Sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 3

Giới thiệu

PHẦN I

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

  1. Cơ sở lí luận

Như chúng ta đã biết, giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học có một vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục HS. GVCN là cầu nối giữa nhà trường với học sinh, là sợi dây liên kết không thể thiếu với phụ huynh học sinh; là người chịu trách nhiệm trước nhà trường về mọi hoạt động của lớp, mọi hành vi của học sinh. Chính vì những trách nhiệm nặng nề này mà nếu giáo viên chủ nhiệm không thực hiện tốt thì chẳng những ảnh hưởng đến kết quả công tác chủ nhiệm mà còn ảnh hưởng đến cả công tác giảng dạy. Thực tế cho thấy những lớp có GV làm tốt công tác chủ nhiệm thì chất lượng các môn học và kết quả tham gia các cuộc thi, các phong trào của lớp đó cũng tốt. Vậy làm sao để làm tốt vai trò của GVCN trong hoạt động dạy học của nhà trường là một nỗi trăn trở của mỗi GV khi làm công tác chủ nhiệm.

Công tác chủ nhiệm lớp đóng vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục, nó góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của người học sinh. Ở cấp Tiểu học, giáo viên chủ nhiệm vừa làm công tác chủ nhiệm lớp vừa trực tiếp giảng dạy hầu hết các môn học. Nhân cách của các em cũng bắt đầu được hình thành từ những năm đầu bước chân vào nhà trường. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm như là người cha, người mẹ thứ hai dắt các em bước vào đời. Để vừa giúp các em phát triển nhân cách một cách đúng hướng và đồng thời nâng cao chất lượng dạy học ở lớp mình đòi hỏi công tác chủ nhiệm lớp phải xác định là mục tiêu quan trọng hàng đầu.

2.Cơ sở thực tiễn

Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay nhiều gia đình rất quan tâm đến việc học tập của con em nhưng chỉ trên cơ sở tạo điều kiện tốt nhất cho con học hành mà chưa quan tâm đến sự phát triển về nhân cách và đạo đức của các em. Việc quản lí con em còn gặp nhiều khó khăn, chưa chú trọng đúng mức về sự phát triển nhân cách và đạo đức của các em. Vấn đề đó đã và đang nảy sinh rất nhiều hiện tượng tiêu cực trong học đường: nói năng cục cằn, thô lỗ; gây mất đoàn kết, thậm chí đánh nhau; nói năng, cư xử thiếu văn hoá với thầy cô giáo; học tập ngày càng giảm sút. Từ thực tế đó gây ra không ít khó khăn trong công tác chủ nhiệm lớp, ảnh hưởng không nhỏ đến giáo viên và nhà trường. Từ những hiện tượng xẩy ra như thế đòi hỏi người giáo viên phải có một số giải pháp phù hợp để khắc phục những khó khăn đang gặp phải trong quá trình chủ nhiệm lớp. Vì những lí do như thế nên tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm tìm ra một số giải pháp tốt nhất trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp.

3.Thực tế ở địa phương và ở lớp chủ nhiệm

Năm nay tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 3. Học sinh lớp 3 đang còn quá nhỏ nên chưa có những biểu hiện tiêu cực như tôi đã nêu ở trên nhưng chúng lại giống như một mầm non mới nhú, giáo viên chủ nhiệm uốn nắn thế nào thì nó sẽ lên theo hướng ấy. Trong lớp, qua tìm hiểu và qua thực tế giảng dạy hằng ngày tôi thấy hầu hết phụ huynh quan tâm đến vấn đề học tập của con em. Chỉ có một số ít là chưa quan tâm đúng mức đến việc học hành của con em. Ở đây do địa bàn xa xôi, cách trở nên việc đi lại quá xa như thế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của học sinh, đồng thời giáo viên cũng không có đủ thời gian và điều kiện đến thăm gia đình học sinh thường xuyên để bàn bạc và trao đổi nhiều hơn với cha mẹ các em.

II- môc ®Ých vµ ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu

  1. Học sinh tích cực rèn luyện, thực hiện tốt các mặt đạo đức theo tấm gương Hồ Chí Minh .
  2. Học sinh hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động học tập, phong trào, ...
  3. Học sinh có tiến bộ trong học tập cũng như rèn luyện đạo đức.
  4. Học sinh biết thương yêu, thân thiện với nhau.
  5. Thực hiện tốt Nếp sống văn minh đô thị.

PHẦN III

CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

I. thùc tr¹ng

Như chúng ta đã biết, hầu hết các giáo viên tiểu học đều làm công tác chủ nhiệm lớp, từ trước đến nay chưa sách vở tài liệu nào định nghĩa rõ thế nào là công tác chủ nhiệm và qua quá trình làm công tác này chúng ta tạm quy định với nhau: Công tác chủ nhiệm lớp là hệ thống những kế hoạch, những biện pháp mà người giáo viên đã đưa ra nhằm tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình do nhà trường, Đoàn, Đội, Hội đưa ra.

Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới phương pháp giáo dục nên công tác chủ nhiệm lớp càng được quan tâm hơn và có những đòi hỏi cao hơn. Qua nhận thức về công tác chủ nhiệm, qua trao đổi thảo luận cùng đồng nghiệp, được sự chỉ đạo sâu sát của nhà trường, bản thân mỗi giáo viên càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm và nhiệm vụ cao cả của giáo viên chủ nhiệm.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số giáo viên có thể là thiếu kinh nghiệm hoặc sử dụng phương pháp giáo dục thiếu linh hoạt, hoặc quá trình thực hiện thiếu liên tục và thiếu sự nhiệt tình nên chất lượng giáo dục ở từng lớp có sự chênh lệch rõ rệt, đâu đó vần còn một số học sinh chất lượng văn hoá và đạo đức chưa cao.

- Gia đình học sinh chủ yếu làm nghề biển , làm rẫy hoặc đi làm thuê nên thường gặp khó khăn về kinh tế. Phụ huynh phải bươn chải với cuộc sống nên ít có thời gian quan tâm đến con em và giao phó hết trách nhiệm cho nhà trường.

II/ CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1/ Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp:

a/ Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh.

b/ Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể:

- Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn.

- Học sinh khuyết tật.

- Học sinh cá biệt về đạo đức.

- Học sinh yếu.

- Học sinh có những năng lực đặc biệt.

2. Công tác tổ chức

a. Bầu ban cán sự lớp

GV kết hợp với lớp, đưa ra tiêu chuẩn, số lượng và các chức danh cần bầu. Cho học sinh tự bầu, giáo viên đóng vai trò là người dự họp. Sau khi bầu xong, nếu giáo viên cảm thấy phù hợp rồi thì nhất trí cùng cả lớp. Nếu chưa đúng như định hướng thì giáo viên phải góp ý bầu lại trên cơ sở phân tích cho học sinh hiểu tại sao lại phải chọn bạn đó mà lại không chọn bạn đó..nhưng phải đảm bảo tính công bằng, dân chủ, khách quan, phải bầu được học sinh có năng lực, nhạy bén, hoạt động có hiệu quả.Tiếp đó, giáo viên phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng chức danh. Cụ thể như sau:

- Lớp trưởng: Phụ trách chung các hoạt động của lớp dưới sự giám sát và giúp đỡ của giáo viên, kịp thời báo cáo cho giáo viên những khó khăn gặp phải trong quá trình hoạt động để giáo viên có biện pháp giúp đỡ.

- Lớp phó: Tuỳ theo số lượng học sinh trong lớp mà bầu lớp phó, nhưng để động viên các em vì ai cũng thích làm cán bộ lớp nên sẽ bầu 1 lớp phó phụ trách học tập; 1 lớp phó phụ trách văn nghệ; 1 lớp phó phụ trách trực nhật vệ sinh.

b. Xếp chỗ ngồi

Sau khi hình thành đội ngũ cán bộ lớp, giáo viên sẽ phân công chỗ ngồi. Việc xếp chỗ ngồi không phải là cố định cả năm học mà chúng có thể được luân chuyển linh động trong quá trình học tập. Thông thường tôi xếp một em học khá, giỏi ngồi cùng một em học yếu hơn. Từ vị trí ngồi như thế tôi xây dựng phong trào đôi bạn cùng tiến để động viên khích lệ các em cùng giúp nhau học tập. Số học sinh cá biệt được chia đều ra các tổ.

