Rút ra nhận xét về những chính sách trên của Xô viết Nghệ - Tĩnh

Giải bài tập Bài 2 trang 97 SGK Lịch sử 12

Hãy nêu nhận xét về phong trào cách mạng 1930 - 1931. 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào kiến thức đã học để phân tích, nhận xét.

- Là cao trào cách mạng có tổ chức đầu tiên kể từ khi Đảng ra đời.

- Có sự liên minh liên kết giữa các giai tầng bị bóc lột là công nhân và nông dân, hình thành liên minh công - nông. 

- Tuy hình thức khởi phát vũ trang nhỏ lẻ nhưng có sức vang rất lớn trong nhân dân, nhất là cao trào Xô viết Nghệ -Tĩnh đã cho thấy rõ giai cấp vô sản hoàn toàn có thể tiến hành làm cách mạng vô sản và có thể làm thành công. 

- Làm nền tảng, làm bài học kinh nghiệm chuẩn bị sẵn sàng cho cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi sau này

10:49, 11/09/2020

BHG - Tuy vừa mới ra đời, nhưng Đảng Cộng sản đã kịp thời phát động và lãnh đạo phong trào cách mạng 1930 - 1931 diễn ra ở nhiều địa phương, trong đó đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh. Đây là mốc son chói lọi mở đầu trang sử oanh liệt của cách mạng Việt Nam, khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng.

Tượng đài Xô Viết – Nghệ Tĩnh, Can Lộc, Hà Tĩnh

Bắt nguồn từ sự kiện kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1.5.1930 tại Vinh - Bến Thủy [Nghệ An], dưới sự lãnh đạo của Địa bộ phận Trung ương ở Trung Kỳ, hàng ngàn nông dân các huyện thuộc 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh từ Nghi Lộc, Hương Nguyên, Thanh Chương đến Nghi Xuân, Can Lộc… phối hợp với công nhân Bến Thủy sát cánh bên nhau đứng lên biểu tình đòi tăng lương, bớt giờ làm, giảm sưu thuế, phản đối khủng bố… Với khí thế hào hùng, phong trào lan tỏa ra nhiều địa phương trong hai tỉnh với nhiều hình thức đấu tranh phong phú

Ngày 9/12/1961, về thăm quê nhà lần thứ hai, Bác Hồ chụp ảnh với chiến sĩ phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh 1930 - 1931 [ảnh tư liệu]

Tiếp đó, ngày 1.8.1930 hàng loạt cuộc mít tinh, biểu tình nổ ra hầu hết các huyện của Nghệ - Tĩnh. Tại huyện Can Lộc [Hà Tĩnh] nông dân hai tổng Phù Lưu và Lai Thạch dương cao cờ búa liềm kéo vào huyện lỵ, buộc tri huyện phải cúi đầu chấp nhận yêu sách của quần chúng cách mạng. Ngày 30.8.1930, nông dân huyện Nam Đàn [Nghệ An] kéo về huyện lỵ phá nhà giam, tiến thẳng vào huyện đường buộc tri huyện phải ký văn bản: “Tri huyện Nam Đàn xin hứa không nhũng nhiễu dân”…

“Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh” được thể hiện qua tranh sơn dầu. Ảnh: Sưu tầm

Đến tháng 9.1930, phong trào tiếp tục nổi lên rầm rộ, xuất hiện các Đội tự vệ đỏ và Nông hội đỏ… dẫn đầu đoàn biểu tình kéo về các huyện lỵ như ở Thanh Chương, Hưng Nguyên [Nghệ An], Kỳ Anh, Cẩm Xuyên [Hà Tĩnh]... Ở nhiều huyện, các hương, lý ở làng bỏ chạy, các cấp bộ Nông hội đã đứng ra quản lý, điều hành công việc của làng xã, hình thành nên chính quyền theo kiểu Xô - viết như ở Liên Xô. Đến cuối năm 1930 đầu 1931, ở Hà Tĩnh đã có tới 170 làng và Nghệ An 200 làng Xô - viết.

Có thể nói, lần đầu tiên những người nông dân ở Nghệ An - Hà Tĩnh đã đứng lên thành lập được chính quyền của công - nông ở Việt Nam, sản phẩm kết tinh của cuộc đấu tranh do quần chúng cách mạng làm nên. Tuy tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng chính quyền Xô viết đã tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt của “Nhà nước công nông” do Đảng lập ra và nhân dân quản lý.

So với các hình thức Xô viết trong lịch sử thế giới như Công xã Pari năm 1871 tồn tại 72 ngày, Công xã Quảng Châu năm 1927, Xô viết Nga năm 1905, Xô viết ở Đức năm 1919… thì Xô viết Nghệ - Tĩnh đã tồn tại trên 7 tháng vào hai năm 1930-1931 và dù còn sơ khai nhưng đã để lại những dấu ấn về một Nhà nước công - nông chưa có tiền lệ trong lịch sử ở một đất nước bị chìm đắm trong nô lệ, đáp ứng khát vọng độc lập, tự do của quần chúng lao khổ. Sự tồn tại của các Xô viết ở Nghệ - Tĩnh cho đến cuối tháng 6.1931 thì bị những thủ đoạn thâm độc của chính quyền thực dân đàn áp dã man nên đã tan rã cùng với sự thất bại của phong trào cách mạng 1930 - 1931.

Từ phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh cùng với việc lập nên chính quyền Xô viết đầu tiên trong lịch sử ở Việt Nam đã để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Đó là bài học về sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là vai trò của tổ chức Đảng ở các địa phương và cơ sở đã chủ động sáng tạo khi có thời cơ giành chính quyền; bài học về xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và Nhân dân, về mối quan hệ liên minh công - nông; bài học về tổ chức lực lượng cách mạng và vai trò của các Hội quần chúng, của Tự vệ đỏ... Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cuộc cách mạng Tháng Tám sau này”, trong đó có vấn đề giành và giữ chính quyền cách mạng.

Kỷ niệm 90 năm Xô viết Nghệ - Tĩnh cùng với đất nước kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám, cũng là thời gian chiến đấu để giành và giữ vững chính quyền cách mạng của Nhân dân ta. Đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam với Nhà nước của dân, do dân và vì dân đã đưa đất nước đạt được những thành tựu vẻ vang trên các lĩnh vực và đang trên con đường “Sánh vai cùng cường quốc năm châu”. Phát triển sức mạnh tổng hợp để xây dựng và tiếp tục thực thi thể chế chính trị do Đảng lãnh đạo, dân làm chủ trong tình hình mới, việc phát huy những bài học được đúc kết từ lịch sử có tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, trong đó có bài học về phát huy sức mạnh của quần chúng Nhân dân và sự sáng tạo trong việc thành lập các Xô viết của phong trào cách mạng 1930 - 1931 vẫn còn nguyên giá trị. Vì chỉ có trên cơ sở Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ thì mới tập hợp được rộng rãi lực lượng quần chúng Nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện sự nghiệp đổi mới; tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; giữ vững nền độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Đặng Duy Báu

Nhận xét nào dưới đây về chính quyền Xô Viết Nghệ- Tĩnh là không đúng?

A. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ phong trào quần chúng nhân dân trong cả nước

B. Đây là hình thức nhà nước mới do giai cấp công nhân sáng lập ra

C. Đã chứng tỏ bản chất cách mạng và tính ưu việt của chính quyền mới

D. Đây thực sự là chính quyền cách mạng của dân, do dân và vì dân

Nhận xét nào dưới đây về chính quyền Xô Viết Nghệ- Tĩnh là không đúng?

Mục tiêu đấu tranh chính trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?

Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930 -1931 ở Việt Nam?

Ý nào sau đây là hạn chế lớn nhất của Luận cương chính trị [tháng 10-1930]?

Sự kiện nào sau đây đánh dấu khối liên minh công - nông được hình thành?

Phong trào 1930 - 1931 phát triển đến đỉnh cao vào thời gian nào?

Kinh tế Việt Nam trong những năm 1929 - 1933 có đặc điểm như thế nào?

Thành quả lớn nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là

Điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là gì?

Đề thi THPTQG-2021-mã đề 302

Trong thời kì 1919-1930, kinh tế Việt Nam

Nêu nhận xét về sự ra đời và những hoạt động của Xô viết Nghệ – Tĩnh.. Bài tập 4 trang 61 Sách bài tập [SBT] Lịch sử 12 – Bài 14. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1935

Nêu nhận xét về sự ra đời và những hoạt động của Xô viết Nghệ – Tĩnh.

 – Chính quyền Xô viết hình thành ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu [Nghệ An] còn ở Hà Tĩnh là các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê vào tháng 9 năm 1930.

– Các Xô Viết thực hiện vai trò của một chính quyền thay cho bộ máy chính quyền của thực dân, phong kiến đã bị tê liệt, một số tan rã. Xô viết Nghệ Tĩnh được coi là một hình thức mới về các thức tổ chức chính quyền nhà nước của lực lượng nông dân và công nhân. Nó ra đời ở Nghệ An và Hà Tĩnh nên gọi là Xô Viết Nghệ Tĩnh.

– Chính quyền mới đã ban hành nhiều chính sách mới về chính trị, kinh tế, văn hóa. Về chính trị nhân dân được quyền tự do hội họp, thảo luận và hoạt động trong các tổ chức đoàn thể như Nông hội, Công hội, Đoàn thanh niên cộng sản…Về kinh tế nhân dân được chia ruộng, bãi bỏ các thứ thuế vô lý, bất công, thực hiện giảm tô và xóa nợ cho dân nghèo. Về văn hóa, chính quyền cách mạng đã tổ chức đời sống mới, mở các lớp dạy chữ Quốc ngữ, xóa bỏ các tệ nạn, hủ tục lạc hậu, xây dựng tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.

=> Phong trào Xô viết Nghệ -Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy chỉ tồn tại trong vòng 7 tháng và còn sơ khai nhưng đã để lại những dấu ấn tốt đẹp về một Nhà nước công – nông đầu tiên, chưa có trong tiền lệ lịch sử, đáp ứng khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của người dân mất nước, nô lệ.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề