ vào nồi nước đun cho thật sôi cho ra hết chất men trong cây. Cuối cùng trộn tất cả lại thành thứ hỗn hợp bột cây lẫn với bột gạo, nhào cho dẻo rồi nặn thành từng nắm tay hay vo tròn như quả trứng. Đây là men để làm rượu. Đem men sắp vào thau nhựa, lấy lá Kzut đắp lên mặt để qua đêm. Hôm sau đem phơi ra nắng cho thật khô. Men này chỉ sử dụng làm rượu sau một tháng, nếu đem dùng sớm quá rượu bị chua, còn nếu để lâu hơn 6 tháng thì men sẽ mất tác dụng.

Điều quyết định rượu cần có ngon hay không là ở khâu làm men rượu, vì rượu có đậm vị hay không là ở men.

  • Đầu tiên nấu gạo thành cơm, khi chín đổ ra nia rồi đánh cho tơi, nhất thiết không để bị đóng cục. Men giã nhỏ trộn đều với cơm. Sau đó trộn một ít vỏ trấu vào hỗn hợp men và cơm rồi ủ rượu trong gùi độ 24 giờ.

  • Ủ xong đổ ra nia trộn lại một lần nữa cho thật đều mới cho vào chiếc choé. Cuối cùng lấy tro bếp trộn với ít nước cho thật dẻo rồi lấy lá chuối đắp lên miệng làm nắp đậy.

  • Để rượu từ 10 ngày cho đến giáp một tháng là uống được, nhưng rượu ngon nhất vẫn là rượu để vài ba tháng.

  • Chóe đựng toàn bộ nguyên liệu đã ủ men.

  • Các cần tre dùng để uống rượu.

Cách sử dụng

Làm rượu cần vốn đã cầu kỳ, người Lâm Đồng - Đà Lạt uống rượu cũng cầu kỳ không kém.

  • Bước 1: Rửa sạch cần hút cả bên trong và bên ngoài
  • Bước 2: Mở nắp bịt bên trong choé, lấy tay nhấn tre gài trên miệng choé, nếu thấy không chặt tay, bạn lấy thêm lá chuối đè lên, càng đè chặt bao nhiêu thì rượu càng ngon và lâu nhạt hơn, lót trên miệng choé vừa tạo cảm giác dân dã vừa tạo chút hương cây cỏ tự nhiên.
  • Bước 3: Khi bắt đầu lấy cần, cầm cần ngắn phía có mấy lỗ nhỏ cắm từ từ xuyên qua lớp lá xuống tận đáy bình.
  • Bước 4: Bắt đầu đổ nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội vào đầy choé ngâm trước lúc uống 20 – 30 phút.
  • Người ta thường thắc mắc rượu cần để được bao lâu? Đối với rượu cần Chu Ru thì càng để lâu càng ngon, vị ngọt lịm thấm đẫm lòng người.

Bảo quản 

  • Để ở nơi khô ráo, thoáng mát

​​Người Mường có câu:

“Rượu nước vừa ăn vừa uống

Rượu cần vừa uống vừa nói chuyện.”

Có nghĩa là rượu trắng bình thường thì mọi người có thể vừa nhắm mồi vừa uống, riêng rượu cần thì vừa uống vừa nói chuyện. Rượu như một thức uống giải khát không thể thiếu trong đời sống của người đồng bào dân tộc nơi đây. Rượu cần Chu Ru thường được sử dụng trong các lễ hội hay đãi khách quý, rượu thể hiện tấm lòng hiếu khách của người Lâm Đồng, vì thế, đã uống rượu phải uống trọn cho say.

Để tận hưởng được hết vị ngon của rượu cần Chu Ru một trong những đặc sản Tây Nguyên nổi tiếng mà không cần phải đi xa thì hãy đến với đặc sản Chính Gốc. Chúng tôi cam kết cung cấp các sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất, giá tiền phải chăng cho các bạn. Xin các bạn hãy yên tâm!

Thảo Nguyễn

Video liên quan

Chủ Đề