  1. Phân loại đối tượng và biện pháp giáo dục

Để phân loại được chính xác và có biện pháp giáo dục phù hợp thì giáo viên phải có một khoảng thời gian để tìm hiểu, chưa nên phân loại một cách vội vàng. Sau khi tìm hiểu, sẽ phân loại theo các mức như sau:

- Học sinh giỏi: Mình phải nắm bắt được thế mạnh của em là giỏi môn gì hay là giỏi toàn diện. Từ đó mới lập ra một kế hoạch phù hợp để các em được bộc lộ tối đa năng lực của mình. Thông thường những em đã học giỏi là những em rất nhạy bén với các hoạt động khác. Giáo viên phải biết vận dụng, khai thác vừa để các em phát huy năng lực vừa để khuyền khích các em trong học tập.

- Học sinh yếu: Phải tìm hiểu xem em đó yếu môn gì, nguyên nhân tại sao? Với những học sinh này giáo viên phải đến tận nhà tìm hiểu hoàn cảnh cụ thể của các em xem cha mẹ có quan tâm đến việc học tập của con hay không? Điều kiện kinh tế như thể nào? Sức khoẻ của em có tốt không? Sau khi tìm hiểu hoàn cảnh, giáo viên chủ nhiệm mới lập ra một kế hoạch cụ thể và tìm biện pháp giúp đỡ để em học tập tiến bộ.

- Học sinh cá biệt: nếu trong lớp có học sinh cá biệt buộc giáo viên phải đên nhà tìm hiểu rõ về em học sinh đó xem tâm lí của em có bình thường không? Cha mẹ đã quan tâm đúng mức chưa hay em không ở cùng cha mẹ? Hay cha mẹ chỉ biết cho tiền rồi lo làm ăn mà chưa chú ý đến con? Hay em là người thích thể hiện trước bạn bè? Khi tìm hiểu rõ lí do, giáo viên chủ nhiệm nên tìm gặp phụ huynh tâm sự, phân tích cho họ hiểu thực trạng học tập của con mình để cùng phối hợp giáo dục. Đồng thời, phối hợp với nhà trường, với hội cha mẹ học sinh với các tổ chức khác để cùng giáo dục.

4. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội, tích luỹ thêm kinh nghiệm giao tiếp và kĩ năng sống cho học sinh. Hoạt động ngoài giờ tạo cho học sinh tính chủ động tham gia các hoạt động tập thể, coi đó vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ xây dựng tập thể lớp. Nhưng để phát huy được tính sáng tạo của học sinh, khi thực hiện giáo viên nên chú ý một số vấn đề sau:

- Giáo viên cần nghiên cứu để hiểu đúng và đầy đủ các yêu cầu giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Giáo viên chủ nhiệm cần chuẩn bị trước phương tiện cũng như phân công tổ chức các công việc và chuẩn bị về mặt tâm lí cho học sinh để phát huy ý thức trách nhiệm cao, sự tự giác, tạo tâm thế phấn khởi cho tât cả các em. Để làm được điều đó thì công tác chuẩn bị của người giáo viên là hết sức quan trọng.

5. Công tác phối hợp

a. Trong nhà trường

-Trong nhà trường tôi thường xuyên trao đổi với ban giám hiệu, với giáo viên bộ môn nám bắt kịp thời những mặt còn tồn tại của học sinh. Đồng thời có những hình thức khen thưởng những học sinh xuất sắc nhân dịp chào cờ, tổng kết một đợt thi đua..Ngoài ra còn kết hợp với đội, với các hoạt động khác như đọc sách ở thư viện đều động viên các em tham gia tốt.

b. Ngoài nhà trường

- Thường xuyên liên lạc với ban chấp hành hội cha mẹ học sinh, một mặt là quản lí giờ giấc học tập, cách giao tiếp, ứng xử ở nhà với mọi người xung quanh, mặt khác là để huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia công tác giáo dục và rèn luyện đạo đưc cho con em mình. Trong quá trình thực hiện cũng có nhiều tình huống xẩy ra ngoài ý muốn, bản thân giáo viên phải chú ý linh động xử lí cho phù hợp và tế nhị.

III/ hiÖu qu¶ ¸p dông

Học sinh: hứng thú học tập, các em có nhiều tiến bộ rõ rệt trong học tập cũng như rèn luyện đạo đức. Các em thi đua nhau thực hiện tốt các hoạt động mà giáo viên đưa ra.

Lớp tôi cũng đã đạt được nhiều thành tích trong các mặt học tập, c¸c héi thi do tr­êng, §éi tæ chøc: §¹t gi¶i nhÊt thi c¾m hoa víi chñ ®Ò Tri ©n ngµy nhµ gi¸o; §¹t gi¶i nhÊt héi thi N¾ng s©n tr­êng; Mét em häc sinh ®¹t gi¶i nhÊt trong héi thi Héi kháe Phï §æng m«n bãng bµn; Mét häc sinh ®¹t liÒn hai gi¶i nhÊt cÊp huyÖn trong k× thi IOE TiÕng anh cÊp huyÖn líp 3 vµ lãp 4. Bèn häc sinh ®¹t häc sinh giái cÊp huyÖn trong k× thi Violimpic to¸n. Số lượng HS khá giỏi tăng lên rõ rệt .

Phụ huynh: tin tưởng, yên tâm đối với việc dạy bảo của giáo viên. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng thường xuyên theo dõi được việc học hành, đạo đức của con em và có nhiều sự hỗ trợ đối với giáo viên. Phụ huynh cũng cảm thấy phấn khởi khi thấy con em mình được giáo viên quan tâm, các em có nhiều tiến bộ, các em ngày càng hoàn thiện và thành những đứa trẻ ngoan, học tốt.

Bản thân giáo viên khi thấy lớp mình đạt được những mục tiêu mà mình đề ra là một sự thành công lớn. Nhìn các em vui khi nhận phiếu thưởng, quà tặng; thấy các em hăng hái thi đua học tốt, tích cực hoạt động phong trào tôi thực sự thấy hạnh phúc, thấy vui cùng niềm vui của các em và sự phấn khởi của phụ huynh học sinh . Đó chính là thành quả to lớn nhất mà người giáo viên nào cũng mong muốn đạt được.

PHẦN III

KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Kết luận

Trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi đã mạnh dạn áp dụng những biện pháp như đã nêu ở trên tôi cúng đã đạt được những kết quả khả quan. Chất lượng học tập cũng có được nâng lên, nhưng đặc biệt là không có học sinh vi phạm về đạo đức. Phụ huynh cũng quan tâm đến việc học hành của con em mình nhiều hơn cho dù những năm trước họ chưa hề quan tâm.

2. Bài học kinh nghiệm

Trong quá trình thực hiện, bản thân tôi đã tích luỹ được một số kinh nghiệm nhỏ như sau:

1. Điều tra thông tin HS ngay từ khi nhận lớp để nắm chắc lí lịch của học sinh [như số điện thoại, địa chỉ, hoàn cảnh gia đình, về sức khỏe, tâm sinh lý, trình độ học tập của HS] để hiểu rõ về từng em cũng như có thể liên hệ, trao đổi ngay với cha mẹ HS khi cần thiết, trao đổi với phụ huynh để trao đổi thông tin hai chiều, kịp thời điều chỉnh kế hoạch nếu học sinh có dấu hiệu không tiến bộ.

2. Nắm vững mục tiêu chương trình, nội dung giáo dục cấp học, lớp học, kế hoạch, nhiệm vụ, giáo dục - dạy học của năm học, nghiên cứu kĩ những yêu cầu giáo dục của nhà trường, trên cơ sở ấy vận dụng cụ thể hóa vào tình hình lớp chủ nhiệm về các mặt [như học tập, rèn luyện đạo đức, múa hát tập thể, rèn chữ đẹp, các phong trào văn hoá, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong năm...].

3. XD lớp có đội ngũ tự quản có uy tín, có trách nhiệm, có năng lực, bản lĩnh. GV phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc HS thực hiện. Đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ chung của từng thành viên trong lớp theo nội quy, nề nếp lớp đã đề ra ngay từ đầu năm. GV luôn gần gũi, quan tâm HS, khen các em đúng và kịp thời, nhắc nhở các em khi các em chưa hoàn thành nhiệm vụ.

4. Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt lớp, và các hoạt động ngoại khoá khác.

- Nhiều năm qua, lớp CN của tôi luôn là lớp đứng ở tốp đầu toàn trường về mọi mặt từ chất lượng đại trà cũng như nề nếp, luôn xếp thứ nhất trong các cuộc thi do trường, Đội tổ chức.... Các bậc PH cũng rất phấn khới và quan tâm hết mực đến việc học của con em. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi tích luỹ được trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi xin đưa ra để chia sẻ cùng các bạn. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Tháng 1 năm 2019

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề