Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì thử que năm 2024

Việc thử thai sớm sau chuyển phôi không thực sự cần thiết, có thể gây ra nhiều hoài nghi và lo lắng không đáng có.

Bác sĩ Phạm Thị Mỹ Tú, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh TP HCM cho biết, sử dụng que thử thai sớm trước thời điểm được hẹn là việc làm thường thấy ở nhiều phụ nữ đang mong con sau khi chuyển phôi vào tử cung. Một số trường hợp cá biệt thử đến hàng chục que test nhanh, gây tốn kém không cần thiết. Việc thử thai bằng que test không gây hại cho kết quả điều trị nhưng sẽ ảnh hưởng tâm lý của các cặp vợ chồng trong suốt một chu kỳ thụ tinh ống nghiệm vốn đã nhiều căng thẳng.

Bác sĩ Phạm Thị Mỹ Tú cho biết, thông thường tất cả các bệnh nhân đều có ngày hẹn thử thai cụ thể sau chuyển phôi. Tùy thuộc vào tuổi của phôi, bệnh nhân sẽ được hẹn xét nghiệm beta HCG trong máu vào các thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, vì quá hồi hộp, chị em tự mua que thử thai và test ngay trong tuần đầu chuyển phôi.

Que thử thai nhanh có khả năng phát hiện sự hiện diện beta HCG trong nước tiểu. Tuy nhiên, đây là xét nghiệm định tính, có độ chính xác thấp hơn so với kết quả thử máu. Trong một số trường hợp, que thử thai có thể cho kết quả âm tính khi bệnh nhân có thai sớm hoặc ngược lại, que thử thai hiện 2 vạch trong khi kết quả thử máu âm tính.

Điều quan trọng nhất cần làm sau chuyển phôi là sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đây là việc làm duy nhất ảnh hưởng đến kết quả điều trị sau khi thủ thuật chuyển phôi hoàn thành.

"Người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái và chờ đợi đến ngày thử thai của mình. Các cặp vợ chồng nên đến tái khám thử thai theo lịch hẹn của bác sĩ, không chỉ để có kết quả chính xác mà còn để được nhận tư vấn kế hoạch theo dõi thai kỳ trong tương lai nếu kết quả dương tính", BS Mỹ Tú lưu ý.

Chuyển phôi tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh TP HCM. Ảnh: Phương Trinh

Một số các dấu hiệu có thể gặp sau khi chuyển phôi

Theo bác sĩ Mỹ Tú, sau chuyển phôi, một số triệu chứng xuất hiện do thai làm tổ, nhưng cũng có thể liên quan đến tác dụng của thuốc hỗ trợ sinh sản. Trong đó chủ yếu do progesterone và estrogen được bổ sung trước và sau khi chuyển phôi. Rất nhiều phụ nữ trải qua các dấu hiệu này và lầm tưởng rằng việc chuyển phôi đã thành công.

Ra máu âm đạo: Ra một ít máu âm đạo sau khi chuyển phôi là một trong những dấu hiệu sớm nhất khi có thai. Tuy nhiên, ra máu âm đạo lại là biểu hiện đáng lo ngại sau 2 tuần chuyển phôi. Khi có ra máu âm đạo lượng nhiều, người bệnh nên quay lại gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Căng tức vú: Đây là một dấu hiệu gợi ý có thai sớm ở phụ nữ, tuy nhiên không loại trừ là tác dụng phụ của các loại thuốc nội tiết mà bệnh nhân đang sử dụng sau chuyển phôi. Người bệnh thường mô tả cảm giác hai vú căng tức, đau khi chạm.

Chuột rút: Đây là dấu hiệu thường thấy trước chu kỳ kinh nguyệt, nhưng cũng có thể là dấu hiệu chuyển phôi thành công.

Mệt mỏi: Mệt mỏi là triệu chứng bình thường trước và trong khi mang thai. Tuy nhiên, phụ nữ sau chuyển phôi trong thụ tinh ống nghiệm có thể thấy buồn ngủ, chóng mặt do nồng độ progesterone trong máu cao.

Buồn nôn: Ốm nghén hoặc buồn nôn thường bắt đầu vào tháng thứ 2 thai kỳ. Vì thế đây không phải triệu chứng thường gặp sau khi chuyển phôi. Gặp triệu chứng này, phụ nữ nên liên hệ với bác sĩ điều trị.

Chướng bụng: Sử dụng progesterone có thể là nguyên nhân gây đầy hơi, chướng bụng. Hóc môn này tăng cao khi mang thai hoặc sử dụng thuốc nội tiết, có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, làm xuất hiện cảm giác đầy hơi.

Thay đổi tiết dịch âm đạo: Nếu được kê đơn progesterone dưới dạng thuốc đặt âm đạo, gel hoặc viên nén, phụ nữ có thể gặp phải những thay đổi trong dịch tiết âm đạo. Dấu hiệu này không liên quan đến việc thai có làm tổ hay không. Nếu đặt thuốc ngã âm đạo gây ngứa rát, tăng tiết dịch, người bệnh có thể đặt thuốc theo đường hậu môn thay thế.

Đi tiểu thường xuyên hơn: Nếu chuyển phôi thành công, nhu cầu đi tiểu sẽ tăng lên do lượng hóc môn beta HCG và progesterone tăng cao trong máu. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể xuất hiện trong nhiều bệnh cảnh khác như nhiễm trùng đường tiết niệu. Người phụ nữ cần đi gặp bác sĩ nếu có bất kỳ các triệu chứng khác như: tiểu ra máu, sốt, tiểu đau, tiểu gấp, buồn nôn và ói mửa.

Sau khi chuyển phôi xong cần theo dõi tương tự như một thai kỳ bình thường. Tuy nhiên có rất nhiều chị em thắc mắc sau chuyển phôi bao lâu thì có tim thai? Để có được câu trả lời này mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Thời điểm chuyển phôi là khi nào?

Quá trình chuyển phôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và độ dày của nội mạc tử cung, để đưa ra thời điểm chuyển phôi phù hợp nhất. Đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt ổn định thì giai đoạn nội mạc tử cung sẵn sàng đón nhận phôi thai trong khoảng từ ngày 19 -23 của chu kỳ.

Vì thế, các bác sĩ sẽ dựa vào chu kỳ kinh nguyệt bình thường và mức độ đáp ứng của niêm mạc tử cung với thuốc để chọn thời điểm chuyển phôi phù hợp.

Quá trình chuyển phôi được tiến hành sau khi trứng và tinh trùng đã được thụ tinh trong phòng thí nghiệm. Sau khi được phát triển thành phôi nang và được chọn lựa những phôi nang tốt đưa vào cơ thể mẹ sau 48h. Tuy nhiên, thời gian này chỉ đủ điều kiện khi cơ thể mẹ ổn định và tử cung thuận lợi. Nếu không đủ điều kiện sẽ đem đi trữ đông và đợi đến chu kỳ kinh nguyệt sau đó.

Thông thường, đối với những chị em mang thai tự nhiên thì sau 2 tuần có thể dùng que thử thai để biết mình có thai hay không. Vậy còn đối với chị em sử dụng phương pháp thụ tinh ống nghiệm thì sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì có tim thai? Thường thì ngay sau khi chuyển phôi khoảng 1 - 3 ngày cơ thể sẽ có những dấu hiệu thay đổi. Nếu quan sát kỹ có thể chắc chắn đến 80% khả năng cao là đậu thai. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác, chị em nên đợi đến 14 ngày để tiến hành sử dụng que thử thai. Hoặc chắc chắn hơn có thể đến các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để thăm khám và đo chỉ số hCG trong máu.

Nếu chỉ số hCG đạt trên 25mIU/ml thì chị em có thể yên tâm đến 90% mình đã chuyển phôi thành công và an tâm tĩnh dưỡng cho một chu kỳ mang thai khỏe mạnh.

3. Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì có tim thai?

Sau chuyển phôi khoảng 14 ngày thì có thai, lúc này thai đã di chuyển về tử cung. Ở giai đoạn này, chị em hết sức cẩn thận đến việc chăm sóc sức khỏe để phôi thai làm tổ và phát triển khỏe mạnh nhất.

Ở tuần thứ 5 đến tuần thứ 6 là thời điểm chị em nên đi siêu âm. Tuy nhiên, chỉ nghe được âm vang của thai nhi. Thông thường, bắt đầu từ tuần thứ 6 đến thứ 7 lúc này sẽ xuất hiện tim thai. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp tim thai xuất hiện chậm ở tuần thứ 8 và thứ 10. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào cơ địa của mẹ. Vì vậy, ở giai đoạn này nếu siêu âm chưa thấy tim thai bạn cũng không nên lo lắng quá.

4. Chăm sóc sức khỏe như thế nào sau khi chuyển phôi thành công?

Ngay sau lúc chuyển phôi, chị em nên có một chế độ chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Điều này giúp cho phôi thai phát triển khỏe mạnh đặc biệt là sau khi cấy phôi thành công.

4.1 Chú ý đến việc vận động

Quá trình chuyển phôi diễn ra khiến cho cơ thể mẹ khá yếu. Đồng thời cũng cần có khoảng thời gian để phôi thai di chuyển và bám vào thành tử cung. Vì vậy, nên hạn chế vận động mạnh và di chuyển nhẹ nhàng, nhất là không nên đi lại nhiều ở khu vực cầu thang.

4.2 Quan hệ vợ chồng

Trước khi chuyển phôi và sau giai đoạn đầu chuyển phôi, vợ chồng không được quan hệ thân mật. Bởi vì trong quá trình quan hệ sẽ kích thích và làm co bóp cổ tử cung, điều này dễ gây ảnh hưởng đến phôi thai.

4.3 Vệ sinh cá nhân

Theo thống kê, có khoảng 1% phụ nữ sau chuyển phôi bị nhiễm trùng. Trong quá trình thụ tinh ống nghiệm do đặt ống thông vào tử cung có thể gây chảy máu hoặc bị viêm. Tuy nhiên trường hợp này cũng không ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.

Các chị em nên chú ý đến việc vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày. Thường xuyên thay đồ lót và tắm rửa nhẹ nhàng để giữ vùng kín luôn sạch sẽ.

4.4 Chế độ dinh dưỡng khoa học

Thiết lập một chế độ ăn uống khoa học sau khi chuyển phôi là điều cần thiết. Nên ưu tiên bổ sung các chất đạm từ thịt gà, thịt lợn, thịt bò, tôm, sữa,... Không sử dụng những thực phẩm quá chua, quá cay như tiêu, ớt, ...

Ngoài ra, cũng nên tránh những thức ăn quá mặn, lạnh hoặc quá nóng. Bổ sung thêm nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ từ các loại rau củ. Điều này hạn chế tối đa tình trạng táo bón và tiêu chảy ở mẹ bầu.

4.5 Hạn chế sử dụng thuốc tây

Trong nhiều loại thuốc tây có chứa các thành phần gây ra dị tật bẩm sinh ở tim thai và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Vì vậy, các chị em nên có chế độ tập thể dục thường xuyên, nâng cao hệ miễn dịch để chống được bệnh tật, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc tây.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp bất khả kháng, chị em nên đến khám bác sĩ để có phương hướng điều trị thích hợp. Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi sau này.

5. Theo dõi thai kỳ sau chuyển phôi

Một thai kỳ sau chuyển phôi cũng cần được theo dõi tương tự giống như một thai kỳ bình thường. Các chị em nên nắm rõ những mốc thời gian quan trọng như:

  1. Từ 2-3 tuần là thời điểm chuyển phôi.
  2. Thử thai bằng que thử ở tuần thứ 4 tức tuần thứ 2 sau khi chuyển phôi.
  3. Đi khám siêu âm đầu tiên vào tuần thứ 5 tương đương với chuyển phôi 3 tuần.
  4. Ở 12 tuần đầu nên đi khám định kỳ 1 đến 2 lần 1 tuần.
  5. Ở tuần 12 tuần sẽ thực hiện các xét nghiệm sàng lọc dị tật double test.
  6. Từ tuần thứ 16 - 18 tuần sẽ thực hiện Triple test .
  7. Ở tuần 22 của chu kỳ thai, đi siêu âm đánh giá các dị tật bẩm sinh, các chỉ số thai nhi và đánh giá phần phụ.
  8. Từ tuần 24 đến 28: Sàng lọc tiểu đường thai kỳ.
  9. Từ tuần 27 đến 32: Thăm khám dự phòng cho bệnh nhân Rh-.
  10. Tuần thứ 32: Kiểm tra bánh rau, các chỉ số của thai nhi và sự hoàn thiện của các cơ quan.
  11. Từ tuần 36 trở đi: Kiểm tra hàng tuần cho đến thời gian dự sinh.

Tóm lại, chuyển phôi bao nhiêu ngày thì có tim thai? Thông thường sẽ sau 14 ngày là bạn có thể sử dụng que thử thai để xác định chắc việc có thai hay chưa. Thời gian này, bạn có thể đi khám để xác định chính xác tim thai của bé. Bạn cũng đừng quá hồi hộp, hãy bình tĩnh và chú ý đến việc ăn uống tẩm bổ và nghỉ ngơi hợp lý để có 1 sức khỏe thật tốt nhé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Sau chuyển phôi ngày 5 bao lâu thì thử thai?

“Chuyển phôi ngày 5 khi nào thử que là thích hợp?” thời điểm tốt là 14 ngày. Nếu sau chuyển phôi 5 ngày thử que 1 vạch thì bạn cũng không nên lo lắng, vì đó vẫn chưa phải là thời điểm tốt, kết quả có thể bị sai lệch. Bạn nên mình tĩnh chờ đến 14 ngày và mua các loại que thử uy tín chất lượng cao.

Sau chuyển phôi bao lâu thử que lên 2 vạch?

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, bạn nên chờ ít nhất 10 - 14 ngày sau chuyển phôi để thử que mang thai để đảm bảo kết quả đạt được là chính xác và đáng tin cậy. Hormone HCG [human chorionic gonadotropin] - hormone chỉ ra mang thai - cần thời gian để tăng lên đủ để có thể phát hiện bởi que thử mang thai.

Chuyển phôi ngày 3 sau bao lâu thì thử que được?

Từ 2-3 tuần là thời điểm chuyển phôi. Thử thai bằng que thử ở tuần thứ 4 tức tuần thứ 2 sau khi chuyển phôi.

Sau chuyển phôi 7 ngày có dấu hiệu gì?

Từ ngày thứ 7 sau chuyển phôi, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, thậm chí bị sốt. Tình trạng mệt mỏi, đau đầu này có thể kéo dài đến vài ngày sau. Lúc này, bạn cần phải nghỉ ngơi và uống nước nhiều hơn. Ngoài ra, lúc này bạn có thể thấy đói, ăn ngon và ăn nhiều hơn.

Chủ Đề